1B2W W Thăng Long Thành Hoài Cổ - (Bà Huyện Thanh Quan).

Thảo luận trong 'Hai tuần một tác phẩm' bắt đầu bởi tducchau, 27/11/15.

  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

    (BÀ HUYỆN THANH QUAN)​

    Hoài cổ là nét tình cảm rất đặc trưng của thơ trung đại Trung Quốc và Việt Nam. Biết bao nhiêu nhà thơ lấy hoài cổ làm đề tài. Bởi lòng người gắn bó với những giá trị đã mất, mà đối với quá khứ người ta không làm đổi thay được gì ngoài chút lòng hoài niệm.

    Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh,người làng Nghi Tàm (Hà Nội ngày nay), chồng bà là người làng Nguyệt Áng (cũng thuộc Hà Nội ngày nay), nhưng làm quan ở huyện Thanh Quan (Thái Bình). Bà sinh ra trong thời Nguyễn nhưng do quê Bắc Hà mà lòng lưu luyến đế đô không bao giờ nguôi. Thăng Long là đất đế đô từ đời Lý, đến thời Lê - Trịnh lại càng lộng lẫy, nguy nga. Theo sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cho biết chúa Trịnh có hành cung gọi là Bắc cung, có ao Long Trì, ngày lễ tiết trang hoàng lộng lẫy, ăn chơi xa xỉ. Phạm Đình Hổ trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link còn cho biết chúa Trịnh Sâm thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các ly cung trên Tây Hồ. Đình đài xây dựng liên tục. Chúa ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ... Cảnh tượng thật là xa xỉ. Cảnh hành cung dãi dầu gợi cho Bà Huyện cảm xúc về hưng phế, tang thương.

    Bài thơ này mở đầu bằng câu hỏi:

    Tạo hóa gây chi cuộc hý trường?
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

    Tạo hóa được coi là đứa trẻ, thì cuộc đời là trò chơi, sân chơi của nó, đến nay đã bao nhiêu năm. Thời gian trôi nhanh trong hai chữ 'thấm thoắt'. Quá khứ phồn hoa, huy hoàng nay chỉ còn trong dấu tích:

    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

    Cỏ đã mọc trên lối xưa xe ngựa đi về và nền cũ lâu đài chỉ còn bóng nắng chiều soi tới. Hồn và bóng lờ mờ hư ảo trong tâm tưởng.

    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương.

    Hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa rất khéo nói về nỗi đau trước bao nhiêu biến đổi. Đá cứng chai lỳ chịu đựng, còn nưóc gợn sóng như cau mặt. Nếu hai câu trên nói về cảnh thì hai câu này đã nói tới lòng người chịu đựng, phản ứng yếu đuối:

    Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

    Sự đổi thay trong 'mấy tinh sương' cũng là bóng hình đổi thay theo gương cũ và sự đau lòng đứt ruột cũng có ý vị muôn thuở. Xét về ý nghĩa bài thơ mới đọc thấy không có gì thật mới mẻ, đột xuất, song bài thơ được lưu truyền rộng rãi, hầu như ai cũng thuộc. Nét độc đáo của nó có thể là mấy điểm sau:

    Đó là vì bài thơ thể hiện tập trung cảm giác buồn đau trước mọi biến đổi làm tiêu tan các giá trị đời sống. Khác với bài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đầy ắp cảm giác không gian, bài thơ này đầy ắp cảm giác thời gian, câu nào cũng có dấu hiệu thời gian. Hình bóng quá khứ hiện hình trong hư ảnh gợi niềm thương cảm. Còn thời gian là một cỗ máy biến dịch tàn nhẫn đối với mọi sự nghiệp. Nó chứng tỏ nhà thơ thật nặng lòng với quá khứ, nặng lòng với triều đại nhà Lê đã qua, một triều đại từng có nhiều công nghiệp rực rỡ, huy hoàng.

    Điều thứ hai là bài thơ đạt đến mức độ trau chuốt một cách cổ điển. Từ ngữ phần nhiều trang nhã, hai chữ cuối mỗi câu đều là từ Hán Việt, gợi những nét nghĩa cao quý mơ hồ. Âm điệu chuẩn mực, niêm luật tề chỉnh, réo rắt, cứ ngân nga mãi lên trong tâm trí, tạo thành khúc nhạc của u hoài...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/15
    teacher.anh and lichan like this.

Chia sẻ trang này