Phật Giáo Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 31/3/17.

Moderators: mopie
  1. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    Ấn Quang Pháp Sư
    Gia Ngôn Lục
    Tục Biên


    印光法師
    嘉言錄續編

    Hậu học Thích Quảng Giác & quy y đệ tử Từ Chí Giác đảnh lễ cung kính biên tập

    Pháp sư Đức Sâm giám định

    Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
    Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang & Đức Phong

    Lời Tựa

    Kinh Pháp Hoa dạy: “Chư Phật Thế Tôn do một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời”. Đại sự nhân duyên vừa nói ấy không ngoài muốn làm cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật. Chúng sanh vốn sẵn đủ tri kiến của Phật, hiềm rằng phiền não Hoặc nghiệp chướng lấp diệu minh, nếu không được chư Phật khơi gợi, dẫn dắt, chúng sanh sẽ không có cách nào khai thị ngộ nhập được! Do vậy, đức Thích Ca Thế Tôn lúc mới thành Chánh Giác đã than rằng: “Lạ thay! Hết thảy chúng sanh đều sẵn đủ trí huệ, đức tướng của Như Lai, nhưng do vọng tưởng, chấp trước, chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí liền được hiện tiền”. Do vậy, chư Phật Thế Tôn hưng khởi lòng Từ, vận dụng lòng Bi, xuất hiện trong thế gian, nói đủ mọi pháp, không gì chẳng nhằm làm cho chúng sanh phá trừ vọng tưởng, chấp trước, hoàn toàn trở thành trí huệ, đức tướng, đều cùng khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật. Nhưng do chúng sanh căn tánh thiên sai vạn biệt, trọn đủ tám vạn bốn ngàn phiền não, đức Như Lai thương xót, xét soi căn cơ để lập giáo, nói rộng rãi tám vạn bốn ngàn pháp môn để đối trị.
    Trong số ấy, tìm lấy một pháp viên đốn, siêu diệu, thẳng chóng, rốt ráo, thỏa đáng, thực hiện dễ thành công, dùng sức ít mà hiệu quả nhanh chóng, thích hợp khắp ba căn, gồm trọn các pháp thì chỉ có cách nương theo các vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, các đại tôn giả Ca Diếp, A Nan, Mã Minh, Long Thọ, và lịch đại tổ sư cõi này là Viễn Công, Trí Giả, Thanh Lương, Vĩnh Minh. [Các vị ấy] đã sớm đặc biệt chọn lấy pháp môn Tịnh Độ trong Tu Đa La Giáo, [bởi lẽ pháp này] là thuốc A Già Đà trị chung vạn bệnh, dạy cho khắp mọi chúng sanh đều cùng nên tu tập. Vạn người tu, vạn người đến, đều cùng được khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật hòng thỏa thích bổn hoài xuất thế của đức Phật. Pháp môn tối thượng thù thắng siêu tuyệt này từ lúc được khai sáng tại núi Khuông Lô vào thời Đông Tấn, đời nào cũng có cao nhân hoằng dương rạng ngời. Điều này có thể thấy cặn kẽ trong sách vở, chẳng cần phải rườm lời.

    Hơn một trăm năm gần đây, pháp vận cũng nguy ngập theo vận đời, đến nỗi đại pháp như vậy cũng ít có ai đề xướng. May mắn là lúc thoi thóp tột cùng lại sống dậy, được vị Thân Giáo Sư của chúng ta là Ấn Công Lão Nhân thừa nguyện tái lai, đặc biệt hoằng dương đạo này. Đạo đức, văn chương của lão nhân như mặt trời, mặt trăng giữa không trung, như sông rạch chảy khắp cõi đất. Văn Sao Chánh Biên, Tục Biên được lưu thông khắp cõi. Không những hàng đệ tử Phật đua nhau ngưỡng mộ, mà cũng có lắm kẻ chê bai Phật pháp mà đọc văn Ngài, hoặc nghe nói tới đức hạnh của Ngài, lòng cũng chẳng khỏi kính phục. Đức tót vời cảm hóa con người sâu đậm như thế, nhằm đúng thời Mạt Pháp này, thật hiếm người sánh bằng! Nào ngờ do nghiệp cảm của chúng sanh, pháp tràng chợt gãy, mùa Đông năm Canh Thìn (1940), đại sư về Tây, thoáng chốc đã tròn ba năm. Trong ba năm ấy, bồi hồi nghĩ tưởng, hối hận sâu xa lúc ban đầu mình đã xem thường để lỡ, vì sao vậy? Do lúc đại sư tại thế, trí huệ vô ngại, đức hạnh, danh vọng vòi vọi. Dẫu cho ma vương, ngoại đạo tung hoành, chúng sanh ngu muội, không phân biệt được đúng - sai, chỉ cần đại sư ban một lời, quá nửa đã đột nhiên giác ngộ, tâm vui vẻ, chân thành khâm phục. Dẫu lũ quyến thuộc ma cũng chẳng thể hoành hành oai thế được!

    Nay thì tiếng sư tử hống chẳng còn nghe nữa, huệ nhật ẩn bóng, cố nhiên những kẻ viết lách phô phang phá hoại di giáo của đại sư gây hại rất nặng, nhưng vẫn còn có những người có đủ con mắt giống như bảy mươi vị [đệ tử] thấu hiểu Trọng Ni (Khổng Tử) chẳng thể phá hoại được. Chúng ta cũng chỉ đành ai nấy tận hết sức mình tu hành là được rồi, hơi đâu để so đo với bọn họ. Mặc cho bọn họ “chữ Phật ta chẳng thích nghe”, chúng ta chỉ có A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, chỉ niệm đức Phật, chỉ cầu Tịnh Độ mà thôi! Nhưng lại có chuyện khiến cho con người đau lòng buốt óc nhất, khôn ngăn lương tâm xao xuyến, dẫu biết rõ là nhọc sức vô bổ, nhưng chẳng thể không nói đến, không gì bằng chuyện những kẻ dùng đến bút gỗ, mâm cát (cầu cơ) để tưởng chừng như ca ngợi, ngưỡng mộ đại sư, nhưng [thật ra là] vu báng, khinh miệt Ngài!

    Nay tôi chẳng phân biệt hết thảy những vị công khai phản đối, hoặc vu báng ngấm ngầm, hoặc thật sự hộ trì, xin hãy đều tâm bình khí hòa thương lượng. Đạo đức, văn chương của đại sư thuở sinh tiền cao tột như thế nào, ta hãy khoan bàn tới. Chỉ căn cứ vào chuyện đại sư biết trước lúc mất, tuổi đã tám mươi, vẫn có thể từ chõng nằm tự mình đi đến ghế tựa, ngồi ngay ngắn hướng về Tây, các căn vui vẻ, chánh niệm phân minh, an tường về Tây giữa tiếng niệm Phật của đại chúng. Sau khi trà-duy (hỏa thiêu), linh cốt trắng sạch, có những miếng màu như vàng ròng hoặc Phỉ Thúy, cũng như xá-lợi thật lắm, linh dị thật nhiều, lắm người thấy nghe. Sự ứng hiện tốt lành như thế, hạng Tăng nhân tầm thường có thể đạt được hay chăng?

    Đối với học vấn, phẩm hạnh của đại sư, xin các vị cứ dựa theo sự thật để phê bình, rốt cuộc có ai chê trách Ngài chẳng hiểu giáo lý, tu mù luyện đui hay chăng? Trộm sợ rằng, bất luận là ai nếu dám thốt ra lời ấy, ắt sẽ bị ngàn vạn người lớn tiếng thóa mạ, quở là kẻ chẳng biết tự lượng, ăn nói bừa bãi, hủy báng Tam Bảo, tội chẳng thể dung tha, trốn tránh được!

    Những người thật sự hiểu biết đại sư trong thế gian cũng chẳng cần phải đề cao Ngài ra sao, nói Ngài có thần thông tiên tri này nọ, là bậc Bồ Tát nào đó tái lai v.v... (Chúng ta được dự vào hàng đệ tử, đối với mật hạnh tự ẩn giấu chẳng lộ của đại sư, chưa thấy chứng cứ thật sự nào. Dẫu có chuyện ấy đi nữa, cũng chẳng nên tự phô phang), nhưng nhận biết đại sư là bậc hạnh giải siêu việt, trác tuyệt, thâm nhập kinh tạng, khéo léo khế hợp Phật tâm, hạnh làm khuôn mẫu cho đời, lời lẽ làm pháp tắc cho cõi thế, nhất cử, nhất động đều hữu ích cho pháp môn, đều nêu khuôn phép cho hàng hậu học.

    Bình luận như thế, tôi sợ trộm rằng bất luận ai nghe tới (trừ hạng ma vương chuyên cầu danh văn lợi dưỡng, ghen ghét, chướng ngại, ôm lòng hoại loạn pháp môn) ắt sẽ đều cùng gật đầu. Thế mà nhiều người vẫn còn cho rằng chưa thể khen ngợi đại sư xứng với sự thật, ngay cả hạng giả vờ xưng tụng, ngưỡng mộ cũng không thể phủ nhận. Hạnh giải của Ngài thuở đương thời, tướng lành lúc lâm chung, thiết thực như vậy đó, chắc chắn cao đăng thượng phẩm, chẳng còn phải ngờ vực dị nghị mảy may chi nữa! Đã lên Thượng Phẩm cõi Tây Phương thì chứng Vô Sanh Nhẫn, viên mãn Phật quả chỉ là vấn đề thời gian, có thể nói Ngài đã hoàn tất nhiệm vụ học Phật, đương nhiên chẳng còn có mảy may thiếu sót, tiếc nuối gì!

    Kẻ hơi biết giáo lý hãy nên thấu hiểu sâu xa. Có lắm kẻ cầu cơ, thường mạo nhận là được đại sư giáng đàn, tự lược thuật những chuyện thật lúc sinh tiền (tợ hồ là đúng, nhưng thật ra là sai), tự nói chính mình đã sanh về Tây Phương, lại còn buồn bã hối hận thoạt đầu chẳng tin lời cơ bút. Lời lẽ vu hãm oan uổng ấy, người hơi hiểu biết Phật pháp nghe xong liền đau lòng, buốt óc, hoặc đến nỗi phun cả cơm ra! Vì sao vậy? Xin hỏi là thật hay giả, thì những người cùng tự xưng là đệ tử Phật hãy đều cùng nhau bình tâm hòa khí để đáp lời. Trong thế gian, có học thuyết, lý lẽ nào cao siêu, huyền diệu hơn Tam Tạng gồm mười hai thể loại do kim khẩu [của đức Thế Tôn] giảng ra hay chăng? Tôi trộm sợ rằng ngoài những kẻ công khai phản đối Phật pháp ra, chẳng có một ai dám đáp một chữ Có! ...

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này