Mỹ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu ? - Hội nghị bàn tròn. (tuanz)

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi vqsvietnam, 30/9/13.

Moderators: vqsvietnam
  1. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Website Talawas có tổ chức một thảo luận bàn tròn về "Mỹ thuật hiện đại Việt Nam", diễn ra vào khoảng cuối 2002 đến đầu 2003, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, phê bình, nghệ sĩ và kinh doanh trong và ngoài nước để soi sáng những khía cạnh khác nhau xung quanh chủ đề này.

    Thấy nội dung cũng có nhiều thú vị, nên tôi đã tải xuống và chuyển thành ebook để các bạn xem.
    _________

    Các thành viên bàn tròn gồm :

    Đào Mai Trang (Việt Nam), * 1976
    Biên tập viên phụ trách Mỹ thuật đương đại của tạp chí Văn hoá-Nghệ thuật, Hà Nội. Tốt nghiệp ngành Báo chí Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc)
    Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn học, âm nhạc, sân khấu và nghệ thuật tạo hình. Tuyển chọn, tổ chức và giới thiệu các triển lãm nhiếp ảnh, hội hoạ và điêu khắc tại Sydney, Úc. Viết và công bố một số tiểu luận nghiên cứu và phê bình về nghệ thuật tạo hình.

    Hussfeld, Birgit (Đức)
    Thạc sĩ ngành nhân học, tốt nghiệp Trung Quốc học và Việt học, làm việc nhiều năm tại Việt Nam, là tác giả của nhiều bài viết về văn học và nghệ thuật Việt Nam đương đại và một cuốn sách về tranh áp phích Việt Nam.

    Izu, Kaomi(Nhật), * 1960
    Chuyên viên tư vấn phát triển thị trường mỹ thuật. Làm việc cho một số gallery tại Nhật và Mỹ.

    Kraevskaia, Natalie (Nga, Việt Nam)
    Tiến sĩ ngôn ngữ học. Nghiên cứu và phê bình mỹ thuật. Giám đốc phòng tranh Salon Natasha tại Hà Nội. Tổ chức các triển lãm mỹ thuật đương đại Việt Nam tại Việt Nam và nước ngoài. Viết bài cho các báo Asian Art News, Art Asia Pacific, Focas, etc.

    Nguyên Hưng (Việt Nam), * 1962
    Chuyên viết phê bình mỹ thuật trên "Sài Gòn Giải phóng thứ Báy".
    Sách đã và sẽ xuất bản: "Hoạ sĩ, kẻ sáng tạo nên mình" (NXB Mỹ thuật, 2002); "Mỹ thuật Việt Nam ngày nay" (2003).
    Website: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguyễn Đại Giang (Canada), * 1944
    Họa sĩ. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Đại học Mỹ thuật Moscou. Từ 1992 định cư tại Mỹ, sau 7 năm tù tại Hà Nội do vượt biên. Sáng lập chủ nghĩa upsidedownism. Giải ba cuộc thi tranh quốc tế Seattle 1995; giải ba cuộc thi tranh quốc tế Thụy Điển "Những họa sĩ tài năng nhất" 1997; được đưa vào sách "500 founders of the 21st century" năm 2000. Danh hiệu "emerging artist" của vùng Tây Bắc Mỹ, 2001.

    Nguyễn Như Huy (Việt Nam), * 1971
    Hoạ sĩ. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 1996. Một số triển lãm chung và cá nhân. Viết về mỹ thuật và phỏng vấn họa sĩ, đăng trên báo "Văn hoá và Thể thao".

    Radulovic, Veronika (Đức)
    Nghệ sĩ. Giảng viên được mời của DAAD (tổ chức trao đổi hàn lâm của Đức) tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Một số triển lãm chung tại Hà Nội. Tổ chức trao đổi các nghệ sĩ Đức sang Việt Nam.
    Thiết kế triển lãm "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam" tại Bảo tàng Nghệ thuật sơn mài Münster (1995). Đồng thiết kế triển lãm "Gặp Việt Nam", Berlin (1998). Các dự án với Viện Goethe, Hà Nội. Làm việc tại Singapore và Đại học Mỹ thuật Lahthi, Phần Lan.
    Website: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Taylor, Nora (Mỹ)
    Giáo sư lịch sử mỹ thuật Đông Nam Á. Ph.D của trường Đại học Cornell về hội họa Hà Nội 1925-1995. Dự án nghiên cứu hiện nay: "The Globalization of Vietnamese Art". Sắp xuất bản: "Painter in Hanoi: Colonial Subjects to Global Objects" (University of Hawaii Press, 2003).

    Người điều phối và dẫn chương trình: Mai Chi (Talawas) với lời khai mạc :

    Lời khai mạc
    Xin chào các anh chị đến với bàn tròn Talawas với chủ đề "Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đang ở đâu?". Chúng ta muốn xem xét và soi sáng những khía cạnh khác nhau liên quan tới mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Lịch sử, tiềm năng, những vấn đề, môi trường xã hội và chính trị, chính sách văn hoá, môi trường đào tạo và bảo trợ, hệ thống kinh doanh và bảo tàng v.v… Chữ "ở đâu?" trong tiêu đề của bàn tròn cũng hàm ý chúng ta đặc biệt nhìn mỹ thuật Việt Nam trong tương quan thế giới. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có một tranh luận thẳng thắn, và hữu ích.

    Thành phần tham dự bàn tròn của chúng ta (xin xem thông tin gửi kèm), với sự cân bằng giữa người trong và ngoài nước, và sự có mặt của các giới khác nhau, theo tôi là lý tưởng. Có lẽ chỉ thiếu một cán bộ nhà nước làm bảo tàng hay chính sách văn hóa. Tuy nhiên, biết đâu người đó sẽ nằm trong số người đọc Talawas theo dõi bàn tròn này.

    Tôi xin thử tìm điểm xuất phát bằng một nhận xét.

    Trong những năm gần đây, sự hiện diện của các nghệ sĩ từ thế giới thứ ba trong phong cảnh bảo tàng và triển lãm quốc tế đã tăng lên đáng kể. Ví dụ cụ thể là tại triển lãm quốc tế documenta 11 ở Đức mùa hè vừa rồi (một trong những triển lãm lớn, quan trọng và uy tín nhất hiện nay), tới 45 trong số 115 nghệ sĩ được mời xuất thân ngoài châu Âu và Bắc Mỹ. Để so sánh: cách đây 5 năm, tại documenta 10, con số này là 20 trên 138. Tôi cho rằng ta không thể nói triển lãm này là "euro-centric", là "vọng phương Tây" được nữa. Tuy nhiên, Việt Nam, ngoài chị Trần Thị Minh Hà, người Việt sống ở Mỹ, với hai nhật ký video, một ghi chép ở Nhật, và một ghi chép ở châu Phi, không có ai tham dự triển lãm này. Trong khi đó, một số nước có điều kiện xã hội chính trị cũng như môi trường mỹ thuật mà tôi cho rằng giống ta, như Cuba, hoặc còn bị khó khăn và cô lập với bên ngoài hơn nữa, như Iran, xuất hiện rất hùng hồn. Ta có thể lý giải thế nào về việc chúng ta không có những cá nhân xuất hiện trên scene quốc tế. Chúng ta thực sự chưa đủ đặc sắc để "đá ở champion league", hay mỹ thuật Việt Nam, tuy mang nhiều bất ngờ trong mình, nhưng chưa gặp mốt, chưa được bộ máy mỹ thuật quốc tế phát hiện, và vì vậy, bị những người làm triển lãm (curator) bỏ rơi?


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. yttikoob

    yttikoob Mầm non

    Thanks bạn vì chia sẻ bổ ích :)
     
  3. golddragon

    golddragon Mầm non

    thanks bạn nhé :3
     
  4. nxan

    nxan Lớp 4

    Không biết bạn nào còn tài liệu này có thể upload lên lại được không, mình không thể vào mediafire down được, cảm ơn các bạn.
     
Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này