Nhận định Thảo luận Triết lý khắc kỷ của Marcus Aurelius

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi hoangnam551994, 6/11/13.

Moderators: Cát Cát
  1. hoangnam551994

    hoangnam551994 Mầm non

    Marcus Aurelius Antoninus Augustus[notes 1], cũng viết là Marc-Aurèle[3] (Ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị quốc từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180. Ông từ là Tổng tài của đế quốc La Mã vào năm 140.[4] Kể từ thiếu thời, ông đã được học kỹ về triết học,[5] và sau này, ông được vị minh quân Antoninus Pius chọn làm con nuôi để thừa kế ngai vàng.[6] Sau khi Antoninus Pius qua đời, ông là đồng Hoàng đế của Lucius Verus từ năm 161 cho đến khi Hoàng đế Lucius mất năm 169. Về cuối đời, ông đồng trị vì với Hoàng đế Commodus - con trai của ông, cho đến khi ông tạ thế.[7] Ông là vị Hoàng đế thứ 16 của Đế quốc La Mã (nếu tính luôn cả bốn ông vua trị vì ngắn ngủi trong Năm Tứ đế),[8] là vị Hoàng đế cuối cùng trong thời đại Ngũ hiền đế, và cũng được xem là một trong những nhà hiền triết kiệt xuất của trường phái Khắc Kỷ.[9]

    Là một người chiến binh, ông đã xây dựng Đế quốc La Mã cường thịnh.[10] Dưới triều đại lâu dài của vua Marcus Aurelius, Quân đội La Mã phải vào sinh ra tử chinh chiến chống Đế quốc Parthia đang phục hưng, và chống nhau với các bộ lạc man tộc German dọc theo biến giới phía Bắc Limes Germanicus - những người đã tiến vào xứ Gaule và vượt qua sông Danube. Những chiến binh tinh nhuệ của ông đã kéo rốc đến châu Á, đánh thắng quân Parthia và chiếm lĩnh được cả thành Ctesiphon là kinh đô của người Parthia.[11][12] Trong khi đó, ở phương Bắc, nhà vua trở thành "nhà chinh phạt của giặc rợ German" nhờ thân chinh khởi binh đại phá tan tác man tộc German vào năm 172.[13] Ở phía Đông Đế quốc, một viên thống soái của Quân đội La Mã là Avidus Cassius - dù đã lập nên nhiều chiến công cho ông - khởi binh làm loạn vào năm 175 giữa lúc nhà vua đang súy nữa tiến đánh người German.[14][15] Ông đã truyền lệnh cho tướng sĩ thẳng tay dập tắt cuộc phản loạn, và bản thân Avidus Cassius cũng bị tiêu diệt.[16]

    Là một vị Hoàng đế tài cao học rộng[17], ông đã ban hành nhiều cải cách.[10] Tác phẩm "Suy ngẫm", được Hoàng đế Marcus Aurelius thân hành ngự bút viết trong trong những năm tháng binh lửa từ năm 170 đến năm 180 (bằng tiếng Hy Lạp), được xem là một tác phẩm kinh điển của triết học Khắc kỷ, về trách nhiệm và sự phục vụ của chính quyền. Qua cuốn sách này, chúng ta biết rằng ông đã tiếp nhận tư tưởng của nhà văn hào Platon về một ông vua - hiền triết như thế nào?[18] Và chúng ta cũng biết được về cuộc sống nội tâm của bậc đại minh quân La Mã.[19] Nhờ đó, ông trở thành một vị vua - hiền triết mẫu mực, dù rằng ông bách chiến bách thắng trong những cuộc binh đao.[20][21] Dù ông là một vị vua nhân đạo chủ nghĩa, ông xem Ki-tô giáo là kẻ thù của Đế quốc La Mã.[22] Sau khi Hoàng đế Marcus Aurelius qua đời, thời kỳ Ngũ hiền đế chấm dứt.]

    Bạn nào muốn nghiên cứu về triết lý của ông thì mình cùng tìm hiểu. Thân.
     
    Last edited by a moderator: 10/9/17
  2. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Mình chuyển chủ đề của bạn @hoangnam551994 sang mục "trao đổi và thảo luận" cho đúng chỗ nhé.
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tác phẩm suy ngẫm có bản tiếng Việt hay được xuất bản chưa?

    «GT3»
     
  4. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Rồi

    Suy tưởng - nxb trí thức

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đang tìm hiểu về chủ nghĩa này bác ạ :D

    Có mấy cuốn được dịch ra tiếng Việt rồi đó

    Ko thấy ebook

    Chắc chuẩn bị xèng mua sách giấy
     
    RuKien thích bài này.
  5. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6


    Ở Việt nam có dịch 1 cuốn nữa của chủ nghĩa khắc kỷ của Epictetus là đây ạ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Em đang đọc cuốn The Daily Stoic của Ryan Holiday bác ạ,

    Nôm na là bình giải các cuốn sách kinh điển của chủ nghĩa khắc kỷ :p
     
    tran ngoc anh and tudonald78 like this.
  6. TânLý

    TânLý Mầm non

    Triết lý sống này rất hay, phù hợp với những người hiền tài ở đất nước Việt chúng ta.
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có ý định dịch ra luôn không?
     
  8. hoangdinhvan101

    hoangdinhvan101 Lớp 2

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bạn @tran ngoc anh có thể tham khảo. Những bản dịch tiếng Việt được xuất bản mình chưa thấy hài lòng, nên mình dịch lại những đoạn chính yếu để bản thân đọc.
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình đã đọc qua cuốn cẩm nang. Xin được đọc bản dịch của bạn với sự trân trọng.
     
  10. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    [​IMG]

    cuốn này mới xuất bản, có thể coi là sách diễn giải về chủ nghĩa Khắc Kỷ cho thế kỷ mới - giá bìa 120k
     
    namphuong.hqh and mabudaubu1405 like this.
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thì ra. Mình chờ các chap tiếp theo khá lâu chứ đâu biết là nhóm dịch để dành cho xuất bản :F
     
    maxiqboy thích bài này.
  12. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    kaka cuốn này em thấy có vẻ khá hay dành cho người mới, như một kiểu dẫn nhập, diễn giải chủ nghĩa khắc kỷ dưới góc nhìn của thế kỷ 21

    đọc xong cuốn này rồi nếu thích tìm hiểu sâu hơn thì có thể đọc sang các cuốn khác :D

    mà bác ko theo dõi trên fb ạ, group giới thiệu sắp xuất bản cuốn này lâu rồi ạ,

    Nghe nói cuốn daily stoic của Ryan Holiday cũng sắp đc in,
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bulsh!! :D mình dịch được tới chap 4 cuốn của Ryan rồi. Thôi chờ bản in :D
     
  14. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    upload_2020-3-10_19-20-58.png

    đọc bản eng phải tra từ liên tọi, mà ngôn ngữ cao nên trúc trắc, chỉ hiểu sơ sơ chứ khó dịch mượt, bác dịch đc quả là giỏi quá ;)
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mới 4 chap và khúc đầu thì chưa nói lên được điều gì :D
     
    maxiqboy thích bài này.
  16. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    bác có thấy cuốn Cái Dũng của thánh nhân của cụ Thu Giang cũng mang tư tưởng khá giống với khắc kỷ về việc giữ bình thản tâm hồn không bác :D
     
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Khắc kỷ với Đạo gia hao hao nhau đó mà, cuốn Cái Dũng là diễn giải Đạo gia.
    Sau thời chiến được thì tư tưởng Trung Quốc cũng ‘chìm vào đêm trường Trung cổ’ như phương Tây luôn :D
    Đôi khi thống nhất không tốt cho tư tưởng nhỉ?
    Mà làm gì có tư tưởng Trung Quốc, lúc đó là tư tưởng của ti tỉ nhân vật thuộc ti tỉ dân tộc khác nhau trên lãnh thổ được gọi là TQ ngày nay. :D
     
    maxiqboy thích bài này.
  18. hitler89

    hitler89 Mầm non

    Trên vnstoic.com cũng dịch thì phải bạn ạ. Thấy dịch cũng tốt, dễ hiều nhưng mà chưa xong. Triết học cổ xưa này phải đọc mỗi ngày một tí chứ đọc cả quyển chắc không thấm được.
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình có đọc hơn chục chap trên đó, tại mình tập dịch nên làm khơi vậy mà, lại bỏ để làm chuyện khác rồi.
     
    hitler89 thích bài này.
  20. Gothamite

    Gothamite Mầm non

    Tề gia trị quốc bình thiên hạ. Marcus giỏi trị quốc thế nào, ai cũng biết. Chỉ tiếc việc trong nhà thì lại có nhiều khiếm khuyết.
    Vợ ăn chơi trác táng, lang chạ khắp nơi mà không biết, vẫn mô tả bà Faustina là "so obedient, so affectionate, and so simple". Tới mức sử gia đời sau là Edward Gibbons phải thốt lên rằng ""Marcus was the only man in the empire who seemed ignorant or insensible of the irregularities of Faustina."
    Còn con trai ông, Commodus, không được truyền thụ cái tính nhẫn nại từ cha, trở thành một hôn quân tàn bạo, dẫn tới bị ám sát và đẩy Rome vào nội chiến và bất ổn sau này.
     
Moderators: Cát Cát
: khắc kỷ

Chia sẻ trang này