Tâm sự Vượt Lên Chính Mình

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi langtu, 27/4/15.

Moderators: amylee
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    "Không ai có thể làm cho bạn cảm thấy thấp kém trừ khi bạn cho phép" - Eleanor Roosevelt.
     
  2. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    "Hai yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của các bạn trẻ khi lập nghiệp :
    - Thứ nhất là phải có đam mê
    - Thứ hai là kiên nhẫn" - TS Alan Phan.
     
  3. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Nếu bạn không tự xây ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ.
     
  4. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    "Lạc quan là Niềm Tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin" - Helen Keller.
     
  5. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Đôi khi nụ cười được bắt nguồn từ những niềm vui nhưng có lúc, niềm vui có được là nhờ nụ cười.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/16
  6. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Hạnh phúc là góp nhặt từng niềm vui nhỏ bé.
     
  7. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Không có ai là hoàn hảo.... đó là lý do tại sao bút chì có cục gôm.
     
  8. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    Người duy nhất không mắc sai lầm là người không làm gì cả.
    Đừng sợ sai lầm, miễn là bạn đừng mắc cùng một sai lầm hai lần.
     
  9. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    [​IMG]
    "Trong mỗi chúng ta đều có cánh chim đại bàng đầu đàn muốn tung cánh bay cao bất chấp gió bão của nghịch cảnh và thử thách chất chồng. Trên thực tế, gió bão làm đôi cánh đại bàng càng mạnh mẽ và giúp nó bay cao. Ta phải để con chim đại bàng đầy khí thế ấy vút lên; và ta có thể tin tưởng rằng nó sẽ trở thành cánh chim chinh phục" - Deodatta V. Shenai-Khatkhate.
     
  10. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Nhìn 5 dấu hiệu ở bạn trai, biết họ có phải là chồng tốt

    Giữa một anh chàng tôn trọng người già và chàng ga lăng với các cô gái trẻ, chỉ có người đầu tiên mới là chồng tốt.

    Những cảm xúc lúc mới yêu có thể khiến bạn nghĩ chàng là nửa kia của mình. Tuy nhiên, đây lại không phải là thời điểm thích hợp để xác định người sẽ cam kết với bạn cả đời, bởi lúc mới yêu bạn chỉ nhìn thấy những mặt tốt ở họ.

    Nếu để ý sớm có thể giúp chúng ta xác định được đúng người, theo tờ Foxnews.

    1. Cách anh ấy đối xử với người xung quanh

    Biết tôn trọng người khác, đặc biệt là người già là một dấu hiệu cho thấy anh ấy là người có cách cư xử, tính cách tốt, theo tiến sĩ tư vấn hôn nhân Paul Hokemeyer. "Nếu anh ấy chỉ quan tâm đến các cô gái trẻ đẹp mà bỏ qua những người khác thì đây là dấu hiệu cho thấy anh ta chỉ giỏi 'làm màu' và chẳng thể là người chồng tốt sau này".

    Bên cạnh người già, nếu anh ấy cũng quan tâm tới động vật và trẻ em, điều đó cũng hiển thị chàng chính là người đàn ông của tình yêu và gia đình.

    2. Mức độ anh ấy làm việc

    Một người đàn ông chăm chỉ làm việc sẽ là một người chồng vững chắc về tài chính trong tương lai, theo tiến sĩ trị liệu tâm lý Karen Ruskin. Tuy nhiên theo chuyên gia hẹn hò Laurel House thì có một ranh giới giữa "người có tài chính vững chắc" và một người tham công tiếc việc.

    "Nếu anh ấy đặt công việc lên trước bạn mọi lúc, mọi nơi, hủy các cuộc hẹn với bạn vào phút cuối, liên tục gửi thư, nhắn tin, gọi điện khi cùng bạn ra ngoài, thì đó đúng là người đàn ông yêu công việc hơn bạn", House nói. Chuyên gia này thêm rằng, đây không phải là người chồng tốt trong tương lai.

    3. Cách đối phó với căng thẳng

    Tính cách thực sự sẽ bộc lộ khi có căng thẳng và xung đột. Khi anh ấy gặp việc không hay với gia đình hoặc công việc, hãy để ý thái độ của anh ấy thế nào, muốn dùng nắm đấm, quá căng thẳng, hay đổ lỗi cho người khác, kể cả bạn?

    "Nếu ngay cả việc xếp hàng là khó khăn thì đó là một dấu hiệu cho thấy anh ấy có khả năng chịu đựng thấp và không thể chống đỡ thay bạn khi chướng ngại không may xảy ra", Hokemeyer nói.

    4. Cách anh ấy ủng hộ bạn

    Hãy chắc rằng anh ấy luôn lắng nghe và ủng hộ quyền lợi cũng như sự lựa chọn của bạn. Bởi vì một người đàn ông luôn khuyến khích bạn là người tích cực, còn kiểu đàn ông luôn cố gắng kiểm soát và hạ thấp hy vọng cũng như ước mơ của bạn là người tiêu cực, Ruskin nói.

    5. Cách anh ấy gặp bạn

    Bạn còn nhớ lúc hai người gặp nhau. Theo các chuyên gia ngay cả điều này cũng chỉ ra được mối quan hệ có kéo dài hay không. "Nếu bạn gặp chàng ở nơi chàng là tâm điểm sự chú ý, trừ khi ngay lập tức bạn tạo ra một sân chơi ngang sức, thì chàng sẽ luôn giữ cán cân tôn trọng bạn", House nói.

    Ruskin giải thích thêm, những cách gặp mặt sau có thể cho hai bạn kết quả khả quan: "Gặp mặt thông qua một người bạn, chàng sẽ đối xử tốt với bạn vì hai người có một kết nối trực tiếp. Thông qua phương tiện tôn giáo, sẽ có một kết nối tâm linh. Gặp gỡ ở nơi lướt sóng, hai bạn có một mối quan tâm chung. Và nếu bạn gặp thông qua một trang hẹn hò hay một dịch vụ mai mối, tôi không chắc các bạn có thể lâu dài".

    Một khi bạn đã xác định anh ấy là người hiếm có, không thể bỏ qua thì điều cần làm nữa là hãy chậm lại. Như Hokemeyer nói: "Đừng đưa ra bất kỳ cam kết nào cho đến khi mối quan hệ của hai người kéo dài trên 3 tháng".

    Bảo Nhiên (VnExpress)
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/9/16
  11. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    4 kiểu phụ nữ mà đàn ông cần cẩn trọng khi hẹn hò

    Nếu nàng vừa thất tình, chuyện hẹn hò với cô ấy có thể mang lại rắc rối cho bạn.

    Hãy tham khảo bốn mẫu phụ nữ bạn chớ nên vội gắn bó hoặc ít nhất cũng cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi có ý định hẹn hò dài lâu, theo Menshealth.

    1. Nàng vừa bước ra khỏi một mối quan hệ

    Tại sao việc hẹn hò với cô ấy có thể mang lại rắc rối: "Người phụ nữ đang hồi phục từ sau đổ vỡ tình cảm sẽ cực kỳ hấp dẫn bởi vì họ đầy đam mê và có đôi chút bất cần, nhưng họ sẽ dễ làm trái tim bạn tổn thương", chuyên gia tâm lý tình cảm người Mỹ Donna Barnes cảnh báo.

    Một cô gái vừa tan vỡ trái tim sẽ cố gắng tránh bị tổn thương hết mức và có thể làm mọi điều để rũ bỏ sự lo âu. Cô ấy sợ cô đơn và sẽ dễ chấp nhận bất cứ ai mang lại cho mình cảm giác thoải mái hơn, Barnes giải thích.

    Điều đó có nghĩa là, nàng sẽ vui vẻ và dễ dàng bước vào một mối quan hệ mới bằng việc tạo sự đáng yêu, quyến rũ cho mình và điều đó sẽ khiến bạn dễ xiêu lòng và cả tổn thương trước cô ấy.

    Ngoài ra, vì nhanh chóng bước vào mối quan hệ với cô gái này, bạn có thể gặp một số rắc rối cô ấy mang tới từ mối quan hệ trước. Các rắc rối đó cũng rất có thể là lý do nàng chia tay người cũ.

    2. Cô nàng tu bia rượu ừng ực ở quán bar hay trong bữa tiệc

    Tại sao việc hẹn hò với cô ấy có thể mang lại rắc rối: "Các chàng trai dễ bị cuốn hút trước các cô gái mê tiệc tùng bởi vì họ trông có vẻ phóng khoáng, vui vẻ", chuyên gia về mối quan hệ Rachel Sussman, tác giả cuốn sách The Breakup Bible, cho biết. Nhưng việc này cần thận trọng: Cô ấy uống rượu như nước lã như vậy thường có lý do nào đó như vừa chia tay hay có một ngày tồi tệ và một số phụ nữ dễ xúc động và xiêu lòng khi họ say.

    3. Người phụ nữ hay đổ lỗi cho những người khác

    Tại sao việc hẹn hò với cô ấy có thể mang lại rắc rối: Nếu mỗi câu chuyện nàng kể luôn là về những điều gì đó tồi tệ xảy ra - nhưng hoàn toàn không phải do lỗi của cô ấy - hãy cảnh giác. "Người phụ nữ đó không có khả năng tự chịu trách nhiệm nên chẳng bao giờ nhận lỗi. Cô ấy sẽ không bao giờ cảm thấy cần phải thay đổi các hành vi không tốt của mình", nhà tâm lý Barnes nói.

    4. Người phụ nữ luôn cắm mặt vào điện thoại

    Tại sao việc hẹn hò với cô ấy có thể mang lại rắc rối: Việc không lúc nào rời chiếc điện thoại thông minh cho thấy "cô ấy cần liên lạc với những người khác ngay lập tức để có cảm giác an toàn", nhà tâm lý Barnes cho biết.

    Nếu không nhắn tin cho bạn bè, cô ấy có thể xem thư điện tử, lướt Facebook... "Vấn đề là khả năng ngừng tương tác với người khác của họ. Nếu họ không thể dẹp công việc sang một bên vào tối thứ sáu, sự phụ thuộc đó sẽ trở thành một vấn đề trong mối quan hệ của hai người", bà giải thích. Ngoài ra, một cô gái luôn phải tìm kiếm nguồn an ủi từ mạng hay những nơi khác sẽ khó xây đắp một mối quan hệ lành mạnh.

    Vương Linh (VnExpress)
     
  12. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Thư gửi Mẹ

    Cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 Lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã kể lại câu chuyện của gia đình làm xúc động cộng đồng mạng.

    Khi được cô giáo dạy văn giao đề bài văn nghị luận: “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, Trung Hiếu đã kể lại chân thật câu chuyện mà gia đình mình đang gặp phải.

    Những câu văn giản dị của Hiếu khiến mọi người không khỏi xúc động, giúp mọi người nhận thức được rằng: trong cuộc sống mưu sinh, bộn bề lo toan kiếm tiền thì tình cảm gia đình, tình yêu thương giữa bố mẹ - con cái vẫn luôn hiện hữu như liều thuốc bổ động viên, khích lệ vô giá.

    Chị Đỗ Linh Ngân, địa chỉ email: linhngan.do@... chia sẻ: “Chị khâm phục em không đơn thuần chỉ vì em học giỏi hay vì em nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền cho gia đình mà khâm phục cái nhìn của em về đồng tiền. Em đã khiến chị khóc, khiến chị nghĩ lại bản thân, cuộc sống xung quanh và đồng tiền mà mình đang sử dụng hàng ngày. Những người như em xứng đáng có được những thứ mình mong muốn”.

    Anh Trần Phương Nam (bác sĩ Học viện quân y) xúc động: “Là một bác sĩ, anh hiểu được cảm giác của mẹ em và của cả gia đình em. Bài văn của em đã khiến anh nghĩ lại tất cả những gì sau 7 năm anh học y tại Hà Nội. Anh đã từng là người con không tốt, không có hiếu với bố mẹ. Cảm ơn em đã cho anh thấy được điều đó”.

    *******​

    Thư gửi mẹ,

    Mẹ thân yêu của con!

    “Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế. Anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con: “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?” .

    Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kỳ lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền.

    Cách đây 8 năm bệnh viện đã chẩn đoán mẹ bị suy thận mạn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

    Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì… Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại Bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

    Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

    Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn: “Mẹ ghét tiền”.

    Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ: con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần một tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục ngàn, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt.

    Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. 8 năm rồi, 8 năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi!”.

    Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của Bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ: “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa?”. Mẹ chỉ nói khẽ: “Cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ!”.

    Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm ghét đồng tiền vì thế.

    Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ…

    Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là…

    Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn bảo hiểm y tế nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

    Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

    Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

    Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

    Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng.

    Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

    Đứa con ngốc nghếch của mẹ Nguyễn Trung Hiếu


    Hoàng Tuấn (tuoitre.vn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/16
  13. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Điều không nên nói khi đi phỏng vấn

    Buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện trước nhà tuyển dụng, nhưng không có nghĩa bạn được phép nói tuốt tuồn tuột những điều bạn nghĩ.

    Dưới đây là 5 chủ đề bạn không nên thảo luận trong buổi phỏng vấn, theo các chuyên gia tuyển dụng:

    1. Chê bai sếp cũ

    Khi phỏng vấn, một số nhà tuyển dụng có xu hướng hỏi ứng viên về công ty cũ và sếp cũ. Và nhiều ứng viên đã hồn nhiên kể lể những điều mình "mắt thấy tai nghe", nào là sếp cũ đã sai lầm, thiếu sót ra sao, văn hóa công ty có vấn đề A, B, C như thế nào...

    Nếu bạn đang sắp đi phỏng vấn, hãy tránh tuyệt đối hành vi này. Bởi vì cho dù nói sự thật, bạn cũng đã tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng, rằng bạn là một nhân viên tiêu cực và vụn vặt. Thậm chí nhà tuyển dụng nghĩ bạn cũng sẽ "nói xấu" họ như thế nếu mai kia bạn nghỉ làm công ty họ.

    Do đó khi được hỏi về công ty cũ, chỉ nên trả lời chừng mực, tốt nhất là hãy nói bạn đã học hỏi được gì từ công ty cũ; đã phát huy các kỹ năng của mình thế nào khi làm ở công ty cũ, và chấm hết.

    2. Đi sâu vào chi tiết cá nhân

    Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn những câu liên quan đến cá nhân, nhưng cũng đừng vì vậy mà liệt kê ra hết những điều riêng tư của bạn, chẳng hạn như bạn chưa kết hôn và đang trong giai đoạn hẹn hò, mẹ bạn bị bệnh vào năm ngoái và bạn phải chăm sóc bà ấy một thời gian...

    Những điều này nghe có vẻ như bạn đang tìm sự thông cảm của nhà tuyển dụng. Nó khiến nhà tuyển dụng khó chịu và tạo cho họ cảm giác bạn khó tập trung và hoàn thành tốt công việc được giao.

    3. Lương và phúc lợi

    Bạn muốn biết mức lương và phúc lợi, đó là điều chính đáng nhưng không nên vội vàng đề cập đến trong buổi phỏng vấn vì dễ tạo cảm giác bạn là người thực dụng, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Hãy để dành câu hỏi này sau khi nhà tuyển dụng đã đưa ra lời mời bạn làm việc.

    4. Nhắc đến các buổi phỏng vấn khác

    Bạn có 3 cuộc phỏng vấn trong tuần này, và bạn muốn nói để nhà tuyển dụng biết bạn đang có nhiều lựa chọn chứ không chỉ có mỗi công ty họ? Đó là ý nghĩ sai. Thứ nhất, nhà tuyển dụng không quan tâm. Thứ hai, họ đánh giá bạn không nghiêm túc khi đến với công ty họ.

    Khi đến một cuộc phỏng vấn, hãy tỏ ra tích cực, tự tin và thực sự quan tâm đến vị trí bạn đang phỏng vấn. Nhà tuyển dụng chỉ tuyển người có ý định gắn bó với công ty họ, chứ không phải người "đứng núi này trông núi kia".

    5. Tôn giáo và chính trị

    Ngoại trừ bạn đang phỏng vấn để xin vào làm cho một tổ chức phi chính phủ hay một nhóm cố vấn chính trị, đừng đả động gì đến chính trị và tôn giáo khi phỏng vấn xin việc. Bởi có thể là thảm họa nếu người phỏng vấn không đồng ý với quan điểm của bạn.

    Hãy nhớ rằng với nhà tuyển dụng, tuyển được một nhân viên giỏi, tận tâm, có thể mang lại lợi ích cho công ty mới quan trọng, phần còn lại : tôn giáo, chính trị gia... đều không có ý nghĩa.

    T.VY (Theo Money) - tuoitre.vn
     
  14. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Bí quyết lấy lại niềm vui trong cuộc sống

    Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình.

    Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có những mối bận tâm về công việc, gia đình, tương lai… Sự căng thẳng đó có thể liên quan đến cả thể xác lẫn tinh thần và dẫn đến stress. Khi đối mặt với tình trạng căng thẳng, mỗi người đều có những cách riêng để giảm stress. Những mẹo sau đây đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả tích cực trong việc xua tan những cơn stress.

    Rộng lượng với mọi người

    Bạn đang lo “sốt vó” vì hàng ngàn công việc dồn dập phải hoàn thành nội trong tuần? Hãy bỏ qua một bên và dành một vài phút để cười thật đã với những đoạn video hài hước từ YouTube. Tiếng cười có khả năng giảm đến một nửa lượng cortisol, giảm mức độ cholesterol và làm tăng các hormone “vui vẻ”.

    Dù bạn luôn nhìn thấy khuyết điểm của nhân viên hay người nhà, thậm chí là sai lầm của chính bạn, hãy mở lòng ra với mọi người và cả bản thân mình. Bạn có quyền giận dữ khó chịu nhưng bạn không thể khắc phục sai lầm chỉ bằng sự giận dữ mà chỉ càng làm mọi việc rối tung thêm. Hãy bình tĩnh, rộng lượng và vị tha. Mọi người sẽ luôn quý trọng đức tính này của bạn và càng gần gũi bạn hơn. Theo một báo cáo nghiên cứu từ Đại học North Carolina: Những cử chỉ đơn giản như nắm tay, những cái ôm trong khoảng 10 phút có khả năng tuyệt vời giúp bạn giảm huyết áp nhờ có lượng oxytocin - một loại hormone hạnh phúc, làm bạn thư giãn và nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự tin tưởng, gắn bó và các cảm giác sung sướng, cực khoái.

    Tìm đến với thiên nhiên

    Khi căng thẳng, một không gian thoáng mát luôn khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu, thậm chí chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc xem các bức ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cũng có thể giúp xoa dịu thần kinh và khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Việc ngắm nhìn các hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ như núi rừng xanh biếc… có thể kích hoạt các vùng não chi phối cảm giác hạnh phúc và những ký ức tích cực.

    Âm nhạc cũng làm nên những điều kỳ diệu, trong đó có cả việc giảm stress rất hiệu quả bởi những giai điệu nhạc gợi lên cảm xúc tích cực, giảm huyết áp và những hormone gây stress. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có phản ứng với những loại nhạc khác nhau, bạn hãy tìm cho mình một thể loại nhạc thích hợp để giảm stress.

    Học cách từ chối

    Ngày nào bạn cũng phải “vật lộn” để giải quyết và trả lời hàng đống email có phải là quá mệt mỏi không? Hãy tắt máy và nghỉ ngơi thôi nào! Vậy nên bạn hãy sắp xếp để kiểm tra hộp thư theo các giờ nhất định trong ngày, giảm thiểu việc phải làm nhiều việc cùng một lúc và dành nhiều thời gian hơn để giải quyết công việc cụ thể, trực tiếp.

    Nhiều người tự tạo stress cho bản thân do ôm đồm quá nhiều việc. Bạn phải học cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này - nếu sếp luôn muốn giao việc cho bạn. Còn nếu bạn chính là sếp, hãy chia bớt công việc cho nhân viên, hướng dẫn họ và tin tưởng họ, thay vì cứ lo ngay ngáy rằng họ sẽ không làm được việc để rồi lại ôm việc vào mình và lại stress.

    Việc chia sẻ nỗi lo, niềm hy vọng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề để nhận lại những lời khuyên bổ ích chính là cách tốt nhất để giải tỏa stress và giúp bản thân cũng như công ty giữ vững tay chèo, vượt qua sóng cả. Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình cả, nhất là trong thời đại kết nối toàn cầu hiện nay. Bạn hãy thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và người thân, biết đâu bạn sẽ tìm được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ họ!.

    Tập hít thở

    Khi lo lắng, chúng ta thường sẽ thở rất gấp hoặc nín thở, việc này làm giảm lưu lượng ôxy cung cấp cho não, gây ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như thể chất. Vậy nên bạn hãy tập cho mình thói quen hít thở sâu bằng cách đặt tay lên bụng để cảm nhận sự chuyển động của vùng bụng, từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, lặp lại từ 6-7 lần để hơi thở bắt đầu sâu hơn một cách tự nhiên.

    Hoàng Nguyên (nld)
     
  15. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Không đậu đại học, "nghề chọn mình” thì đã sao!

    Kỳ tuyển sinh ĐH 2016 đã đi qua 2/3 chặng đường, như thường lệ, nhiều sĩ tử kém may mắn (không trúng tuyển) hoặc không thể vào trường/ngành yêu thích hiện trải qua nhiều cung bậc cảm xúc tiêu cực khác nhau.

    Xin chia sẻ cùng các bạn trẻ một số ý kiến về việc “nghề chọn mình” như góp thêm một hướng suy nghĩ tích cực hơn.

    Bác sĩ Phan Hồng Hải (nguyên phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, đại diện Quỹ Pétrus Ký Foundation):

    - Tôi theo học Trường Pétrus Ký niên khóa 1964-1971, nơi được xem là chiếc nôi tập trung toàn những người giỏi, ưu tú hàng đầu miền Nam nhưng tôi đã thi rớt 7-8 trường ĐH, trong đó có trường mà tôi yêu thích nhất là sư phạm dù được xem là “chuột chạy cùng sào...” thời ấy).

    Cuối cùng tôi thi đậu vào ngành bác sĩ đa khoa Trung tâm Giáo dục y khoa (nay là ĐH Y dược TP.HCM). Học trường chuyên mà thi rớt nhiều vậy nhưng tôi không quá buồn vì tin rằng việc đậu rớt không nói lên được năng lực, sự cố gắng của một con người.

    Thời đó nhiều người cũng có quan điểm “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”. Quan điểm của tôi thì nghề nào cũng quý như nhau, thậm chí còn quyết định rằng nếu thi rớt hết mình có thể làm bất cứ công việc nào miễn lương thiện và kiếm ra tiền.

    * Theo ông, có nên “cố đấm ăn xôi”, thi lại nhiều lần?

    - Khi thi không đậu thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là nên tìm hiểu các lý do, cân nhắc xem sang năm mình có vượt qua được không? Nếu thấy tự tin thì sang năm cứ tiếp tục thi, còn nếu không thì nên dừng lại. Đừng “cố đấm ăn xôi”, sẽ gây lãng phí nhiều mặt cho bản thân, gia đình...

    Còn nếu thật sự đam mê một lĩnh vực nào đó thì bạn hãy chấp nhận học từ trung cấp lên, đừng trọng bằng cấp. Thành công đúng là phần lớn dựa vào kiến thức, kỹ năng... nhưng những điều này không nhất thiết đến từ giảng đường ĐH mà từ những va chạm cuộc sống. Sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi điều bản thân thích là tốt nhưng cũng có thể chọn ngành khác phù hợp với năng lực, hoàn cảnh hơn.

    * Nhưng để thích nghi thì sao?

    - Khi không thể theo nghề mình yêu thích (vốn dĩ cuộc đời đâu luôn thuận theo lòng người) thì tập yêu thích nghề mình theo. Khi “nghề chọn mình” mà bản thân không ngừng nỗ lực phấn đấu thì mình sẽ dần yêu nghề, giỏi lên và vẫn thành công. Thành thật mà nói, tôi thích nghề sư phạm nhất trong khi học y phải nói là vô cùng vất vả và dễ nản. Nhưng càng học, càng làm thì cảm xúc dành cho ngành này “thấm” dần và tình yêu tăng dần lên dù đến giờ vẫn thấy nghề sao lắm nhọc nhằn.

    * Nhưng dường như xã hội Á Đông vẫn rất “kỵ” hai chữ
    “thất bại”...


    - Cá nhân tôi lại thấy những bài học thành công không quý bằng những điều đúc kết từ thất bại. Sự va vấp, thất bại thường giúp bản thân sâu sắc, trưởng thành và thấm thía mọi điều hơn. Vì vậy các bạn trẻ đừng quá bị ám ảnh với hai chữ “thất bại”, huống hồ như tôi đã đề cập bên trên, một kỳ thi không thể là thước đo đánh giá sự thành công, nỗ lực của một con người.

    Được góp mặt trên đời, có cơ thể khỏe mạnh... đã là hạnh phúc hơn biết bao nhiêu người. Tôi nghĩ các bạn trẻ trên có thế giới quan nhỏ nên vừa đặt bản thân ở vị trí cao hơn thực tế, vừa ít chịu nhìn xuống một cách khách quan. Các bạn hãy xác định lý tưởng sống vững chãi, từ đó suy nghĩ, hành động sẽ chín chắn hơn. 18 tuổi đã là trưởng thành nên mình phải chịu trách nhiệm chính cho bản thân. Tôi cũng mong các bậc phụ huynh đừng gây áp lực lớn với người trẻ vì việc non vốn sống mà phải gánh những áp lực lớn dễ dẫn đến những hệ quả khó lường.

    Bà Nguyễn Thụy Tình Ca (đại diện Resorts World Sentosa Singapore tại VN):

    Theo tôi thì bằng cấp đẹp, trường xịn của ứng viên là một lợi thế, nhưng tôi không dựa vào các yếu tố trên để chọn ứng viên mà thường còn phải xem xét về kỹ năng, đam mê, tố chất... Mỗi nghề một tố chất nên tùy theo vị trí mà sẽ có những tiêu chí khác nhau.

    Thực chất vẫn có những trường hợp đến tận lúc tốt nghiệp ĐH mà các bạn vẫn chưa biết mình thật sự có thích nghề không. Trong trường hợp này, tôi cho rằng chúng ta hãy cứ học, cứ làm rồi mới biết mình thật sự phù hợp với công việc gì.

    Ông Trần Nguyên Khang (giảng viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM):

    Trong trường hợp chưa có duyên theo đuổi lĩnh vực bản thân đam mê ngay từ đầu, hãy cố gắng thích nghi với việc “nghề chọn người” hoặc chấp nhận học từ cấp thấp ngành mình yêu thích. Nếu thật sự đam mê thì không gì có thể ngăn cản việc bạn quay lại với lĩnh vực bản thân yêu thích.

    Cá nhân tôi từng rất yêu thích một lĩnh vực khác nhưng không có duyên lúc đầu, sau đó tôi theo nghiệp sư phạm và chợt nhận ra bản thân rất thích sư phạm. Hiện tôi vừa giảng dạy nhưng vẫn có thời gian theo đuổi đam mê ban đầu.

    Công Nhật (tuoitre.com.vn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/9/16
  16. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Vươn lên từ nghịch cảnh

    Lần trở về quê hương này, tôi đã thật sự xúc động trước một cô bé gầy còm nhưng nhiều nghị lực, biết vượt lên nghịch cảnh và không từ bỏ ước mơ.

    Tôi đã xa quê hương khá lâu để theo cha mẹ lập nghiệp ở chốn Sài thành phồn hoa. Nhưng trong tôi, hình ảnh những đứa trẻ quê tuy nhếch nhác, đen đúa nhưng thơm mùi đồng ruộng vẫn còn mãi. Nhìn những đứa trẻ Sài Gòn sạch sẽ, tinh khôi, tôi không khỏi chạnh lòng nghĩ về những đứa trẻ quê tôi. Tôi nguyện một ngày nào đó phải làm gì giúp cho quê mình.

    Tôi đã chọn học ngành Công tác xã hội - một ngành học có thể nói đi ngược với xu hướng lúc bấy giờ. Bạn bè tôi ai cũng chọn học kinh tế hay ngân hàng vì sau này sẽ kiếm được nhiều tiền.

    Tôi đã lầm lũi đi ngược lại sự lựa chọn của xã hội, nhưng phù hợp với tâm nguyện của tôi. Tôi đã không thất vọng với những gì mình chọn lựa và cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình.

    Hiện tại, tôi vẫn ở và làm việc tại Sài Gòn, nhưng thường xuyên công tác tại miền Tây. Tôi làm cho một tổ chức xã hội chuyên về học bổng và giúp người dân nghèo vùng sâu. Công việc tuy thầm lặng nhưng mang nhiều niềm vui và trải nghiệm tuyệt vời. Tôi xin kể một câu chuyện nhỏ trong chuỗi những câu chuyện tuyệt vời trong trải nghiệm đời tôi, công việc tôi, hạnh phúc và niềm vui của tôi.

    ******​

    Lần trở về quê hương này, tôi đã thật sự xúc động trước một cô bé gầy còm nhưng nhiều nghị lực ở miền nước nổi quê tôi. “Nơi nào có con sóng và có niềm tin thì nơi đó chắc chắn sẽ có cách vượt sóng”, câu nói của cô bé khiến tôi suy nghĩ mãi. Là một người đồng hành để tiếp cho em thêm nghị lực vượt qua những biến cố của cuộc đời cay nghiệt, tôi lại thấy mình dường như đang được em tiếp lửa thì đúng hơn.

    Em sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Tây sông nước, thuộc vùng sâu vùng xa, lại không có ruộng đất nên gia đình em rất khó khăn. Mẹ em lại bị tật nên mọi gánh nặng đè lên đôi vai của cha, anh trai em đang học nghề phải bỏ dở dang để đi làm thuê phụ giúp gia đình. Xuống thăm nhà em, điều tôi ấn tượng nhất là hạnh phúc bật lên trên khổ đau về vật chất, căn nhà lá tạm bợ nhưng rất tươm tất và luôn vang tiếng cười.

    Em sớm ý thức được sự khổ cực của gia đình nên rất chăm học, và ước mơ trở thành giáo viên để truyền con chữ cho các em nghèo quê em.

    Trên con đường chinh phục ước mơ của mỗi người luôn có những con sóng hung tợn sẵn sàng dìm chết ước mơ. Đôi khi người thắng cuộc không phải là người giàu có hay tài năng, mà là người giàu nghị lực và ý chí quyết tâm mạnh mẽ.

    Trong những ngày em đi thi đại học, phòng trọ em bị nổ bình gas. Em đã bị bỏng toàn thân, gương mặt biến dạng. Từ một cô gái xinh đẹp em trở thành một người tàn phế. Mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến con người ta khó mà chấp nhận chuyện đã xảy ra với mình.

    Em đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn, tôi đã không kìm được lòng khi nhìn thấy học sinh của mình đang quằn quại trong đau đớn. Tôi sợ em sẽ không vượt qua được.

    Nhưng… em đã khiến tôi thật sự khâm phục, em nói: “Cô biết không, không ai sống cho mình, mỗi người đều có một cuộc đời để sống. Con vẫn sẽ sống trọn vẹn cuộc đời của con và thực hiện ước mơ của mình. Con biết mình không còn như xưa, mọi người sẽ hoảng sợ khi thấy gương mặt con. Nhưng con tin rằng nét đẹp thật sự là tâm hồn của con người, chứ không phải diện mạo bên ngoài. Thượng đế đã ban cho con nay người cất đi, con xin trả lại cho người”.

    Ai trong chúng ta khi đặt mình vào hoàn cảnh của em cũng biết rằng để vượt qua điều ấy không dễ dàng tí nào, để chấp nhận được con người mình lại càng khó hơn. Nhưng em đã vượt qua được và chứng minh cho mọi người thấy rằng không gì là không thể.

    Sau khi bình phục, dù với gương mặt biến dạng nhưng em vẫn luôn tươi cười, trong mắt luôn ánh lên niềm hy vọng bừng cháy. Em đã đi tiếp ước mơ của mình, em đang là sinh viên và không lâu sau nữa em cũng sẽ là một giáo viên.

    Em là ngọn lửa nghị lực không bao giờ tắt, thắp sáng niềm tin cho những ai đang rơi vào con đường tăm tối và cay nghiệt của cuộc đời.

    Em khiến tôi tự hào về người dân quê tôi, chân chất thật thà nhưng đầy nghị lực. Em là một mảnh ghép với vô vàn điều tốt đẹp trên đời.

    Hãy luôn mỉm cười và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình em nhé!

    Nguyễn Hồ Phương Trâm (VnExpress)
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/9/16
  17. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Dũng cảm đi lên từ nghịch cảnh

    Mọi khó khăn thử thách không bao giờ lớn hơn năng lực tiềm ẩn thực sự bên trong bạn.

    Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta lâm vào hoàn cảnh vô cùng tuyệt vọng, bế tắc và dường như mọi ước mơ, dự định tốt đẹp đều sụp đổ. Bạn sẽ phải làm gì?

    Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy luôn mang theo hành trang của Ý Chí và Niềm Tin. Hành trang này sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn, tìm được giá trị đích thực của bản thân, vươn đến mục đích cao đẹp trong cuộc sống.

    Nick Vujicic: Cuộc sống không có tứ chi

    Nick Vujicic sinh ra ở thành phố Melbourne, miền đông nam nước Úc, hiện anh đang định cư ở bang California, Mỹ. Ngay từ khi sinh ra, Nick Vujicic đã không có chân tay, hơn nữa y học không thể giải thích hiện tượng này. Đối mặt với muôn vàn thách thức và trở ngại, anh vẫn dũng cảm sống một cuộc sống tàn tật và gặt hái nhiều thành công mà nhiều người cho là không thể.

    Nick Vujicic sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982, anh là một đứa trẻ khỏe mạnh nhưng không có cả hai chi trên và dưới mà chỉ có hai bàn chân nhỏ (trong đó một bàn chân của anh chỉ có hai ngón). Ban đầu bố mẹ của Nick bị sốc nhưng họ dần thay đổi để yêu thương hết mực và giúp con vượt qua tuổi thơ khó khăn.

    Hiện tượng này của Nick khoa học gọi là hội chứng tetra-amelia. Khi biết con mắc hội chứng này, cha mẹ anh cũng không hiểu tại sao, nhiều năm qua, y học đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được lời giải thích xác đáng.

    Mặc dù hoàn cảnh trớ trêu vậy nhưng bố mẹ của Nick Vujicic vẫn hết lòng chăm sóc với hi vọng anh có thể sống và học tập như bao đứa trẻ bình thường khác.

    [​IMG]
    Nick luôn nở nụ cười dù chuyện gì xảy ra.

    Đi lên từ nghịch cảnh

    Bố của Nick Vujicic là một lập trình viên máy tính và là một kế toán lừng danh. Khi Nick lên 6 tuổi, bố mẹ anh bắt đầu dạy anh đánh chữ bằng hai chân. Sau này, bố mẹ đưa anh đến một trường tiểu học để học chữ. Nick di chuyển bằng xe lăn điện và một nhân viên hộ lý chăm sóc anh. Mẹ anh đã phát minh một thiết bị đặc biệt để giúp anh cầm bút. Những lúc mẹ không ở bên, Nick thường bị bạn bè bắt nạt.

    "Lên 8 tuổi, tôi vô cùng chán nản, tôi gào thét rất lớn và nói với mẹ rằng tôi muốn chết. Một ngày khi tôi lên 10, tôi đã tìm cách tự tử trong bồn tắm, nhưng không thành. Bố mẹ luôn cổ vũ tôi học cách chiến thắng khó khăn, dần dần tôi cũng có bạn" - Nick nhớ lại.

    Đến năm 13 tuổi, Nick Vujicic tình cờ đọc một bài báo kể về một tấm gương tự cường của một người tàn tật. Anh bắt đầu có thêm động lực và quyết định nhờ bố mẹ giúp mình đạt mục tiêu.

    Trải qua một thời gian luyện tập lâu dài, “chân” trái của anh đã trở thành cánh tay đắc lực của Nick, nó không những giúp anh ấy giữ thăng bằng cho cả cơ thế mà còn có thể đá cầu, đánh chữ. Mỗi khi anh viết chữ hay cầm đồ vật gì, anh luôn dùng hai bàn chân nhỏ để kẹp bút hay kẹp đồ vật đó.

    Ngoài bơi lội, anh còn biết chơi gôn, trượt ván, đá bóng… những môn thể thao khó đối với ngay cả những người bình thường.

    Từ năm 17 tuổi, Nick bắt đầu được mời diễn thuyết, anh chia sẻ với mọi người cuộc sống của một người khuyết tật và quá trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.. Anh còn là nhà sáng lập Tổ chức “Cuộc sống không chân tay” giúp đỡ rất nhiều người bước ra khỏi thế giới tăm tối.

    Anh từng tốt nghiệp đại học với hai chuyên ngành kế toán và kế hoạch tài chính.

    Nhờ sự dũng cảm và kiên nhẫn, năm 2005 Nick được trao danh hiệu “Công dân trẻ của Úc” tổ chức hàng năm.

    Năm 2007, Nick chuyển đến Los Angeles, nhưng hoạt động diễn thuyết vẫn tiếp tục diễn ra. Bằng chứng là anh lên kế hoạch đi Nam Phi và một số nước Trung Đông để diễn thuyết.

    Theo lời mời của nhiều nước, Nick đã đến nhiều nơi trên thế giới, đến nay anh đã đến hơn 24 quốc gia và lãnh thổ, đem đến niềm tin, động lực, niềm hy vọng cho rất nhiều người.

    Đừng bao giờ thôi khát vọng!

    Dù bạn có vấp ngã hàng trăm lần. Đừng tuyệt vọng! Đừng bỏ cuộc ! Hãy đứng lên !


    Sưu tầm
     
  18. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Sức mạnh của sự hy vọng

    Câu chuyện thứ nhất

    Hi vọng là hành trang duy trì sự sống trên sa mạc.

    Hai nhà lữ hành nọ bị lạc giữa sa mạc Sahara, trời nóng như thiêu như đốt, cỏ cây cũng không sao sống được, môi họ khô nứt đến chảy máu, nếu tiếp tục đi, họ có thể sẽ chết.

    Một nhà lữ hành tỏ ra khá kinh nghiệm, anh lấy nồi và nghiêm túc nói:

    - Tôi đi tìm nước, cậu ở đây đợi tôi nhé!

    Tiếp đó, anh ta tháo mấy viên đạn trong khẩu súng rồi nói:

    - Tôi có 6 viên đạn, cách mỗi giờ cậu hãy bắn một viên, như vậy sau khi tìm được nước, tôi sẽ không bị lạc đường, tôi sẽ biết hướng phát ra tiếng súng và tìm được cậu. Cậu phải nhớ nhé!

    Người bạn đồng hành đồng ý, sau đó anh ta ba chân bốn cẳng đi tìm nước. Thời gian trôi qua, súng chỉ còn lại duy nhất một viên đạn, người bạn tìm nước vẫn chưa quay lại. “Anh ta nhất định bị sa mạc vùi lấp hoặc là sau khi tìm được nước đã bỏ mình đi rồi.” Người lữ hành bị bỏ lại đếm từng giây, từng phút, nóng lòng chờ đợi. Vừa khát, vừa sợ, vừa tuyệt vọng, anh dường như cảm nhận được cái chết đang đến gần, anh nghĩ mình không thể vượt qua. Anh cầm súng chĩa thẳng vào đầu rồi bóp cò. Anh gục xuống, cùng lúc đó người bạn kia đang chạy hộc tốc với hai nồi nước đầy tìm anh ta.

    Nhà lữ hành ở lại thật bất hạnh, chỉ vì thiếu kiên nhẫn mà anh đã vứt bỏ mạng sống của mình.

    Câu chuyện thứ hai

    Stanley Cooney không những là một bác sĩ người Thụy Điển mà còn là một nhà thám hiểm sa mạc đầy nhiệt huyết. Thời trẻ, ông từng thử băng qua sa mạc Sahara rộng lớn. Một lần, ông suýt bỏ mạng ở sa mạc. Một trận bão cát thổi tung trời làm ông không thể nhìn thấy gì, nó cuốn bay tất cả hành lý của ông, nước, lương thực, cái chết như bủa vây ông.

    Vậy mà tử thần vẫn không thể mang ông đi. Trong lúc tuyệt vọng, Stanley thò tay vào túi, không ngờ sờ thấy một quả táo. Quả táo làm Stanley như bừng tỉnh, ông thoát khỏi tuyệt vọng : hạnh phúc vì vẫn còn quả táo trong tay.

    Mấy hôm sau, trong lúc hôn mê, ông được người dân địa phương cứu sống. Điều khiến người ta không hiểu, Stanley hôn mê bất tỉnh mà vẫn nắm chặt quả táo trong tay, không cách nào lấy nó ra khỏi tay của ông được.

    Đầu thế kỉ XX, con người này đã trở thành một huyền thoại với câu nói: “Tôi vẫn còn một quả táo.”

    Cùng là vượt qua sa mạc nhưng kết quả khác nhau là do sự tồn tại hay không tồn tại của hi vọng.

    Trên đường đời, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách. Sự khác biệt giữa thành công và thất bại là niềm tin và hy vọng.
     
  19. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Kiên cường chiến thắng số phận

    Ai cũng mong muốn có cuộc sống bình yên và thuận lợi nhưng không phải ai cũng có được. Cuộc sống là muôn vàn thử thách và cách duy nhất để tồn tại và thành công là chiến thắng số phận, tạo nên kì tích. Cậu bạn Nguyễn Minh Tân là một điển hình.

    Số phận nghiệt ngã

    Tân sinh ra vốn lành lặn và khỏe mạnh. Năm 19 tuổi, khi đang là sinh viên của trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Nam Định, Tân đột nhiên mắc phải chứng bệnh Wilson khiến toàn bộ cơ thể bị co rút. Kể từ đó, Tân phải nằm liệt giường, những cơn đau, co giật hành hạ thân thể vốn từng rất khỏe mạnh của chàng trai trẻ cả ngày lẫn đêm.

    Gia đình đưa Tân đi chạy chữa khắp nơi, bác sĩ cũng từng nói, ít nhất phải 13 năm sau, khả năng vận động của cậu mới có thể hồi phục được phần nào. Nhưng với ý chí phi thường, sau 720 ngày đối mặt với tử thần, Tân đã biến điều không thể thành có thể. Tân quyết tâm tập đi một mình.

    Từ chỗ lần giường tập đứng lên, giờ đây, chàng trai trẻ đã có thể đứng lên, ngồi xe lăn hoặc tự mình bước đi qua những con phố thân quen. Tân nói rằng mình đã “lì lợm” chống cự lại những cú đánh hiểm ác của số phận nên giờ đây được mọi người đặt cho biệt danh Tân “Lì”.

    [​IMG]
    Mỗi bước đi của Tân luôn có mẹ ở bên

    Chiến thắng số phận

    Sau thời gian đi sinh hoạt và tập luyện ở Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật TP. Nam Định, chàng trai trẻ đã thay đổi cách nhìn, quan điểm sống của mình. Cậu quyết định phải làm được điều gì đó để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình. Từ đó, bất kể ngày nắng hay mưa, Tân đều ngồi xe lăn đi khắp thành phố quyên góp tiền gây quỹ từ thiện.

    Tân kể lại, những ngày đầu đi xin tiền không được nhiều người đón nhận và ủng hộ như bây giờ. Nhiều người nhìn Tân với ánh mắt dửng dưng, dè chừng giống như nhìn những người ăn xin tinh quái đang sử dụng chiêu trò lừa lọc.

    [​IMG]
    Chàng trai khuyết tật say mê làm từ thiện Nguyễn Minh Tân

    Vượt qua những lời bàn tán ban đầu, vượt qua sự đau đớn của những cơn co rút, vượt qua ý nghĩ "chàng công tử cầm rổ đi ăn xin trên phố", Tân giờ đây đã là thủ lĩnh của nhóm tình nguyện "Có 1 không 2".

    Không chỉ đi quanh thành phố Nam Định quyên góp tiền, Tân luôn hào hứng với những chuyến đi cả trăm cây số, cậu muốn được đến gặp gỡ và trao tận tay những người khuyết tật số tiền và quà mình gom góp được.

    Cuộc sống luôn ẩn chứa những biến cố bất ngờ. Nếu bạn chùn bước thì cuộc sống coi như kết thúc, ngược lại kiên trì chiến đấu với nó bạn sẽ thành công và có cuộc sống tốt đẹp hơn bất kì ai.

    Sưu tầm
     
  20. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Bí quyết giúp bạn thành công

    Thành công là gì, bí quyết thành công là gì? Đây là câu hỏi khó có thể trả lời chính xác bởi bí quyết để thành công không ngừng thay đổi và hoàn thiện. Thay đổi về mặt tư duy, tầm nhìn, hoàn thiện về nhân cách, khắc phục những sai lầm tìm ra những ưu điểm và phát triển những điểm mạnh. Đó là bí quyết.

    Mỗi ngày đều cần phải tìm kiếm sự hoàn thiện mới, bước đột phá mới, phát hiện mới. Tiểu tiết quyết định thành công, những việc nhỏ hàng ngày nếu chúng ta chú ý thì sẽ làm nó với một thái độ tôn trọng nhất thì sẽ có kết quả tốt nhất, ngược lại sẽ đem đến kết quả tồi tệ nhất. Tất cả đều phải thật chỉn chu và hoàn thiện nhất.

    [​IMG]
    Tích lũy thành công lớn từ những thành công nhỏ

    Ngoài ra cũng không quên phương hướng mà bản thân đã chọn lựa, đừng mơ hồ với nó, bước chậm nhưng bước chắc, hãy coi nó là sứ mệnh và làm nó bằng cả cuộc sống của mình. Dù trong quá trình tiến bước có gặp thuận lợi hay khó khăn thì luôn luôn giữ vững niềm tin, tràn đầy tích cực, học hỏi từ mọi điều từ điều đúng hay những sai lầm, dần dần hoàn thiện, yêu thương chính bản thân mình và yêu thương con người, chia sẻ những điều tốt những điều có ích cho những người khác.

    Không sâu xa bí quyết thành công chính là nhìn nhận ra được mục tiêu, hiểu rõ những trở ngại, xóa sạch mọi nghi ngờ trong đầu, tạo một bức tranh tinh thần tích cực, chấp nhận thử thách và kiên trì làm nó cho bằng được.

    Sưu tầm
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này