Tô Đông Pha - Những phương trời viễn mộng

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 2/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Xin được giới thiệu cùng các bạn một cuốn sách hay của Nhà thơ Tuệ Sĩ viết về Tô Đông Pha: "Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng". Cuốn sách được in năm 1970. Nguyễn Hiến Lê cũng có cuốn "Tô Đông Pha" xuất bản trước năm 1975. Nguyễn Hiến Lê viết về Tô Đông Pha qua cái nhìn của một học giả và Tuệ Sĩ viết về Tô Đông Pha là một nhà thơ viết về một nhà thơ.
    Do không biết gõ chữ Hán nên tôi không thể nào đưa phần nguyên tác chữ Hán vào được.
    Ngoài ra tôi thấy tôi làm ebook này không được đẹp, nhất là phần chú thích. Nếu bạn nào thích tác phẩm này, xin PM, tôi sẽ xin được gửi bản word để chỉnh sữa và làm ebook đẹp hơn để chia sẻ cùng anh chị em
    Chân thành.
    TTK
    ---------------------------------

    Tô Ðông Pha

    Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha cư sĩ. Ông là người có tài nhất trong số bát đại gia(1) của Trung Hoa (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII), khoáng đạt nhất, tư tưởng và tính tình cũng phứt tạp nhất.

    Ông sanh năm 1037 (có sách nói là 1036), mất năm 1101. Hồi 10 tuổi, cha là Tô Tuân đi du học bốn phương; mẹ, họ Trình, dạy ông học. Khi nghe giảng về truyện Phạm Bàng(2), ông khái nhiên hỏi mẹ: "Con sau này được như Phạm Bàng, mẹ có chịu khổng". Bà mẹ đáp: "Con mà được như Phạm Bàng thì mẹ sao lại không làm được như mẹ Bàng?"

    Mới mười lăm mười sáu tuổi ông đã thông kinh sử, rất thích đọc sách của Giả Nghị và Lục Chí). Như vậy ta thấy ông rất trọng đạo Nho và có chí giúp nước. Nhưng khi đọc sách Trang Tử, ông lại bảo: "Trước kia tôi có ý kiến, nhưng chưa diễn ra được; nay đọc sách này, hợp ý tôi quá." Tính tình ông phức tạp, mâu thuẫn ở điểm đó; suốt đời ông chịu ảnh hưởng cả Nho, lẫn Lão và Phật nữa, nhờ vậy mà tâm hồn ông khoáng đạt, tuy trong hoạn đồ chìm nổi nhiều phen mà không có giọng ai oán như Giả Nghị, Liễu Tôn Nguyên, vẫn mỉa mai ngạo đời được. Cũng nhờ vậy mà văn ông siêu thoát, có nhiều vẻ hơn các nhà khác.

    Năm 21 tuổi ông đậu Tiến sĩ, nhờ bài Hình thưởng trung hậu chi chí luận (bài này Âu Dương Tu rất thưởng thức, ngờ là của Tăng Củng làm nên không lấy ông khôi nguyên mà hạ xuống á nguyên).
    Ông lãnh chức Chủ bạ Phúc Xương rồi làm quan luôn ba chục năm, nhưng chìm nổi bất thường, một phần vì ông có giọng mỉa mai, hay làm thơ châm biếm về chính trị, nên ít người ưa; một phần vì ông đứng vào phe cựu đảng của Tư Mã Quang, nên khi tân đảng của Vương An Thạch lên cầm quyền thì ông bị biếm ra những châu quận ở ngoài.

    Ông làm Thông phán ở Hàng Châu, rồi chuyển qua Mật Châu, Từ Châu, Hồ Châu; có hồi vì chê bai tân pháp mà bị giam bào ngục, rồi biếm đi Hoàng Châu, làm chức Đoàn luyện phó sứ. Ở Hoàng Châu, ông cùng các ông lão nhà quê ngao du sơn thủy, cất nhà ở một sườn núi phía đông (đông pha), rồi lấy hiệu là Đông Pha Cư Sĩ (do đó người đời sau gọi ông là Tô Đông Pha).

    Năm 1085, vua Triết Tôn lên ngôi, Thái Hoàng Thái hậu đương chính, bỏ chính sách của Vương An Thạch, dùng cựu đảng, ông được gọi về kinh, nhận chức Trung thư xá nhân, rồi chức Hàn lâm học sĩ kiêm Thị độc học sĩ, nhưng không được lâu, rồi lại bị đổi ra Hàng Châu, Dĩnh Châu, Định Châu cũng vì tánh hay châm biếm.

    Năm 1093, vua Triết Tôn mới thực cầm quyền, lại dùng tân đảng, và hoạn đồ của ông càng trắc trở, bị biếm hai ba lần, có lần tới Quỳnh Châu (nay là đảo Hải Nam). Sống tịch mịch, già cả mà vất vả, phải cất lấy nhà mà ở, thuốc thang không có, đành viết sách để tiêu khiến. Năm 1100, vua Huy Tôn lên ngôi, ông được đại xá, về lục địa, năm sao mất ở Thường Chậu

    Ông ở trong phái thủ cựu, không ưa những cải cách mạnh bạo của Vương An Thạch, khi luận về chính trị thường giữ đạo trung hoà, không cầu gấp thành công, cứ bình tĩnh đợi sự tình biến đổi mà đối phó. Ông viết những bài Tần Thủy Hoàng luận, Thương Ưởng luận, mượn cổ mà chê kim, có ý so sánh chính sách của Vương An Thạch với chính sách của Tần Thủy Hoàng, của Thương Ưởng, bảo chính sách đó dùng ít thì hại ít, càng dùng nhiều càng hại nhiều.

    Tuy nhiên ông không phải là cổ hủ, rất lo đến kinh tế, võ bị, lập một kế hoạch di dân, đề nghị nuôi binh ở trong dân (thời bình thì là nông dân, nhưng luyện tập quân sự để thời loạn thì thành lính), ông lại thực hiện được công việc khơi sông ở Từ Châu, công việc đắp đê ở Hàng Châu, làm lợi cho nông dân rất nhiều. Đê đó mang tên ông (Tô đê), trồng đào liễu ở hai bên, rất ngoạn mục.

    Ông sáng tác được 4000 bài thơ, 300 bài từ, tản văn rất nhiều bày hay (như Phóng Hạc đình kí, Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú...v.v...) Tác phẩm ông lưu lại có bộ Đông Pha văn tập 60 quyển, bộ Đông Pha thi tập 25 quyển, bộ Đông Pha từ 1 quyển, bộ Cửu Trì bút kí 2 quyển, bộ Đông Pha chí lâm 5 quyển. Ngoài ra, vâng lời dặn dò của cha lúc lâm chung, ông viết tiếp cuốn Dịch truyện mà cha bỏ giở, rồi viết thêm những cuốn: Luận ngữ thuyết, Thư truyện để truyền bá đạo Khổng. Văn nhân đương thời rất trọng ông, và coi ông là người nối gót Âu Dương Tu trên văn đàn.

    Ông vì chịu ảnh hưởng của Lão, Trang, nên văn ông như hành vân lưu thủy, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu một sự trói buột nào cả (như bài Siêu nhiên đình kí, Phóng hạc đình kí và nhất là bài Tiền Xích Bích phú).
    Chẳng những văn ông hay, thơ ông tuyệt mà vẽ cũng khéo, viết chữ cũng tài, ông lại thông cả âm nhạc nữa. Thực là một thiên tài trác việt.
    Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Hoa hiện nay, rất trọng ông, cho rằng văn ông càng về già càng bình dị, sâu sắc, viết một cuốn kể đời ông, tức cuốn The gay genius - Life and times of Su Tungpo.

    Chú Thích:
    (1) Bát đại gia gồm có Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân (cha Tô Thức), Tô Thức, Tô Triệt (em Tô Thức), Vương An Thạch và Tăng Củng.

    (2) Một danh tướng đời Đông Hán, có công dẹp rợ Khương. Khi ở Ký Châu giặc nổi lên, ông hiên ngang lên xe tới dẹp; giặc nghe tin ông tới, giải tán ngay.

    Source: nhanmonquan.net

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Posted by trantrakhuc
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này