Thảo luận Hỏi bạn thích CỜ VUA?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi V/C, 3/12/17.

Moderators: amylee
  1. V/C

    V/C Mầm non

    Trong cờ vua, “thế cờ khai cuộc kiểu Roux” là thế gì?
    Bạn nào biết không?
     
    Trungndcit thích bài này.
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Sách dịch từ tiếng Pháp à? Dù hay viết về cờ vua nhưng từ bé đến giờ đây là lần đầu nghe tên khai cuộc này :D Con rồng, con nhím... thì biết chứ "Gu" thì chịu.
     
    Trungndcit thích bài này.
  3. V/C

    V/C Mầm non

    Em cũng thế, mới nghe lần đầu.
    Trong sách thì tác giả chú thích: Một thế chơi trong cờ vua!!!
    Dịch từ tiếng Anh.
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có khi nào là như Roux của Rubik không, kiểu đi 2 bên cánh trước như cách xoay 2 khối hai bên tay trước theo "Roux method" vậy.
     
  5. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Thường thì là Roux sẽ tên một kỳ thủ nào đó thôi :D, thế Roux là thế mà Roux hay chơi và nổi tiếng với thế đó.
     
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đang soát lại truyện "Chiếu hết" của Archer à? Chú ý là trong đó có một thuật ngữ dịch sai.

    "Stalemate" là hòa do (một bên) hết nước đi chứ không phải chiếu hết.

    Do đó đoạn này

    "...Ván đầu tiên của cô với ông chủ nhiệm cũ của chúng tôi kết thúc thế nào?”
    “Chiếu hết,” Amanda nói. “Nhưng mà tôi cho là ông ta chỉ muốn tỏ ra lịch thiệp.”
    “Lần trước tôi đấu với ông ấy cũng kết thúc ở nước chiếu hết,” tôi bảo cô.

    đúng ra phải là


    "...Ván đầu tiên của cô với ông chủ nhiệm cũ của chúng tôi kết thúc thế nào?”
    “Hòa do hết nước đi,” Amanda nói. “Nhưng mà tôi cho là ông ta chỉ muốn tỏ ra lịch thiệp.”
    “Lần trước tôi đấu với ông ấy cũng kết thúc hòa do hết nước,” tôi bảo cô.

    "Stalemate" xảy ra thường khi một bên mạnh dồn bên yếu hơn và để sót nên hết nước (hoặc bên mạnh bị bên yếu buộc đi một số nước dẫn đến hết nước phải chấp nhận hòa, ví dụ bên yếu thí quân) Đó mới giải thích tại sao ông chủ nhiệm cũ "tỏ ra lịch thiệp" (khi cờ ông ta hơn nhưng khiến cho cô này hết nước). Chứ còn "Chiếu hết" thì "tỏ ra lịch thiệp" chẳng có ý nghĩa gì cả.

    Thêm một lỗi dịch nữa
    "castling on my queen's side" dịch là "bị hở sườn phía bên quân hậu" là bố láo. Đó là "nhập thành cánh hậu" (tức nhập thành xa, vì vua nhập thành với con xe cánh hậu thì cách xa hơn con xe cánh vua nên gọi là nhập thành xa). Khi hai bên nhập thành khác phía (tức một bên cánh vua bên kia cánh hậu) thì dễ dẫn đến đôi công vì tốt tương ứng hai bên dễ tràn lên tấn công vua bên kia.

    Trong truyện này có nhắc đến khai cuộc Moscow và gambit Warsaw. Cái sau thì có chứ cái đầu không có đâu. Cho nên có thể tự tin rằng khai cuộc Roux là tác giả bịa ra đấy (chắc có ông bạn thân patzer tên là Roux :D ). Có thể chú thích là khai cuộc này do tác giả tự đặt tên.

    Đúng là có nhiều khai cuộc mang tên kỳ thủ, như Ruy Lopez, Philidor, Petrov... thậm chí một khai cuộc lởm khởm không ai sử dụng bao giờ cũng có tên Andersen; nhưng trong lý thuyết khai cuộc không có khai cuộc Roux và trong lịch sử cờ vua cũng không có ông nào nổi tiếng có tên Roux.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/17
  7. V/C

    V/C Mầm non

    Có hai ông dịch, một hay một bình.
    Thôi kệ, chú thích thế nào thì cứ để thế ấy.
    Như chú giải cho thế “phòng thủ Sicilian” đọc chả hiểu gì rồi (Một thế cờ khai cuộc trong cờ vua!!!). Để vậy cho long trọng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/17
  8. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Nếu bản dịch cũ thời chưa có internet thông cảm được, thời nay mà dịch thế thì phang cả bàn cờ gỗ mặt nó.
     
  9. Trungndcit

    Trungndcit Mầm non

    Mình mới tập chơi cờ vua, thấy có khai cuộc Rousseau Gambit (thí quân kiểu Pháp): 1.e4 e5 2.Nf3 Nc6 3.Bc4 f5 không biết có đúng như ông Roux này không:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    summer_bkarda thích bài này.
  10. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    :D Đúng rồi, cờ vua có cái trò hết nước, khác với cờ tướng :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này