Rach3 - Martha Argerich (tambao)

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi vqsvietnam, 3/10/13.

Moderators: vqsvietnam
  1. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    [​IMG]

    Rach3 - Martha Argerich
    01 Rachmaninov Piano Concerto No3 In D Minor, Op. 30 - 1. Allegro Ma Non Tanto, Op. 23 M4A file 71MB
    02 Rachmaninov Piano Concerto No3 In D Minor, Op. 30 - 2. Intermezzo – Adagio M4A file 51MB
    03 Rachmaninov Piano Concerto No3 In D Minor, Op. 30 - 3. Finale - Alla Breve M4A file 69MB

    RACHMANINOV - MỘT THIÊN TÀI
    Sergey Vasilyevich Rachmaninov sinh ngày 1/4/1873 trong một gia đình quý tộc lâu đời ở vùng Semyonovo, nước Nga. Alexander Siloti - người học trò yêu của nhà soạn nhạc Hungary vĩ đại F.Liszt – là anh em họ của Rachmaninov, đã đưa cậu bé 12 tuổi này vào Nhạc viện Moscow. Rachmaninov có một trí nhớ âm nhạc kỳ lạ khiến giáo sư Taneyev, một nhà soạn nhạc tên tuổi, phải thốt lên rằng : “Chẳng kém Mozart !”. Rachmaninov vượt qua rất dễ dàng các kỳ thi của Nhạc viện với điểm 5+ và là trường hợp duy nhất trong lịch sử Nhạc viện Moscow được công nhận tốt nghiệp khoa Piano mà không cần thi. Chỉ mất 1 năm Rachmaninov đã hoàn thành giáo trình “sáng tác” 2 năm của Nhạc viện bằng opera 1 hồi Aleko phổ từ thơ Những người Digan của Puskin. Tác phầm này được công chúng trong Nhà hát lớn Moscow nồng nhiệt tung hô tại đêm công diễn đầu tiên.
    Mùa xuân năm 1897, thảm hoạ bất ngờ đổ xuống đầu nhà soạn nhạc trẻ đang thăng hoa. A.R.Glazunov với tình yêu và lòng mến mộ Rachmaninov đã trình bày Giao hưởng số 1 của ông trước công chúng St.Petesburg. Cần phải nói rằng nghệ thuật chỉ huy không phải là ưu điểm nổi trội của nhà soạn nhạc lỗi lạc này, nên giao hưởng của Rachmaninov bị đổ. Các nhà phê bình, đặc biệt là Cesar Cui, con ngựa đầu đàn trong lĩnh vực âm nhạc, xúm lại chê bai không tiếc lời. Rachmaninov mất tinh thần. Gần 3 năm trời ông gác bút không viết. Người kéo Rachmaninov ra khỏi “vũng lầy hờ hững” này là một nhân vật rất độc đáo – S. Mamontov - một nhà tư bản tài chính, một Mạnh Thường Quân của các hoạ sĩ, nhạc sĩ. Mùa đông năm 1898, ông mời Rachmaninov chỉ huy các vở opera trong nhà hát của ông. Rachmaninov trở thành một chỉ huy dàn nhạc kiệt xuất. Đến nỗi sau này thành danh, ông vẫn không biết gọi mình là gì - một nhà soạn nhạc vĩ đại, một nghệ sĩ piano tài hoa hay một nhà chỉ huy dàn nhạc lỗi lạc ? Lịch sử thì rất công bằng, nó ghi tên Rachmaninov vào sách vàng với cả 3 “nhà” như vậy. Nghệ thuật chỉ huy của ông không có nhiều những động tác “sân khấu” đẹp mắt, mà “tiết kiệm” đến mức tưởng như Rachmaninov chỉ đếm nhịp. Song quyền lực của ông trước dàn nhạc, trước khán giả là sự thống trị tuyệt đối.
    Ngày 27/10/1901, Rachmaninov đã đánh dấu sự “trở lại” của mình trong đêm công diễn tại Moscow bằng Concerto số 2 viết cho piano được dành tặng cho nhà thôi miên Nikolay Dahl, người đã nâng đỡ tâm hồn Rachmaninov trong thời gian khó vừa qua. Cùng với Concerto số 3 viết cho piano (viết năm 1909), một concerto đầy chất thơ tinh tế quyến rũ, kiệt tác này đã đưa Rachmaninov lên đài cao vinh quang thế giới như Concerto số 1 của Tchaikovsky, hay Concerto cho piano của E. Grieg.
    Năm 1906, Rachmaninov sang Đức, sống 5 năm ở Dresden, trong một ngôi nhà ven rừng gọi là Gartenvila. Tại đây ông viết Giao hưởng số 2 op.27 - một trong những tác phẩm đậm chất dân gian Nga nhất của Rachmaninov và giao hưởng thơ Đảo chết (The Isle of the Dead). Cũng giống nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại, Rachmaninov thường băn khoăn suy tư về số phận con người, cuộc sống – cái chết. Năm 1913, Rachmaninov viết giao hưởng thơ Những quả chuông (Bells) cho dàn nhạc, hợp xướng và người lĩnh xướng theo lời thơ của Edgar Poe, thể hiện tất cả ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi dày vò. Tiếng chuông bạc trong trẻo của mùa xuân, tiếng chiêng vàng trong hôn lễ, tiếng chuông đồng ầm ĩ lo âu và tiếng chuông sắt rền rĩ đau thương của tang lễ. Những quả chuông là một trong những đỉnh cao sáng tạo của nhà soạn nhạc Nga.
    Sau Cáchmạng tháng 10, Rachmaninov và gia đình sang Thuỵ Điển, Đan Mạch và sau đó là Mỹ. Ở đây suốt 10 năm ròng Rachmaninov ra mắt dân Mỹ như một nghệ sĩ piano hàng đầu thế giới. Mỗi buổi biểu diễn của ông là một sự kiện, Rachmaninov là một trong những người “trình bày” Liszt tinh tế nhất, lãng mạn nhất. Trở nên giàu có, song nỗi nhớ quê hương luôn day dứt, Rachmaninov - nhà soạn nhạc – im lặng trong 10 năm trường. Mãi năm 1927, Rachmaninov mới hoàn thành bản Concerto số 4 viết cho piano từ các phác thảo hồi còn ở Nga, 3 năm sau đó Rhapsody theo chủ đề của Paganini viết cho piano và dàn nhạc - một trong những kiệt tác của Rachmaninov – ra đời. Rhapsody gồm 24 biến tấu theo một giai điệu rất nổi tiếng trong Caprice cung La thứ của Paganini này có thể được xem như bản “Concerto số 5 viết cho piano” của Rachmaninov hoặc như một giao hưởng thơ. Rhapsody này có 3 chương. Chương đầu – 2 nhóm biến tấu. Nhóm 1 là sự phát triển chủ đề Paganini gợi hình tượng cây đàn violin huyền thoại. Tầm vóc khổng lồ của ông mỗi lúc một nổi bật hơn từ nơi thời gian xa xăm. Nhóm 2 dựa theo chủ đề về ngày phán xử cuối cùng Dies Irae của Kinh thánh. Hình tượng cái chết được thể hiện đơn giản mà độc đáo, không có nét bề ngoài nào làm kinh sợ, gắn liền với chất lãng mạn thần bí của những khái niệm trung cổ về “Ngày phán xử”. Chương 3, chủ đề Paganini phát triển mỗi lúc một năng động hơn và mang phong mạo anh hùng. Sự xuất hiện ở đoạn kết với chủ đề Dies Irae mạnh mẽ và hăm doạ, nhưng vẫn không thể ngăn được dòng chuyển động vùn vụt này. Rachmaninov khẳng định nghệ thuật và cuộc sống không thể bị huỷ hoại bởi sức mạnh của bóng tối.
    Những năm cuối đời, Rachmaninov còn bùng nổ với một loạt những kiệt tác khác : Biến tấu theo chủ đề của Corelli viết cho đàn piano solo, Giao hưởng số 3 – mang nặng nỗi buồn xa xứ của nhà soạn nhạc vĩ đại – và “khúc hát con thiên nga” của Rachmaninov – Những điệu nhảy giao hưởng (Symphonic Dances). Cũng giống như các tác phẩm cuối đời khác, Những điệu nhảy giao hưởng mang tính bi kịch sâu sắc. Khi thế chiến 2 bắt đầu, Rachmaninov tổ chức những buổi hoà nhạc gây quỹ cho Hội Chữ thập đỏ. Ông mang tới Sứ quán Liên Xô (cũ) tại New York ủng hộ những món tiền lớn. Vài ngày trước lễ kỷ niệm ngày sinh thứ 70 của mình (1943), Rachmaninov đã từ trần tại Beverly Hills, Carlifornia vì bệnh ung thư ./.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Concerto số 3 cho piano và dàn nhạc. Cung Rê thứ
    Tác phẩm số 30 (1909) tặng Goffman

    I- Allegro ma non tanto.
    II- Adagio
    III- Alla breve
    Biểu diễn lần đầu - ngày 28 tháng 11 năm 1909 ở New York
    Độc tấu - tác giả. Chỉ huy - Damrosch
    Concerto số 3, cũng như số 2, thuộc vào những tuyệt tác của kho tàng giao hưởng thế giới. Nó gần gũi với concert số 2 về ý đồ và cấu trúc của tác phẩm và các chương, nhưng khác biệt ở quy mô to lớn, mức độ căng thẳng của phát triển giao hưởng, kết cấu phong phú hơn, tinh vi hơn (nếu bản concerto số 2 theo lối cổ điển, thì bản số 3 - có phong cách Baroque (cầu kỳ - phong cách thịnh hành trong nghệ thuật ở Châu Âu thế kỷ 16-18 - ND) độc đáo trong nghệ thuật piano và, cái chủ yếu là - bức tranh tâm lý phức tạp hơn.
    Chương I. Concerto bắt đầu rất khác thường. Đàn piano cất tiếng hát khe khẽ một bài hát mộc mạc, chất phác và hơi buồn. "Tôi muốn - Rachmaninov viết - "hát" giai điệu trên đàn piano, như các ca sĩ hát". Giai điệu "trải dài ra như lối mòn trên đồng ruộng, không bịa đặt, không gán ép" (Axaphiev). Hòn ngọc quý thật sự của chất giai điệu Nga ấy vô cùng dung dị, nhưng chính trong tính chất tự nhiên không giả tạo ấy chứa đựng sức hấp dẫn mạnh mẽ và vẻ duyên dáng đặc biệt đáng yêu. Chủ đề hai dịu dàng, trìu mến, thân ái lúc đầu phát triển điềm tĩnh và khoáng đạt, nhưng sau đó tình cảm đã lôi cuốn tác giả, và trong cơn cảm hứng đã vượt tràn ra ngoài. Phần phát triển bắt đầu bằng nhắc lại chủ đề chính. Chậm chạp và liên tục, như đang leo lên núi, sự căng thẳng lớn dần. Âm vang của piano ngày càng đậm đặc, nền tảng âm nhạc mở rộng thêm. Và ở đây tác giả đưa vào "lời bạt" của người độc tấu, đã trở nên trung tâm của phần phát triển. Phần độc tấu đồ sộ và sôi nổi của piano, chứa đầy những hợp âm rộng rãi và chắc nịch, tạo nên sự lớn mạnh của kịch tính, làm ta quên là chỉ có mỗi một đàn piano đang biểu diễn. Những giai điệu trước được nhắc lại, nói đúng hơn, dư âm của những giai điệu ấy, những bóng lờ mờ của chúng là sự tương phản rõ rệt bên cạnh đoạn Cadenza như sấm dậy. Những "lời cuối cùng" lại được giành cho giai điệu chính, và chương I kết thúc bằng diminuendo tắt lịm dần
    Chủ đề điềm đạm - mơ mộng của chương II, được bọc bằng một mạng lưới rối rắm các giọng của dàn nhạc, xuất hiện trong y phục màu sắc sặc sỡ. Chủ đề chuyển từ dàn nhạc sang đàn piano và mỗi lần xuất hiện là mỗi lần biến dạng: suy tưởng tiếp đến tình cảm tích cực, cảm giác thoải mái và khoáng đãng. Một khúc Valse khéo léo, kỹ xảo thoáng hiện như ảo ảnh, nhẹ nhàng, trong suốt, quay về tình trạng ban đầu.
    Một đoạn Cadenza dẫn vào chương cuối, không khí âm nhạc thay đổi rõ rệt. Những hồi kèn kêu gọi của trompet, những hồi chuông tạo nên cảm giác lo âu hồi hộp, như trước một trận chiến đấu mới. Bước tiến nhanh sôi nổi của nhịp điệu cứng rắn, ý chí kiên quyết, mạnh mẽ, bền bỉ - đó là hình tượng chủ yếu của chương này. Chủ đề hai đột nhập vào vòng chuyển động một cách hách dịch rồi biến đổi ngay thành một giai điệu du dương, trữ tình. Cũng giống như trong bản concerto no. 2, giai điệu 3 lần đi qua, ba lần sóng cảm xúc trữ tình dâng cao. Và ở giữa đó là những đoạn có tính chất scherzo lao vút qua, thu hút sự chú ý bởi trò chơi nhịp điệu cầu kỳ - giống như con rối vui tính đang nhảy nhót, lục lạc kêu leng keng. Bắt đầu đoạn coda. Lần cuối cùng, trong niềm hân hoan thích thú và say mê, vang lên giai điệu vui mừng, hoan hỉ, tượng trưng cho sự toàn thắng của ánh sáng và niềm vui.”
    Apomethe
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Martha Argerich
    Một nghệ sĩ quá nổi tiếng và đầy cá tính và được mệnh danh là người phụ nữ có cánh tay của đàn ông. Bà gây ra scandal năm 1980 tại cuộc thi Chopin, bà Martha (đoạt giải Chopin năm 1965) đã bỏ về do bất đồng quan điểm với hội đồng giám khảo, sau đó bác Sơn nhà ta đoạt giải nhất. Năm 2005, bác Sơn là thành viên ban giám khảo cùng với bà Martha Argerich.
    Năm 1980, ở thủ đô Warsaw (Ba Lan), một “quả bom tấn” đã nổ ra tại International Frederick Chopin piano competition. Lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức của cuộc thi piano uy tín hàng đầu thế giới xảy ra chuyện bất đồng chính kiến dữ dội giữa nội bộ ban giám khảo. Martha Argerich, một thành viên của ban giám khảo đã giận dữ bỏ về giữa chừng để bảo vệ đến cùng sự lựa chọn của mình. Bà không chấp nhận nổi việc một tài năng piano trẻ là Ivo Pogorelic (Croatia) gây ấn tượng mạnh với bà lại bị loại ở vòng ba.
    Không phải đến khi “scandal” nổ ra, người ta mới biết đến nét quyết liệt và ngạo ngược trong tính cách của Martha Argerich. Nữ nghệ sỹ người Argentine này luôn bộc lộ sự khác biệt so với nhiều pianist tài năng khác cùng thời. Bà chỉ ghi âm và biểu diễn những tác phẩm mình yêu thích và vì thế, người ta cho rằng, bà hầu như là pianist duy nhất có khả năng đặt điều kiện cho thị trường âm nhạc. Có thể nhiều người khó chịu, thậm chí không chịu đựng nổi sự khác người của Martha Argerich nhưng đến khi lắng nghe bà trình diễn, tất cả đều bị chinh phục bởi nét độc đáo đến phi thường trong tiếng đàn của bà. Đến nay, Martha Argerich vẫn là một trong những nghệ sỹ hiếm hoi được so sánh với những pianist vĩ đại trong lịch sử với những bản thu âm các tác phẩm của Bach, Bartok, Beethoven, Brahms, Chopin, Falla, Franck, Hayden, Liszt, Paganini, Prokofiev, Rachmaninoff, Ravel, Schubert, Schumann và Tchaikovsky. Giới phê bình và cả người yêu nhạc cổ điển ngưỡng mộ các bản thu âm của Martha Argerich bởi chưa bao giờ họ thấy thiếu dấu ấn của tài năng trong đó. "Bất kỳ bản thu âm nào của Martha Argerich cũng đều đẹp như những viên ngọc quý," nhà phê bình âm nhạc Allen Linkowski đã viết trên tờ American Record Guide như vậy.
    Người ta thường so sánh bà với bậc thầy Vladimir Horowitz khi nhận ra sự tương đồng đến kinh ngạc về phong cách. Giống như Vladimir Horowitz, tiếng đàn của Martha Argerich luôn tràn đầy nguồn năng lượng không bao giờ vơi cạn và cả niềm xúc cảm mạnh mẽ. Bản thân Martha Argerich có thích thú với sự so sánh này không thì ít ai đoán biết được nhưng rõ ràng, Martha Argerich hết sức ngưỡng mộ vị phù thủy của cây đàn piano Vladimir Horowitz. Vì thế, lần đầu tiên được dự buổi hòa nhạc của Vladimir Horowitz vào tháng giêng năm 1987 đã để lại dấu ấn kỷ niệm không thể nào quên của bà. Tình cờ, đó cũng là buổi hòa nhạc đáng nhớ trong sự nghiệp của Vladimir Horowitz: sau 25 năm, ông mới biểu diễn cùng dàn nhạc. Ấn tượng về nghệ thuật biểu diễn của pianist huyền thoại, Martha Argerich đã tâm sự với bạn bè: “Sức mạnh biểu hiện trong những chùm âm thanh và cảm xúc mãnh liệt lạ thường từ nội tâm của Horowizt hết sức khủng khiếp. Tốc độ di chuyển trên các phím đàn của ông không thể tưởng tượng nổi. Và ông hoàn toàn làm chủ được tất cả. Tôi đã biết rất nhiều về nghệ thuật trình diễn của ông nhưng đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nhìn thấy ông trên sân khấu, được chứng kiến những gì người ta viết về ông đều là sự thật”. Lúc đó, Martha Argerich không ngờ rằng, sau này, các nhà phê bình âm nhạc lại so sánh bà với Vladimir Horowitz huyền thoại. Nhà phê bình Bob Cowan đã bình luận về buổi biểu diễn của bà tại Suminda Triphony Hall (Tokyo, Nhật Bản): “Argerich đã tạo ra những tiếng sấm trên phím đàn như Vladimir Horowitz đã từng làm cách đây 22 năm tại Carnegie Hall”. Sức mạnh kỳ diệu trong tiếng đàn Martha Argerich đã khiến nhiều người lầm tưởng đó là tiếng đàn của một nam nghệ sỹ. Sau khi lắng nghe Martha Argerich chơi qua sóng radio, bản thân Horowizt từng nhầm lẫn như vậy và tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi được biết sự thật. Giới phê bình âm nhạc thường so sánh bà và Maurizio Pollini, một nghệ sỹ piano xuất sắc, là cặp Tebaldi - Callas của cây đàn piano. Nghệ sỹ violon Gidon Kremer, một trong những người bạn thân thiết của Martha Argerich, đã từng trả lời câu hỏi “Ông có sợ hãi khi trình tấu cùng một phụ nữ chơi pinano với cánh tay của đàn ông không?” bằng một câu ngắn gọn: “Không bao giờ, bởi tôi có trái tim của một phụ nữ”.
    “Argerich đã tạo ra những tiếng sấm trên phím đàn như Vladimir Horowitz đã từng làm cách đây 22 năm tại Carnegie Hall”. (Nhà phê bình Bob Cowan)
    Để trở thành một nghệ sỹ nổi tiếng, Martha Argerich đã phải trải qua quá trình tập luyện hết sức khắc nghiệt từ lúc hơn 2 tuổi. Sau này, bà kể lại “Tôi không có nhiều thời gian chơi đùa như bất kỳ đứa trẻ nào”. Thầy giáo đầu tiên của Martha Argerich là Scaramuzzo, người sau này đã giúp đỡ cô bé 10 tuổi theo học nhiều nhân vật nổi tiếng. Đó là những người thầy ảnh hưởng đến con người nghệ sỹ của Martha Argerich như vợ Dinu Lipatti, Nikita Magaloff, Arturo Benedetti Michelangeli và đặc biệt là Friedrich Guida. Sau khi lắng nghe Martha Argerich chơi Bach và Schubert, Friedrich Guida mới quyết định nhận học trò. Theo học Friedrich Guida khi mới 12 tuổi, Argerich không chỉ phải rời Buenos Aires tới Vienna mà còn gặp thêm nhiều khó khăn về tài chính và cả vấn đề ngôn ngữ. Bố mẹ Martha Argerich không giàu có nhưng may mắn vận động được Đại sứ quán Argentina tại Vienna hỗ trợ kinh phí. Tuy vậy, khó khăn tiếp theo Martha Argerich gặp phải là ông thầy chỉ nói được tiếng Đức còn cô học trò lại chỉ biết tiếng Tây Ban Nha. Không có thứ ngôn ngữ trung gian nào, cả hai đều chọn giải pháp tốt nhất là bằng chính âm nhạc. Guida thường gọi thứ giao tiếp này là “chủ nghĩa lãng mạn”. Martha Argerich kể về buổi học đầu tiên tại Vienna (Áo): “Thầy Guida đã cố gắng truyền đạt về cảm xúc trong âm nhạc cho tôi nhưng lại không tìm được từ nào. Vì thế, ông đã túm lấy tôi và kéo vào nhà tắm, nhặt lên một miếng bọt biển đẫm nước rồi thấm lên mặt mình. Chỉ vào gương mặt đẫm nước của mình, ông ấy đã nói “Như vậy đấy, như vậy đấy!”. Điều khiến Martha Argerich cảm thấy thoải mái là Friedrich Guida luôn tạo không khí dân chủ giữa hai thầy trò và bà biết rằng, mình hết sức may mắn khi được thụ giáo người thầy như vậy. Chính Friedrich Guida thường tin rằng một nghệ sỹ ngoài tài năng cần phải có đôi chút ngạo mạn hoặc sự kiêu hãnh trong phong cách để đánh thức khán giả. Martha Argerich, người học trò xuất sắc của Friedrich Guida, dường như có đủ những nét tính cách ấy.
    Sự độc đáo trong tính cách của Martha Argerich không chỉ ảnh hưởng đến phong cách trình tấu piano mà còn đến cuộc sống riêng tư. Martha Argerich đã trải qua ba cuộc hôn nhân và hai trong ba cuộc hôn nhân, vị hôn phu của bà đều là những người nổi tiếng của giới âm nhạc. Martha Argerich đã kết hôn lần thứ hai với nhạc trưởng Thuỵ Sỹ Charles Dutoit và có nhiều buổi biểu diễn lẫn thu âm cùng nhau. Người chồng thứ ba của bà là pianist kiêm nhạc trưởng người Mỹ Stephen Kovacevich.
    Nguồn: tiasang.com.vn
    Theo (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Trân trọng giới thiệu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này