Tâm lý XH Bà mụ - Chris Bohjalian

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi thanhbt, 1/2/17.

  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Bamu bt_n.jpg

    Thông tin sách

    Tên sách: BÀ MỤ
    Nguyên tác: Midwives
    Tác giả: Chris Bohjalian
    Người dịch: Thi Trúc
    Nhà phát hành: Phương Nam
    Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
    Khối lượng: 600g
    Kích thước: 11.5x17.5 cm
    Ngày phát hành: 04/2011
    Số trang: 552
    Giá bìa: 120.000đ
    Thể loại: Tiểu thuyết Đương đại

    Thông tin ebook

    Nguồn:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thực hiện ebook: thanhbt
    Ngày hoàn thành: 01/02/2017
    Dự án ebook #278 thuộc Tủ sách BOOKBT

    Giới thiệu

    Vào một đêm mùa đông tại vùng Vermont (Mỹ) bà mụ Sibyl vốn dày dặn kinh nghiệm đã thực hiện ca mổ lấy thai trên cơ thể người mẹ mà bà nghĩ đã chết sau cơn đột quỵ. Nhưng... nếu thai phụ chưa thực sự chết? Phải chăng Sibyl đã vô tình giết chết cô ấy?

    Trong tiểu thuyết Bà mụ, tác giả Chris Bohjalian đã tường thuật lại những sự kiện dẫn đến phiên tòa xét xử Sibyl Danforth, một bà mụ lành nghề ở thị trấn nhỏ Reddington, từng đỡ đẻ cho hơn 500 đứa trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đó không đơn thuần là phiên tòa về tội bất cẩn gây chết người của Sibyl, mà còn là cuộc đối đầu giữa giới bác sĩ và bà mụ, những người luôn bị xem là cái gai trong mắt của chính quyền và cộng đồng y tế.

    Sững sờ và ám ảnh, Bà mụ - một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất mà bạn nên đọc.

    Tác giả

    Nhà văn, nhà báo Chris Bohjalian, sinh ngày 12/8/1960, tốt nghiệp đại học Amherst và sống một thời gian ở New York, sau đó chuyển về một thị trấn nhỏ ở Vermont và sống ở đó đến nay.

    Ông là tác giả của khá nhiều tiểu thuyết khá đặc sắc. Tác phẩm của Bohjalian thường tập trung vào một số vấn đề như: tình trạng vô gia cư, luật bảo vệ động vật hay vấn đề sinh thái. Ông có thói quen đặt những nhân vật bình thường của mình vào những hoàn cảnh khó khăn bất thường để làm nổi bật một khía cạnh nào đó trong con người họ. Ông chia sẻ rằng chính Vermont yên tĩnh đã tạo nguồn cảm hứng cho ông.

    Tác phẩm của Chris Bohjalian đã được dịch ra hơn 25 ngôn ngữ và xuất bản ở hai mươi mốt quốc gia. Có hai tiểu thuyết đã được dựng thành phim là Bà mụ và Băng qua khán đài.

    Năm 2002, ông đoạt giải thưởng sách New England cho thể loại hư cấu.

    Ngoài sáng tác tiểu thuyết, ông còn viết bài cho nhiều tạp chí, trong đó có Cosmopolitan, Reader’s Digest, và Boston Globe Sunday Magazine, là người phụ trách chuyên mục xã luận Chủ nhật cho báo Burlington Free Press từ năm 1992 đến nay. Hiện ông sống với vợ và con gái ở Vermont.

    Các tác phẩm

    A Killing in the Real World (1988)
    Hangman (1991)
    Past the Bleachers (1992)
    Water Witches (1995)
    Midwives (1997) dịch sang tiếng Việt với tựa đề Bà mụ, do NXB Thời đại và Phương Nam book ấn hành (2011)
    The Law of Similars (1999)
    Trans-Sister Radio (2000)
    The Buffalo Soldier (2002)
    Idyll Banter: Weekly Excursions to a Very Small Town (2003)
    Before you know kindness (2004)
    The double bind (2007)
    Skeletons at the Feast (2008)
    Secrets of Eden (2010)
    The night strangers (2011)
    The scandcastle girls (2012)
    The light in the ruins (2013)
     

    Các file đính kèm:

  2. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Một bài cảm nhận tác phẩm

    Tôi thích những tác phẩm mà đi theo trình tự của nó, tôi rất muốn viết lại cảm xúc. Bà Mụ rõ ràng là một cuốn truyện như thế. Lạ ở chỗ, chưa kịp ghi lại cảm xúc này thì cảm xúc khác ào đến. Về hai chi tiết khác nhau, cái thích - vì thế cũng khác nhau.

    Ở những trang đầu, mối tình ngây thơ của người kể chuyện làm tôi thích đến độ mỉm cười nhiều lần. Đó thực sự là ngây thơ - nhưng không sáo rỗng. Không phải kiểu cầm tay nhau dạo chơi vườn hoa, đuổi bắt nhau trên những ngọn đồi. Cũng không phải kiểu em e lệ đưa tay anh vuốt, hay anh hôn tóc em khi hoàng hôn vừa tắt. Hai nhân vật trao nhau những cái nhìn khi nàng đang cưỡi ngựa, cho ngựa ăn cỏ còn chàng phì phèo điếu thuốc bên nông trại ở tuổi 13. Ở tuổi 13, ngay lần đầu chạm trán, người con trai đề nghị: anh hôn em được không? Và trong tất cả những diễn biến tiếp theo, quan trọng của đời cô nàng, anh chàng luôn có mặt như một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Đẹp thế, yêu thế. Nhưng vốn dĩ cuộc đời, họ không thành. Gần cuối truyện đề cập đến việc họ không thành chỉ đơn giản bởi một đoạn ngắn vài dòng chữ. Không có lý do gì nghiêm trọng hay vật vã. Đơn giản, họ không đến được với nhau. Nhưng tôi chắc, nhiều người đọc phải tiếc vì sự tan vỡ này.

    Chắc chắn là, tôi đã phải ghi lại cảm xúc của mình về tình mẫu tử. Cái tình không bị diễn giải thành những hành động, những câu từ "hoa lệ". Nó bộc lộ từ trong suy nghĩ, trước một vấn đề nào đó. Ví dụ như, "nếu con có ý định quan hệ tình dục với bạn trai, hãy chắc là giữ lời hứa cùng mẹ đi đến khoa phụ sản để đặt vòng". Hay trong những ngày sắp phải đối diện với kết luận của tòa án, trong nhật ký của người mẹ đầy ắp hình ảnh về đứa con gái chỉ chớm trưởng thành của mình. Đúng là trong những khi khốn cùng nhất, người ta chỉ biết vịn vào thời gian êm đềm để nhẹ lòng. Bà ta đã nhớ về cái ôm vòng bằng 2 tay chặt đến ngạt thở của cô con gái khi 2 tuổi và ước sao, thời gian có thể dừng lại ở đấy.

    Ở phía ngược lại, cách cô con gái bày tỏ tình cảm với mẹ cũng nồng ấm và thiêng liêng. Cô để cảm xúc dồn ứ trong lòng khi phát hiện vài thay đổi nơi người mẹ, cả khi bà lung lay tình cảm với vị luật sự bảnh trai. Cô không nói bởi cô biết trách nhiệm của người con là phải giữ sự bình thản trong gia đình, khi mà những biến cố đang ứ đầy trong gia đình họ và bất cứ một xao động nhỏ nào cũng có khả năng làm dấy lên một con sóng hung dữ, và làm cuốn phăng đời sống. Thỉnh thoảng lắm, bạn mới gặp những dòng chữ "con yêu mẹ" hay "mẹ yêu con" nhưng không phải họ trao cho nhau trực tiếp. Họ đọc nó trong suy nghĩ, họ viết nó trên trang nhật ký. Họ nghĩ về nhau. Bạn sẽ thường nghe họ hỏi han nhau: Con ổn chứ? Mẹ thấy thế nào? - Những quan tâm thật sự cần thiết và hữu ích hơn những lời lẽ yêu thương mỹ miều. Cuối truyện, người con gái quyết phạm pháp để có lợi cho mẹ mình. Và ít ra một lần, vụt thoáng qua đầu người mẹ, con gái của bà nên tự thú. Tất nhiên, tác giả đã không chính nghĩa triệt để để cho việc này xảy ra. Nhưng chỉ ý nghĩ đó thôi cũng đủ thể hiện tấm lòng người mẹ, về cách bà dạy dỗ con gái mình.

    Nhưng, thích thú nhất, hào hứng nhất là cảm giác tôi bị lôi vào phiên tòa cuối truyện. Tôi đã không thể dứt ra một lời lấy cung hay đối chất nào. Cảm giác như một phiên tòa với chủ tòa, bồi thẩm đoàn, luật sư, bị cáo, căn phòng hướng ra bãi biển xứ Vermont... hiển hiện trước mắt. Không thể diễn tả. Không thể nói mà chỉ khuyên bạn hãy đọc và cảm nhận. Còn tôi, đã thấy có lúc mình mang sự giận dữ của vị luật sư khi quật lại một nhân chứng bất lợi. Hay nghe tim đập nhanh như thể mình chuẩn bị bước vào buổi sáng cung khai. Tin không? Thật đấy.

    Người đàn bà bị kết tội giết người trong lúc đỡ sinh tại nhà. Khi ra tòa, cái bà lo lắng không phải bản án mấy chục năm tù. Không phải tội danh giết người. Mà là bà bị buộc ngưng công việc đỡ đẻ tại gia. Bà sợ phải rời xa công việc mà bà coi là đam mê, là sự sống của mình. Nhưng ngay cả khi bà đã trắng án, công việc vốn quá quen thuộc lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bởi ám ảnh, bởi day dứt vì sự cố đã qua. Và bà... thôi việc. Tôi không nghĩ có một sự tinh tế nào hơn thế.

    Tác giả đề cập đến một tai nạn của một bà mụ. Qua đó đưa ra những quan niệm đối kháng về việc sinh đẻ tại nhà hay bệnh viện. Người kể chuyện là con gái của bà mụ. Tất nhiên, cô ta phải ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối vào mẹ. Và bạn biết là, cuối truyện, cô con gái này chọn học ngành Y - khoa Sản để trở thành một bác sĩ tại bệnh viện.

    Nhưng - không có gì nghịch lý. Không có gì là không thể giải thích. Ở Bà Mụ.

    Trang cuối của truyện. Người chồng mục sư có vợ chết trong ca sinh đẻ tại nhà ôm, vỗ lưng và chúc bình an cô con gái bà mụ đỡ đẻ cho vợ mình buổi sáng định mệnh ấy. Nay cô đã là một bác sĩ khoa sản.

    An Nhiên
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

Chia sẻ trang này