TL - Khác Để có thật nhiều hành động tốt trong xã hội

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi andanhtoi, 8/5/15.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Để có thật nhiều hành động tốt trong xã hội

    [​IMG]

    Bìa quyển sách "Để có thật nhiều hành động tốt trong xã hội"

    Có thể tìm hiểu thêm về Phương pháp luận sáng tạo TRIZ tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]
    Thầy Phan Dũng
    Phan Dung was trained personally by Mr. G.S. Altshuller at the Public Institute of Inventive Creativity in Baku. He graduated from the Institute with a diploma of number 32 in 1973. In 1977, with encouragement from Mr. Altshuller and the experiences based on his use of TRIZ, Phan Dung created and taught the first TRIZ course under the title “Creativity Methodologies” (CM) in Vietnam. In April 1991, after many successful courses for students and large public audiences, the administration of Hochiminh City University permitted him to establish the Center for Scientific and Technical Creativity (CSTC) on condition that the Center should function as a self-supporting enterprise.

    Dr. Phan has taught more than 7,000 participants of basic and intermediate CM courses (each course consists of 60 hours), not including those who attended only shorter workshops. His trainees included high school and university students, workers, engineers, teachers, scientists, managers, lawyers, physicians, pharmacists, artists, sport trainers and so forth from all economic and social sectors. Their ages range from 15 to 72, education level from year 9 to Ph.D.

    More than 50 newspaper articles about the CSTC’s activities and successes of past participants were published in Vietnam. Phan Dung was the recipient of the Award for Successes in Research and Application of Sciences and Technologies from Ho Chi Minh City Committee on Sciences and Technologies in 1993.

    Một thời gian tạm “gác bút” sau khi đã hoàn thành mười quyển sách của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới”, thầy Phan Dũng quyết định viết quyển sách có tựa đề: “Để có thật nhiều hành động tốt trong xã hội”. Quyển sách được viết ra nhằm mục đích “tìm hiểu cơ chế hình thành và thực hiện hành động của cá nhân nói chung, từ đó xây dựng và thực hiện các biện pháp để trong xã hội càng ngày càng có nhiều hành động tốt và càng ít hành động xấu” [1]. Bản thân người viết không phải là một người có khả năng “xây dựng và thực hiện các biện pháp để trong xã hội càng ngày càng có nhiều hành động tốt và càng ít hành động xấu”, đọc quyển sách này có ích lợi gì không?

    Điều đầu tiên trong quyển sách làm người viết chú ý là định nghĩa khái niệm “hành động tốt”: Hành động tốt là hành động tuân thủ luật pháp; phù hợp quy luật mang tính đạo đức, văn hóa, văn minh cao; không chỉ tốt cho cá nhân hành động mà tốt cho cả những người khác, tốt cho cả cộng đồng, xã hội, môi trường; giúp xã hội tồn tại một cách lành mạnh và phát triển một cách bền vững [2]. Người viết hiểu “tốt cho cá nhân hành động” theo nghĩa làm cho cá nhân thỏa mãn nhu cầu; “tốt cho cả những người khác, tốt cho cả cộng đồng, xã hội, môi trường” theo nghĩa không làm phương hại đến lợi ích của người khác, cao hơn nữa, giúp những người khác (cộng đồng, xã hội, môi trường) thỏa mãn nhu cầu. Khi đọc nội dung của khái niệm “hành động tốt”, người viết nhớ đến lời dạy của ba mẹ từ lúc còn nhỏ: “Đừng làm việc gì chỉ lợi mình mà hại người nghe con!”.

    Bây giờ, lời dạy đó đã trở thành quy tắc ứng xử trong cuộc sống và công việc của người viết. Mỗi lần muốn làm gì, một cách tự nhiên, người viết tự xét xem hành động đó có “lợi mình hại người” hay không, nếu có thì cố gắng không làm. Đúng như thầy Dũng đã nói: “Hành động thói quen được thúc đẩy (ngăn chặn) bởi thói quen tự nguyện dường như trở thành nhu cầu thiết yếu của cá nhân, không thực hiện hành động đó vào lúc cần phải thực hiện thì không yên tâm” [3]. Bản thân người viết chỉ cảm thấy an tâm khi biết những hành động mình làm không “hại người”. Người viết chợt nhớ cách ba mẹ đã dạy người viết lời dạy đó.

    [​IMG]

    Tác giả là một thành viên rất tích cực trong các hoạt động của BLL PPLST

    Khi người viết khoảng tám tuổi, ba mẹ đã đem về nhà bộ sách “Truyện cổ Phật Giáo”, đây là bộ sách gồm rất nhiều câu chuyện nhỏ, trong đó có không ít câu chuyện cho người viết thấy hậu quả của những việc làm “hại người”. Chẳng hiểu sao người viết lại đọc ngấu nghiến bộ sách. Giờ nghĩ lại chắc có thể do lúc đó người viết còn nhỏ mà trẻ nhỏ lại rất thích đọc truyện, cũng có thể do lúc đó không có nhiều phương tiện giải trí như bây giờ. Nhờ vậy, lời dạy của ba mẹ “thấm” vào người viết lúc nào không hay. Giờ đọc sách của thầy Dũng, người viết mới biết, thì ra ba mẹ đã dùng cách tạo xúc cảm: “bắt chước những người khác, được những người khác truyền dạy, lây nhiễm” [4].

    Người viết kể lại quá trình tiếp nhận lời dạy “Đừng làm việc gì chỉ lợi mình mà hại người!” của người viết để chia sẻ với mọi người: quyển sách này có thể đem đến ích lợi cho cả những người không có khả năng “xây dựng và và thực hiện các biện pháp để trong xã hội càng ngày càng có nhiều hành động tốt và càng ít hành động xấu”. Người viết hi vọng mọi người sẽ dành thời gian đọc quyển sách này để thấy nhiều ích lợi khác nữa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/15
    gameaccBook, Lamani, An05 and 12 others like this.
  2. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Cám ơn bạn @anhdanhtoi nhiều nhé!
     
    andanhtoi thích bài này.
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này