Thảo luận Đọc sách nhiều dẫn đến thói quen lười suy nghĩ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Yan Yuan, 21/10/19.

Moderators: amylee
  1. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Các mọt đồng ý không?
     
  2. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Không đúng. Xem nhiều mới dẫn đến thụ động trong suy nghĩ. Đọc nhiều sẽ giúp tư duy phát triển hơn. Chỉ là sợ bị cận và dẫn đến nạn ngộ chữ khi đọc quá nhiều thôi. Thường thì cái gì quá nhiều cũng không tốt. Điều tiết hợp lý và cân bằng giữa việc đọc, ngẫm, nghĩ và nghỉ (ngơi) là OK, very good hoy. ^.^
     
  3. Despot

    Despot Lớp 11

    Bình thường mình đã lười suy nghĩ rồi, không cần đọc sách hay không hihi.
    Không có việc gì thì để đầu óc trống rỗng cho nhẹ nhàng :P
     
    angoc1234 thích bài này.
  4. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Thường thường, sách cũng là nguồn thông tin, nếu như khi cần thông tin nào đó ví dụ như quan điểm thì lôi sách ra và tìm kiếm trong đó và nghiễm nhiên nhận được mà không cần suy nghĩ. Dù gì, sách cũng là nguồn thông tin thụ động, nên mình nghĩ đọc sách nhiều dẫn đến việc lười suy nghĩ. Tư tưởng và suy nghĩ dễ bị chi phối mà thiếu đi quan điểm cá nhân từ trải nghiệm thực tế.
    p/s: mình cảm thấy lười làm toán hẳn và cũng như việc học ngoại ngữ. Khi phân tích một câu, tại sao từ này dùng như này hay nghĩa của từ này trong câu này như nào thì mình cứ hay lối sách ngữ pháp ra ngẫm. Sau cùng thì thấy ái ngại việc này vì cho con người trở thành cái máy, chỉ biết ghi và nhớ.
     
  5. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Sống đời thảnh thơi, sướng thế bác (bà) :)))
     
    Ngọc Anh Dễ thương thích bài này.
  6. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Không đúng, bạn có thể đọc Trí tuệ giả tạo, trong đó cũng bàn vấn đề này nè ~~ So ra, mạng Internet mới làm người ta lười tư duy, kiểu, Google có mà. :<
     
    Do dai hoc NEU and angoc1234 like this.
  7. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Ầy... Vậy là do cách đọc rồi. Khi đọc bạn phải biết là mình đang đọc gì chứ ạ?! Ví dụ, với thể loại truyện, tiểu thuyết thì bạn phải nhập tâm và phải hiểu và thấu được tâm lý nhân vật, diễn biến nội tâm của mỗi nhân vật vì sao thế này, vì sao nhân vật đó lại suy nghĩ và hành động như vậy mà không phải là thế khác, đặt mình vào trường hợp đó thì mình sẽ xử trí thế nào nhỉ?... Vân vân và mây mây... Nhọc tâm tư và hao tổn nguyên khí lắm lắm chứ không hề bị thụ động gì luôn. Còn nếu bạn đọc sách về thể loại cung cấp thông tin thì khi đọc một thông tin nào được đề cập đến trong sách thì ít nhất bạn cũng phải tự hỏi, ủa, thông tin vầy là đúng chưa ta, là hợp logic chưa hè? À, ta phải tra Gu thử coi, để xác tín và khỏi băn khoăn, sức mạnh thời đại công nghệ số mà bạn. Bác Gu luôn trong tầm tay. Nói chung và nói tóm lại là thụ động hay chủ động trong bất cứ một việc hay một hoạt động nào thì điều đó phụ thuộc bản thân ta chứ không phụ thuộc vào việc hay vật. ^.^
     
  8. TânLý

    TânLý Mầm non

    Thật khó để trả lời hẳn có hoặc hẳn không lắm, nhưng cũng có thể vì mình chưa thật sự nắm rõ được câu trả lời nên không trả lời được. Ở đây, mình cũng muốn chia sẻ ít suy nghĩ:

    Có thể là tùy sách, ví dụ như đọc sách giải trí như truyện tranh, và (cảnh báo đụng chạm sở thích cá nhân) ngôn tình, tưởng tượng, phi hiện thực, hay thậm chí sách quá gặt tính khoa học, chỉ toàn đưa số liệu, những "fact" dựa trên số liệu nhưng không đưa những sự thật dựa trên tâm tính con người, vân vân. Theo mình nghĩ, những tiểu thuyết viết dựa trên tưởng tri có thể làm mình lười suy tư thật, và dẫu có suy tư đi chăng nữa thì thật khó để nói chúng có tính ứng dụng (do vậy không tính), nội dung truyện mà do tưởng tượng ra rồi thì sao ứng dụng được, có quá nhiều rủi ro cho một người đi tìm trí tuệ và sự thật khi đọc một quyển sách tạo nên bởi trí tưởng tượng..

    Còn nói riêng về “sách quá gặt khoa học”, thì không phải không cho mình suy nghĩ gì mà là có dám suy nghĩ gì đâu.. và cũng có dám đọc đâu tin đó đâu.. giống như gần đây mình đang đọc cuốn "Ăn gì không chết", nói về chủ đề "plant-based diet" có ích thế nào cho cơ thể người, cũng chẳng có mấy thứ để mình phải khựng lại suy nghĩ (vì mình có phải nhà khoa học đâu mà có thể phản biện đây, đúng không), nhưng thật sự vẫn chưa thể biết về lâu dài có thể làm mình lười suy nghĩ không.

    Và để kết lại, thì kiểu gì kiểu, mình cũng tìm đường để suy nghĩ thôi, vì theo những gì mình học được, suy nghĩ mà được dẫn đúng lối thì mang đến lợi ích rất lớn. Cho nên mình không nghĩ sách có thể làm mình lười suy nghĩ được. Nhưng cũng được dạy là, có những giai đoạn phát triển nhất định trong đời ta nên ngưng việc đọc sách lại vì có những thứ "thù thắng" hơn để làm, đến lúc đấy phải biết buông bỏ, không dính mắc nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/10/19
  9. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Ngày xưa khi còn dùng điện thoại bàn có 10 số điện thoại thường xuyên được ghi trên đó. 10 số đó hầu như không cần nhớ vẫn bấm không bao giờ sai.
    Kể từ bao giờ mình chỉ còn nhớ một vài số và phó thác cho cái SIM, danh bạ điện thoại, Google hay icloud?

    Mình thì lười suy nghĩ từ đây. Còn bạn thì sao?!
     
    TânLý, averelle and Yan Yuan like this.
  10. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Cái đó thì mình nghĩ k vấn đề gì. Nhớ lại thì cần gì suy nghĩ đâu.
    Bệnh lười suy nghĩ, theo mình nghĩ là sự rập khuôn trong lối suy nghĩ, tư tưởng do việc bê nguyên xi từ sách ra đời thường. Nó khiến cho cái tính độc đáo và mới lạ của quan điểm cá nhân bị mất đi. Dù có tư duy mới lạ cũng khó :)). Và cái tư duy nhớ lại, ví dụ như trong sách này viết như này, trong sách kia viết như kia mà thiếu đi tính hoạt động, tự tìm tòi của não. Khi mà đọc nhiều thì chỉ cần nhớ lại thông tin trong sách cũng đã đủ và xong việc, nó dễ dàng hơn nhiều so với việc tự chiêm nghiệm để tìm ra cách giải quyết trong vấn đề. Mặc dù sẽ được cảm giác hưng phấn khi tự mình giải quyết vấn đề (học thuật), nhưng cái việc tự giải quyết đó thường mệt mỏi nên ai quyết liệt trong tư tưởng mới làm được.
    Còn về cách đọc thì tùy mục đích đọc mà có cách đọc riêng, hay cách tiếp nhận thông tin từ sách riêng. Đã nói đến đấy thì mình không có ý kiến.
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sai!!!!!!

    Sách vở chính là kiến thức, càng đọc nhiều thì càng có nhiều kiến thức thêm. Để biến kiến thức từ sách thành của mình thì phải suy nghĩ "nát óc" để chắt lọc ấy chứ. Tác giả các cuốn sách hầu như chỉ truyền tải kiến thức theo quan điểm của họ. Độc giả cần suy nghĩ theo quan điểm của mình, quan điểm đó có thể đồng hoặc bất đồng với tác giả cuốn sách. Những người coi sách vở là chân lý, luôn đồng quan điểm với sách sẽ dễ nảy sinh tư tưởng ỷ lại, nhờ người khác suy nghĩ hộ nên xảy ra cái sự "càng đọc nhiều càng lười suy nghĩ" cũng dễ hiểu. :D

    Ngay trong topic này, chủ topic ra một "đề". Rât nhiều người chăm chăm bám theo, cố chứng minh nó đúng. Đây chắc là thói quen làm văn được rèn trong suốt thời kỳ đi học rồi. Đầy nhà chẳng có nuôi con gì, nhưng học sinh vẫn chém gió rầm rầm về con mèo (chó, gà trống...) nhà mình theo một khuôn mẫu, khi đề bài ra: "Hãy tả con mèo (chó, gà trống...) nhà em". Thực ra, người ra đề rất có lỗi, đáng ra cần ra đề "Hảy tả con mèo (chó, gà trống...)".
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/19
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này