Ứng dụng Đối mặt với thế giới hoảng loạn - Krishnamurti

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Heoconmtv, 4/1/18.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    ĐỐI MẶT VỚI THẾ GIỚI HOẢNG LOẠN

    Tác giả: Krishnamurti
    Dịch giả: Lê Tuyên
    Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa Dân Tộc
    Ngày xuất bản: 10-2008
    Kích thước: 14 x 20 cm
    Trọng lượng vận chuyển (gram): 220
    Số trang: 212
    Giá bìa: 36.000đ

    Nếu có điều kiện hãy mua sách để ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản nhé!


    Giới thiệu:

    Ngày nay chúng ta có thể hiểu được điều gì đang xảy ra trên thế giới rõ hơn bao giờ hết. Hệ thống truyền thông toàn cầu cho chúng ta chứng kiến “trực tiếp” các thảm họa thiên nhiên, các cuộc chiến tranh tàn khốc hoặc những sự kiện thể thao sôi động, sự biến đổi phát triển của nền kinh tế.

    Các phương tiện truyền thông thường có khuynh hướng đưa tin giật gân về các mâu thuẫn, xung đột và cái chết. Những cuộc chiến tranh chấp giữa các quốc gia này với quốc gia nọ, giữa tôn giáo nọ và tôn giáo kia, giữa các phe phái theo chủ nghĩa dân tộc. Đây là khúc dạo đầu đáng buồn cho một thiên niên kỷ mới. Nếu muốn ngăn chặn thảm họa chúng ta phải có ý thức cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, phải có sự thống nhất trên toàn thế giới. Lòng trung thành dành cho đất nước của một dân tộc, dành cho tôn giáo của một cá nhân, hoặc dành cho thể chế chính trị tại địa phương dường như ngày càng trở nên sai lạc. Chúng ta cần có lòng trung thành danh cho toàn thế giới chứ không phải chỉ dành cho phân đoạn nào đó của thế giới này.

    Ông Krishnamurti (đã trải qua hơn 50 năm trao đổi thảo luận trước hàng vạn công chúng trên toàn thế giới) đã nhắc đi nhắc lại rằng: bước đầu tiên để tìm hiểu thế giới mà chúng ta đang tồn tại là phải quan sát trạng thái của nó. Việc ngoảnh mặt quya lưng với những sự kiện xảy ra trên thế giới, luôn nghĩ rằng: “những gi đang xảy ra ở đó chẳng hề liên quan đến bản thân mình”, là một hình thức trốn chạy khỏi thế giới loài người. Việc thoái lui trốn chạy, tự tách rời bản thân mình với thế giới này là một nhận thức sai lạc nghiêm trọng, ta không nhận ra rằng “tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền”. “Sai lầm này”, ông nhấn mạnh: “chắc chắn sẽ dẫn đến những hành động vô bổ và xung đột”.

    Quan điểm này được Krishnamurti diễn đạt bằng câu nói: “Tôi chính là thế giới” và được các triết gia khác tán thành. Triết gia Thomas Hobbes đã viết “Bất cứ người nào tự quan sát chính bản thân mình đều biết được những suy nghĩ và tình cảm của tất cả mọi người quanh mình”. Montaigne lại nói: “ Mỗi người đều mang trong mình toàn bộ hoàn cảnh của nhân loại”. Krishnamurti tiếp tục khám phá ý nghĩa sâu xa của việc này bằng cách đặt câu hỏi: Chúng ta phản ứng ra sao vơi sự nhiễu loạn hiện tại trên toàn thế giới?

    Sau cùng ông đặt ra một vấn đề cơ bản hơn: Một tâm hồn phải như thế nào mới có được khả năng phản ứng hợp lý? Để có được một tâm hồn như thế chúng ta gặp phải những trở ngại nào? Trong phần 1 của cuốn sách này, Krishnamurti khám phá những trở ngại này. Những gì ông nói với chúng ta không phải là những học thuyết hay lời giải thích mà là những lồi phát biểu nhằm kiểm nghiệm lại kinh nghiệm của chúng ta hoặc những câu hỏi nhằm kích thích khả năng tìm hiểu của chúng ta. Cuộc sống là một cái gì đó mà chúng ta cần phải tự khám phá . Nó to lớn hơn – ông nói – so với bất cứ một bậc thầy hay một bài giảng nào. Khi chúng ta nhìn nhận cuộc sống này theo một cách khác thì chúng ta đã trở thành một “con người thứ hai”.

    Những người đọc sách của Krishnamurti lần đầu có thể thấy rằng các bài giảng của ông thật rối rắm và khó hiểu. Trong các bài giảng của ông đôi lúc gián đoạn để trả lời câu hỏi của khán thính giả, dù rằng những câu hỏi của họ chẳng liên quan gì chủ đề chính của bài giảng. Ông thường đặt ra những câu hỏi này làm khán thính giả phải suy nghiệm. Trong nhiều tình huống, ông khẳng định: câu trả lời luôn tồn tại trong câu hỏi đó. Ông không ngừng cảnh báo chúng ta đồng ý hay phản đối những gi ông nói, hãy kiểm tra lời nói của ông dựa vào kinh nghiệm của chính mình nên sẽ có những lúc chúng ta cần phải chiêm nghiệm thật lâu những lời của ông. Ông thường nói: “Ngôn từ không phải là một loại vật chất”.

    Download:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. vu thien vu

    vu thien vu Mầm non

    Link phía trên hỏng rồi
    Mong anh có thể fix lại ạ
     
    Hate hùng thích bài này.
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này