Trà phiếm Cuốn sách nào khiến bạn thất vọng

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi pinoko, 29/2/16.

Moderators: amylee
  1. phongthaikiet

    phongthaikiet Banned

    Thất vọng ah! Đó là Mãi Mãi tuổi 20.Hồi còn đi học cứ bị nhà trường ép mua,rồi ghi nhận cảm tưởng,nổ vang 1 thời.Đúng là nhồi nhét ý thức hệ mà
     
  2. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Ai trồng cây - Bế Kiến Quốc

    Ai trồng cây
    Người đó có tiếng hát
    Trên vòm cây
    Chim hót lời mê say

    Ai trồng cây
    Người đó có ngọn gió
    Rung cành cây
    Hoa lá đùa lay lay

    Ai trồng cây
    Người đó có bóng mát
    Trong vòm cây
    Quên nắng xa đường dài

    Ai trồng cây
    Người đó có hạnh phúc
    Mong chờ cây
    Mau lớn theo từng ngày

    Ai trồng cây...
    Em trồng cây...
    Em trồng cây...

    Đi tìm ý nghĩa của “lý tưởng” thì chợt trong lòng ngân vang bài hát trồng cây, có vẻ liên quan nhau, bên cây xanh, bên cây đời. Chợt nhận ra rằng mỗi hành động là mỗi tác động, mỗi tác động là mỗi lợi ích. Đất nước mạnh, cần con người mạnh. Thầm nhắc mình, hãy sống như … thật sống! Tươi thì trẻ, trẻ thì tươi hí hí
     
  3. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Không hiểu bác viết gì nữa?? Sách này là sách nào mà bác "thất vọng"??
     
  4. thnguyen

    thnguyen Mầm non

    Đối với mình cuốn sách bị đề cao quá mức và (hơi) gây thất vọng là Đắc Nhân Tâm, theo quan điểm cá nhân thôi.
     
  5. Bạn này giống hệt mình hồi mới đọc cuốn đó lần đầu. MỚi đây nhất có nổ ra tranh cãi về việc người khen hay kẻ chê dở về cuốn này, vui phết
     
    mieuhoa thích bài này.
  6. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Bạn có thể chia sẻ thêm về cuốn sách này không? Theo bạn vì sao?
     
  7. Nguyen Gia Luu

    Nguyen Gia Luu Mầm non

    Bác nên đọc sách của Thiệu Vĩ Hoa đi
     
  8. thnguyen

    thnguyen Mầm non

    Mình nghĩ những quan điểm và bài học trong cuốn sách vẫn đúng và có giá trị để áp dụng. Tuy nhiên những ví dụ cho mỗi quan điểm lại hơi dài dòng. Thêm nữa là Đắc nhân tâm được viết năm 1936, lúc này văn hóa bán hàng và tiêu thụ ở Mỹ đang rất phát triển nên cuốn sách này nổi tiếng là sách hướng dẫn kĩ năng cho người bán hàng.

    Cá nhân mình nghĩ đọc cuốn này cũng hay nhưng cũng nên ghi nhớ cái khung cảnh văn hóa mà tác giả viết nó vì ko phải ai cũng thấy những quan điểm trong sách phù hợp với bản thân.
     
    man in the moon and hoalienbao like this.
  9. mangden

    mangden Lớp 2

    "Thép đã tôi thế đấy"
    Khi mình chưa đọc mình nghĩ cuốn này rất hay. Hồi học cấp II mình từng viết câu nói của Pavel vào cuốn sổ: Ai cũng chỉ sống có một lần, làm sao đừng sống hoài, sống phí... Nhưng khi đọc hết tập 1 mình thất vọng vô cùng. Pavel là một nhân vật không giống những gì mình nghĩ. Anh ta, theo mình nghĩ, là một kiểu con người không có trái tim. Mình chán và không muốn đọc tiếp tập 2. Mình không hiểu sao, mình nghe thế hệ trước đã rất thích cuốn này, kiểu nhân vật này.
     
    dinhphuc120 and hoalienbao like this.
  10. dinhphuc120

    dinhphuc120 Lớp 2

    Tôi cũng bỏ dở cuốn này, mặc dù tôi biết tác phẩm thuộc xếp vào dạng kinh điển. Nhưng tôi chợt nhận ra 1 điều: Bạn chỉ cảm nhận được tác phẩm khi bạn có một vốn sống nhất định, hoặc bạn đọc tác phẩm đó trong một bối cảnh phù hợp. Cuốn "Thép đã tôi thế đấy" viết trong bối cảnh chiến tranh, loạn lạc của thế chiến thứ I kéo dài cho sang cả thế chiến thứ II và sau này Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa. Giá trị và tư tưởng trong "Thép đã tôi thế đâý" đã không còn phù hợp với giới trẻ và thời đại của chúng ta.
    Tôi nghĩ rằng, ngày nay chúng ta rèn luyện bản thân theo đuổi lý tưởng bằng phương pháp khác - Tư tưởng tự lập và trải nghiệm nhiều nhất có thể. Bạn khỏe mạnh tức là bệnh viện bớt đi 1 bệnh nhân; Bạn giàu có tức là bạn có thể giúp đỡ người nghéo khó hơn... Giờ đây, bạn làm giàu cho bản thân, tạo thêm công ăn việc làm cho người khác nghĩa là yêu nước, nghĩa là góp phần kiến tạo nên giá trị tốt đẹp cho xã hội và cho tổ quốc. Không nhất thiết phải đổ máu, phải xả thân, phải xông ra chiến trường, phải tuyên truyền, gầm gào và giác ngộ những người xung quanh bạn về tư tưởng chính trị, về lý tưởng cộng sản. Bạn cứ làm tốt phần việc và sứ mệnh của bản thân đã là tốt lắm rồi!
     
  11. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Mỗi người một lý tưởng, gầm gào,hò hét ko hại ai,ko vi phạm nguyên tắc đạo đức con người là ok. Dù đi tuyên truyền lý tưởng cộng sản, thì đó là tự do của mỗi người. Bác cũng hiểu mà lại đi "gào" khuyên người khác ko nên "gào", thật mâu thuẫn. Thôi đi tốt hơn mình đi làm "giàu" cho đủ bát cơm.

    "Thép đã tôi thế đấy" không nằm trong list nhưng cuốn sách thất vọng của tôi,bởi never read before. Tôi xin chia sẻ sách thắc vọng gần đây đã đọc là cuốn " Thủ đoạn chính trị" VŨ TÀI LỤC.

    Đọc xong nó làm tôi tin là tôi đang sống trong thế giới với những điều cuốn sách viết, khi nghĩ về mảnh đất tôi sống. Người ta dùng những thủ đoạn của chính trị vào đời sống nhưng lại hô hào đừng chính trị hóa đời sống. Thế đấy, từ một kẻ ngây thơ, ghét mấy trò giả dối của chính trị; giờ nhìn thấy,suy nghĩ mình đã từng là nạn nhân của những toan tính vô ý và cố ý, đây là kinh nghiệm cuộc sống cá nhân với mọi người mình đã gặp, ko nói đến chuyện chính quyền đâu nhá. Đọc xong chỉ biết cười cái góc nhìn vấn đề của sách đã ăn vào não mình, giờ gạt đi cũng không được nữa. Có nên thắc vọng lắm không?!
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/10/19
    nxan thích bài này.
  12. trung_luoc

    trung_luoc Lớp 3

    Không chung lý tưởng trong một lĩnh vực nào đấy, vẫn có thể cùng chia sẻ cùng một "bàn trà" ở đây mà, phải không bạn? Vẫn có thể ngồi chung một bàn ăn và share chung một bill mà phải không? :)
    Cuốn sách làm mình thất vọng nhất là "Buồng làm sao buông". Haha. Mà cũng lỗi tại mình, tự nhiên lại phá nguyên tắc, đi đọc văn trẻ trâu làm gì để tốn tiền mua sách. Nói chung thì sách hay mỗi trang bìa và một bài tản văn chính. Còn lại, cảm giác tác giả lặp lại chính mình.
    Đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình. Mong bạn nào hâm mộ tác giả này, bỏ qua cho mình. Còn mình thì bỏ qua tác giả này luôn. :D
     
    hoalienbao thích bài này.
  13. kerry_13

    kerry_13 Lớp 6

    Theo như bác nói thì mình nghĩ bác đồng tình và bị thuyết phục bởi cuốn sách đó, dẫn tới thất vọng về thủ đoạn chính trị trong đời sống chứ đâu phải thất vọng (mà hoàn toàn ngược lại) về cuốn sách đó đâu nhỉ ?
    Nếu hiểu sai thì bác chữa lại giùm :D
     
    hoalienbao thích bài này.
  14. dat_set

    dat_set Mầm non

    Theo mình, cư xử với người, quan tọng nhất là đến từ sự chân thành, kết bạn không phải vì chăm chăm tìm lợi. Giả tạo, nâng cao cái tôi của người đối diện chỉ nhằm trục lợi thì khó gọi là nhân tâm thật sự. Mình bỏ dở nó khi đọc được 1/3, từ 10 năm trước, đến giờ vẫn không muốn đọc lại :) cảm nhận cá nhân
     
  15. DragonKindle

    DragonKindle Lớp 2

    Triết học Mác Lenin, giáo trình Tư tưởng HCM, đường lối cách mạng. Vừa nông dân vừa bạo lực.
     
    Vanthudang thích bài này.
  16. anhquynhvule

    anhquynhvule Mầm non

    Em nghĩ là mấy cuốn sách self-help gì đấy đang nổi nổi trên mạng, nó chỉ giữ động lực được lúc ban đầu. Cách viết cũng khá chung, kể một câu chuyện rồi nêu bài học, hơn nữa sách self-help về cách cư xử bên Tây đa phần em thấy không hợp với môi trường ở Việt Nam. Như cuốn "Đắc nhân tâm", nếu như ở môi trường làm việc đấu đá nhiều... như thế dễ thân bại, danh liệt sớm.
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  17. Despot

    Despot Lớp 11

    Khi nhỏ thì đọc sách gì cũng thấy hay nhưng đến khi lớn rồi mình không còn háo hức với tất cả các loại sách nữa.
    Mình không chọn những sách khuyến khích chiến tranh đặc biệt là những sách lợi dụng trẻ em trong chiến tranh.
     
    hoalienbao thích bài này.
  18. dinhphuc120

    dinhphuc120 Lớp 2

    Đọc sách thì tâm phải tĩnh, còn vướng bận cơm-áo-gạo-tiền và lo lắng, bất an thì cũng rất khó đọc.
    Khi có tuổi, cố gắng mỗi năm đọc khoảng 10-15 cuốn thôi là được rồi.
     
    kobomini thích bài này.
  19. Kim Lưu

    Kim Lưu Mầm non

    Phần lớn sách của Dan Brown về Việt Nam dịch rất ẩu, dịch tá lả, sao cho lẹ để đem bán, nên không một chút nào truyền tải được tư tưởng với văn phong của tác giả. Có lẽ đó cũng là một lý do lớn làm cho người đọc thấy chán văn của ông. Da Vinci Code là một điển hình. Dịch tào lao, rồi phải mời dịch giả khác 'hiệu đính' lại.
    Dan Brown đưa vào tác phẩm rất nhiều lý thuyết, khái niệm, và tư tưởng tôn giáo văn hóa phương tây, vốn xa lạ và khó hiểu với hầu hết người mình, và để dịch được mớ kiến thức làm nền tảng cho mấy tiểu thuyết của ổng quả là một thử thách lớn. Cần phải có dịch giả có kiến thức, có nghề, và có tâm, vừa uống trà vừa dịch năm nay qua tháng nọ, rồi đọc tài liệu khảo cứu các kiểu để hiểu vấn đề.
    Chứ dịch kiểu ăn cướp như các nhà xuất bản, cắt nhỏ, xé lẻ, rồi đưa cho hầu hết là các sinh viên dịch, rồi ghép lại, rồi in ra bán, thì thứ bạn đọc nhận được khác xa bản gốc.
    Đôi lời như thế ạ, nhưng mình cũng không thích đọc Dan Brown mấy, vì có cảm giác bịa đặt với tưởng tượng quá.
     
    hoalienbao thích bài này.
  20. Kim Lưu

    Kim Lưu Mầm non

    Mình cũng đồng ý với bạn,.
    Mình không phủ nhận công lao to lớn của cụ Hồ đối với độc lập thống nhất chúng ta đang có.
    Nhưng lịch sử luôn xoay vần và viêc một dân tộc, nhất là giàu truyền thống và lịch sử như Việt Nam, giành lại được độc lập là chuyện sớm muộn, vấn đề là ai sẽ tóm lấy thời cơ ấy trước. Và nếu người đó không phải cụ Hồ, hoặc là cụ Hồ những không túm phải triết lý Mác-Lê mà đọc được tư tưởng của các nguồn Phương Tây trước, thì biết đâu nước ta hiện nay đang được hưởng một nền tự do, độc lập hoàn toàn khác, như Sin, Kore chẳng hạn.
    Sr vì đã lạc đề
     
    hoalienbao thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này