Sách scan Họ chiến đấu vì Tổ quốc - Mikhain Sôlôkhốp

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi Dr. No, 14/9/20.

Moderators: Zhiqiang
  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    [​IMG]


    MIKHAIN SÔLÔKHỐP

    HỌ CHIẾN ĐẤU VÌ TỔ QUỐC


    VĂN HỌC HIỆN ĐẠI NƯỚC NGOÀI

    VĂN HỌC XÔ VIẾT

    MIKHAIN SÔLÔKHỐP

    HỌ CHIẾN ĐẤU VÌ TỔ QUỐC

    (NHỮNG CHƯƠNG TIỂU THUYẾT)


    NGUYỄN DUY BÌNH dịch

    ANH TRÚC giới thiệu


    NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

    Hà Nội, 1983

    Dịch từ nguyên bản tiếng Nga

    TUYỂN TẬP MIKHAIN SÔLÔKHỐP tập 7 của NXB “Pravda” M 1975​

    LỜI GIỚI THIỆU

    Họ chiến đấu vì Tổ quốc của Mikhain Sôlôkhốp từ khi xuất hiện trên báo Sự thậtSao đỏ đến nay đã tròn bốn chục năm. Đó là những sự kiện mùa hè năm 1942 trên bờ sông Đông - một mùa hè bi đát của quân đội Xô-viết trên đường rút lui bảo toàn lực lượng.

    Có người gọi Họ chiến đấu vì Tổ quốc là lời xác nhận của nhà văn về một trong những thời điểm gay go nhất của cả cuộc chiến tranh, nếu không nói là của toàn bộ lịch sử đất nước Xô-viết. Lời xác nhận ấy chính xác tới mức không mấy ai tin rằng tác giả đã viết những chương tiểu thuyết này ngay trong những ngày khói lửa và cho công bố kịp thời vào những năm 1943-1944. Sôlôkhốp đã viết giữa lúc tất cả báo chí trên thế giới - cả kẻ thù lẫn đồng minh - đều ráo riết đưa những tin về bước tiến quân thắng lợi của Hítle: nào là quân đội Đức đã tới Kapkazơ, sắp ra tới bờ sông Vônga..., nào là các đơn vị quân đội Đức đã hẹn gặp nhau tại Maxcơva... Chính lúc ấy Sôlôkhốp lại nói qua miệng người lính: “Rồi chúng ta sẽ bước những bước nặng.... nặng đến mức đất dưới chân bọn Đức phải rung lên”. Bởi vậy, Họ chiến đấu vì Tổ quốc không những chỉ là sự thật về chiến tranh mà còn là niềm tin của người lính - niềm tin với chí căm thù đã giúp họ trụ nổi cái cao điểm không tên trên bờ sông Đông.

    Làm phóng viên của báo Sự thật, Sôlôkhốp đi rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là miền sông Đông, quê hương ông. Ông quan sát những con người ông đã gặp trong tòa soạn các báo quân đội, gặp bên những đống lửa ven đường hay gặp ngay trong các chiến hào. Ông chứng kiến bao cảnh ngộ và số phận, lắng nghe những câu chuyện tâm tình, nên chỉ một thời gian ngắn hình tượng khái quát về người chiến sĩ Xô-viết trong những giờ phút gian nan nhất đã trở thành nhân vật cho cuốn tiểu thuyết Họ chiến đấu vì Tổ quốc của ông.

    Trong những ngày cay đắng của năm 1941. ông đã viết Trên dòng sông Đông, Ở phía Nam và nhiều bài ký khác gửi cho báo Sự thật, sau đó là Khoa học căm thù (1942) mà N. Tikhônôp gọi là “Một truyện ngắn được đọc trong toàn quân”. Đó là câu chuyện thực của một chiến sĩ mặt trận từ một số phận cá nhân, riêng lẻ tác giả đã phân tích rồi khái quát lên thành một bài học đạo đức, nâng lên tầm suy tưởng cao đẹp về con người Nga kiên cường, dũng cảm. Câu chuyện đã làm xúc động tất cả những ai có lương tri trên trái đất...

    Từ Khoa học căm thù đến Họ chiến đấu vì Tổ quốc là cả một quá trình phân tích và tổng hợp để tìm ra cội nguồn của niềm tin và thắng lợi. “Vụt một cái Dơviaghinxép lao lên khỏi công sự, cả cái thân hình hộ pháp của anh bỗng trở nên nhẹ tênh, hầu như không có trọng lượng nữa, anh chộp lấy khẩu súng, lặng lẽ lao thẳng về phía trước, nghiến chặt hai hàm răng, gườm gườm cặp mắt không rời tên lính Đức gần nhất, cảm thấy toàn bộ trọng lượng khẩu súng lập tức dồn lên cả đầu lưỡi lê”. Đó là sức mạnh của căm thù. Chí căm thù của người lính Xô-viết chính là tình yêu cuộc sống của một dân tộc đang gánh chịu biết bao thảm họa, nó gắn liền với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và lòng tự hào. Chí căm thù ở đây bao hàm tất cả những gì là tình người. Tuy nhiên, trong Họ chiến đấu vì Tổ quốc đời lính, được mô tả trong mối quan hệ hài hòa: nếp sinh hoạt và chất anh hùng ca, đau thương và hy vọng, bi chen lẫn với hài. Họ vốn không phải là lính, trước khi làm lính, họ làm đủ mọi nghề: Kỹ sư canh nông Xtơrenxôp, thợ mỏ Lôpakhin, thợ lái máy liên hợp Dơviaghinxép... và trước khi làm lính số phận của họ chẳng ai giống ai.

    Ở họ, Sôlôkhốp chủ ý khai thác một cái chung: tâm hồn dân tộc.

    Đi trên cánh đồng lúa cháy sém, Dơviaghiuxép ngắt một nhánh lúa sống sót, đưa lên tận mắt nhìn: “Anh bạn yêu quý ơi, anh bị thiêu cháy đến thế này rồi à? Anh sực mùi khói hệt như một tên Xưgan... Cái bọn Đức khốn kiếp tim gan hóa đá đã làm cho bạn đến nông nôi này ư?” Và anh vò nhánh lúa trong lòng bàn tay, phủi sạch trấu “rồi dốc vào mồm, cẩn thận không để rơi lấy một hạt nhỏ”. Đó chính là cái tâm hồn Nga cần mẫn, yêu lao động và biết quý trọng những gì do lao động làm ra.

    Vậy mà họ đã bị đẩy lùi tới tận bờ sông Đông, bỏ lại phía sau biết bao ruộng đồng làng mạc. Trên con đường rút lui ngậm ngùi và hổ thẹn về phía đông, trong đó có cả trung đoàn 38. “Một trăm mười bảy người cả chiến sĩ và cán bộ, đó là tất cả quân số còn lại của cái trung đoàn bị đánh tả tơi trong những trận chiến đấu vừa qua” và chỉ huy trung đoàn lúc này là một đại úy, vậy mà vẫn “có một cái gì đó uy nghiêm và cảm động trong bước hành quân chậm chạp... trong bước chân đều đều của những con người bị kiệt sức vì chiến đấu, vì nóng bức, vì những đêm mất ngủ, vì những chặng đường dài, mà vẫn phải sẵn sàng triển khai đội hình và chiến đấu trong bất kỳ tình huống nào”.

    Rút lui, đó là sự thật, có điều là họ không rút lui như những kẻ chạy trốn, vừa lùi vừa đánh trả, tức là lúc nào họ cũng ở tư thế mặt giáp mặt với quân thù. Và tâm trạng người lính khi rút lui: “Nhìn trung đoàn rút lui với những gương mặt quen thuộc gầy rộc và đen xạm đi”, Nhikôlai Xtơrenxốp vội quay đi, “một tiếng nấc ngắn ngủi bất ngờ chặn lấy họng như cơn co thắt” và anh cúi đầu dấu đi những giọt nước mắt căm hờn.

    Chí căm thù không chỉ được hun đúc trong tâm hồn người lính mà còn thấm sâu trong lòng mọi người dân. Một bà cụ cũng có con ở ngoài mặt trận đã hét vào mặt Lôpakhin khi anh dại dột nói rằng bà chẳng dính dáng gì đến cái huy chương đeo trên ngực anh: “Này con chim ưng non của tôi này, có dính dáng tuốt cả đấy. Tôi nai lưng ra làm việc quần quật cho đến già, đóng thuế đầy đủ, giúp đỡ chính quyền, phải đâu là để bây giờ cho các anh chạy trốn, như một lũ điên...”.

    Phải rút lui giữa lúc bọn Đức đã áp sát ngay sau lưng, cái trung đoàn tan tác, mệt mỏi, nhưng vẫn giữ được lá quân kỳ ấy lại náo nức, vui hẳn lên khi được lệnh trụ lại để bảo vệ điểm vượt sông. Phải chăng đó là cái lãng mạn của chiến tranh?

    Cái khúc bi hùng của Sôlôkhốp bắt nguồn từ đây, từ cái chốt cao điểm không tên này và kết thúc khi Trung đoàn 38 rút nốt sang bên kia sông Đông với quân số vẻn vẹn là 27 người dưới sự chỉ huy của chuẩn úy Pôpơrisenkô.

    Trong Họ chiến đấu vì Tổ quốc, trong cảnh gian khổ của chiến trường, với cái đau nội tâm và cái đói mệt thể xác, người lính của Sôlôkhốp vẫn cười. Không thể không cười trước cái cảnh một chiến sĩ - Kôpưtốpxki - chiến đấu rất dũng cảm nhưng lại không biết bơi. Khi dúm người ít ỏi của trung đoàn phải lợi dụng đêm tối rút nốt sang bên kia sông, người hùng không biết bơi cứ băn khoăn trước cái chết vô tích sự, không tránh khỏi của mình. Anh tin rằng mình sẽ chết chìm nên hứa với bạn là sẽ tặng lại bộ đồ cạo râu quý giá của mình, nhưng khi nhìn thấy cái bè anh ta bèn cười xòa và tự rủa về cái tính nhẹ dạ: “Không, anh bạn thân mến ơi, bây giờ thì chính bản thân mình lại cần đến nó! Bây giờ thì mình lại sống rồi! Nhìn thấy bờ cứ như là được mẹ đẻ ra lần thứ hai vậy!” Khi an táng người cán bộ chỉ huy trung đoàn, nhân vật của ông vẫn nói đùa: “Này, thế là chúng mình đào xong cho trung úy cái đoạn chiến hào cuối cùng”.

    Tiếng cười không thành tiếng biểu hiện sức mạnh và tinh thần khỏe khoắn của một dân tộc, đó là cái chất hài của Sôlôkhốp. Cái bông phèng dân dã được chắt lọc qua ngòi bút nhà văn làm cho người đọc thấy rõ rằng đây là tiếng cười của niềm tin chiến thắng. Khi mô tả một chiến sĩ vóc người cũng vừa phải thôi nhưng lại phải “bắt bồ” với một chị nông trang viên đồ sộ như một bức tượng dài, Sôlôkhốp đã dùng những hình ảnh dân dã đắt vô giá: “- Bác không biết rận bé cắn càng đau sao?” Chính vì cái vị hài này mà ngay trong những ngày ảm đạm cuốn sách vẫn được các sĩ quan và binh lính chuyền tay nhau, và được các chính ủy và cán bộ tuyên truyền sử dụng như “cẩm nang” trong chiến tranh vốn rất ít cái đáng cười, mà con người lại cần tiếng cười hơn tiếng khóc. Nhưng tiếng cười của Sôlôkhốp là tiếng cười thấm qua lòng căm thù, thấm vào cái bi, vang lên trong những trận đánh đẫm máu, đượm trong những suy tư chín chắn của các chiến sĩ về cuộc sống, về cái chết và về số phận dân tộc.

    ***​

    Họ chiến đấu vì Tổ quốc” là cuốn tiểu thuyết thứ ba sau “Sông Đông êm đềm” và “Đất vỡ hoang”, năm 1963 đã được tác giả sửa lại và cho in vào tuyển tập, nhưng cho đến hôm nay vẫn còn nằm trong ý đồ tiểu thuyết bộ ba của ông. Nếu quyển đầu Họ chiến đấu vì Tổ quốc là những ngày rút lui cay đắng trên các thảo nguyên sông Đông, quyển hai là Stalingrat anh hùng, thì quyển ba biết đâu đấy chúng ta chả gặp những nhân vật này trên đất Ukrain giải phóng, thậm chí là là Béclin. Mặc dù cuốn sách cho đến nay vẫn mang cái phụ đề là “những chương tiểu thuyết” nhưng nó vẫn sống trong lòng nhân dân Liên Xô, vẫn vượt qua biên giới quốc gia đến với các dân tộc khác trên thế giới. Và cái gọi là “dở dang” không hề cản trở các nhà điện ảnh nổi tiếng như X.Bônđatsuk và V. Suksin... dựng thành phim.

    ***​

    Lần đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật thế giới người lao động và người lính được mô tả với tất cả những mặt phong phú của nó, thông qua các hình tượng và tính cách với cuộc sống tâm lý và đạo đức đầy đủ đến mức làm cho một loạt nhân vật của Sôlôkhốp trở thành bất tử. Ở ông tính kế thừa của văn học Nga được kết hợp với những thành tựu của nền tiểu thuyết hiện thực cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 để tìm ra những mối quan hệ mới giữa tinh thần và vật chất, giữa con người và thiên nhiên, trong đó con người, xã hội và thiên nhiên tất cả đều là những biểu hiện của dòng sáng tạo vô tận của cuộc sống.

    Công lao to lớn của M. Sôlôkhốp với nền văn học Xô-viết, nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa và cả nền nghệ thuật thế giới đã được ghi nhận bằng giải thưởng Nôben năm 1965.

    Trong buỗi lễ trao lặng giải thưởng, ông nói: “Phải nói một cách trung thực với người đọc, phải nói sự thật với mọi người - cái sự thật hiện thời còn cay nghiệt, nhưng bao giờ cũng đồng cảm, củng cố trong trái tim con người niềm tin vào tương lai, vào sức mạnh của mình có thể xây dựng được tương lai đó... Nghệ thuật có sức mạnh mãnh liệt tác động vào khối óc, trái tim con người. Tôi nghĩ rằng, ai hướng sức mạnh đó vào việc xây dựng cái đẹp trong lòng người, kẻ đó có quyền tự xưng là nghệ sĩ. Còn về chủ nghĩa hiện thực, cái vốn mang trong mình lý tưởng đổi mới cuộc sống, cải tạo cuộc sống vì lợi ích của con người. Tôi nói đây, tất nhiên là về chủ nghĩa hiện thực mà lúc này chúng ta đang gọi là xã hội chủ nghĩa. Nét độc đáo của nó ở chỗ nó thể hiện thế giới quan không chấp nhận cả tính trực quan lẫn thái độ thoát ly thực tiễn, kêu gọi đấu tranh cho sự tiến bộ của nhân loại, chỉ ra khả năng đạt tới những mục tiêu thiết thân với hàng triệu con người, chỉ cho họ con đường đấu tranh”.

    Với lý tưởng phục vụ nhân dân mình, ông tuyên bố: “Tôi đã thấy và hiện vẫn thấy rõ nhiệm vụ của mình với tư cách là một nhà văn là làm thế nào để tất cả những gì tôi đã viết và đang viết đều phục vụ nhân dân - người lao động, nhân dân - người xây dựng, nhân dân - người anh hùng, một dân tộc không tấn công ai, nhưng bao giờ cũng có đủ phẩm chất bảo về cái mà nó đã sáng tạo ra, bảo vệ tự do và danh dự của mình, bảo vệ quyền xây dựng một tương lai theo cách chọn của mình.

    Tôi muốn sách tôi giúp con người trở nên tốt đẹp hơn, với tâm hồn trong sáng hơn...”.

    Đọc Họ chiến đấu vì Tổ quốc không ai còn nghi ngờ rằng một dân tộc khi đã ý thức “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” thì không một kẻ thù nào đánh thắng nổi.

    Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 1983

    ANH TRÚC

    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. cassdcs

    cassdcs Lớp 1

    DOWNLOAD COMPLETED nhưng không thấy hiển thị nút SAVE để ghi tệp lại các bác ạ!
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Lưu luôn về tài khoản Mega của cá nhân ấy.

    upload_2020-9-14_20-52-46.png

    Còn nếu không, sau khi "hoàn thành"

    upload_2020-9-14_20-55-45.png

    thì trình duyệt sẽ tự down về máy (trên PC)

    upload_2020-9-14_20-56-20.png
     
    cassdcs thích bài này.
  4. cassdcs

    cassdcs Lớp 1

  5. JustSmile5786

    JustSmile5786 Lớp 1

    Hì định down mà thấy 180Mb nên oải quá. Dù sao cũng cám ơn bạn nhiều
     
  6. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đã tối ưu hóa rồi, chỉ còn 71MB thôi

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có thể làm bản pdf hình đen trắng dung lượng chỉ vài MB nhưng do điều kiện chụp ảnh khó khăn (chỉ có mỗi một cái đèn LED tròn chiếu sáng phòng) cho nên hình gốc hiện tại rất xấu, chuyển sang đen trắng có thể sẽ mất nét ở một phía.
     
    cassdcs thích bài này.
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Bản đen trắng 14.41MB, có một số trang in mờ bị mất một số nét, nhưng trên tổng thể đọc dễ hơn bản màu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    1600222448506.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/21
    minhnghenhac and cassdcs like this.
  9. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Trước bác có chia sẻ cuốn Vùng đất Xan-nhi-cop phải không? Giờ tìm không thấy đâu
     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Ở đây này:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    minhnghenhac and tudonald78 like this.
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có pdf ở đây nhé bạn.
     
    minhnghenhac thích bài này.
  12. HellOMCol

    HellOMCol Mầm non

    Vì các link kia die hết nên mình xin share bản mình tìm được:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    welcom1985 and angoc1234 like this.
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Hochiendauvitoquoc.jpg
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này