Chuyên ngành Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học - Nhiều Tác Giả

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi cuoicaisudoi, 31/7/17.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    [​IMG]

    Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam học đã phát triển mạnh ở Bắc Mỹ, Úc Châu, Nhật Bản, và vài nước ở Âu Châu. Trong Việt Nam học ở những nơi này, Nhân học là ngành học đóng góp rất lớn, với số lượng công trình nghiên cứu thuộc hàng đầu, nhờ việc các nhà nhân học nước ngoài có điều kiện thực địa nghiên cứu ở Việt Nam, dù là điều kiện thực địa còn gặp nhiều trở ngại so với rất nhiều nơi khác trên thế giới. Trong thập kỷ từ 1996 đến 2006, ở các nơi trên thế giới không kể Việt Nam, 48 luận án tiến sĩ nhân học về Việt Nam đã được bảo vệ (5 ở Nhật, 3 ở Pháp, 4 ở Hà Lan, 6 ở những nước khác ở Châu Âu và ở Israel, 6 ở Úc, 3 ở Canada, và 21 ở Mỹ). 11 trong số 48 luận án này là do những nghiên cứu sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài viết. Nhiều nhà nhân học thâm niên hơn cũng đã công bố những công trình quan trọng dựa vào nghiên cứu thực địa ở Việt Nam. Nhiều nhà nhân học và dân tộc học trong nước cũng đã có những nghiên cứu quan trọng về Việt Nam. Những nghiên cứu của các nhà nhân học trong và ngoài nước đã đóng góp đáng kể vào việc soi sáng những động thái thay đổi văn hóa xã hội, kinh tế, môi trường, và quản lý ở Việt Nam đương đại, gồm cả về những vấn đề phát triển như vấn đề di dân, đô thị, giới, sức khoẻ, lao động, tác động của toàn cầu hóa. Những đóng góp này phản ánh một chiều hướng quan trọng của nhân học thế giới từ gần một thế kỷ nay: chiều hướng nghiên cứu những vấn đề phát triển ở những nước đang phát triển, những vấn đề ở những nền văn hóa xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp, vấn đề toàn cầu hóa, cụ thể hơn là một chiều hướng nghiên cứu đi vào những vấn đề như di dân từ nông thôn ra đô thị và xuyên quốc gia, văn hóa quản trị ở những tổ chức kinh tế, truyền thông hiện đại và quảng cáo, sức khoẻ (như khía cạnh văn hóa xã hội của bệnh SIDA hay AIDS), v.v…





    Trong bối cảnh nở rộ các nghiên cứu nhân học về Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà nhân học ở những nước khác nhau và sử dụng các ngôn ngữ khác nhau trong các công trình in ấn của mình nhiều khi không biết về những công trình của nhau dù là cùng một chuyên đề nghiên cứu. Việc này một phần bắt nguồn từ việc các nhà nghiên cứu nước ngoài công bố kết quả nghiên cứu của mình bằng những ngôn ngữ khác nhau, và ít khi có những công trình viết bằng tiếng Việt. Cụ thể hơn, một thư mục có chú giải về những công trình của các học giả Nhật về Việt Nam do Giáo sư Michio Suenari chủ biên là một thư mục rất dày mà ít nhà nghiên cứu khác ở ngoài nước Nhật biết rõ.

    Trong bối cảnh trên, Hội thảo quốc tế Nhân học về Việt Nam đã được trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Đại học Toronto (Canada) đồng tổ chức ở Bình Châu trong 4 ngày vào tháng 12 năm 2007. Hội thảo quy tụ hơn 150 nhà nhân học và dân tộc học, trong đó có khoảng 70 ở trong nước và 80 ở 18 nước và lãnh thổ khác, gồm Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Ba Lan, Hungary, Nga, Israel, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan và Úc. Hội thảo có 81 tham luận được sắp xếp thành 9 tiểu ban. Đây là hội thảo nhân học quốc tế lớn nhất về Việt Nam từ trước đến nay và là một cơ hội quý giá cho việc trao đổi khoa học trong ngành nhân học về những đóng góp của nhân học cho việc soi sáng những vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Các tham luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhân học cũng như nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, từ những dữ liệu sử học, những tư liệu điện ảnh, truyền thông, triển lãm bảo tàng, âm nhạc, và văn hóa dân gian đương đại, đến những dữ liệu từ cuộc điều tra định lượng, phỏng vấn sâu, và quan sát tham dự. Về mặt chủ đề, thì ngoài những chủ đề như lễ nghi, tôn giáo, quan hệ dân tộc là những chủ đề truyển thống của dân tộc học Việt Nam, hội thảo đã đi vào nhiều vấn đề của cuộc sống đô thị như vấn đề lao động giúp việc nhà, công nhân nữ; hay những vấn đề gắn liền với toàn cầu hóa như những yếu tố tác động đến phong cách tiêu thụ xe máy, công nhân Việt Nam ở nước ngoài và khi về nước, hôn nhân xuyên quốc gia, chứng vô sinh, bệnh SIDA/AIDS, v.v... Ngay cả những phân tích về những vấn đề tôn giáo và lễ nghi cũng mang những góc nhìn mới. Hội thảo nhân học quốc tế ở Bình Châu đã cho thấy nghiên cứu nhân học đương đại cực kỳ đa dạng và phong phú về chủ đề, về phương pháp, và có đóng góp to lớn vào việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong cuộc sống đương đại và trong bối cảnh toàn cầu hóa.

    Vì nhiều lý do khác nhau, hai tuyển tập từ Hội thảo Bình Châu chỉ có thể in 60 bài trong tổng số 81 tham luận tại hội thảo. Hai tuyển tập này không phải là kỷ yếu hội thảo, mà bao gồm những bài đã được các tác giả tu sửa nhiều dựa vào những trao đổi khoa học tại hội thảo và theo những yêu cầu cụ thể của ban chủ biên về nội dung khoa học.

    Hai tuyển tập này được xuất bản gồm các chủ đề sau:

    Tập 1

    Phần 1: MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ

    • Việt Nam có “tri thức bản địa" không? (Pam McElwee )
    • Phân tích tác động của di dân đến sự suy giảm tài nguyên môi trường ở Tây Nguyên (Nguyễn Văn Tiệp)
    • Nghiên cứu về kinh tế và bản sắc của người H’mông ở Việt Nam (Jean Michaud)
    • “Lấy cắp của trời” những khía cạnh Sử học và Nhân học về một Việt Nam vùng biển và đi biển ngư trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của địa phương ở Việt Nam 1800 – 2000 (John Kleinen)
    • Đối mới chính sách đất đai và vấn đề tài sản cá nhân: nghiên cứu trường hợp đất nông nghiệp ở Bắc Bộ (Nguyễn Văn Sửu)
    • Chuyển đổi giá trị: Nhân học về đồng tiền ở Việt Nam (Allison Truitt)
    • Năm xe máy Trung Quốc (Elizabeth F. Vann)
    • Tính đa thanh của chính sách: Một quá trình lý giải về chương trình tín dụng nhỏ ở vùng nông thôn Hà Tĩnh (Kato Atsufumi)
    Phần 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI

    • Quyền lực ở Việt Nam nhìn từ trong ra: Những chuyển dịch qua không gian và thời gian và khái niệm của người Việt về "Nội" và "Ngoại" (Erik Harms)
    • Văn hóa luyện tập thể dục thẩm mỹ: Giới, Cơ thể và vấn đề thương mại hoá tại một câu lạc bộ thể dục và thẩm mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh (Ann Marie Leshkowich)
    • Xử lý điều cấm kị: Các tiếp cận phương pháp luận khi nghiên cứu hiếp dâm tại Việt Nam (Nguyễn Thu Hương)
    • “Không gì có thể thay thế được cơm, nhưng khi chán cơm, bạn nên ăn phở”: Một cách tiếp cận lý thuyết để hiểu về nguy cơ lây truyền HIV trong hôn nhân ở Hà Nội (Harriet M. Phinney)
    • Sự thách thức đối với những mô hình thuần nhất về nuôi dạy trẻ: Tiến trình giáo dục ngôn ngữ ở một cộng đồng người Việt (Nguyễn Thị Thanh Bình)
    • “Biết điều” và “Tử tế”: Nhận thức về Giai cấp trong Quan hệ giữa người Giúp Việc và Chủ thuê? (Nghiên cứu Trường hợp ở Hà Nội, Việt Nam) (Nguyễn Kim Hà)
    • Tính liên tục của nông thôn – thành thị: Cuộc sống của công nhân may di cư tại Hà nội, Việt Nam (Nghiêm Liên Hương)
    • Các tổ chức phi quan phương trong làng – xã vùng châu thổ Bắc Bộ (Trường hợp Hội đồng niên) (Lương Hồng Quang)
    • Làng và quan hệ dòng họ của người Việt Nam Bộ (Ngô Văn Lệ)
    • “Giúp đỡ” và tương trợ trong cộng đồng làng quê ở miền Bắc Việt Nam: Quan hệ giữa tình đoàn kết và sự phụ thuộc (Olivier Tessier)
    • Mời cưới ở Hà Nội và quản lý các mối quan hệ (Alexander Soucy)
    • Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam (Lương Văn Hy (Hy V. Luong))
    Phần 3: TOÀN CẦU HÓA VÀ XUYÊN QUỐC GIA

    • Chuyển dịch trong thế giới Xã hội Chủ nghĩa: Xuất khẩu lao động và những trao đổi xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Đông Đức cũ (Christina Schwenkel)
    • Sự trở về của những người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc trải nghiệm xuyên quốc gia, nhận thức chính trị của người lao động và sự hợp tác khu vực Đông A (Suhong Chae)
    • Tìm hiểu ý nghĩa của chứng vô sinh ở Việt Nam đương đại thông qua khái niệm “Niềm hy vọng” (Melissa J. Pashigian)
    • Dịch chuyển xuyên quốc gia và bạo lực giới: Định vị những diễn ngôn về bạo hành gia đình ở Việt Nam (Lynn Kwiatkowski)
    • Kiến tạo HIV tại Việt Nam (Stephen McNally)
    • Tranh luận với quan niệm về hiện tượng xuyên quốc gia: Một vài nhận xét ban đầu về những nữ di dân người Việt lấy chồng ở Đài Loan và miền Nam Việt Nam (C. Julia Huang và Kuang-ting Chuang)
    Tập 2

    Phần 4: LỄ NGHI VÀ TÔN GIÁO

    • Tìm kiếm an toàn tinh thần trong xã hội Việt Nam đương đại (Oscar Salemink)
    • Đi lễ trong tín ngưỡng Tứ Phủ: Hình thành lại bản sắc địa phương và quốc gia ở miền Bắc Việt Nam đương đại (Claire CHAUVET)
    • Bệnh âm: chẩn đoán và chữa bệnh trong lên đồng của người Việt (Nguyễn Thị Hiền)
    • Với linh hồn người đã mất: Lễ gọi hồn và tạo dựng tính hiệu nghiệm qua lực ngôn hành (Kristen W. Endres)
    • Thẻ bài của người lính trên mũ Shaman – chiến tranh du kích về ký hiệu biểu trưng (Gabor Vargyas)
    • Những không gian thiêng: Một nghiên cứu thực địa về các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Việt Nam (Phạm Quỳnh Phương)
    • Tổ tiên được hình tượng ra như thế nào trên bàn thờ: Phân tích so sánh với các xã hội Đông Á khác (SUENARI Michio)
    • Tri thức bản địa về Shaman giáo trong các cộng đồng cư dân Việt, Khmer và Hoa tại Nam Bộ (Phan Thị Yến Tuyết )
    • Sự phát triển hệ thống tín ngưỡng của người Việt trong quá trình di cư về phương Nam: Nhìn từ tục thờ cúng cá Ông (Đinh Văn Hạnh )
    • Sáng tạo cá nhân và thần học của Phạm Công Tắc (Janet Hoskins)
    • Tiên tri và chính trị ở miền Nam Việt Nam: Từ Tam Tông Miếu đến đạo Cao Đài (Jérémy Jammes)
    • Một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng – tôn giáo truyền thống của người Chăm hiện nay ở Việt Nam (Thành Phần)
    • Chăm Bàni có phải là biến thái địa phương của Hồi Giáo? Một nghiên cứu về Hồi Giáo hóa và thuyết hỗn dung (syncretism) (Yasuko Yoshimoto)
    • Những chuyển đổi của Phật giáo Việt Nam thời hội nhập (Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh) (Trần Hồng Liên)
    Phần 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN TỘC, PHÁP LUẬT VÀ NHÀ NƯỚC

    • Bản sắc dân tộc kép của người Kơho ở Lâm Đồng (Phan Ngọc Chiến, Phạm Thanh Thôi)
    • Mối quan hệ giữa các dân tộc miền núi và hoàng gia Chăm Pa qua một vài tư liệu văn bản và điền dã về lao động và đất đai (SHINE Toshihiko)
    • Các đặc trưng văn hóa của người Mường: nghiên cứu so sánh văn hóa của người Mường với văn hóa của người Thái ở Việt Nam (Nguyễn Duy Thiệu)
    • Nghiên cứu những diễn ngôn về tri thức và tập quán địa phương trong quản lý môi trường ở miền núi Việt Nam: Nhìn từ quan điểm Nhân học (Christian Culas)
    • Tính chính trị của chữ viết ở một quốc gia đa ngôn ngữ: Trường hợp dân tộc Thái ở Việt Nam (Yukti Mukdawijitra)
    • Giáo dục ngôn ngữ cho các vùng dân tộc ít người ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn (Vũ Thị Thanh Hương)
    • “Họ nói đồng bào không biết quý sự học”: Những mâu thuẫn trong giáo dục ở vùng đa dân tộc Tây Nguyên Việt Nam (Trương Huyền Chi)
    Phần 6: TỰ SỰ VÀ KÝ ỨC

    • Chất độc màu da cam: Tự sự về nỗi đau, sống còn và trách nhiệm (Diane Niblack Fox)
    • Gia đình trí thức Hà Nội và thế giới Xã hội Chủ nghĩa rộng lớn: Một khảo sát Nhân học về những câu chuyện gia đình thời Hậu Thực dân (Susan Bayly)
    • Khôi phục lại giá trị của “Thời bao cấp” (1975-1986): Vật thể thường ngày, chủ thể và thời gian theo quan điểm Lịch sử - Dân tộc học (Ken MacLean)
    Phần 7: DI SẢN, VĂN BẢN, PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA

    • Một thế giới như nước: Bối cảnh và quá trình trong văn hóa Việt Nam (Neil Jamieson)
    • Khi làng vươn ra phố: Những xu hướng biến đổi văn hoá (Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ, Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) (Nguyễn Thị Phương Châm)
    • “Quê hương chùm khế câu đầu trong thơ”: Thơ của những người yêu thơ và xây dựng một cộng đồng đổi mới (Kate Jellema)
    • Tìm kiếm chỗ đứng trên sân khấu văn hóa thế giới: “Di sản văn hóa” lễ hội làng quan họ (Lauren Meeker)
    • Việc lưu truyền và sử dụng biên niên sử: Quám tố mướng của người Thái Đen (Kashinaga Masao)
    • Thầy thuốc và y học trong truyện cười Việt Nam (Nelly Krowokski)
    • 30. Sự “lăng phạm” trong truyện tiếu lâm Việt Nam (Nguyễn Tùng)
    • Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên và hát giao duyên của người Khơ-Mú (Frank Proschan)
    • Nhân học âm nhạc Việt? (Barley Norton)
    • Chữ Quốc ngữ đi tìm bút lông - một vài nhận xét về những tác động của việc thay đổi văn tự ở Việt Nam thông qua hiện tượng thư pháp chữ Quốc ngữ (Phan Phương Anh)
    Nguồn : Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

    Download (PDF):

    Quyển 1
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Quyển 2
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/21
  2. Gori709

    Gori709 Mầm non

    Bạn ơi cho mình xin. Không có quyền truy cập ạ.
     
  3. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Đã fix link quyển 1.
     
  4. duckhai2691

    duckhai2691 Lớp 3

    Bộ này tái bản lần thứ nhất 2019, có sửa chữa và bổ sung. In thành 5 tập, tất cả hơn 2500 trang.
     
    Moew Meow and angoc1234 like this.
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này