Kinh điển Ruồi trâu - Ethel Lilian Voynich

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi huynhnhukim, 2/10/13.

  1. huynhnhukim

    huynhnhukim Sinh viên năm II

    Ruồi trâu _ E.L.Voinítsơ

    "Tác giả là nữ sỹ Ê-ten Li-Li-an Vôi-nit-sơ _ Người Anh, thời thanh niên đã từng hoạt động cách mạng ở Nga và quốn tiểu thuyết của bà lại nói về những nhà hoạt động cách mạng bí mật ở Ý...
    ...Cuốn tiểu thuyết "Ruồi trâu", lấy bối cảnh lịch sử là phong trào cách mạng "Nước Ý trẻ". Vào những năm trước và sau 1948, những năm mà sử sách Châu Âu thường gọi là "mùa xuân của các dân tộc", cao trào cách mạng tràn lan khắp Châu Âu. Ở Ý, trước áp lực của phong trào quần chúng, đường lối chính trị của những người cầm đầu giáo hội La Mã làm ra bộ đi theo những nguyện vọng của nhân dân, hứa hẹn những cải cách giả dối. Trước chủ trương lừa bịp của bọn cầm quyền, trong nội bộ phong trào "Nước Ý trẻ" xảy ra những mâu thuẫn. Một mặt người ta thấy những ke cách mạng đầu lưỡi, nói suông, tán hão, ăn phải bả độc của bọn thống trị, sa lầy vào những vũng bùn của chủ nghĩa cải lương lừng chừng và chủ nghĩa yêu nước rỗng tuyếch, mơ hồ; nhưng mặt khác thì những đảng viên sáng suốt tích cực như Ruồi trâu, Giêma, Máctini, lại nhìn rõ bộ mặt xảo trá của kẻ thù, giữ vững lập trường kiên quyết cách mạng...
    ...Có thể nói lần đầu tiên trong văn học thế giới người ta thấy thể hiện rõ nét hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng đứng về phía quần chúng; ngang nhiên chống chọi với quân thù, kiên trì và bất khuất đầu tranh với cả bộ máy đàn áp khốc liệt của bọn thống trị. Cả những lúc bị tách biệt với bạn chiến đấu, cách biệt với quần chúng nhân dân là nguồn cổ vũ lớn lao của mình. Ruồi trâu đã thắng mọi thử thách khốc liệt nhất. Chính vì thế "Ruồi trâu" là cuốn tiểu thuyết về đức tin mới, đức tin của người cách mạng, lòng tin không gì lay chuyển nổi ở chân lý cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng mà mình đã chọn. Cuốn sách làm hăng say được bao nhiêu thế hệ thanh niên chính là ở chỗ làm cho chúng ta tin, tin nữa, tin thêm, tin không bờ bến ở vũ khí vô địch là tư tưởng nội tâm trong mỗi con người. Giá trị của tác phẩm "Ruồi trâu" theo chúng tôi nghĩ chủ yếu là ở chỗ đó.
    Ở "Ruồi trâu" con đường đi đến chân lý để gửi vào đấy tất cả lòng tin sắt đá của mình thật là chua xót. Anh vốn là một cậu sinh viên Áctơ Bơntơn - đến với cách mạng với tấm lòng rất trong trắng và ngây thơ nữa. Anh sẵn sàng hiến dâng tất cả đời mình cho khẩu hiệu vì tôn giáo và vì nhân dân. Anh những tưởng đứng về phía tôn giáo là đứng về phía nhân dân. Đấy cũng là ảo tưởng của nhiều nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa và dân chủ tư sản ở Châu Âu trong nửa đầu thế kỷ XIX. Nhưng vừa chạm với thực tế, ảo tưởng của cậu sinh viên Áctơ đã tan tành, nát vụn. Anh thấy anh bị lừa dối suốt đời. Rồi trong bước đường luân lạc, Áctơ sa xuống tận đáy xã hội, nếm đủ mọi cảnh lầm than cực nhục. Như anh có lần kể lại với người yêu của lòng anh: "Chính tôi đã rơi xuống địa ngục thật sự; nhưng chính từ đấy tôi cũng thoát khỏi sự mê tín vào một hỏa ngục tưởng tượng". Từ đấy, anh càng thấy rõ phải vì nhân dân mà chống lại không mệt mỏi, không thương tiếc hệ thống tôn giáo là kẻ thù tư tưởng của anh...."

    Người post: pagekum
    Nguồn TVE

     

    Các file đính kèm:

  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Ruồi Trâu
    NXB Hội Nhà Văn 2003
    Ethel Lilian Voynich
    Dịch: Hà Ngọc
    376 Trang


    Lần đầu tiên tôi đọc Ruồi trâu là vào 1 buổi chiều tối (bấy giờ tôi đang là sinh viên khoa văn) khi tôi gấp cuốn sách lại thì ánh bình minh cũng đã “thức dậy” từ lúc nào. Có nhiều cuốn sách mà tôi say mê nhưng ít có cuốn nào có thể hấp dẫn tôi đến vậy, tới bây giờ cuốn “Ruồi trâu” tôi đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần.

    Nếu ai đó đánh giá sách, “đo lường” mức hấp dẫn của sách qua “tiêu đề” tác phẩm thì hẳn sẽ bỏ qua mất 1 tuyệt tác văn chương đấy, bởi cái tên “Ruồi trâu” chẳng thể nào gợi lên 1 xúc cảm nào (tôi cũng đã từng cầm cuốn sách lên với cái vẻ chán chường để rồi bị mê hoặc ngay ở những trang văn đầu tiên) “ Ác-tơ đi ngang qua phòng với dáng đi mềm mại lúc nào cũng khiến cho người nhà thấy như bị trêu tức. Vóc người nhỏ nhắn, mảnh khảnh, anh giống chân dung của một chàng trai Ý ở thế kỷ 16 hơn là thanh niên… mọi vẻ nơi anh đều quá sắc sảo, như được chạm trổ”.

    “Ruồi trâu” là một câu chuyện bi thảm, tác phẩm được lấy bối ảnh từ phong trào cách mạng “nước Ý trẻ”, tuy nhiên nó không hề khô khan như đề tài của nó. Ở “Ruồi trâu” có cả chiến tranh, có tình yêu và lòng thù hận, tất cả được nhà văn Ê.L.Vôi-nít-sơ bằng ngòi bút của mình đẩy đến tận cùng của những cảm xúc, người đọc thấy được sự khốc liệt của chiến tranh, thấy được cái say đắm nồng nàn của tình yêu và thấy được sự dằn vặt day dứt khôn nguôi của lòng thù hận - tất cả đan xen với nhau trong tâm hồn của cậu sinh viên Ác-tơ - cũng là một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Những trang văn viết về cuộc gặp gỡ của hai cha con Ác-tơ và Môntaneli trước khi Ác-tơ bị đưa ra tòa án binh có thể nói là những trang văn làm xé lòng người đọc, người đọc thấy được nỗi đau của “Ruồi trâu” khi anh đấu tranh trong vô vọng để dành giật lại người cha từ bàn tay của Chúa, để rồi anh phải thốt lên “Cha ơi, lúc nào con cũng yêu cha, lúc nào con cũng yêu! Con yêu cha ngay cả lúc cha giết con trước kia! Lẽ nào bây giờ cha lại giết con lần nữa hay sao?”

    Với Ê.L.Vôi-nit-sơ “Ruồi trâu” là tác phẩm đầu tay của bà nhưng cũng là tác phẩm của cả cuộc đời nhà văn, bóng dáng “Ruồi trâu” dường như bao trùm lên cả cuộc đời viết văn của bà, để rồi những tác phẩm về sau chỉ là sự nối tiếp của “Ruồi trâu”. Ngay cả chính nhà văn cũng không thể tưởng tượng được rằng “Ruồi trâu” lại có sức sống mãnh liệt như vậy.

    THÔNG TIN BÊN LỀ:

    Trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy, nhân vật chính Pavel đã đọc cuốn Ruồi trâu cho tất cả đồng chí của mình cùng nghe và chia sẻ tình cảm ngưỡng mộ với Ruồi trâu - một con người đã sống vì lý tưởng cách mạng: "Câu chuyện bi thảm thật. Ai mà tưởng tượng được có những con người bản lĩnh như thế trên đời này. Một con người thường không thể chịu cực hình đến độ ấy. Nhưng khi người ấy vì lý tưởng mà chiến đấu thì nhất định giữ vững được tinh thần". Và ở Ruồi trâu, con đường đi đến chân lý để gửi vào đấy tất cả lòng tin sắt đá của mình rất gian truân và cay đắng...

    BẢN PDF cho bạn nào cần:
    Download:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Storm, Phuong.ptt, quan286 and 42 others like this.
  3. June

    June Lớp 4

    Đọc truyện này hồi năm 2 đại học, lúc vẫn còn ở ký túc xá. Bắt đầu đọc lúc 6 h chiều và lúc gập sách lại là tầm 6-7h sáng hôm sau. Khóc suốt trong lúc đọc. Có những câu trích dẫn không thể quên vì nỗi đau và sự thật tới mức không thể thật hơn ẩn trong nó.
     
  4. Sakura2k7

    Sakura2k7 Banned

    Mình cũng tình cờ lượm được cuốn này hồi năm hai đại học. Rồi cũng bị mê mẫn. Lý tưởng và tình yêu. Khổ nhiều vậy sao...
     
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ruồi Trâu file mobi và azw3
     

    Các file đính kèm:

  6. Sophia

    Sophia Sinh viên năm IV

    Mình gửi thêm 1 bản đẹp do bên Stent làm
     

    Các file đính kèm:

    Bui Son, quan286, Sisyphus and 15 others like this.
  7. denisjehan

    denisjehan Lớp 3

    rất hay
     

    Các file đính kèm:

  8. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bản epub chỉnh lại từ prc của chủ topic (vì bản dịch này hay hơn), đã dọn code rác, chỉnh lại chú thích, mục lục:

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 11/10/20
  9. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    File prc của bạn @huynhnhukim là bản dịch của dịch giả nào vậy nhỉ? mình thấy khác bản dịch của Hà Ngọc.
     
  10. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Tiểu thuyết này thuộc dạng "ngôn tình" thế kỷ 19, mô típ tương tự như Bá Tước Monte Cristo. Đọc truyện thấy mỗi tính cách cá nhân của Ruồi Trâu là có vài đoạn được miêu tả khá hay.
    Phần hay nhất tại sao Arthur thành Ruồi Trâu thì tác giả chỉ tả lướt qua, riêng đoạn này thành viết thành một series phiêu lưu có khi lại hay hơn. Có lẽ đoạn này hơi nhạt làm truyện từ đó mãi đến lúc khởi nghĩa thì mới lại thấy có chút lôi cuốn.

    Bối cảnh TK19 đang là cuộc CMCN lần I, bản thân chồng của tác giả là một người làm chính trị ở Balan, nếu ko nhớ nhầm, bà Lilian hình như ko tham gia CM gì cả. Truyện có nội dung "CM nhân dân" chống chính quyền xâm lược tàn bạo, lại thêm chống Giáo Hội đồi bại, nên được phổ biến ở các nước xhcn trước kia,riêng LX đã được in tới 50 triệu bản, dể hiểu?

    Ở phương Tây thì không phổ biến mấy, trong các list sách,tiểu thuyết kinh điển của phương Tây ko có tiểu thuyết này đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/1/19
  11. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11



    @hoalienbao đã nhớ nhầm rất nhiều điều, bà Ethel Boole sinh năm 1864 (cuối thế kỷ 19) viết cuốn The Gadfly năm 1897 thì không thể là ngôn tình thế kỷ 18 được. Và như vậy CMCN này là lần thứ 2 (cuối TK19 đến đầu TK20).

    Chồng của bà, Michał Habdank-Wojnicz là một nhà cách mạng người Ba Lan (chứ không phải chỉ là nhà chính trị), đã từng trốn khỏi trại tù Siberia.

    Bản thân bà là thành viên của nhóm cách mạng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link từ 1887 đến 1889 ở St. Petersburg. Sau khi trở về London, bà hoạt động trong nhóm ủng hộ cách mạng, cùng với Kravchinski sáng lập Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, giúp biên tập báo Free Russia. Thế thì không thể nói bà hoàn toàn không tham gia CM gì cả.
     
  12. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Vâng em đã nhớ nhầm thời gian,tiểu sử của tác giả, đọc wiki lướt nên cũng quên, khi viết ko check lại. Cám ơn bác đã sửa giúp. Bối cảnh cách mạng dù sao cũng chỉ làm nền cho nội dung chủ yếu về số phận các nhân vật, nên mới nói một câu chuyện tình yêu và số phận được tóm là "ngôn tình", gọi cho vui thôi không có ý gì. Dù sao tác phẩm có có số phận riêng và được sự lựa chọn của nhiều độc giả.
     
    Thuỳ Đặng Thị thích bài này.
  13. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    .
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/20
    vinaguy, hoangtuna, vthuy and 2 others like this.
  14. Bạn @hoalienbao nói rất đúng, tuy được viết bằng tiếng Anh và xuất bản lần đầu tiên ở Hoa Kỳ rồi tới Anh Quốc nhưng “The Gadfly” hoàn toàn không được biết tới. Cho tới bây giờ, nó vẫn không chiếm được một chỗ đứng khiêm nhường nào trong cái list “books of all time” của các nước phát triển.

    [​IMG]

    Vài điều thú vị về “The Gadfly” và tác giả Ethel Lilian Voynich:

    1. Dù “Ruồi Trâu” bán hơn 5 triệu ấn bản, được coi như “kinh thánh” ở Liên Xô, TQ và các nước xhcn nhưng bà Ethel đã không hề biết tới cái "legendary status" của mình. Năm 1955, khi Liên Xô biết tác giả của “Ruồi Trâu” còn sống, tờ Pravda, tờ báo chính thức của đảng cộng sản Liên Xô đã hân hoan thông báo “sự sống dậy” của bà nhưng tiền bản quyền thì mãi tới khi ông Adlai Edwin Stevenson, ứng cử viên tổng thống Mỹ sang Moscow đòi dùm, bà mới nhận được. Hehe.

    2. Tuy được Liên Xô thương tiếc như một “anh hùng vị quốc”, bà Ethel đã sống và chết ở New York như một người vô danh.

    3. Tuy là sách gối đầu giường của các đồng chí trong phong trào Cách Mạng Văn Hóa Trung Hoa, nhưng khi thanh thế của Mao Trạch Đông đã vững vàng, “Ruồi Trâu” lại trở thành sách bị cấm. Vì Mao e ngại cuốn sách sẽ lại tạo sức mạnh cho các
    chăng? :D

    [​IMG]

    4. Tuy vợ chồng nhà Voynich đã sang Nga để hỗ trợ cho phong trào cách mạng nhưng năm 1914 lại trở về sống yên ổn ở New York cho đến khi qua đời. (Whyyyy?)

    5. Mẹ bà Ethel chính là cháu của người đã khám phá ra ngọn núi Everest. Tuy nhiên, cô gái Ethel lại có khuynh hướng cường điệu.

    [​IMG]

    6. Chi tiết thú vị nhất là: cuộc đời của Arthur Burton giống một cách kỳ lạ với cuộc đời hoạt động của ông Sigmund Rosenblum (còn được biết dưới tên Sidney Reilly), người mà bà Ethel đã có một đoạn tình mê đắm sau khi cuộc hôn nhân ngắn ngủi với ông Wilfrid Voynich (Michał Habdank-Wojnicz) chấm dứt. Ông Sigmund cũng là người mà tác giả Ian Fleming đã lấy làm biểu mẫu để viết loạt truyện James Bond 007. Như chúng ta đã biết, ông Signumd (và nhân vật James Bond) đã dành cả cuộc đời để chống lại.....cộng sản. :D

    [​IMG]
    “Thép đã tôi thế đấy” được viết lấy cảm hứng từ “Ruồi Trâu”. Nói một cách khác, “ruồi đã tạo nên thép” hay “thép có là nhờ ruồi” :).

    [​IMG]

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/1/19
  15. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Tôi đồ nếu 10 năm trước mà tôi đọc cuốn này, hay cuốn "Thép đã tôi thế đấy" thì chắc chắn tôi cũng sẽ xúc động trước số phận các nhân vật trong truyện vì cống hiến cuộc đời họ cho lý tưởng cao đẹp. Tuổi trẻ ai cũng có nhiệt huyết cống hiến và khát khao rung động,dù có lúc mù quáng :).
    Giờ vẫn còn rung động nhưng nhiệt huyết lý tưởng đã tự cho trôi sông.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/10/19
    Thuỳ Đặng Thị thích bài này.
  16. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Còn file scanned pdf không @Heoconmtv ? Link FShare hỏng rồi.
     
  17. Tôi đọc cuốn này khi còn trẻ ,mới xong đại học nên với nhiệt huyết của tuổi trẻ tôi cũng mê những ý tưởng yêu nước ,nuôi dưỡng chân thiện mỹ của các nhân vật.Cảm nhận những nỗi đau của họ....
    Tôi nghĩ cuốn sách này cũng làm cho mình nghĩ nên nuôi dưỡng những điều tốt đẹp trong lòng yêu nước,lý tưởng ,sự trong sáng trong cuộc sống.
     

Chia sẻ trang này