Đề phòng 99 thuật lừa đảo trong cuộc sống - Xin cảm nhận những bạn đã đọc sách này?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi sbeachs, 11/11/14.

Moderators: amylee
  1. sbeachs

    sbeachs Mầm non

    Mình xem trên mạng thấy có 1 cuốn sách phòng chống lừa đảo là:
    -Đề phòng 99 thuật lừa đảo trong cuộc sống . Tác giả: Hồ Tiến Huân



    Nhưng do là sách trên mạng nên mình không xem thử được. Mà ra nhà sách thì không thấy bán. Không biết ở đây đã có bạn nào từng đọc cuốn này chưa? Nếu đọc rồi thì có thể cho mình biết cảm nhận như là cuốn đó có hay không? Kiến thức có thực tế, dễ áp dụng không? Sách có nhiều kiến thức hữu ích không?...

    Mình thấy cuộc sống bây giờ có quá nhiều trò lừa gian dối. Bởi vì lừa dối là cách nhanh chóng đạt được mục đích hơn nhiều so với cách phấn đấu dùng chính công sức của mình, thế nên nhiều người chọn phương án lừa dối.

    Trong công việc của mình, đến tận bây giờ mình mới phát hiện ra 3 năm qua mình đã bị cấp trên lừa dối và lợi dụng nhiều thứ, một vài đồng nghiệp thì cũng có đi lừa mình nhưng ở mức thấp hơn. Ngay chính những đồng nghiệp có kỹ năng lừa dối đó, họ cũng lừa lẫn nhau và sập bẫy của nhau, kẻ lừa giỏi thì lại lừa được kẻ có trình độ lừa thấp hơn .

    Giờ ngoài xã hội có quá nhiều kẻ lừa lọc, nên đọc vài cuốn sách để trang bị kiến thức phòng tránh là rất cần thiết.
     
  2. sbeachs

    sbeachs Mầm non

    Hic, không có bạn nào từng đọc sách này sao?
     
    ichono87 thích bài này.
  3. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Đây là giới thiệu cuốn sách này, cuốn này xuất bản lâu rồi 2008:

    Khi bạn đi trên phố, chợt gặp một người đang thực hiện điều tra xã hội học; chợt nhặt một gói vàng cùng lúc với người khác; chợt có người bán cho bạn một món đồ với giá rất rẻ; chợt bạn cùng người khác làm hỏng đồ của ai đó; chợt thấy có một đám người đang đánh bài; chợt thấy có một cô gái tội nghiệp bị bắt nạt…

    Mở điện thoại di động, thấy có mẩu tin trúng thưởng…

    Khi bạn online, gặp một người bạn trên mạng quá nhiệt tình…

    Khi bạn bán hàng, có một ông khách muốn mua hàng với số lượng lớn…

    Khi bạn làm quen một người bạn mới, nhưng lại không biết anh ta ở đâu…

    Khi bạn…

    Mỗi ngày, dù bạn có bước ra khỏi cửa hay không, cũng có thể sẽ có kẻ lừa đảo tìm đến bạn; dù bạn có muốn hay không cũng sẽ gặp kẻ có ý đồ lừa gạt bạn.

    Lừa đảo đã xuất hiện từ xưa, có quy mô nhất định và ngón nghề cao siêu. Hầu như chúng tồn tại khắp nơi, gây ra bao tai hại trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để đề phòng được những thuật lừa đảo của bọn bất lương?

    Chúng tôi không dám nói ai cũng từng bị lừa gạt, nhưng có thể khẳng định rằng trong cuộc đời ít nhiều đã từng gặp hoặc đã từng nghe, từng thấy những kẻ lừa gạt.

    Mà kẻ lừa bịp là những người khéo đóng tuồng nhất trên đời, cũng là những kẻ giả tạo hoàn cảnh nhất. Vậy không muốn bị lừa đảo, điều căn bản nhất là phải hiểu những mánh lới mà kẻ lừa gạt thường sử dụng. Đó là mục đích của quyển sách này.


    MỤC LỤC

    Lời nói đầu

    Chương I: Đề phòng những trò lừa bịp trên đường phố

    Chương II: Đề phòng những trò lừa trong đời sống

    Chương III: Đề phòng những trò lừa đảo trong thương mại

    Chương IV: Đề phòng những trò lừa đảo trong hôn nhân

    Chương V: Đề phòng những trò lừa đảo trên xe

    Chương VI: Đề phòng những trò lừa gạt tiền tệ

    Chương VII: Đề phòng những trò lừa đảo điện thoại di động

    Chương VIII: Đề phòng những trò lừa đảo trên xe

    Chương IX: Đề phòng những trò lừa đảo mê tín.

    Nếu cần bạn có thể tham khảo thêm cuốn này: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  4. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Theo mình, tất cả trò lừa đảo đều đánh vào tâm lý chung của con người. Đó là tham, sân, si của con người theo thuyết nhà Phật. Và mọi chuyện điều có nguyên nhân và kết quả giống như vòng tròn, ông bà có câu "gieo nhân nào gặp quả ấy mà", sống mà lo sợ bị lừa thì cũng mệt chết. Hihi hạn chế tham, sân, si thì sẽ hạn chế ít bị lừa thôi.
    :D
     
  5. sbeachs

    sbeachs Mầm non

    Bạn Latiku nói thế cũng chưa đầy đủ lắm. Lừa đảo còn đánh vào sự yêu thương và nỗi sợ hãi nữa. Ví dụ:

    +Về yêu thương: bạn có nghe đến những cô gái đào mỏ hay những gã lừa tình. Ở đây họ không hề đánh vào ham muốn vật chất mà đánh vào tình cảm, sự tin tưởng.

    1 cô người yêu có thể khóc lóc than vãn với bạn trai rằng: trước đây em đã vay nóng 100 triệu để chữa bệnh cho mẹ, giờ em không có tiền trả, bọn đòi nợ rạch mặt em mất. Anh người yêu sợ người yêu bị tổn thương, thế là đưa 100 triệu cho cô ấy.

    +Về nỗi sợ: hiện nay đang rộ lên 1 chiêu lừa là: bọn lừa đảo nhắm tới những ai có tài khoản tiền tỷ trong ngân hàng. Rồi gọi điện đến, nói là cảnh sát kinh tế, đang nghi ngờ anh/chị dính dáng đến 1 vụ rửa tiền, yêu cầu phải chuyển số tiền trong ngân hàng vào 1 tài khoản khác để điều tra, nếu trong sạch thì sẽ trả lời. Người nghe điện thoại nghe thấy danh xưng cảnh sát thì vừa sợ, vừa tin tưởng cảnh sát, thế là chuyển tiền, và 100% là mất trắng, không đòi được 1 xu.

    Còn những kẻ lừa đảo thành công thì họ sống rất hạnh phúc, vì có 1 số tiền quá lớn, đủ để ăn xài đến hết đời mà không cần phải lao động, đồng thời trích tầm 5-10% số tiền lừa được đi làm từ thiện, thành ra vừa lừa đảo mà vừa được tiếng thơm, được nhiều người ca ngợi. Không như trong truyện cổ tích, sách văn học, phim ảnh: cái ác luôn phải trả giá. Thực tế thì kẻ ác xảo quyệt phải trả giá rất ít so với những gì mà họ lấy được, vì họ biết tính toán làm sao để làm việc xấu mà không bị trừng trị.
     
  6. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Tất cả điều bạn nói cũng là tham, sân, si. Mình lấy ví dụ của bạn về:
    + Về yêu thương: tham tình, và si. Nếu suy xét kỹ và tìm hiểu là đúng sự thật thì bạn sẽ không bị lừa. Mình tin rằng ai cũng yêu bản thân mình nhất chứ không phải yêu người khác nhất. Tham dẫn đến si.
    + Về nỗi sợ: theo ví dụ của bạn đó là tham và si. Tại sao là tham? bạn không làm chuyện bất chính thì tại sao bạn sợ? Và si, cảnh sát làm việc theo pháp luật không có giấy tờ, chỉ nói bằng miệng mà bạn đã tin rồi và chuyển 1 số tiền lớn?
    Người ta ngụy biện nói là tin tưởng cảnh sát nên mới chuyển. Và người bị lừa tình ngụy biện là vì yêu nên mới đưa tiền cho.
    (Định nghĩa về tham, sân,si theo Phật giáo:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
    hihi đây là suy nghĩ của mình.
    Tiền lừa đảo mà đem đi từ thiện là để rửa tiền đó mà.
    Mình cũng thấy như bạn, kẻ xấu thì sống dai và giàu có, khi chết còn được xây lăng tẩm nữa mà, còn người tốt thì bệnh tật, chết sớm, lại còn bị bao người chửi bới nữa. :(
     
    Bao Ngoc 1234 and hoalienbao like this.
  7. trung_luoc

    trung_luoc Lớp 3

    Theo mình biết về Luật chống rửa tiền, 200triệu và 500triệu là mức trọng yếu. Ngân hàng phải yêu cầu chứng minh rồi. Giấy tờ phức tạp lắm. Làm sao chuyển 1 cái là chuyển được.

    (Mình hơi thắc mắc thôi. Chứ không có ý gì bạn nhé)
     
    Bao Ngoc 1234 thích bài này.
  8. sbeachs

    sbeachs Mầm non

    Cái sợ ở đây không phải là sợ vì đã làm gì đó sai trái. Mà sợ là 1 kẻ có quyền lực hơn mình làm hại mình mà mình không đủ khả năng chống trả. Bạn đừng nghĩ "cây ngay không sợ chết đứng" . Điều này chỉ đúng trong 1 thế giới công bằng, văn minh, tốt đẹp. Lúc còn bé đã bao giờ bạn bị 1 người có địa vị cao hơn, như thầy cô, ...nghi oan bạn làm 1 việc sai trái gì đó, và họ dùng quyền lực ép bạn phải nhận và lại dùng quyền lực để trừng phạt bạn. Họ có quyền gán tội và bạn phải chịu phạt, bạn hầu như không có khả năng chống lại. Nên khi bị 1 người cảnh sát (giả mạo) nói nghi ngờ con mồi rửa tiền, nếu không làm theo lời đề nghị, nạn nhân sợ mình sẽ bị quy vào tội chống đối, bất hợp tác và sợ sẽ bị cảnh sát gán tội. Nên cái sợ ở đây không phải là sợ vì đã làm điều gì đó trái lương tâm, mà là sợ 1 kẻ có uy quyền làm hại mình nếu mình tỏ ra không hợp tác. Một phần cũng vì nạn nhân thiếu hiểu biết. Kẻ hù dọa cũng tính đến cách không cho nạn nhân nhiều thời gian để đi xác minh. Ví dụ như nói: chúng tôi cho anh/chị 1 giờ đồng hồ để chuyển tiền vào tài khoản, nếu không chúng tôi sẽ kết tội anh chị rửa tiền v.v....

    Bạn đã nghe vụ án gì mà công an kết luận ông gì tội giết người, trong khi ông ấy không phải thủ phạm, khiến ông ấy đi tù oan bao nhiêu năm trời. Để mình kiếm lại link cho bạn đọc

    Còn trường hợp lừa đánh vào sự yêu thương: như bạn nói là con người yêu thương bản thân nhất, điều đó đúng, nhưng không có nghĩa là họ không biết hy sinh cho người khác, kẻ xấu thì lợi dụng lòng thương hại của người khác để đi lừa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/14
    Latiku thích bài này.
  9. sbeachs

    sbeachs Mầm non

    Cảm ơn Mod đã giới thiệu, mình đã đọc sơ qua sách đó ,nhưng mình thấy chiêu lừa trong đó khác rất nhiều chiêu lừa tại nơi mình làm. Nên những kiến thức trong sách này mình nghĩ khó áp dụng trong cuộc sống hiện tại của mình.

    Mình cũng không rành luật này nên không biết giải đáp cho bạn thế nào.
     
  10. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Không giản là chuyển 1 cái đâu bạn. Tiền đó phải đi lòng vòng lắm, không phải ngẫu nhiên mà tội phạm rửa tiền chọn các nước đang phát triển làm điểm trung chuyển vì luật còn nhiều lỗ hổng và cơ quan thi hành luật không nghiêm, tham nhũng...
     
  11. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Luật thì thế thôi. Chứ ở vn chuyển 10 tỉ cũng chả ai hỏi bạn cả. Tây nó có lực lượng cảnh sát đặc biệt và thuế vụ để kiểm soát việc này.
    Dĩ nhiên khi phát hiện bị lừa thì bọn nó dùng cmt giả và rút tiền từ đời nào rồi.
    nếu phát hiện kịp thời thì chỉ cần báo với ngân hàng hủy lệnh chuyển, đóng băng tài khoản.
     
  12. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Vậy theo bạn nỗi sợ và thiếu hiểu biết đâu là nguyên nhân chính dẫn đến bị lừa?
    Ví dụ là bạn, bạn gái của bạn đang trong tình huống khó khăn thiếu tiền, nhưng bạn không có tiền. Bạn có sợ bạn của bạn giận bạn không hay xem thường bạn? Nói với mình suy nghĩ thoáng qua ngay khi bạn nghĩ tới nha.
    :) mình có nói về si tức là vô minh. Nếu mà ai lúc nào cũng sáng suốt thì tụi lừa đảo khó mà lừa được họ. Nhưng mà ai dám nói mình là không tham, sân, si thì chắc là thành Phật mất rồi. :D
     
    Zhiqiang thích bài này.
  13. sbeachs

    sbeachs Mầm non

    Nguyên nhân dẫn đến bị lừa là do kẻ chủ mưu tham lam, đi lập kế lừa người khác, nguyên nhân là do thủ phạm, không phải do nạn nhân . Còn nỗi sợ, sự thiếu hiểu biết, tham lam chỉ là những điều kiện thuận lợi để thủ phạm tấn công vào thôi. Điểm yếu chung nhất của các nạn nhân là thiếu hiểu biết, vì sự hiểu biết là vô tận, nên ai cũng có một phần thiếu hiểu biết hết.

    Ví dụ bạn đưa ra, mình chưa có bạn gái nên cũng không liên tưởng được . Tuy nhiên, nếu là 1 người thân của mình gặp nạn mà mình không giúp được thì thấy cắn rứt lương tâm, vì thấy người ấy đau thì mình cũng đau theo.
     
    Latiku thích bài này.
  14. Latiku

    Latiku Lớp 3

    Nguyên nhân dẫn đến bị lừa này mình cho là từ hai phía chứ không phải chỉ do kẻ chủ mưu. Điều kiện cần là kẻ lừa đảo, và điều kiện đủ là những người thiếu hiểu biết như bạn nói.
     
  15. daoanhdao

    daoanhdao Mầm non

    Em cho rằng trong đời ta không tránh khỏi vài lần bị lừa, có học hết cơm hết gạo cũng không thể hết mánh khóe của hội lừa đảo nên không cần phải băn khoăn về chúng. Quan trọng là vượt qua được tình cảnh đó và rút kinh nghiệm thôi.
     
    hoalienbao and Latiku like this.
  16. Nếu bạn sợ bị lừa đảo, tại sao bạn không trở thành 1 kẻ lừa đảo ?
    Thay đổi tầm nhìn, vị thế, tâm lý, cảm nhận, phản khách vi chủ cute_smiley8

    Mình hồi nhỏ, ít hòa đồng nên sợ bị bắt nạt, thế nên thay vì đợi kẻ khác đến hà hiếp, mình kết thân với kẻ mạnh, và cùng nhau chà đạp những đứa trẻ yếu đuối khác. Dần dần, với tâm thái của 1 thằng bắt nạt bạn bè, mình đã hiểu cách làm thế nào để chống lại khi bị bắt nạt. Nhưng lúc này, vốn đã chả cần thiết nữa rồi
     
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  17. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Ai cũng như bạn thì ngân sách đâu nuôi tù.
     
  18. sapphire2906

    sapphire2906 Mầm non

    Bạn nào có ebook cuốn này ko cho mình xin với, cám ơn
     
  19. quangdinhnhat

    quangdinhnhat Mầm non

    ...Khi Vô Tích, lúc Lâm Tri,
    Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương...
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này