Thơ Việt Thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam <1000QSV1TVB #0091>

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Thu VO, 10/11/17.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0091 Thi ca cham biem va trao long Viet Nam.PNG

    Tên sách :THI CA CHÂM BIẾM và TRÀO LỘNG VIỆT NAM
    Tác giả : HOÀNG-TRỌNG-THƯỢC
    Nhà xuất bản : Nhà sách KHAI-TRÍ, 62, Lê-Lợi – SAIGON
    Năm xuất bản : I969
    -----------------
    Đánh máy : Thuận Nguyễn 1088, lovelysnake289, haracubicu, satsukiphan, blacktulip161, Nhân Lê, je_ry, kind2016, Thế Vinh, Mỹ Trinh 2688, winter_winterlight
    Kiểm tra chính tả : Quyên Phạm, Nguyễn Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Hường, Đặng Minh Ánh, Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 09/11/2017

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả HOÀNG-TRỌNG-THƯỢC
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc.

    Ghi chú của nhóm thực hiện ebook :

    Nhằm lưu giữ lại những vết tích của sách xưa, nhóm thực hiện ebook này sao y bản chính :

    - những chữ có chính tả khác với chính tả thời nay, ví dụ : run rết, theo rỏi, tưng bừng rộn rịp, nước mắt ràn rụa, rạt rào, rông rài, trăm chìu...

    - hoặc những chữ có dấu hỏi và dấu ngã khác với cách viết ngày nay như : giúp đở, chẵng giàu chẵng sang...

    - và cách dùng I thay vì 1, ví dụ : I969.

    MỤC LỤC

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    NGUYỄN-BIỂU, NGUYỄN-MINH-TRIẾT, TRẠNG QUỲNH tức NGUYỄN-QUỲNH, NGUYỄN-GIA-THIỀU, ĐẶNG-ĐỨC-SIÊU, PHẠM-THÁI, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, PHẠM-ĐÌNH-HỔ, NGUYỄN-CÔNG-TRỨ, VŨ-DUY-THANH,HUỲNH-MẪN-ĐẠT, BÙI-HỮU-NGHĨA, NGUYỄN-HÀM-NINH, NGUYỄN-ĐÌNH-CHIỂU, Cuộc bút chiến giữa TÔN-THỌ-TƯỜNG và PHAN-VĂN-TRỊ, TÔN-THỌ-TƯỜNG, PHAN-VĂN-TRỊ, CAO-BÁ-QUÁT, TỰ-ĐỨC, ONG-ÍCH-KHIÊM, NGUYỄN–KHUYẾN, DƯƠNG-KHUÊ, TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, NGUYỄN-HỮU-HUÂN, HỌC-LẠC, NHIÊU-TÂM, LÊ-LƯỢNG-THỂ, TÔN-THẤT-DIỆM, TÔN-THẤT-MỸ, CHU-MẠNH-TRINH, LÊ-TRUNG-ĐÌNH, SƯƠNG-NGUYỆT-ANH, TRẦN-CAO-VÂN, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, TRẦN-TẾ-XƯƠNG, PHAN-CHÂU-TRINH, PHAN-ĐIỆN, HUỲNH-THÚC-KHÁNG, CAO-THỊ-NGỌC-ANH, NGUYỄN-QUANG-DIÊU, NGUYỄN–KHOA–VY, PHẠM-ỨNG–THUẦN, PHAN-KHÔI, NGUYỄN-KHẮC-HIẾU, PHAN-VĂN-HY, NGUYỄN-ĐỀ, NHƯ-KHÔNG, TÚ-MỠ, NGUYỄN-TRỌNG-CẨN, ĐẠM-NGUYÊN, ĐÔNG-XUYÊN, NGUYỄN-ĐÔN-DƯ, HƯƠNG-THỦY, ĐỒ-PHỒN, PHAN-MINH-PHỤ, CAO-XUÂN-ĐẰNG, TÚ QUỲ tức HUỲNH-QUỲ, BA-GIAI, HỒ-BIỂU-CHÁNH, NGUYỄN-VĂN-TRỊ, PHẠM-NHƯ-XƯƠNG, VÕ-LIÊM-SƠN, LÊ-ĐẠI, TỪ-DIỄN-ĐỒNG, NGUYỄN-HỮU-CHU, NGUYỄN-HỒ-TRỪU, VÕ-THÁI, VÕ-KHOA, ĐỈNH-TRAI, NGUYỄN-AN-CƯ, TRẦN-VĂN-TÂM, NGUYỄN-SĨ-GIÁC, ĐỒNG-GIANG,

    THƠ TRÀO-PHÚNG SÁNG-TÁC TRONG TÙ
    THI-SĨ VÔ DANH
    CA-DAO TRÀO-PHÚNG
    I. - CA-DAO CHÂM-BIẾM
    II. – CA-DAO TRÀO LỘNG​

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/11/17
    nhan van, phieumien, nhaque and 18 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA
    Trào phúng là một tình tự cố hữu của người Việt-Nam, tồn tại qua bao nhiêu đời, ăn sâu vào con người sống trên mảnh đất này, và đã thành một dân-tộc tính. Cũng nhờ truyền thống dân tộc đó, nhờ tinh thần trào phúng mà con người Việt luôn luôn vẫn duy trì được bản sắc nòi giống qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi của đất nước trước những nguy cơ đô hộ, đồng hóa, tiêu diệt.

    Tinh thần trào phúng là một lợi khí sắc bén giúp cho con người Việt vui vẻ, tin tưởng, phấn đấu. Tiếng cười ở ngoài đời đã chuyển sang địa hạt nghệ-thuật, kết tinh nên một kho tàng vô giá của dân tộc : văn chương trào-phúng Việt-Nam.

    Văn chương trào phúng Việt-Nam tập hợp tất cả những tiếng cười tiêu biểu của các tầng lớp xã-hội : từ tiếng cười hồn nhiên, chất phác của người nông dân đến tiếng cười mỉa mai, sâu sắc của kẻ sĩ. Những tiếng cười đã kích áp bức, giễu cợt giả dối, châm biếm hủ lậu, chê bai gian-tà… những tiếng cười ấy xuất phát từ một tư tưởng lạc quan, một tinh thần phê phán, trào lộng để sửa đổi, đả phá để xây dựng, cười cợt để giáo dục, đấu tranh. Dưới hình thức văn chương, những tiếng cười ấy nhằm vào các đối tượng thường thấy trong xã-hội : bọn cướp nước, bọn tay sai của giặc, bọn quan lại thối nát, bọn cường hào ác bá, bọn giầu sang xu thời, hãnh tiến, bọn đội lốt tu hành, dị đoan mê tín, bọn đồi phong bại tục, bọn đạo đức giả…

    Văn chương trào phúng do đó mà hết sức phong phú, mang nhiều hình trạng, nhưng tựu trung vẫn là biểu lộ một tinh thần dân tộc, nói lên thái độ của tác-giả trước những cảnh nhân tình thế thái, những trò đảo điên ở đời.

    Những tác-giả của văn-chương trào phúng, có tên tuổi hoặc vô danh, đều thường bộc lộ tiếng cười của mình bằng cách nói xa xôi kín đáo (ám dụ), nói thẳng (tả chân), nói ngay chính mình để giễu đời (tự trào).

    «THI CA CHÂM BIẾM và TRÀO LỘNG VIỆT NAM», mà ông Hoàng-trọng-Thược đã nhiều công sưu tập, gom góp được những phần tiêu biểu nhất và giá-trị nhất từ xưa tới nay về tiếng cười trào lộng của dân tộc.

    Soạn-giả lại khéo trình bày thêm phần chú dẫn, xuất xứ của nhiều bài thơ, khiến người đọc càng thích thú thêm trong khi thưởng thức giá trị nổi bật của ý nghĩa tiếng cười trong thơ.

    Đang lúc chúng ta sống giữa một thời kỳ hỗn độn, quay cuồng, căng thẳng, những tiếng cười trong «THI CA CHÂM BIẾM và TRÀO LỘNG VIỆT NAM» chắc chắn đem lại cho người đọc những giây phút sảng khoái, thích thúc, đồng thời làm cho chúng ta càng tin tưởng và tự hào ở sức mạnh tinh thần của dân tộc.

    Sàigòn cuối Xuân I969 NHÂN VĂN
     
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ lâu, tôi đã sưu tầm được nhiều thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam, từ xưa đến nay và từ Nam chí Bắc. Nay tôi chọn lọc lại những bài mà tôi cho là tiêu biểu nhất cho loại thi ca nầy, và in thành sách để cống hiến độc giả.

    Trước hết, về những bài được biết tên tác-giả, tôi sắp xếp theo thứ tự thời gian, nghĩa là theo năm sinh của tác-giả mà tôi ghi lại Tiểu sử một cách vắn tắt.

    Tiếp theo đó là các bài mà tôi chỉ biết tên hay biệt hiệu mà thôi, chứ không biết rõ tiểu-sử tác giả.

    Rồi mới đến các bài mà tôi không rõ tác-giả là ai, nên tôi xếp vào mục vô danh.

    Bài thơ nào mà tôi biết được xuất-xứ (bài thơ nào mà chẳng có lịch-sử của nó), thì tôi cố gắng kể lại giai thoại để cho việc thưởng thức bài thơ thêm phần hứng thú.

    Có nhiều bài thơ cần phải chú thích, chú dẫn, thì mới rõ cái hay, cái thâm thúy của thơ. Nhưng cũng có bài, nếu giải thích quá rõ ràng, thì mất hết cái hay, cái ý nhị của thơ, cho nên tôi để cho độc giả tự tìm ra cái «ý tại ngôn ngoại» của câu thơ hay của bài thơ, thì mới thấy hứng thú. Cái hay đặc biệt của thi ca Việt-Nam là ở chỗ đó.

    Sau hết, tôi ghi lại một số ca dao, có tính cách châm biếm hay trào lộng, là tiếng nói hồn nhiên và chất phác của lớp người bình dân trong xã-hội Việt-Nam.

    Tôi vẫn biết việc sưu tầm và gom góp những thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam, tản mát trong không-gian và chìm lắng trong thời-gian, là cả một công trình to tát, muốn cho được đầy đủ, phải do nhiều người thực hiện và đòi hỏi rất nhiều công phu và thời giờ. Cho nên cuốn sách nhỏ mà hôm nay tôi cho ra mắt độc-giả, chỉ là một đóng góp nhỏ mọn vào công cuộc to tát ấy mà thôi, không khỏi có nhiều thiếu sót hoặc sơ xuất. Vì vậy, xin bạn đọc niệm tình lượng thứ cho những khuyết điểm ấy, tôi xin muôn vàn cảm tạ.

    Mùa Xuân năm Kỷ Dậu I969
    HOÀNG TRỌNG THƯỢC
     
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này