Biên khảo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 5/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10


    Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
    Nhà xuất bản Giáo dục Hà nội 2000


    [​IMG]

    LỜI DẪN

    KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM,kể từ lần in thứ bảy, in cùng lúc trọn bộ cả năm tập. Rất tiếc, ở những lần in toàn vẹn này tác giả đã không còn được tự mình xem lại bản in thử, như ông đã từng làm việc đó một cách hứng thú và kiên trì trong sáu lần in lẻ tẻ từng tập trước đây. Tuy nhiên, từ sau khi tập V ra mắt (1982), thân phụ chúng tôi đã có dịp chỉnh lý kỹ cả năm tập, nhất là phần Tổng luận, nhằm chuẩn bị cho một lần in đầy đủ sau này. Chúng tôi cố gắng trung thành với những sửa chữa trực tiếp của ông, kể cả một đôi chỗ ông ủy thác cho tôi soát lại chút ít ít câu chữ, trong khi đọc bộ sách.
    Mặt khác, trong lần in thứ tư (1972), tác giả có một thay đổi đáng kể trong kết cấu cuốn sách của mình: ông bỏ đi 2 truyện và thay bằng 2 truyện khác để giữ nguyên số lượng 200 truyện. Cân nhắc kỹ lại trong lần in thứ bảy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa một truyện trong số đó trở lại bộ sách: truyện Giết chó khuyên chồng, số 50. Để bạn đọc dễ nhận ra truyện này đã được bỏ đi, chúng tôi đặt chữ số 50 đứng đầu tên truyện trong dấu [ ]. Tôn trọng ý nguyện của tác giả, các quy tắc viết hoa và phiên âm tên người, tên đất vẫn giữ nguyên như trong mấy lần in trước chứ không thay đổi. Tuy vậy, để giúp các nhà nghiên cứu có thể tra tìm nhanh chóng khối lượng tài liệu nước ngoài hết sức lớn mà tác giả đã tham khảo, ở các chú thích xuất xứ, bên cạnh tên người phiên âm trước đây chúng tôi có ký chú thêm nguyên văn, hoặc chuyển ngữ tiếng Pháp. Đối với tên một số dân tộc, hay một số địa danh trên thế giới được nhắc đến trong mục Khảo dị, nếu thấy cần thiết, chúng tôi cũng làm như vậy. Cuối bộ sách, chúng tôi còn thêm vào một Bảng tra cứu tên truyện sắp xếp theo trật tự a b c. Tất cả những việc này đều do các bạn bè thân thiết trong Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học góp sức thực hiện vào năm 1992.
    Xin ghi lại ở đây tình cảm biết ơn chân thành của gia đình tác giả. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã có nhã ý đưa Kho tàng truyện cổ tích Việt Namvào trường học, để bộ sách đến thẳng với một đối tượng đông đảo từ mấy thập kỷ nay vẫn là người bạn gần gũi của nó: học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên ngữ văn ở các trường đại học.
    Về mặt văn bản, có thể nói đây là bản in hoàn chỉnh nhất.

    Hà Nội, ngày 31 - XII - 1998
    Con trai tác giả
    Gs. NGUYỄN HUỆ CHI



    **************************


    Khổ sách: 16x24cm
    Số trang: 1858
    Hình thức: Bìa cứng
    Thành viên tham gia đánh máy: tuaans, Sepngo, ICT, kimdungjay, mxlc, samhaivan, jupiter_thp, hungnvkh, anhnguyet_hro, dinhrj, thuhuyendkh, maniac, apple25, nyo, autcungs, olive209, Ct.Ly (vnthuquan), duongmeister (vnthuquan), themilkyway84, L_N_C, linhlinhntda, gubyisme, qu4ngco, leengo và 4DHN.

    Soát lỗi: nguoimedocsach, tuaans, Foli, cnguyen, ICT.
    Tạo eBook: 4DHN
    Ngày hoàn thành: 18-8-2010

    Định dạng Scan pdf: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!
    ________________

    người post:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    nguồn TVE

    P.S Convert sang azw3 nhớ đổi css:

    .pcalibre:first-letter {
    color: #006;
    float: left;
    font-family: drop;
    font-size: 450%;
    line-height: 100%;
    margin: -0.5em 0.05em -0.5em 0
    }
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 14/7/21
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    [​IMG]

    Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
    Nguyễn Đổng Chi
    NXB Giáo Dục - 2000

    Download:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 10/7/16
    cfcbk, quovis, KienPham and 15 others like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Lại làm lại ebook này, có định dạng lại cho đẹp, vì nhúng hơi bị nhiều font nên ebook hơi nặng. Để có file azw3 các bạn dùng calibre convert file epub nhé, nó có dung lượng lớn quá không tiện đính lên đây. :D
     
    kaoaye, Heoconmtv and teacher.anh like this.
  4. V-C

    V-C Lớp 4

    Mà sao vẫn để biên khảo zậy? Không phải truyện đọc à?
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đọc chưa vậy? Nó gồm bộ sưu tập truyện của Nguyễn Đổng Chi và rất nhiều bài biên khảo cho bộ truyện đó. Phần biên khảo đó cũng rất công phu nên để ở tủ sách này là đúng. :D
     
    big_daddy and Heoconmtv like this.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bản mobi với epub ở #1 có phải là bản mới nhất không bác 4DHN (thấy số download < 10), nhưng sao tôi thấy đề "Last edited by a moderator: 22/10/14" vậy?
     
    Ngo Ha Quyen thích bài này.
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Phần khảo dị còn dài hơn phần truyện chính. Nói chung phần biên khảo đó để cho dân trong ngành (sinh viên, nghiên cứu sinh...) hơn là bạn đọc thông thường.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  8. V-C

    V-C Lớp 4

    Đã đọc đâu, thấy tiêu đề nên em đoán.
     
  9. V-C

    V-C Lớp 4

    Vậy là nhi đồng chỉ đọc được một nửa, nửa còn lại là dành cho người lớn.
     
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hồi bé tôi cũng nghiền hết cả 5 cuốn, tất nhiên chỉ đọc truyện chính thôi, khảo dị phần lớn bỏ qua. =))
     
    123phat, bipbip and Heoconmtv like this.
  11. V-C

    V-C Lớp 4

    Em thì không nhớ đã cày hết bộ này chưa, chứ hồi bé cũng đọc kha khá, vì hồi em đọc là đọc truyện mỏng nhiều tập, có hình màu minh họa, hay truyện tranh.
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi nhỏ tôi đọc nát cả 5 tập này,đọc cả khảo dị, dù nhiều chỗ không hiểu mấy.
    Có 1 cụm từ đến nay vẫn chưa hiểu là "nhà ngói, tường dắc"
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Truyện tranh thì không phải rồi (một số truyện cũng có chữ Kho tàng). Bộ này hồi xưa in thành 5 tập, bộ anh dùng cho dự án in thành 2 tập, (1858 trang, bìa cứng, in rất đẹp) nhưng vẫn ghi lại 5 tập đó, trong ebook anh cũng để nguyên luôn. 2 tập này có cái đặc biệt là số thứ tự trang tập 2 lại không bắt đầu từ 1 mà nối tiếp với tập 1. Hồi đó không có ý định làm dự án đâu, đầu tiên chỉ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[*], xong rồi nhiều người yêu cầu mở dự án thế là anh chụp ảnh và lập dự án.

    Hồi nhỏ nhà anh cũng có bản 5 tập và sau đó thất lạc hết. Đây cũng là một bộ sách gắn với tuổi thơ, còn nhớ hôm mua nó là đi với mẹ và nằng nặc đòi mẹ mua, cũng cày nát cả bộ. :D

    Sau này năm 200x (x<5), một lần đưa vợ đến nhà người quen ở ĐH Sư phạm HN, trong khi vợ vào nhà người ta, anh nhảy sang một hiệu sách nhỏ gần đó và thấy bộ này, hôm đó chưa mua vì không tiện vì rất nặng. Sau đó độ 1 tháng, chợt nhớ ra và quay lại thì vẫn còn, khi mua còn được bà chủ chiết khấu 20% vì bộ đó bày ở đó chẳng ai hỏi. Sau này khi bàn bạc để mở dự án thì rất nhiều người cũng muốn có 1 bộ và lúc đó mới thấy là đó là 1 bộ sách khá hiếm. Cũng có nhiều người muốn mua lại, nhưng tất nhiên là anh không bán rồi. :D

    [*] Tìm thấy trang này đăng lại 2 truyện đó, còn nguyên cái ảnh bìa chụp bằng điện thoại Nokia 6681. :D
    Tường dắc thì xem ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, cũng có mấy dòng nói đến tường dắc. Có lẽ người ta còn gọi đó là tường hoa: có ô trang trí và không cao lắm. Thường nhà giàu mới có loại tường này. :D

    6345420_orig.jpg
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi trước mấy năm mới xuất bản 1 tập chứ có liền 1 lúc đâu. Tập 5 xuất bản khoảng những năm đầu 1980 và là tập dày nhất nhưng giấy đen xì. Tập 2 in giấy trắng bóng rất đẹp...
    Tôi vẫn giữ bộ 5 tập này nhưng trừ tập 5 thì các tập khác rách nát, trang còn trang mất.
    Tường dắc có lẽ là tiếng địa phương của tác giả, miền Bắc toàn gọi là tường hoa. Đọc sách thì cũng hiểu mang máng, nhưng sau này chưa đọc thấy từ ấy ở tác phẩm nào khác nên cứ thắc mắc về nguồn gốc, ý nghĩa của từ.
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, nhớ rồi. Bộ 5 tập đó là mua ở nhà một ông chuyên bán sách cũ nên ông đó có đủ luôn 5 tập. Ông đó là nhà sách tư nhân duy nhất ở Cầu giấy, sau này thì không thấy bán nữa. Nhà tôi thì rất đông anh chị em nên sau này nhiều cuốn sách không rõ ai giữ nữa và nhà hồi đó cũng rất đông người ra vào nên chuyện thất lạc sách, băng nhạc rất hay xảy ra. Hồi đó còn có bà chuyên môn đi mua giấy vụn và vì bà ấy hay ngồi chơi với mẹ tôi nên có lúc nhặt được vài cuốn sách hay trong gánh giấy loại của bà ấy, đương nhiên là xin không được. :D Vẫn nhớ một cuốn là "Con số lẻ thứ 9" sau này cho bạn thời sinh viên mượn và thất lạc luôn trong KTX.
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bộ này tập 1 năm 1957, tập 5 năm 1982, như vậy là 25 năm, không biết có giữ kỷ lục trong làng sách nước nhà không? Tập 5 đúng là dày nhất nhưng tôi nhớ dễ đọc chứ có đen sì đâu nhỉ?

    Còn một (vài) năm 1 tập thì có thể kể bộ Nghìn lẻ một đêm trải từ đầu 198x đến 1988 thì phải, rồi bộ Tây du ký giấy đen vài tháng 1 tập.
     
    123phat thích bài này.
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đen so với các tập trước bác ạ. Tập 2 đẹp nhất.
    Tập 5 này đến 1/3 là khảo luận, phân tích nên dày.
    So sánh với giấy trắng bây giờ để thấy, ngày xưa có sách đọc là tốt lắm rồi, tranh nhau đọc đến nát cả sách.
    P11-07-16_17-05.jpg

    Nghìn lẻ một đêm thì 4 quyển đầu do 1 ông dịch từ 1 tác giả sưu tầm, đọc hay và sách cũng đẹp. 6 quyển sau do nhóm dịch, tác giả khác, giấy xấu, đọc chán hẳn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/7/16
    123phat and ngockq75 like this.
  18. V-C

    V-C Lớp 4

    Giờ tìm trọn bộ cũ cuốn này chắc không có, mà có chắc chẳng bán, chỉ có ăn trộm thì may ra.
    Cảm giác đọc sách cũ khác hẳn.
     
    QuangHai and Heoconmtv like this.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bộ của anh y hệt file scan pdf của bác Khỉ kìa. Bộ cũ từ 198x còn thiếu 1 số bài viết so với bộ này thì phải(???), nó là bộ tái bản có bổ sung. Sau bộ này nghe nói còn 1 bộ nữa còn thêm phần văn hóa Tây Nguyên nữa, tức là thêm nguyên tập 3 cho phần đó tựa đề của nó là: Những tác phẩm đoạt giải thưởng HCM - Nguyễn Đổng Chi. Cá nhân anh thích cái tên Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam hơn. :D
     
  20. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cuốn của bạn bị mất bìa à? Tôi nhớ tập 5 có cái bìa dày nhất (trong 5 cuốn) thì phải.

    Còn Nghìn lẻ một đêm thì chất lượng giấy thời đó (những năm 8x) lởm như nhau thôi, tồi nhất là mấy tập ở giữa (5, 7 gì đó). 4 tập đầu (Phan Quang dịch) thì giấy cũng chỉ khá hơn một chút. Hai tập cuối (9 10) in vào thời gian sau này (1988) thì giấy mới là trắng nhất.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này