Tùy bút 8 Bài tựa đắc ý - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi sun1911, 14/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    12848611.jpg

    Tựa sách:
    8 BÀI TỰA ĐẮC Ý
    Tên tác giả: Nguyễn Hiến Lê
    Nhà xuất bản:
    Năm xuất bản:
    Mã số xuất bản (ISBN):
    Tóm tắt nội dung:
    Sưu tầm: Goldfish
    Tạo eBook lần đầu: Quocsan
    Tạo lại: Goldfish (Có sửa lỗi và bổ sung)
    Ngày hoàn thành: 09/10/2013
    Tve-4u.org

    Giới thiệu sơ lược:

    Về các bài Tựa cụ viết cho mình, cũng trong Hồi kí, cụ cho biết:

    “Tựa tôi viết cho tôi mà tôi lấy làm đắc ý:

    - Cổ văn Trung Quốc: Có giọng cổ văn, hợp với nội dung tác phẩm: mạnh, giản, bóng bẩy mà minh bạch, cảm thán thành thực, nửa trên ghi lại một hồi kí thời thiếu niên, nửa dưới tả tâm sự và tài của cổ nhân.

    - Thế hệ ngày mai: phần trên cảm động chép tình của cha mẹ đối với con trong hai buổi học đầu tiên của tôi và của con tôi.

    - Đại cương văn học sử Trung Quốc: Đoạn kết từ “Trăng mới ló dạng” tới cuối lời đẹp và có giọng cảm thán.

    - Tương lai ở trong tay ta: Tôi ví đời người với một cuộc thám hiểm, ai cũng tự tìm lấy con đường của mình, như Magellan đi vòng quanh thế giới.

    - Quảng gánh lo đi: Đoạn đầu giọng cũng cảm thán vì đời người là một bể thảm, đúng như Đoàn Như Khuê nói, dù sang, hèn, giàu nghèo, ai cũng đáng thương như ai hết.

    - Bán đảo Ả Rập: Tôi tóm tắt được bi kịch của bán đảo đó trong câu đầu: nó bị chi phối mạnh hơn Hồi giáo. Lời lưu loát mà giọng rất mỉa mai, phẫn uất.

    - Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười: Tình thương của các bà già miền Nam. Đoạn mở đầu đột ngột và lí thú”. (trang 463-464)

    Ngoài bảy bài Tựa nêu trên, trong cuốn Đời viết văn của tôi (Nxb Văn hoá – Thông tin, năm 2006), cụ Nguyễn Hiến Lê còn kể thêm bài Tựa (in lần thứ nhì) trong cuốn Đông Kinh nghĩa thục:

    - Đông Kinh nghĩa thục: bài Tựa in lần thứ nhì so sánh các nhà cách mạng trong Đông Kinh nghĩa thục với nhóm Khang, Lương của Trung Hoa: lời mạnh, ý vững”. (trang 244)

    * Trước đây, do chưa tìm được bài Tựa cuốn Cổ văn Trung Quốc, nên trong ebook được thực hiện vào cuối năm 2009, nhan đề là Mấy bài tưa đắc ý, chỉ gồm có bảy bài Tựa. Trong ebook mới này đủ cả tám bài cho nên tôi đổi nhan đề lại thành 8 bài tựa đắc ý. Tám bài tựa này, tôi chép lại từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó tôi chỉ đánh máy có bốn bài: Đại cương văn học sử Trung Quốc, Quảng gánh lo đi, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Cổ văn Trung Quốc. Mong rằng qua các bài Tựa “đặc sắc về nội dung, điêu luyện về kỹ thuật” này, các bạn chẳng những biết được phần nào nội dung của từng tác phẩm mà các bạn còn biết được ít nhiều về đời sống, tâm tư, nguyện vọng… của cụ Nguyễn Hiến Lê.
    Goldfish
    Tháng 12 năm 2009
    Sửa chữa tháng 07 năm 2011
    File đính kèm:
    View attachment 8BaiTuaDacY.rar
     
  2. goldfish

    goldfish Lớp 8

    8 Bài Tựa Đắc Ý (Nguyễn Hiến Lê)
    Bản mới (có sửa lỗi và bổ sung):

    ScreenHunter_01 Oct. 10 09.58.jpg

    Mã:
    [COLOR=#006400][B]File PRC: [/B][URL="http://download1653.mediafire.com/422gbqrh11ig/da46hu6suzqswyr/8BaiTuaDacY.rar"]8BaiTuaDacY[/URL][/COLOR]
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/10/13
    gspph and tuonglai like this.
  3. goldfish

    goldfish Lớp 8

    TỰA BỘ “CỔ VĂN TRUNG QUỐC” CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ

    Dưới đây là bài Tựa bộ Cổ văn Trung Quốc đã được sửa lỗi theo bản scan do bạn Sadec1 cung cấp:

    [​IMG]
    (Ảnh do Sadec1 cung cấp)

    [​IMG]
    Hai câu đối trong nhà cũ của cụ Nguyễn Hiến Lê ở Long Xuyên
    Ảnh: Nghê Dũ Lan (Nguồn: Nguyễn Hiến Lê – Con người và tác phẩm,
    Nhiều tác giả, Nxb Trẻ, năm 2003)


    TỰA

    Tôi còn nhớ hồi mười sáu, mười bảy tuổi, một buổi trưa hè bác tôi dắt tôi thăm ngôi mộ một ông nghè giữa cánh đồng Phú Xuyên (Sơn Tây).

    Mộ nằm dưới một gốc đa cổ thụ, giữa một cái gò rộng khoảng dăm sào, nhìn ra một cánh đồng chiêm mùa đó loang loáng nước, xa xa bên mặt là núi Hùng và bên trái là núi Tản. Ngôi miếu ở trước mộ đã thấp lại hẹp, tường và mái đen những rêu, đôi câu đối chữ còn chữ mất. Hỏi thì bác tôi đáp rằng chỉ biết cụ nghè họ Nguyễn, sống vào cuối đời Lê, ở nơi khác lại miền này dạy học, họ hàng không có ai, khi mất dân làng nhớ ơn mà lập miếu.

    Tôi bùi ngùi. Hiển đạt như ông nghè thời xưa là tột bực, thế thì vì lẽ gì phải bỏ quê quán, lại nơi thô lậu này để gõ đầu dăm ba đứa trẻ rồi gởi luôn nắm tàn cốt ở gò này?

    Khi đứng dậy ra về, bác tôi ngâm một câu mà đến nay tôi còn nhớ:

    Phú quý mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tôi xin được nghe tiếp, người đáp:

    - Ngẫu hứng mà nên, không có ý đối.

    *​

    Khoảng mười ba năm sau, khi lõm bõm đọc bộ “Cổ văn quan chỉ”, tôi thường thấy thấp thoáng hiện trên trang giấy hình ảnh ngôi mộ cụ nghè giữa cánh đồng bát ngát đó; dường như văng vẳng có cả tiếng sáo diều và thoang thoảng có cả hương lúa cấy nữa.

    Và tôi có cảm tưởng rằng nắm xương mồ kia với những danh thơm trong sách này tất cùng chung một tâm sự, một hoài bão. Đều là những bậc thông minh, tài trí siêu quần, mà đều bất đắc chí và đều coi phú quí như phù vân, trọng khí tiết hơn sinh mạng; chỉ khác, người thì giãi bày tâm sự trên giấy, kẻ thì không; nhưng đã là chung một tâm sự thì người giãi bày chẳng phải chỉ giãi bày riêng cho mình mà kẻ không giãi bày cũng như đã giãi bày rồi vậy. Cho nên tập cổ văn này chẳng phải chỉ là tiếng “kêu”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của riêng dăm ba chục nhà mà là tiếng “kêu” của cả một thời cổ dài mấy nghìn năm nữa, của cả thời đại chúng ta và những thời đại sẽ tới nữa. Nếu không phải vậy thì tại sao sinh sau cổ nhân mà đọc văn cổ nhân ta cũng muốn gào lên với cổ nhân, nhỏ luỵ với cổ nhân?

    Tuy nhiên tâm sự tuy chung mà tâm hồn thì xưa và nay dường như có hơi khác. Thời nay chắc còn những vị như Khuất Nguyên, Giả Nghị, như Đào Tiềm, Phương Hiếu Nhụ…, lẽ nào lại không? Vậy mà mỗi khi muốn có cái cảm giác nhẹ nhàng như người tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi thì chúng tôi cứ phải lật bộ Cổ văn ra chứ không tìm được trong một tác phẩm hiện đại nào cả. Thật là công hiệu, chỉ đọc mươi hàng chúng tôi đã được thở cái không khí của cổ nhân. Đó là cái lợi lớn nhất của Cổ văn đối với chúng tôiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Còn như cái lợi về luyện văn: nghị luận thì chặt chẽ mà đột ngột, tự sự thì giản lược mà linh hoạt, miêu tả thì tài hoa mà gợi hình, lời văn thì hàm súc và cảm động vì luôn luôn thành thực; cái lợi đó chúng tôi khỏi phải bàn tới, mà cổ nhân cũng chẳng muốn chúng ta bàn tới.

    Sài gòn, ngày 15-5-1965
    NGUYỄN HIẾN LÊ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cụ Nguyễn Hiến Lê có ba người bác: bác cả tên Nhuận hiệu là Tùng Hương, bác hai tên Cổn hiệu là Kế Phương, bác ba tên Côn hiệu là Phương Sơn. Người ngâm câu “Phú quý mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạn” là cụ Kế Phương. Đến khoảng năm 1946, cụ Phương Sơn đối lại: Thư hoa chân ái, sổ thiên văn tự lưu phương. Một người bạn của cụ Nguyễn Hiến Lê dịch 2 câu đó như sau: Phú quí chẳng màng, giữ tấm băng trinh thời loạn;Sách hoa riêng thích, thơm trang giấy mực đời sau. (Goldfish – viết lại ngày 07/06/2014).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “Bất bình tắc minh” (Hàn Dũ).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết thêm: “Cho tới bây giờ, tôi vẫn cho những bài Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, Hĩ vũ đình kí của Tô Đông Pha, Tuý ông đình kí của Âu Dương Tu, Lan Đình tập tự của Vương Hi Chi, Nhạc Dương lâu kí của Phạm Trọng Yêm… là những viên ngọc nhỏ trong văn học Trung Hoa”. (Goldfish).
     
    tducchau, thichankem, gadoi and 4 others like this.
  4. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

     

    Các file đính kèm:

    anb180 and goldfish like this.
  5. goldfish

    goldfish Lớp 8

    TỰA CUỐN “BẢY NGÀY TRONG ĐỒNG THÁP MƯỜI” CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ


    Bài Tựa dưới đây đã được sửa lỗi và bổ sung theo bản scan do Sadec1 cung cấp:

    [​IMG]

    (Ảnh do Sadec1 cung cấp)


    TỰA

    Người xưa nói: “Phải có duyên mới viết được một cuốn sách”. Tôi muốn nói thêm: “Cũng phải có duyên mới xuất bản được một cuốn sách”.

    Chắc có bạn mỉm cười ngắt lời: Hiện nay, mỗi tháng nước Pháp xuất bản trung bình 1.000 cuốn; nước ta cũng được vài chục cuốn. Có một xấp giấy và một cây bút là viết được một cuốn sách và có mươi, mười lăm ngàn đồng là xuất bản được. Cần gì phải có duyên?

    Thưa bạn, đúng thế; nhưng xin cho tôi nói nốtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tháng 7 năm 1934, tôi ở Trường Công chánh ra. Hai tháng sau, có người giới thiệu cho tôi một chỗ làm ở Lào tại Savannakhet, nơi hiện nay đương có cuộc xung đột. Tôi lúc ấy thích xứ Lào lắm vì đã được đọc một ít sách tả đời sống an nhàn giữa cảnh thiên nhiên của các cô “phù sao”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ngây thơ và tình tứ; nhưng mẹ tôi không muốn cho đi Lào, bảo:

    - Mày qua bên đó, mỗi lần tao đi thăm mày sao được? Rồi mày cưới một con vợ Lào, nó nói tiếng nó, tao nói tiếng tao, làm sao hiểu nhau?

    Thế là tôi đành chờ một cơ hội khác.

    Ba tháng sau, người ta cho tôi một chỗ làm ở Sài Gòn. Sài Gòn tuy xa hơn Lào và tuy đối với mẹ tôi cũng là xứ lạ - người quê mùa lắm – nhưng đường đi có phần dễ hơn mà lại gần nơi một ông bác ởVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nên mẹ tôi bằng lòng cho tôi đi, và tôi đi Sài Gòn sáng một ngày gần Tết.

    Ở Sài Gòn được mươi ngày thì có lệnh đưa tôi đi làm tại Long Xuyên, nhằm ngay tỉnh bác tôi ở, thế là tôi có dịp ăn Tết trong một làng hẻo lánh, bên bờ sông Tiền Giang, trên Đồng Tháp Mười.

    Chiều mùng một Tết, tôi và vài anh em ra sau nhà; nhìn sương, khói phủ rặng tre ở rạch Trà Bông, tôi bồi hồi nhớ những bụi tre ở Sơn Tây, và trong cảnh xa quê tôi yêu ngay làng đó, một điểm trên đồng Tháp, như quê hương thứ hai của tôi vậy.

    Những năm sau, Tết nào tôi cũng về đó chơi và gặp được vài bạn thân gần như ruột thịt. Năm 1937, sau khi đo khắp các tỉnh ở Hậu Giang, tôi lại được đo ngay trong đồng Tháp. Nằm trong một chiếc ghe bầu, tôi đã lênh đênh khắp các kinh, rạch từ Hồng Ngự tới Thủ Thừa, từ Cái Thia tới Mộc Hóa; có khi đi bộ trọn một tuần giữa một vùng bát ngát toàn lau, sậy, bàng, năng, hai ba chục cây số không một nóc nhà, một bóng người.

    Sau sáu bảy tháng như vậy, tôi có thể tự hào rằng rất ít người Việt, ngay cả những bạn Nam, được biết rõ cánh đồng Tháp như tôi.

    Biết thì biết, mà chưa bao giờ có ý định viết về cánh đồng ấy.

    Đầu năm 1944, có dịp ra Hà Nội, tôi lại thăm anh Vũ Đình Hoè, một bạn học từ lớp nhất, làm chủ bút tờ Thanh Nghị. Anh bảo tôi:

    - Đồng bào ngoài này không biết chút gì về miền Nam. Anh sống ở trong ấy, nên chép lại những điều mắt thấy tai nghe cho độc giả Thanh Nghị hiểu thêm xứ Đồng Nai.

    Tôi nghĩ ngay đến đồng Tháp Mười, đáp:

    - Xin lĩnh ý anh, tôi sẽ viết về cánh đồng Tháp.

    - Cánh đồng ấy ở đâu? Tôi chưa hề biết nó.

    Tôi cười:

    - Anh làm sao biết được? Sách Địa lí chỉ nói về nó một hai hàng, mà lại đặt cho nó một cái tên khác, là “Đồng Cỏ Lác” (Plaine des Joncs), nên nói đến đồng Tháp thì mười người Việt, chưa chắc được một người biết.

    Về Sài Gòn, tôi thu thập ngay tài liệu. Tài liệu về địa lí, thủy học (hydraulique), kinh tế, phong tục thì tôi đã có sẵn nhờ sáu bảy tháng sống trong đồng. Chỉ thiếu tài liệu về lịch sử. Thì may, nhờ người giới thiệu, tôi được ông Khuông Việt, hồi đó tòng sự tại “Thư Khố Nam Kỳ”, chỉ giùm cho một số sách, báo, bản đồ để tham khảo.

    Sáu tháng sau, tôi viết xong cuốn “Đồng Tháp Mười” dày khoảng 150 trang, đem gởi cho tòa soạn Thanh Nghị thì, vì giao thông trắc trở, sở Bưu Điện Sài Gòn không nhận đồ bảo đảm ra Bắc nữa.

    Thế là đành sai hẹn với anh bạn và bản thảo phải cất trong rương, đợi một cơ hội khác, vì tôi chưa đủ tiền đem in mà cũng chưa quen một nhà xuất bản nào.

    Thượng tuần tháng 10 năm 1945, tôi tản cư, bỏ hết đồ đạt lại Sài Gòn, chỉ mang theo mỗi một cái va ly nhỏ đựng ít bộ quần áo và một mớ bản thảo, trong đó có tập “Đồng Tháp Mười”.

    Tản cư lại về đồng Tháp Mười, tại nhà bác tôiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Một đêm, 6, 7 tên cướp vào đánh nhà, chủ ý là bắt cóc một ông điền chủ lớn đang lánh nạn trong nhà; song, rủi cho chúng và rủi cho tôi, ông điền chủ đó trốn thoát, chúng đành vơ vét ít quần áo, mùng mền rồi ôm luôn cái va ly của tôi đi. Thế là tập “Đồng Tháp Mười” mất ngay trong đồng Tháp Mười. Tôi tiếc lắm!

    Vậy, là tôi đã có cái duyên mới được bổ vào làm ở cánh đồng Tháp rồi gặp bà con ở đó, nên mới biết rõ được nó. Lại có cái duyên quen một ông chủ bút trọng lịch sử và địa lí Việt Nam, nên mới hăng hái viết về cánh đồng ấy. Nhưng lại vì vô duyên nên viết xong, in đã không được mà đến bản thảo giữ cũng không được.

    *

    * *

    Cuối năm ngoái, sau một thời gian xa cách là tám năm, tôi trở về Sài Gòn và có ý viết lại cuốn “Đồng Tháp Mười”. Tôi bỏ ra một tháng tìm lại những tài liệu cũ, song 10 phần không thu thập được 4, 5; hoặc vì chính những tài liệu đó đã mất, hoặc vì tôi không còn biết kiếm ở đâu ra.

    Một hôm, nhân vào chào ông Giám đốc Thư viện Nam Việt – vì ông đã có nhã ý giúp tôi ít nhiều tài liệu – ông giới thiệu anh Lê Ngọc Trụ với tôi. Từ trước anh Trụ và tôi chỉ biết tên nhau chứ chưa biết mặt, nên gặp nhau chúng tôi mừng lắm và khi hay tôi đương băn khoăn vì thiếu tài liệu về đồng Tháp thì anh tỏ ý sẵn sàng giúp liền, và chạy đi ôm về từng chồng sách cho tôi coi. Những học giảVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thường tận tâm với văn hoá như vậy!

    Thế là lần này, nhờ cái duyên văn tự, tôi lại tìm được gần đủ tài liệu về đồng Tháp mà lần trước tôi đã kiếm ra và ăn tết Giáp Ngọ xong, tôi khởi sự viết ngay trang đầu.

    Vậy là lời cổ nhân đã đúng một lần nữa: “Phải có duyên mới viết được một cuốn sách”.

    Hôm nay, đã viết xong trang cuối, tôi tự hỏi: “Có duyên để xuất bản không đây? hay là bản thảo lại thành đất bùn trong đồng Tháp một lần nữa?”. Như con chim phải tên, tôi nghi ngờ hết thảy. Chỉ khi nào sách bày trong cửa tiệm, tôi mới có thể nói chắc được.

    *

    * *​

    Viết cuốn này, tôi có ý tặng các bạn Bắc và Trung để các bạn ấy biết thêm một miền trên đất Việt, nhưng cũng là để tặng các đồng bào miền Nam của tôi nữa.

    Non 20 năm sống trên đất Đồng Nai này, tới đâu tôi cũng được tiếp đón một cách chân thành và thân mật.

    Một đêm ở trên kinh Phong Mỹ, trong đồng Tháp, vào đụt mưa trước cửa một căn nhà lá. Lúc đó đã quá 2 giờ khuya. Một bà già ở trong nhà đằng hắng hỏi tôi. Tôi đáp. Tức thì có tiếng lục đục, rồi tiếng quẹt; một tia sáng lọt qua tấm vách lá và một bà cụ mở cửa, mời tôi vào. Căn nhà nhỏ quá, chừng sáu thước vuông, kê mỗi một bộ ván gỗ tạp. Một cô độ mười bảy, mười tám, xếp vội mùng, mền, chào tôi rồi đứng nép một bên. Tôi ân hận làm mất giấc ngủ của chủ nhân, xin lỗi cụ rồi ra đứng trước cửa, nhưng bà cụ không chịu, nhất định bắt tôi vào ngồi nghỉ trong nhà vì “ngoài đó gió lạnh lắm”.

    Hai bà cháu thức trên một giờ, tiếp chuyện tôi cho tới khi mưa ngớt. Đưa tôi ra cửa bà cụ nói:

    - Tội nghiệp thầy Hai, đường trơn, coi chừng té đấy.

    Một lần khác, vào thăm một vườn quít ở Tân Thuận, tôi được chủ nhân, một bà già góa chỉ đủ ăn chứ không giàu, tiếp đãi một cách cực kỳ đôn hậu, cố giữ tôi lại dùng một bữa thịnh soạn do chính tay bà nấu lấy và khi từ biệt bà, xuống ghe thì đã thấy ở dưới ghe, năm, sáu chục trái quít và hai ba nải chuối.

    Tôi nhớ hoài một bà cụ khácVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rất nghiêm khắc mà rất nhân từ, đã giúp tôi trong lúc tản cư được yên ổn học hỏi và viết sách. Cụ rất ít nói nhưng có những cử chỉ cảm động vô cùng. Một hôm, gần Tết, cụ bảo tôi: “Tôi biết thầy có học nho, không quên tổ tiên, nên bảo trẻ mua đồ cúng, thầy dọn bàn này đi mà cúng ông bà”. Tôi muốn rưng rưng nước mắt. Hương hồn cụ lúc này chắc tiêu diêu ở cõi Phật.

    Một thi nhân vịnh Nam Việt có câu:

    “Tối khả hoài nhân duy lão mỗ”

    Lời ấy thật đúng! Không ai quên được tấm lòng rộng rãi, thương người của các bà già miền Nam.

    Những bà cụ ấy, đều chất phác, không biết sử ký và địa lý nước Việt, mà đối với tôi – một người phương xa mới tới – thân mật như trong nhà, làm cho tôi nghĩ tới “đầu óc địa phương” của một số bạn “có học thức” của tôi mà xấu hổ thay cho họ! Họ mạt sát hết thảy những cái gì không phải ở trong cái xứ họ mà ra. Còn giữ tinh thần hẹp hòi ấy thì còn bị người ta chia rẽ, còn phải làm nô lệ.

    Tôi mong rằng đọc xong cuốn này, đồng bào Trung, Bắc hiểu đồng bào miền nam hơn và hết thảy chúng ta đoàn kết, tương thân tương ái nhau hơn.

    Được như thế là tôi đã đạt được mục đích của tôi và đáp lại một phần nào tấm lòng thành thực tự nhiên của các bạn miền Nam. Trong số các bạn ấy, tôi phải cảm ơn trước hết cô Nguyễn Thị Liệp và học giả Lê Ngọc Trụ là những người đã giúp tôi tìm tài liệu soạn cuốn này.



    Sài Gòn, ngày 15-3-54


    (Nguồn: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Nxb Nguyễn Hiến Lê, năm 1954 (?) – Bản scan do Sadec1 cung cấp)


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bản in của nhà Văn hoá Thông tin, năm 2002 cắt bỏ đoạn đầu (từ “Người xưa nói” đến “tôi nói nốt”) và ở sau lại cắt một số chỗ có liên quan đến ông Vũ Đình Hoè. (Goldfish – 07.06.2014).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có người gọi là “phù sáo” có nghĩa là cô gái Lào. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức cụ Phương Sơn ở làng Tân Thạnh, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức cụ Phương Sơn. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sách in là “độc giả”, tôi tạm sửa lại thành “học giả”. (Goldfish – 07.06.2014)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức cụ bà Ngô Thị Lựu, thân mẫu bà Nguyễn Thị Liệp. (Goldfish)
     
    tducchau and tauvequehuong like this.
  6. goldfish

    goldfish Lớp 8

    @sadec1: Xin chân thành cảm ơn bạn đã cung cấp bài Tựa cuốn Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười, nhờ đó mà tôi đã sửa lỗi bài Tưa trước đây tôi đã chép theo bản in của Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin năm 2002. Xin bạn vui lòng cho biết có phải bạn đã scan từ bản in của Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê năm 1954 hay là bản in của Nxb Trí Đăng?

    Theo Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê thì trong cuốn Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười"mục sách báo để tham khảo ở cuối sách", nhưng bản in của nhà Văn Hoá Thông Tin lại không có mục đó. Có lẽ Bùi Thị Đào Nguyên đã dùng bản in của nhà Văn Hoá Thông Tin nên trong bài Ai mới thật là ông Đốc Vàng ở Đồng Tháp đã than phiền rằng không biết cụ Nguyễn Hiến Lê tham khảo tài liệu nào mà cho rằng Đốc Vàng tử trận chung với Chưởng Binh Lễ.

    Nếu bản sách của bạn có mục Sách báo tham khảo, xin bạn vui lòng cung cấp mục đó để tôi bổ sung và tạo lại eBook Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười (eBook cũ đã đăng trên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Thân

    Goldfish
     
    sadec1 thích bài này.
  7. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

    Gởi bạn goldfish, đúng vậy mục lục trong cuốn 7 ngày trong đồng tháp mười có ghi: sách báo để tham khảo trang 134 (trang cuối cùng), nhưng sách tôi hiện có cũng thiếu mất trang này. Tôi sẽ để ý tìm cho bạn trang thiếu này.
    Tiện đây tôi gởi bạn bản scan: những đoạn văn, bài văn ưng ý nhất của N.H.L được tôi scan ở trong sách: “Kỷ niệm văn thi sĩ hiện đại” của Bàng bá Lân phát hành năm 1962 vì thấy hình như bạn có thú vị với nhà văn N.H.L.
     

    Các file đính kèm:

  8. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

    Goi ban goldfish
     

    Các file đính kèm:

    Mặt Nạ and goldfish like this.
  9. mamlinh

    mamlinh Mầm non

    Em có tờ bản đồng tháp mười trong tập này.. nxb long an 1989. Không biết các anh có cần em sẽ chụp lại để bổ sung cho ebook
     
  10. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Nếu em có bảng kê Sách báo tham khảo thì cho tôi xin. Xin cảm ơn trước.
     
    Despot thích bài này.
  11. mamlinh

    mamlinh Mầm non

    Không có rồi anh
     
  12. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    8 BÀI TỰA ĐẮC Ý
    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
    Sưu tầm: Goldfish
    Tạo eBook lần đầu: Quocsan
    Tạo lần hai (14.10.2013): Goldfish
    Tạo lần ba (04.04.2015): Quocsan.

    Trước đây, do chưa tìm được bài Tựa cuốn Cổ văn Trung Quốc, nên trong ebook được thực hiện vào cuối năm 2009, nhan đề là Mấy bài tựa đắc ý, chỉ gồm có bảy bài Tựa. Trong ebook mới này đủ cả tám bài cho nên tôi đổi nhan đề lại thành 8 bài tựa đắc ý. Tám bài tựa này, tôi chép lại từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó tôi chỉ đánh máy có bốn bài: Đại cương văn học sử Trung Quốc, Quảng gánh lo đi, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Cổ văn Trung Quốc.

    Mong rằng qua các bài Tựa “đặc sắc về nội dung, điêu luyện về kỹ thuật” này, các bạn chẳng những biết được phần nào nội dung của từng tác phẩm mà các bạn còn biết được ít nhiều về đời sống, tâm tư, nguyện vọng… của cụ Nguyễn Hiến Lê.

    Goldfish
    Cập nhật ngày 06/04/2015: Thêm 12 chữ bị thiếu, theo thông tin bác @goldfish đăng ở bài dưới đây.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 6/4/15
    Cerulean, thienanh, tducchau and 2 others like this.
  13. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Bài TỰA (IN LẦN THỨ NHÌ) cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục:

    Sáng nay tôi tình cờ thấy bản in của Nxb Lá Bối, năm 1968 (bản scan do bạn Sadec1 cung cấp), nhờ đó mà tôi phát hiện đoạn sau đây trong bản in của Nxb Văn hoá Thông tin, năm 2002 (do bạn Quantam đánh máy) thiếu 12 chữ (tôi cho in đậm):

    “Nước ta chỉ nhỏ bằng một tỉnh của Trung Hoa, dân số của ta chỉ bằng một phần hai mươi hay một phần ba mươi của họ, ta lại ở trong một hoàn cảnh khó khăn hơn họ nhiều - ta hoàn toàn mất chủ quyền, là một thuộc địa của Pháp trong khi họ còn chủ quyền, chỉ là một bán thuộc địa - vậy mà cuộc vận động duy tân của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục oanh liệt và có ảnh hưởng không kém gì cuộc duy tân của nhóm Khang, Lương thời cuối triều Mãn Thanh”.

    Xin chân thành cám ơn bạn Sadec1.
     
    tducchau, quocsan and hanhdb like this.
  14. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    Cảm ơn bác @Goldfish, em vừa điều chỉnh và tạo lại ebook, rồi đăng lên ở bài #12.
     
    goldfish and tducchau like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này