Lịch sử Đỉnh Non Thần - Lan Khai

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi nguyenthanh-cuibap, 20/5/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    Đỉnh Non Thần
    Tác giả: Lan Khai
    Tiểu thuyết dã sử
    Theo bản in lần đầu trên Phổ thông bán nguyệt san, năm 1941
    Nhà XB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh xuất bản 1997
    Epub - Mobi - Azw3
    (Nguồn: Vietmessenger)
    [​IMG]
    CHƯƠNG I
    Tòa thánh đất châu Đại Man đứng sừng sững bên bờ phía tây sông Gấm, trên một gò cao hình phẩm oản.
    Bốn thung lũng bọc chung quanh chân gò như một cái hào thiên nhiên.
    Nhà cửa dân cư vây kín bên ngoài phần nhiều là mái tranh vách đất.
    Đường từ phố vào thành chỉ có một lối khuất khúc chạy đến một đoạn cầu treo men qua lòng vực thẳm, ngay phía cửa tiền.
    Bờ thành cao hơn trượng, bốn cửa có bốn vọng gác, ngày đêm lúc nào cũng canh giữ nghiêm cẩn.
    Trong giữa thành, một tòa nhà kiểu cung điện, mặt ngoảnh về phương nam, mái lợp ngói vẩy rồng, toàn thân bằng gỗ sến sắc hồng. Hướng nhà ấy không phải là ngẫu nhiên. Chính do cái ý ngầm nam diện xưng cô 1 của Ma Vạn Thắng.
    Ma nhận thấy tình trạng trong nước nhiễu loạn, nào giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng 2, Cờ Đỏ nổi tứ tung liền cũng tự xưng làm Đại Tiết chế, lấy danh nghĩa phù tá triều đình, nhưng bản thân thì thực có chia giang sơn riêng cõi, làm tỏ mặt can trường...
    Ma Vạn Thắng giấu rất kỹ cái ý mình nên các tả hữu thân tín cũng không ai biết được. Là bởi, Ma tự liệu sức mình chưa thể cùng một lúc với Hoàng Sùng Anh (tướng Cờ Vàng), Lưu Vĩnh Phúc (tướng Cờ Đen), và triều nhà Nguyễn được.

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    hddhdd, tieungao, letuanson and 22 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này