Bản dịch tào lao xàm xí của bộ Phong Thần Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 16/4/15.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    [​IMG]
    Đây là bản dịch mới của Nguyễn Đức Lân, NXB Văn Học in năm 2008, bìa cứng, giá 120.000đ.
    Phải nói là một thảm họa dịch thuật từ văn phong cho tới nội dung. So với bản dịch huyền thoại của Mộng Bình Sơn và Tô Chẩn thì bản dịch mới này đọc cứ như đấm vào mắt...:mad:
    Về nội dung, nhiều chỗ chỉnh sửa so với 2 bản dịch cũ. Nhiều từ thay đổi đọc rất chướng (thừa tướng Tỉ Can sửa thành thủ tướng chẳng hạn), nhiều chi tiết nội dung bị rút bớt như các bài kệ của các vị sư phụ dặn dò đệ tử trước khi phạt Trụ, các bài chiếu thư phong soái của Võ Vương dành cho Tử Nha, các bài sắc của Nguyên Thỉ Thiên Tôn khi phong thần những người chết...
    Về văn phong, câu cú nhiều chỗ khó hiểu, bất đồng trong ngôn ngữ dịch. Ví dụ như thái sư Văn Trọng cỡi kỳ lân đen và Hoàng Thiên Hóa cỡi ngọc kỳ lân. Đã ngọc kỳ lân thì sao không hắc kỳ lân cho nó đồng bộ???:eek:
    Dạo gần đây NXB Văn Học phải nói là phát hành rất nhiều truyện tào lao về nội dung và hình thức. Như mấy bộ Kim Dung hình bìa "râu ông nọ cắm cằm bà kia", chẳng hạn Thiên Long Bát Bộ và Lộc Đỉnh Ký thì lấy tranh Xạ Điêu Anh Hùng làm bìa...

    VD hình bìa:
    [​IMG]
    Hình Nam Đế và Quách Tĩnh.

    [​IMG]
    Hình Thành Cát Tư Hãn trong Xạ Điêu Anh Hùng.

    [​IMG]
    Hình Quách Tĩnh đang luyện Hàng Long Chưởng.
     
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Chuẩn rồi.
     
  3. lethuyvan7

    lethuyvan7 Mầm non

    Bạn nào có file prc Phong thần diễn nghĩa bản dịch chuẩn thì cho mình xin với?
     
  4. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    'Cục Xuất bản' chắc mới 'sờ' gáy của truyện ngôn tình, mà chưa kịp 'sờ' truyện kiếm hiệp!!
     
    teacher.anh thích bài này.
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thế còn bìa của Tiếu ngạo giang hồ và Ỷ thiên đồ long ký thì sao, bác @khiconmtv chú giải nốt cho mọi người cùng hay là hình nhân vật gì
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lấy hình Dương Thiết Tâm (cha của Dương Khang) ôm vợ...:eek:
    [​IMG]
     
    K.Nguyên and Caruri Tlkd like this.
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ái chà bậy thật. Tôi cứ tưởng đó là hình bố con Trương Thúy Sơn ôm nhau ngoài băng đảo, còn cái mặt bên phải nghĩ là Tạ Tốn =))

    Còn hình bìa Tiếu ngạo thì thấy ai đó bảo đó là Quách Tĩnh vs Hoàng Dung. Đúng là chán cái team thiết kế bìa lười của những bộ sách Kim Dung này.
     
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Mấy tranh này là của họa sĩ Lý Chí Thành (Hong Kong), đều có truyện tranh hết. Mấy ông Việt Nam copy lại mà chẳng thèm đọc nội dung.
     
  9. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Sưu tầm được một số hình tạm được post lên mọi người xem thử:

    Thư kiếm ân cừu lục 1.jpg
    THƯ KIẾM ÂN CỪU LỤC

    Liên thành quyết.jpg
    LIÊN THÀNH QUYẾT

    Hiệp khách hành.jpg
    HIỆP KHÁCH HÀNH

    Thần điêu hiệp lữ 2.jpg
    THẦN ĐIÊU HIỆP LỮ

    Xạ điêu anh hùng truyện.jpg
    XẠ ĐIÊU ANH HÙNG TRUYỆN
     
    vinaguy, utitgg, K.Nguyên and 4 others like this.
  10. transformers199

    transformers199 Mầm non

    Hèn gì lúc trước mua bộ Lộc Đỉnh Ký của NXB VH thì thấy có gì đó sai sai, Vi Tiểu Bảo nào lại có quyền cước uy mãnh là thế kia.:eek:
     
  11. n.v.t

    n.v.t Mầm non

    Mình chỉ hỏi một điều thôi: Bạn đã đối chiếu nguyên tác khi viết bài so sánh này chưa? Cái mà bạn nói Nguyễn Đức Lân dịch sai có thực sự là sai không, hay vốn là do Mộng Bình Sơn dịch sai mà bạn coi cái sai thành đúng?

    Văn phong, cách dùng từ của Nguyễn Đức Lân khó hiểu? Vậy xin bạn giải thích giúp ‘con cù’ là con gì, ‘bì quyện’ là bị như thế nào và ‘Gián ma xử’ nghĩa là gì, tất cả những từ này đều có trong bản dịch của Mộng Bình Sơn.
     
  12. vanthach

    vanthach Lớp 2

    Thời phong kiến có từ thủ tướng rồi à.
     
  13. n.v.t

    n.v.t Mầm non

    Đây là từ mà nguyên tác sử dụng, không thể vì bản thân người dịch thấy nó lạ mà tự ý sửa từ ‘Thủ tướng’ thành ‘Thừa tướng’. Hơn nữa, ‘Thủ tướng’ là viết gọn của danh xưng ‘Thủ tịch Thừa tướng’/‘Thủ tịch Tể tướng’, tự ý đổi thành ‘Thừa tướng’ thì cái ý nghĩa ‘Thủ tịch’ đã mất. Bên cạnh đó, trong ‘Tống sử’ có dùng cụm ‘Thủ tướng’ để chỉ Hàn Kỳ, chứng tỏ từ này đã tồn tại từ thời phong kiến Trung Hoa. ‘Phong thần diễn nghĩa’ được viết vào thời nhà Nguyên, triều đại nối tiếp nhà Tống, nên dùng từ này cũng không lạ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/24
  14. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Trích một đoạn trong nguyên tác, chương 9:
    殷破败曰:“丞相听启:卑职奉旨来请殿下,可同殿下先回,在朝歌等候,丞相略后一步,见门生先有天子而后私情也。不知丞相可容纳否?”商容笑曰:“殷将军,我晓得你这句话。我要同行,你恐天子责你容情之罪。

    丞相: Thừa tướng.
    Từ Điển Thiều Chửu:
    thừa, chưng
    1. Giúp đỡ. Như thừa tướng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chức quan giúp vua.
    2. Các nha có đặt người giúp việc cũng gọi là thừa. Như phủ thừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, huyện thừa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link v.v. Nguyên âm là chưng.
     
    Wanderman thích bài này.
  15. n.v.t

    n.v.t Mầm non

    Trích nguyên tác, Hồi 001:
    天子作畢,只見首相商容啟奏曰:"女媧乃上古之正神,朝歌之福主。老臣請駕拈香,祈求福德,使萬民樂業,雨順風調,兵火寧息。今陛下作詩褻瀆聖明,毫無虔敬之誠,是獲罪於神聖,非天子巡幸祈請之禮。願主公以水洗之。恐天下百姓觀見,傳言聖上無有德政耳."

    Thiên tử tác tất, chỉ kiến Thủ tướng Thương Dung khởi tấu viết: "Nữ Oa nãi thượng cổ chi chính thần, Triều Ca chi phúc chủ. Lão thần thỉnh giá niêm hương, kỳ cầu phúc đức, sử vạn dân lạc nghiệp, vũ thuận phong điệu, binh hoả ninh tức. Kim bệ hạ tác thi tiết độc thánh minh, hào vô kiền kính chi thành, thị hoạch tội ư thần thánh, phi thiên tử tuần hạnh kỳ thỉnh chi lễ. Nguyện chủ công dĩ thuỷ tẩy chi. Khủng thiên hạ bách tính quan kiến, truyền ngôn thánh thượng vô hữu đức chính nhĩ."

    Nguyên tác dùng cả 'Thủ tướng' lẫn 'Thừa tướng', Mộng Bình Sơn đổi hết thành 'Thừa tướng', bài viết lại căn cứ vào đó để chỉ trích Nguyễn Đức Lân khi ông dùng chữ 'Thủ tướng', rõ ràng là không thuyết phục.
     
    Wanderman thích bài này.
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vậy chúng ta hãy tra thêm xem trong cả bộ có bao nhiêu lần dùng thủ bao nhiêu lần dùng thừa!
     
    vinhhoa thích bài này.
  17. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    首相 thủ tướng, có trong 50 chương đầu: 24 lần.
    丞相 thừa tướng: 226 lần.

    Trong Tam Quốc Diễn nghĩa, không hiện từ thủ tướng.
    Thừa tướng, Tể tướng là những từ thông dụng dưới chính thể quân chủ. Bác khicon bức xúc là phải rồi...
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Từ thủ tướng này có được dùng trực tiếp trước mặt vua hay không nhỉ? Vì mình nghĩ thủ nghĩa là đứng đầu thì có hơi đụng chạm vua không? Cho nên tác giả lỡ viết 50 chương đầu rồi không sửa được sau phải đổi hết thành thừa tướng :D
     
  19. n.v.t

    n.v.t Mầm non

    Chứng tỏ nguyên tác có dùng ‘Thủ tướng’, Mộng Bình Sơn tự ý sửa hết thành ‘Thừa tướng’ rõ ràng là đã sai. Lấy một cái sai để chỉ trích cái đúng, vậy là sai hay đúng? Dịch thuật không phải là sáng tác mà tự ý sửa từ ngữ trong bản gốc chỉ vì lý do ‘thông dụng’. Cả bản dịch, Mộng Bình Sơn cho Trụ vương xưng ‘trẫm’, nguyên tác là ‘cô’, vậy nếu dịch giả khác dịch là ‘cô’ thì là sai hay đúng?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. n.v.t

    n.v.t Mầm non

    ‘Đứng đầu’ ở đây nghĩa là đứng đầu nhóm Thừa tướng thôi nên đâu có động chạm gì tới vua.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này