Phật Giáo Kinh Nhân Quả Ba Đời - Đọc trực tuyến

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi Foli, 5/10/13.

Moderators: mopie
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    KINH NHÂN QUẢ 3 ĐỜI

    KINH PHẬT NÓI NHÂN QUẢ 3 ĐỜI
    Một hôm, Tôn giả A Nan Đà ở trên hội Linh Sơn cùng một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ-kheo câu hội.
    Khi ấy A Nan Đà Tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu 3 vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh Đức Bổn Sư Thich Ca Mô Ni Thế Tôn rằng :
    -Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng mẹ cha, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, sáu căn chẳng đủ. trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến giàu nghèo sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế? Cúi xin Đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.
    Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử : “Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ”.
    Tất cả nam nữ trên thế gian giàu nghèo hay sang hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên đời trước cà cảm quả báo.
    Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính mẹ cha, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát sinh mà phóng sinh, và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.
    Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng :

    Giàu sang đều bởi mạng
    Đời trước có nhân tu.
    Ai thọ trì kinh này.
    Đời đời hưởng phước lộc.
    Thiện nam, tín nữ nghe ta nói:
    Suy nhớ kinh Nhân Quả ba đời
    Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ
    Phật nói lời Phật chớ chê kinh.

    1. Đời này làm quan do nhân gì?
    Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật
    Đời này hưởng phước bởi nhân gì ?
    Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật.
    Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình.
    Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân.
    Đừng bảo làm quan là chuyện dễ,
    Không tu phước ấy đến từ đâu?

    2. Cưỡi ngựa, ngồi kiệu do nhân gì ?
    Kiếp trước làm cầu, bồi đắp lộ.

    3. Do nhân duyên gì mặc gấm vóc?
    Đời trước thí áo giúp Tăng Ni.

    4. Có ăn, có mặc do nhân gì ?
    Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.

    5. Ăn mặc thiếu thốn bởi nhân chi ?
    Kiếp trước một nửa không xả thí.

    6. Lầu cao, nhà lớn do nhân gì ?
    Xưa lên chùa am cúng thí gạo.

    7. Phúc lộc đầy đủ do nhân gì ?
    Xưa lập chùa am, cất nhà mát1.
    [1 Nhà dưỡng lao, cô nhi]

    8. Tướng mạo xinh đẹp do nhân gì ?
    Đời trước hoa tươi cúng dường Phật.

    9. Thông minh trí tuệ do nhân gì ?
    Kiếp trước ăn chay thường niệm Phật.

    10. Người thấy vui mừng do nhân gì?
    Xưa kết duyên lành cùng đại chúng.

    11. Chồng vợ bền lâu do nhân gì ?
    Đòi trước tràng phan nghiêm cúng Phật.

    12. Cha mẹ song toàn do nhân gì ?
    Đời trước kính trọng người cô độc.

    13. Không cha mất mẹ do nhân gì ?
    Kiếp trước là người đánh bẫy chim.

    14. Con cháu đông nhiều do nhân gì ?
    Đời trước mở lồng thả chim thú.

    15. Nuôi con không được do nhân gì 2 ?
    [ Xưa kia ở Ấn Độ cho đến Trung Hoa, những nhà nghèo sinh con nhiều nuôi không kham nên dìm cho chết bớt con gái lúc mới sinh ra]

    16. Đời nay không con do nhân gì ?
    Kiếp trước bẻ gãy hại trăm hoa.

    17. Đời nay sống lâu do nhân gì ?
    Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.

    18. Đời nay yểu mạng do nhân gì ?
    Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh.
    19. Đời nay không vợ do nhân gì ?
    Kiếp trước tham mưu gian vợ người.

    20. Đời nay ở góa do nhân gì ?
    Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.

    21. Làm thân tôi đòi do nhân gì ?
    Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa.

    22. Đời nay sáng mắt do nhân gì ?
    Kiếp trước cúng dầu đốt đèn cho Phật.

    23. Đời nay đui mù do nhân gì ?
    Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.

    24. Môi miệng sứt thiếu do nhân gì ?
    Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật.

    25. Đời nay câm điếc do nhân gì?
    Xưa từng ác khẩu mắng mẹ cha.

    26. Đời nay lưng gù do nhân gì ?
    Kiếp trước chê cười người lễ Phật.

    27. Tay bị cong quẹo do nhân gì ?
    Đời trước đều là người tạo nghiệp.

    28. Chân tay co rút do nhân gì ?
    Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.

    29. Làm thân trâu ngựa do nhân gì ?
    Xưa thiếu nợ người không chịu trả.

    30. Đọa làm heo chó do nhân gì ?
    Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.

    31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?
    Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.

    32. Đời nay không bệnh do nhân gì ?
    Xưa thí thuốc men cứu bệnh nhân.

    33. Hằng bị lao tù do nhân gì ?
    Kiếp trước làm ác chẳng nhượng người.


    34. Đời nay chết đói do nhân gì ?
    Kiếp trước thường lấp hang rắn chuột

    35. Bị thuốc độc chết do nhân gì ?
    Kiếp trước đăng lưới giết hại cá.

    36. Nổi trôi cơ khổ do nhân gì ?
    Ác tâm lấn hiếp mưu hại người.

    37. Đời nay lùn bé do nhân gì ?
    Kiếp trước xem kinh để dưới đất 3.
    [Ngồi dưới đất xem kinh, nên đặt kinh trên 1 cái bệ, khinh mạn cũng là nhân của tướng lùn bé. Lễ Phật, khiêm hạ là nhân của tướng cao hơn.]

    38. Nay thường thổ huyết do nhân gì?
    Xưa đi ăn thịt rồi đi tụng kinh. 4
    [ Sau khi ăn mặn,muốn tụng kinh ta phải : súc miệng, rửa tay, rửa miệng sạch, rồi tụng chú như sau “Um! Soa fa va suýt đà, sạt và đạt ma; soa fạ va suýt đa hàm (7 lần). Aum! Syabhava sudaha, sarva drama svabhàva suddhà hàma” . Tất được thanh tịnh không tội lỗi ]

    39. Đời nay ngu điếc do nhân gì ?
    Kiếp trước tụng kinh chẳng lắng nghe.

    40.Ghẻ lác phong điên do nhân gì ?
    Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.

    41. Thân có mùi hôi do nhân gì ?
    Xưa bán hương thơm trọn dối gian.

    42. Đời nay chết treo do nhân gì ?
    Kiếp trước đem dây săn bẫy thú.

    43. Quan, quả , cô độc do nhân gì ?
    Xưa thường ganh ghét hiềm mắng người.

    44. Sét đánh lửa thiêu do nhân gì ?
    Cân non, già, thiếu : lòng gian xảo.

    45. Rắn cắn, cọp ăn do nhân gì?
    Kiếp trước gây oan tạo đối đầu.
    Muôn việc mình làm lại mình chịu
    Thọ khổ địa ngục oán trách ai?
    Đừng nói nhân quả người không thấy.
    Xa trả con cháu, gần trả mình.

    46. Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước.
    Sẽ tin bố thí với trì trai.
    Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả.
    Đời này tích đức để về sau.
    Nếu ai hủy báng kinh Nhân Quả,
    Kiếp sau đọa lạc mất thân người.
    Kẻ nào thọ trì kinh Nhân Quả,
    Chư Phật, Bồ Tát đều chứng minh.
    Kẻ nào biên chép kinh Nhân Quả,
    Truyền đời tu học đạo nhà hưng.
    Ai mà mang đội kinh Nhân Quả.
    Tai hung hoạnh họa chẳng vào thân.
    Nếu người nói giàng kinh Nhân Quả,
    Đời đời kiếp kiếp được thông minh
    Kẻ nào đề xướng kinh Nhân Quả.
    Đời sau người thấy sinh cung kính.
    Người nào ấn tống kinh Nhân Quả,
    Kiếp sau sẽ được thân đế vương.
    Theo kinh Nhân Quả hỏi đời trước,
    Chính sự thọ hưởng của đời nay.
    Theo kinh Nhân Quả hỏi đời sau,
    Chính sự gây nhân của kiếp này,
    Nếu như nhân quả không cảm ứng,
    Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?
    Người nào tin sâu kinh Nhân Quả.
    Đồng sinh Tây phương cõi Cực lạc.
    Nhân quả ba đời nói không hết,
    Thiên Long chẳng bỏ ý người lành.
    Nếu ngôi Tam ảo ruộng phước lớn,
    Nhân tu tuy một hưởng muôn ngàn.
    Gởi kho bền chắc không hư mất, 5
    Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng.

    Muốn biết nhân đời trước,
    Xem sự hưởng đời nay,
    Muốn biết quả đời sau,
    Xem việc làm kiếp này.

    CHUNG​
    [Gởi kho đây không phải đốt tiền vàng bạc gửi vào mà ý nói tiền bạc ở thế gian không bền vững, khi ta chết phải bỏ lại tất cả. Chỉ có tu phước làm điều lành, ăn chay, tụng kinh, tham thiền, niệm Phật là kho bền vững]

    Đây là file DOC em đánh sẵn để post bài, bây giờ hoàn thành rồi gửi lên cho bác nào ko có điều kiện đọc online về nhà đọc File Kèm Theo



    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nine
     
    haist thích bài này.
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    Sau đây là một số truyện ngắn kèm theo :

    NHÂN QUẢ LUÂN HỒI TẠP LỤC

    Ai nói luân hồi chuyện vẩn vơ,
    Người, dê chuyển kiếp lẹ không ngờ6
    Đốt là hương hỏi niệm xưa cũ,
    Nghe giọng triều âm tỉnh giấc mơ
    [6 Kinh Lăng Nghiêm viết “ Người giết dê ăn thịt, người chết làm dê, dê chết làm người, xoay vần trả nghiệp báo”.]

    MẠNH PHU QUÂN
    Điền Canh Dã, quan Đề đốc tỉnh Quảng Tây, có vợ là bà Mạnh phu nhân, bẩm tính hiền lương nhưng chẳng may mất sớm.
    Khi Điền Công thuyền quan ở trấn Lương Châu, đêm trăng ngồi một mình nơi nha dinh, bỗng mơ màng như vào mộng thấy phu nhân dung mạo cực đẹp, từ trên ngọn cây phơi phới bay xuống. Ông mừng rỡ, cùng nhau hỏi chuyện hàn huyên như thủa sinh bình. Phu nhân bảo :”Thiếp vốn là một vị Thiên nữ do túc duyên trước nên nay làm bạn với tướng công, duyên trần nay đã mãn, lại trở về ngôi cũ. Nay bởi còn chút duyên thừa nên mới đến viếng thăm”.
    Công hỏi: - Tôi kết cuộc ở quan tước nào?
    Đáp: - Quan vị còn tăng không phải chỉ chừng ấy mà thôi.
    Hỏi: - Tôi thọ được bao lâu?
    Đáp: - cơ trời khó nói, tướng công lúc chết không về nơi hương lý, không ở chốn quan nha, không tại quán dịch bên đường, cũng không mất ở giữa chiến trận, thời đến sẽ tự rõ.
    Hỏi: - Sau khi chết, còn được thấy nhau nữa chăng?
    Đáp: - Việc này đều bởi tướng công. Nếu cố gắng tu, khi sinh lên cõi trời tất sẽ được gặp, bằng không chắc khó hy vọng.
    Sau Điền Công đi chinh phạt giặc Miêu trở về già, yếu chết dưới trướng binh.
     
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    [HR][/HR]
    LAI TINH HẢI
    LAI TINH HẢI ngoại danh Lai Phục, người ở Tam Nguyên xứ hiệp Tây. Ông thi đỗ tiến sĩ vào khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vạn Lịch. Cha ông là Lai Thiếu Sâm, tính điềm đạm khiêm nhường, cũng là một bậc Tiến Sĩ.
    Khi Tinh Hải chưa sinh, trong làng có một vị tăng pháp danh Lai Phục, dốt chữ, chỉ nhờ người dạy học thuộc lòng được phẩm Phổ Môn và Bát Nhã Tâm Kinh, ngoài ra không biết chi cả. Cách làng hơn mười dặm, có khoảng sông cạn đầy cát, đến mùa nước tràn ngập, người đi lại rất lấy làm khổ sở. Sư Lai Phục không nề hà nhọc nhằn, tự thân đứng ra đắp đường làm cầu, có ai quyên trợ cũng đều từ tạ, Do đấy, xa gần đều gọi là Phật Hòa Thượng, có người thấy sư khổ hạnh, dốt nát, gọi là Chuyết Hòa Thượng (có nghĩa là hòa thượng quê vụng). Cũng có kẻ hiềm sư không chịu đi đám tụng kinh, nên gọi là Lại Hòa Thượng (có nghĩa là hòa thượng làm biếng). Duy Tiến sĩ Lai Thiếu Sâm kính trọng sư nên gọi là Hữu Hạnh Hòa Thượng.
    Sư tính không thích càu cạnh người, Lai Công biết ý, thỉnh thoảng đến chùa nghe sư tụng hai thứ kinh và cúng dường vải gạo cùng các thức ăn.
    Một hôm Lai Công đang ngồi ở thính đường xử việc chợt thấy Lai Phục đi qua. Công vội vã đứng lên đón rước, nhưng sư không đoái đến, đi thẳng vào nhà trong; kêu hỏi cũng chẳng đáp. Công đang lấy làm lạ thì giây lát có tin truyền ra là phu nhânh sinh ra được một đứa bé trai. Thiếu Sâm bèn sai người đến chùa hỏi thăm, mới hay sư vừa tọa hóa. Công biết chắc sư đã thác sinh vào con mình, nên đặt ký danh là Lai Phục.
    Thuở thiếu niên, Phục cực kỳ thông minh, đọc rất nhiều sách, thông cả ngành thuốc và bách công kỹ nghệ. Lớn lên thi đỗ đi làm quan các nơi, kẻ nghe biết đến cầu trị bệnh, cứu được rất nhiều người. Khi lớn tuổi, ông cáo bệnh về quê, thường bảo người rằng:”Ta vốn là kẻ xuất gia, đi trên đường hoạn lộ đã lâu; e quên mất tính bản lai, biết làm sao?”.
    Lúc sắp chết ông lại nói “Nay ta muốn trở về để nối thành công nghiệp cũ”.
    Nói xong ông liền qua đời.
     
  4. Foli

    Foli Lớp 11

    HẠ PHÙNG THÁNH
    Quan tướng quốc thời Minh là Hạ Phùng Thánh, trong niên hiệu Sùng Trinh, cùng gia nhân từ miền quê lên kinh sư. Thuyền vừa đến mũi tầm ngư thuộc dòng Cửu Giang, sóng to gió lớn nổi lên. Hạ Công vội mặc triều phục cầm hốt ra trước thuyền khấn vái. Khi ấy người trên thuyền thấy giữa hư không có vị thần mặc áo lụa đỏ, xách con quỷ đen liệng xuống nước. Liền đó, sóng gió dừng lặng. Công cho thuyền ghé vào bờ, thiết lễ cúng nơi miếu Đại Vương ở bên sông, để đáp ơn thần phù hộ. Do duyên sự này, từ đó về sau dân chúng càng tin tưởng, đem hương đèn dê lơn dâng cúng nơi miếu mỗi ngày thêm nhiều.
    Năm Sùng Trinh thứ mười ba, Kỳ Thân Vương muốn phục hưng đạo tràngQuy Ngưỡng, cho rước Tam Muội Quang Luật sư vào đất Sở. Thuyền qua Cửu Giang, Luật sư mơ thấy một vị áo mão trang nghiêm thưa rằng:” Tôi là Tống Đại Vương, thủy thần sông Cửu Giang. Kiếp trước tôi cùng Luật sư và Hạ Tướng Công, ba người là bạn đồng tu ở chốn thâm sơn. Luật sư không mê là chính nhân, nên đời này là bậc cao tăng. Hạ Công do phước duyên, lên đến ngôi Tể Tướng . Còn tôi, vì một niệm sai lầm, trở thành vị thần hưởng huyết thực. Trước đây, Hạ Công bị con yêu nơi cây đại thọ ở mũi Tàm Ngư nổi sóng muốn lật thuyền, tôi vì nghĩ đến tiền duyên nên ra tay giúp đỡ. Không ngờ do sự việc đó mà dân chúng sát sinh đến cúng tế ngày càng thêm nhiều, e rằng tương lai ắt bị đày vào Vô Gián địa ngục. Ngày mai, Luật sư đi qua đây, xin ghé vào miếu từ bi thọ ký cho. Lại xin công bố việc này cho bốn phương hay biết, để về sau dân chúng đừng sát sinh cúng tế nữa. Như thế niềm hân cảm, mối thâm ân sẽ vô hạn!”.
    Sau khi tỉnh dậy Luật sư nhớ và nhất nhất làm y theo lời.
    Từ đó về sau, giang thuyền qua lại mũi Tầm Ngư, quanh năm đều được yên ổn, kẻ lữ hành chỉ dùng trai thực hoa quả cúng tế mà thôi. Chuyện này cùng với việc thần hồ Cùng Đinh thác mộng cho vị sư con vua nước An Tức cầu độ., có phần tương đồng.
     
  5. Foli

    Foli Lớp 11

    CHUYỆN VỊ LÃO TĂNG​

    Thế gian diễn hứa bi hoan sạ
    Dục nhập tham thiền vạn kiếp không.
    Thời Trung Hoa dân quốc, cư sĩ Uông Hiêu Viên một hôn ra chợ, thấy vị lão Tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt, cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ. Lão Tăng đáp :
    - Câu chuyên rất dài xin lược thuật phần đại khái. Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn 30 tuôi mãn phần, hồn bị người ta bắt trói đưa đi. Minh Quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỷ áp giải đến ty Chuyển Luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con song đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng, thoạt tiên thật óng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm giác hơi mát mẻ; tôi tỉnh ra thì mình đã sinh làm kiếp súc vật trong chuồng heo. Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cũng biết nhàm gớm nhưng vì đói quá ruột gan cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau, trong đồng loại cũng lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không thể nói cho người hiểu được. Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ, đôi mắt ướt tỏ thái độ bi sầu. Loài heo than thể thô nặng, vào mùa hạ rất nóng, khổ chỉ tìm vũng bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng chỉ là đôi khi mới được như vậy. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt, thấy loài dê chó lông nhuyễn dầy, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên . Đến lúc bị bắt tự biết mình không khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càn, mong kéo dài mạng sống được phút nào hay phút ấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây khuyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe trở về, than hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau, máu huyết ứ đọng, gin như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, ruột gan đau tưởng như nát ra. Nhìn thấy dao bén chảo vạc để hai bên, lòng bắt đầu run sợ, không biết đến khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào? Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời, thấy ánh dao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ tể ấn lười dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn, ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng, cho đến máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể tưởng tượng ! Bây giờ hoảng hốt mê ly như say trong mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh Quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sinh làm người, tức là thân đời nay đây. Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể tương lai cũng bị nỗi khổ đó, ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ tự lúc nào !
    Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy, người xung quanh nghe nói , chỉ trỏ bàn tán phân vân . Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sinh lòng sợ hãi , từ đó về sau đổi nghề đi bán rau đậu.

    (Trích lục Phật Học Chỉ Nam)
     
  6. Foli

    Foli Lớp 11

    THÁI THÚ HỌ NGƯU
    Miền tích Châu, có Uông Tả Viên tiên sinh, biệt hiệu là Sĩ Khan. Trong niên hiệu Gia Khánh, Uông thi đỗ tiến sĩ, được bổ làm Huyện lệnh ở Tứ Xuyên. Dưới quyền quản lý của ông có viên Thái thú họ Ngưu, vốn là hàng đồng niên và đã chiếm Á Nguyên ở bản tỉnh.
    Quan Thái thú này, bàn tay mặt là tay người, còn tay bên trái là móng ngựa. Ông nhớ rõ việc ba kiếp trước từng thuật với Tả tiên sinh rằng :
    - Đời trước tôi là một vị tướng, vì đánh giặc Miêu tàn sát quá nhiều, nên Minh quan phạt cho chuyển kiếp làm ngựa. Khi sinh ra đã đổi thành thân ngựa ở trong tàu, tự thường la rên nhảy cắn, không ăn mà chết. Minh Quan trách là cưỡng lệnh, đánh phạt, rồi lại cho chuyển sinh làm ngựa như cũ. Lần này, vì sợ bị trách phạt, nên không dám cầu chết. Khi lớn lên được một tướng quân chọn để cưỡi. Ông này tính tình nóng nảy, hung bạo nên tôi thường bị roi vọt, trăm điều thống khổ.
    Một hôm, vị tướng đánh giặc thua bị quân địch đuổi theo rất gấp. Tôi chở vị tướng chạy trốn, chậy đến một ke núi rộng hơn trượng, bên kia đá nhọn dựng chập chùng. Lúc ấy tôi nghĩ: “Nếu nhảy qua mình sẽ phải chết, song chủ tướng có thể thoát chết. Nhưng không nhảy qua thì chủ sẽ bị giặc giết”. Nghĩ xong, liều mình cố hết sức nhảy qua khe núi, bụng bị đá nhọn đâm, rách ruột mà chết. Vị tướng vì thế mà thoát nạn.
    Sau khi tôi chết, Minh Quan khen là trung nghĩa, hứa cho làm người và là quan văn, lên đến bậc tứ phẩm. Trước kia khi phải làm ngựa, quỷ tốt lấy da ngựa đắp vào mình; nay được trở lại làm người phải lột bỏ lớp da ấy đi. Nhưng vì tôi đã hai kiếp làm ngựa, da dính chặt vào thân, khi quỷ dùng dao lột da, đau đến tận xương tủy. Khi rách đến móng lại càng đau đớn không thể chịu nổi, nhân mới lén lút giấu móng chân đằng trước. Quỷ tốt cũng không để ý phát giác. Cũng vì duyên cớ đó, mà lúc chuyển sinh, bàn tay tay trái lại thành móng ngựa.
    Kể chuyện xong, Thái Thú bào Viên tiên sinh rằng :”Lộ vị của tôi chỉ đến tầm này, mạng sống chẳng còn được bao lâu, đến ngày tháng ấy… sẽ từ trần”. Sau việc quả nhiên diễn ra y như vị Thái thú nói.
    (DungAi bút ký)
     
  7. Foli

    Foli Lớp 11

    GIẾT DÊ HẠI VỢ
    Lưu Đao Nguyên làm quan huyện tại Bông Khuê, lúc giải chức trên đường về trọ nhà họ Tần. Đêm hôm ấy ông mộng thấy thiếu nữ đến khóc thưa : “Tôi vốn là vợ của nhà họ Tần này. Vì xưa chót lỡ tay đánh chết nhười thiếp. Nên bị Minh quan xủ phải đền mạng, lại phạt làm thân dê. Nay tôi đang ở trong chuồng, sáng sớm sẽ bị giết để đãi ông. Tôi chết vẫn không tiếc , nhưng vì trong bụng đang mang thai dê con. Nếu nó nhân đó chết theo, thì tội lỗi càng nặng hơn”.
    Lưu Đao Nguyên đợi đến sáng thuật lại, thì dê cái đã bị giết. Cả nhà nghe xong đều khóc lóc thảm thiết, mang dê con để lại vào bụng dê cái rồi đem đi chôn.
     
  8. Foli

    Foli Lớp 11

    PHẠM DÂM TRẢ QUẢ

    Trần Sinh ở Động Đình nhà rất nghèo, nên đem vợ và em trai di cư đến Châu Kinh. Nơi đây thương khách tới lui tấp nập. Trần tính hay chiều chuộng nịnh bợ lại khéo mua bán, nên chẳng mấy năm gia tư có đến ngàn lượng vàng.
    Một hôm ông bỗng dưng mắc bệnh nằm liệt vài ngày, rồi ngồi dậy bảo vợ và em trai rằng :”Ba chúng ta kiếp trước đều là tu sĩ, chung nhau gian dâm một thiếu phụ, rồi giết người chồng. Kẻ cầm dao chính là tôi. Nay Minh quan cho quỷ đến bắt, oan trái ắt phải đền trả. Bây giờ tôi phải đi trước còn hai người chắc cũng không thoát khỏi đâu !”. Nói xong tự nhổ râu tóc, lấy dao cắt lưỡi mình; lại dùng hai ngón tay móc đôi tròng mắt lôi ra, giây phút liền tắt thở.
    Cô vợ và người em mấy ngày sau cũng chết.
     
  9. Foli

    Foli Lớp 11

    BẤT HIẾU ĐỌA LÀM HEO

    Hầu Nhị ở Kim Đơn vốn là kẻ bất hiếu. Bà mẹ đem gạo giúp người ăn xin, Hầu Nhị trông thấy liền nổi giận đánh và đuổi mẹ ra khỏi nhà, vợ con khóc lóc can gián y cũng không nghe. Chăng bao lâu sau, khắp thân mình Nhị sinh ghẻ độc lở loét, hành hạ đau nhức cho đến lúc y mãn phần.
    Sau khi chết, Hầu Nhị về báo mộng cho con thấy, bảo rằng :”Do cha ngỗ ngược, bất hiếu nên bị phạt làm heo ở nhà Trương Nhị, nơi cửa Tuyên Võ ở kinh sư. Con nên qua đó mà chuộc mạng cha, nếu để trễ e không kịp !”.
    Thức dậy đứa con y theo lời tìm đến nhà Trương Nhị, quả nhiên có heo nái vừa mới sinh ra mấy heo con. Trong đó có một con heo mình thú mặt người, có mạo trạng giống Hầu Nhị. Đứa con thương khóc thuật lại duyên cớ, nguyện đưa ra 10 lượng vàng xin chuộc đem về. Nhưng Trương Nhị không nghe đem heo con ra giết.
    Việc này xảy ra vào niên hiệu Khang Hy thứ 37 đời nhà Thanh
     
  10. Foli

    Foli Lớp 11

    VÙI TRONG BẾP LỬA

    Bên nhà ông phú ở Hoa Đĩnh có thân cây khô rất to. Ông sắp đốn, thì đêm lại mộng thấy một lão nhân dẫn nhiều người tới, xin hãy thong thả chậm lại ít hôm cho dời đi. Phú ông biết trong cây có vật lạ, sai người trèo lên nhìn xem, thì thấy cây đó bọng ruột trong cây vô số rắn lạ nằm khoanh. Ông liền bảo đầy tớ chất củi đổ dầu đót cháy cây ấy. Lúc đó hơi tanh hôi bay xa cả dặm, phú ông đắc ý vỗ tay cười lớn.
    Không bao lâu, ban đêm phú ông thường thấy có đám lửa bay to bay vào nhà. Ông gọi gia nhân thức dậy đến cứu chữa, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện gì cả. Việc như vậy cứ xảy ra nhiều lần rồi đều kết thúc là không có gì cả, cả nhà không lấy làm lạ. Đêm nọ, đứa đầy tớ trộm củi đem nấu đồ riêng, bỗng lửa cháy phát đỏ, Phú ông và gia nhân đều cho là trạng thái cũ, nằm nghỉ luôn không thức dậy. Nhưng lần này thì cháy thật, cả gia quyens đều bị vùi thân trong lửa,
     
  11. Foli

    Foli Lớp 11

    Min xin mạn phép post chen vào cho đủ toàn thấn sách:
    TRANH NHÂN QUẢ
    “Muốn biết nhân đời trước
    Xem hưởng quả đời này
    Muốn biết quả tương lai
    Xét nhân gieo hiện tại
    Người mà tâm chân chánh
    Mọi người hướng thiện theo
    Việc làm hợp lý lẽ
    Khắp nơi được an vui
    Người mà hư tâm tà
    Tham sân dần phát triển
    Làm việc mà tùy tiện
    Tự rước họa vào thân”
    Tham khảo thêm : KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI




    Kiếp trước: Hiến vàng tô điểm Phật
    Đời nay: Làm quan. Tại vì sao?




    Kiếp trước: Xây cầu đắp đường làm lộ
    Đời nay: Cởi ngựa ngồi kiệu




    Kiếp trước: Dâng y cúng dường chư Tăng
    Đời nay: Mặc gấm mặc lụa




    Kiếp trước: Cơm gạo bố thí người nghèo
    Đời nay: Có ăn, có mặc




    Kiếp trước: Dâng gạo cúng chùa
    Đời nay: Nhà cao lầu gác




    Kiếp trước: Hoa tươi dâng cúng Phật
    Đời nay: Mặt mày trang nghiêm, tại vì sao?




    Kiếp trước: Tụng kinh niệm Phật
    Đời nay: Thông minh trí tuệ




    Kiếp trước: Tràng phan nghiêm cúng Phật
    Đời nay: Vợ chồng hạnh phúc




    Kiếp trước: Kính trọng người cô độc
    Đời nay: Cha me song toàn




    Kiếp trước: Mở chuồng phóng sinh thả chim
    Đời nay: Đông con nhiều cháu




    Kiếp trước: Hay phóng sinh thả cá
    Đời nay: Sống lâu




    Kiếp trước: Khinh thường coi rẻ chồng
    Đời nay: Quả phụ




    Kiếp trước: Hiến dầu đốt đèn Phật
    Đời nay: Mắt sáng




    Kiếp trước: Chửi cha mắng mẹ
    Đời nay: Câm ngọng. Tại vì sao?




    Kiếp trước: Chê cười lạy Phật
    Đời nay: Gù lưng




    Kiếp trước: Thiếu nợ không trả
    Đời nay: Làm trâu ngựa




    Kiếp trước: Cúng dường Tam Bảo góp của phước điền
    Đời nay: Không qua chức cũng giàu sang




    Kiếp trước: Hiến thuốc cứu mạng người
    Đời nay: Khỏe mạnh tại vì sao




    Kiếp trước: Ác tâm hại người
    Đời nay: Cô đơn khổ cực




    Kiếp trước: Giảng kinh thuyết pháp
    Đời nay: Công đức vô lượng




    Kiếp trước: Hoa tươi cúng dâng Phật
    Đời nay: Thêm đẹp đẽ dung nhan




    Kiếp trước: Hiến vải giúp Tăng Ni
    Đời nay: Không mặc gấm cũng mặc lụa




    Kiếp trước: Cúng gạo cho chùa
    Đời nay: Ở nhà cao cửa rộng




    Kiếp trước: Cứu giúp người nghèo
    Đời nay: Được phú quý hiển vinh


    Kiếp trước: Phóng sinh bất sát
    Đời nay: Con cháu đầy đàn




    Kiếp trước: Xây cầu, đắp đường
    Đời nay: Lên xe xuống ngựa




    Kiếp trước: Kính lão cúng hiền
    Đời nay: Phước huệ thọ toàn




    Kiếp trước: Chỉ đường dẫn lối
    Đời nay: Mọi người kính nể




    Kiếp trước: Cúng dường chư tăng
    Đời nay: Được vợ thảo dâu hiền




    Kiếp trước: Thù ghét hạn người
    Đời nay: Nuôi con không chóng lớn




    Kiếp trước: Thông dâm vợ người
    Đời nay: Suốt đời cô độc




    Kiếp trước: Đời trước xem sách nhảm nhí
    Đời nay: Đôi mắt mù lòa




    Kiếp trước: Đâm thọc nhiều chuyện
    Đời nay: Ói máu lênh láng






    Kiếp trước: Phật Pháp không tin
    Đời nay: Điếc đặc cả tai




    Kiếp trước: Xử tệ, ngược đãi thú vật
    Đời nay: Ghẻ mọc đầy người




    Kiếp trước: Ganh ghét người tài giỏi
    Đời nay: Thân hình hôi thối nực nóng




    Kiếp trước: Làm chuyện dèm pha
    Đời nay: Mang tật sứt môi miệng mình




    Kiếp trước: Đánh cha, đập mẹ
    Đời nay: Tay chân bị tật nguyền




    Kiếp trước: Phá hoại cầu đường
    Đời nay: Què chân, tật nguyền




    Kiếp trước: Thản nhiên trước tai nạn kẻ khác
    Đời nay: Suốt đời thường mang tật bệnh




    Kiếp trước: Gạt người mù
    Đời nay: Không làm chó cũng làm heo




    Kiếp trước: Thấy nguy không cứu làm ngơ
    Đời nay: Suốt đời ngồi tù thui thủi




    Kiếp trước: Nói xấu kẻ khác
    Đời nay: Lãnh quả bị thuốc chết




    Kiếp trước: Khinh bỉ người giúp việc
    Đời nay: Thân hình gù lưng xấu xí




    Kiếp trước: Dành lợi mình để hại người khác
    Đời nay: Lãnh nghiệp chết treo khổ đời




    Kiếp trước: Cản người đi chùa, phỉ báng Phật giáo
    Đời nay: Không bị sét thiên lôi thì bị lữa đốt


    /* Chân thành tri ân đến Họa sĩ đã vẽ tranh minh họa theo Kinh Nhân Quả
    Không sao hiện ảnh được,các bạn xem ở đây vậy(có tranh minh hoạ):
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Min07
     
  12. Foli

    Foli Lớp 11

    hập Nhị Nhân Duyên

    Thích Thông Huệ
    Nguồn http:\\daophatngaynay.com\​


    I. - NỘI DUNG

    »»Chu Hy Viết: "Cần kiệm cốt để trị gia, học hành cốt để khởi gia, hòa thuận cốt để tề gia, làm theo công lý cốt để báo gia". Đây là phương châm làm người của nhà Nho, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

    »»Đối với nhà Phật, sự tu hành còn nhắm đến mục đích cao hơn: Xuất phiền não gia và xuất tam giới gia. Đức Phật là bậc Vô Thượng Y Vương, có đến tám vạn bốn ngàn phương thuốc điều trị bệnh cho chúng sanh; trong đó có những cách thức điều trị tận gốc, giúp chúng sanh khỏi được tâm bệnh phiền não và giải thoát được sinh tử luân hồi. Pháp môn quán chiếu về Thập nhị nhân duyên là một trong những phương pháp điều trị tiệt căn ấy.

    »»Cùng với Tứ Diệu Đế, thập nhị nhân duyên là giáo lý rất quan trọng trong hệ thống kinh điển Nguyên thủy. Đây là mười hai yếu tố liên hệ hỗ tương với nhau theo lý duyên sinh và nhân quả, diễn biến trong cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Chúng thường được minh họa theo sơ đồ sau đây, gọi là Tam thế lưỡng trùng nhân quả (Ba đời và hai tầng nhân quả)

    [​IMG]

    1- Nhân quá khứ (Gồm Vô minh và Hành, gọi là nhân khổ)

    »»VÔ MINH được hiểu theo nhiều cách, tuỳ theo gốc độ nhìn của mỗi tông phái; tựu trung có hai nghĩa chính: Thứ nhất, Vô minh là không thấy các pháp đúng như thật, không nhận chân được thực tướng của các pháp là vô thường, duyên sinh vô ngã. Thứ hai, Vô minh là nhận lầm thân tứ đại và những tâm phân biệt lăng xăng làm thân tướng và tâm tướng của mình, mà quên mình đang sẵn đủ tự tánh bất sanh bất diệt. Đây là căn bản vô minh, là Hoặc.

    »»Do Vô minh khuấy động, trong tâm phát khởi buồn thương giận ghét... Từ sanh tâm khởi ý thiện hoặc ác, đưa đến miệng và thân theo đó tạo nghiệp. Đây là HÀNH, động cơ chính để tái sinh.

    »»Như vậy, vì có vô minh nên có hành động tạo tác, vì có Hoặc nên mới có Nghiệp, mới trở lại lục đạo luân hồi. Chúng sinh bị nghiệp lực lôi dẫn để thọ sanh, khác với các bậc Bồ Tát, cũng lăn lộn vào các cõi nhưng do nguyện lực. Các Ngài cũng làm tất cả để độ người; nhưng không thấy có người làm, việc làm và đối tượng làm nên không thuộc về Hành nghiệp.

    2- Quả hiện tại ( Gồm Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc và Thọ, gọi là Quả khổ)

    »»Đối với THỨC, chúng ta cần hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó là Thần thức hay Hương ấm. Khi thân trước mất đi, thần thức theo nghiệp dẫn để thọ thân sau. Nếu nghiệp không còn thì thức cũng diệt, nên nói Hành duyên Thức. Nghĩa thứ hai, hiểu theo duy thức học, là Ý thức và Tàng thức. Vì chúng sanh vô minh, quên tánh giác, tạo nghiệp thiện ác nới phát sinh thức. Nếu giác ngộ, nhớ lại tự tánh thanh tịnh bản lai của mình thì thức không phải bị diệt, mà ngay đó chuyển thành Trí.

    »»Thức làm duyên cho DANH SẮC hình thành. Danh là tinh thần, sắc là thể chất. Trong bào thai danh sắc tạo nên nhờ sự phối hợp của tinh cha huyết mẹ và thần thức gá vào. Danh sắc cũng có nghĩa là phần tinh thần và vật chất của một cơ thể khi còn trong bào thai.

    »»LỤC NHẬP là sáu căn duyên với sáu trần. Khi đã ra đời, sáu căn tiếp xúc với sáu trần phát sinh sáu thức. Các căn càng trưởng thành càng dính mắc với trần cảnh, tác động qua lại tạo nên XÚC. Xúc là sáu căn tiếp xúc với sáu trần.

    »»Khi có tiếp xúc giao thoa giữa căn và trần, cảm thọ phát sinh, nên xúc duyên THỌ. Thọ gồm ba loại : Khổ, lạc và trung tính. Cần phân biệt cảm thọ vui (lạc thọ) của phàm phu với niềm vui của các bậc đã giác ngộ. Lạc thọ hình thành do căn dính mắc theo trần, khi hình thành rồi trở lại chi phối thân và tâm. Đối với các Ngài, tuy vẫn đối duyên xúc cảnh nhưng không khởi niệm phân biệt chia chẻ, nên dù xúc và thọ mà tâm vẫn thanh tịnh an nhiên. Niềm hỷ lạc của các Ngài là một hạnh phúc đích thực vì có chánh niệm và thanh tịnh.

    3- Nhân hiện tại (Gồm Ái, Thủ và Hữu)

    »»Ái là ưa thích, đam mê. Đây là Chi mạc vô minh hay Nhuận sanh vô minh, cũng là Hoặc.

    »»Phàm phu chúng ta có rất nhiều đam mê khát ái, nhưng quan trọng nhất là Ái ngã. Do yêu mình nên tìm mọi phương tiện phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của chính bản thân. Ngay cả tình cảm thương yêu đối với người khác, ngẫm lại cũng chỉ vì mình mà thương. Cho nên, tình cảm nào cũng có tính ích kỷ, không nhiều thì ít. Cũng chính vì ái ngã, nên khi mất thân này liền tìm thân khác, tiếp tục vòng quay sinh tử.

    »»Vì sao có Ái ? - Bởi vì vô minh nhận thân tâm huyễn hóa làm thật mình; từ chấp ngã rồi chấp ngã sở đều có thật nên sanh tham ái. Ái lại làm tăng trưởng vô minh, nên hai yếu tố này có sự liên hệ hết sức chặc chẽ, và là hai động lực vô cùng mạnh mẽ làm chuyển động bánh xe luân hồi.

    »»Cũng do ái ngã nên những gì bên ngoài làm mình vừa ý, mình lại muốn chiếm hữu. Đây là THỦ. Giữ lấy cho riêng mình là hành động tạo tác nên thuộc nghiệp. Khi chiếm giữ được, liền phát khởi ý có sở đắc (HỮU). Hữu là điều kiện để tái sanh vào ba cõi, nên còn được chia thành Dục hữu, Sắc hữu và Vô sắc hữu

    4- Quả vị lai (Gồm sanh và lão tử)

    »»Có nhân hiện tại tức có điều kiện tái sinh ở vị lai. Một hữu tình lại chào đời (SANH). Trong hữu tình này cũng có yếu tố Vô minh, Thức..., Ái, Thủ, Hữu. Quy luật tất yếu của cuộc sống là có sinh trưởng thì phải có hoại diệt, nên SANH duyên LÃO TỬ.

    »»Như vậy mười hai nhân duyên đã giải thích tường tận guồng máy sinh diệt của loài hữu tình. Duyên hợp lại là sinh, duyên tan là diệt. Đi theo chiều thuận, nhân quá khứ sanh quả hiện tại (tầng nhân quả thứ nhất), và nhân hiện tại sanh quả vị lai (tầng nhân quả thứ hai). Đây là chiều lưu chuyển. Trong mỗi tầng nhân quả đều có Hoặc – Nghiệp – Khổ:
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 647x141.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    »»Phần đông các nhà nghiên cứu về Phật học thường theo chiều lưu chuyển của mười hai nhân duyên để chứng minh và giải thích luân hồi, mà chủ yếu làm thế nào liễu thoát sinh tử. Cho nên mới có chiều ngược lại, từ quả phăng lần đến nhân: Mọi người đều già chết (Lão tử); Vì sao có già chết? – Vì có Sanh. Cứ đi ngược lần lên đến tận cùng, ta hiểu rõ bản chất của sanh tử là vô minh.. Đây là chiều hoàn diệt. Muốn giải quyết vấn đề sinh tử, phải giải quyết nơi nhân. Chúng ta thấy Đức Phật đã khéo dùng phương pháp đi ngược từ quả đến nhân, lần đầu tiên khi giảng về Tứ Diệu Đế; cuộc đời là khổ (Khổ – quả); Tìm hiểu vì sao có khổ (Tập nhân); trừ hết nguyên nhân gây khổ sẽ có an lạc giải thóat (Diệt- quả); Các phương pháp để đạt được giải thoát (Đạo – quả). Nguyên nhân của khổ tức Tập nhân trong Tứ Diệu Đế cùng tương đồng với Ái – Thủ trong mười hai nhân duyên; và chẳng khác gì vọng tưởng sanh diệt mà nhà Thiền chủ trương buông bỏ.

    II – Ý NGHĨA

    »»Kinh A Hàm, Phật dạy: “Cái này có nên cái kia có, cái này không nên cái kia không, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt”. Đây là một định lý về duyên sinh duyên khởi . Tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại. Ví như một bó lau, cùng nương vào nhau để đứng vững; nếu một cọng lau ngã xuống, những cọng khác khó thể trụ lại.

    »»Mười hai nhân duyên cũng thuộc giáo lý Duyên sinh, nhưng hạn cuộc cho loài hữu tình. Nếu nhìn theo chiều dọc từ trên xuống dưới, thì chi phần trên làm duyên cho chi phần dưới phát sinh. Vô minh là Hoặc nhân của quá khứ, làm duyên phát sinh Hành nghiệp. Vì là nhân quá khứ, nên hiện tại người tu không thể sữa đổi gì được đối với Vô minh, mà chủ yếu chỉ chuyển hóa nhân hiện tại là Ái Thủ Hữu. Nhân hiện tại bị diệt trừ thì không có quả vị lai. Sanh lão tử ngay nay đoạn dứt.

    »»Tuy nhiên, cách hiểu ấy chỉ là khái niệm về nhân quả theo tuyến tính, theo thời gian, không phản ứng đúng tinh thần tương tức và tương nhập của đạo Phật. Thật ra mỗi chi phần đều vừa là nhân vừa là quả của mười hai chi phần còn lại, và ảnh hưởng ở cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Rõ ràng là trong vô lượng kiếp chúng ta đã vô minh, vì vô minh mới tạo nghiệp trầm luân trong sinh tử. Kiếp này chúng ta cũng đang vô minh, đang tạo nghiệp; và trong tương lai, nếu không thức tỉnh, chúng ta sẽ lại vô minh và tạo nghiệp không có ngày cùng. Như vậy vô minh có mặt ở cả ba thời.

    »»Lại nữa, Vô minh có mặt trong Hành nên tác ý khởi niệm, sanh phiền não; đến lượt phiền não trở lại tác động làm Vô minh nặng thêm. Đây là liên hệ hai chiều, Vô minh duyên Hành và Hành cũng duyên Vô minh. Vô minh cũng đồng thời có mặt trong Thức, Danh sắc, Lục nhập… Nếu thức không có vô minh vì sao lại bị nghiệp dẫn lôi, thọ sanh theo nghiệp? Nếu Lục nhập không có Vô minh sao đối duyên xúc cảnh lại sanh tâm phân biệt, không thấy được thực tướng của các pháp? Nếu Ái không có vô minh thì không có ý thức chấp ngã và ngã sở. Vì có vô minh mới có phiền não, mà phiền não khổ đau thì luôn hiện hữu trong cuộc sống. Suy ra toàn bộ các chi phần khác, chúng ta sẽ thấy rõ sự tương quan trùng trùng điệp điệp: Mỗi chi phần có liên hệ nhân duyên với chi phần kế cận, đồng thời cũng liên hệ như thế với tất cả những chi phần còn lại. Sự tương quan này chằng chịt mật thiết trong cả không gian lẫn thời gian, không có điểm đầu tiên, cũng không có điểm tận cùng.

    »»Tuỳ theo cách hiểu về mười hai nhân duyên và tuỳ theo sở thích, hành giả có thể áp dụng nhiều phương pháp về công phu. Nhưng tựu trung có hai mắt xích quan trọng. Nếu phá được một trong hai, có thể phá vỡ được sự liên hệ chằng chịt giữa các chi phần: đó là Vô minh và Ái, hai chi phần này là những lực tác động hết sức mãnh liệt làm chuyển động bánh xe luân hồi, đều có cùng bản chất vô minh.

    »»Hành giả tu theo Duyên Giác, thực hành pháp quán về mười hai nhân duyên. Lúc đầu theo chiều lưu chuyển để thấy rõ sự vận hành của guồng máy sinh tử, trong tinh thần "Cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh”. Vì Vô minh sanh nên Hành mới sanh, vì Hành sanh nên có Thức sanh... tiếp tục cho đến cuối cùng là Sinh - Lão - Tử. Sau đó hành giả quán theo chiều hoàn diệt trong tinh thần "Cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt". Tuy vậy vì Vô minh là tập nhân hùng hậu, khó thể can thiệp được, nên hành giả tập trung tâm lực trừ nhân hiện tại là Ái. Do Ái diệt nên Thủ - Hữu không còn; Thủ - Hữu diệt nên Sanh - Lão tử diệt; hành giả liễu thoát sinh tử, đạt quả vị Duyên Giác là Bích Chi Phật. Nếu sinh ra đời không gặp Phật pháp, tự quán lý duyên sinh của trời đất mà ngộ, hành giả được tôn xưng là Độc Giác Phật.

    »»Hành giả tu theoThiền Đốn Ngộ quan niệm về mười hai nhân duyên bằng tinh thần tương tức tương nhập, đã nói ở trên. Vô minh và Hành là biệt danh của Ái - Thủ - Hữu; Thức - Danh sắc - Lục nhập - Xúc. Thọ là biệt sanh của Sanh - Lão tử. Các vị quán chiếu sự liên hệ hỗ tương trùng điệp của tất cả chi phần, Ngộ được lý duyên sinh, chứng trí Vô ngã, không còn chấp lầm thân tâm sinh diệt vô thường là thật mình. Vì vậy, đoạn trừ Căn bản cô minh. Đây là lối tu ngay gốc, khi gốc bị diệt thì các ngọn ngành theo đó tự tiêu. Nhưng làm thế nào để đoạn trừ được căn bản Vô minh? - Khi tâm hành giả hoàn toàn rỗng lặng, bặt hết mọi ý niệm phân biệt so sánh, biết tất cả các pháp mà không sanh tâm trên chúng, cái biết ấy mới ở trong trạng thái như thị. Đây là cái "Tri kiến vô kiến" đức Phật đã dạy trong kinh Lăng Nghiêm, hành giả thấy Niết bàn ở ngay: tại đây và bây giờ, không giở chân mà đến. Muốn tìm nước phải ngay sóng mà nhận, ngay trong phiền não phải thấy được Bồ Đề. Nếu thấy rõ trong si mê có hạt giống trí tuệ, trong Vô minh đồng thời cũng có Minh hiện hữu, ta sẽ hiểu được tinh thần bất nhị, một tư tưởng vút cao của nhà Phật.

    »»Mười hai nhân duyên là một trong những giáo lý quan trọng trong hệ thống kinh điển của đạo Phật. Giáo lý này cũng nhầm giải thích và chứng minh luân hồi, nhưng chủ yếu nhầm đưa đến phương pháp giải thoát sinh tử. Chúng ta không chỉ hiểu mười hai nhân duyên theo "Tam thế lưỡng trùng nhân quả", trong đó các chi phần liên hệ nhau theo chiều thời gian; mà nên hiểu theo tinh thần "Trùng trùng duyên khởi"; các chi phần liên hệ chằng chịt tương hỗ lẫn nhau theo không và thời gian, trùng điệp vô thuỷ vô chung. Áp dụng vào công phu tu hành, chúng ta theo thứ lớp đoạn trừ Chi mạt Vô minh là Ái, rồi dần đến Thủ và Hữu. Đây là lối tu tiệm, cần dụng công nhiều, buông bỏ lần như chặt các ngọn. Tinh thần tu tập, một thời gian lâu xa sẽ thành công, vì có tu có tiến. Lối tu thứ hai theo Thiền Đốn Ngộ, chúng ta đoạn trừ căn bản Vô minh, thật ra không phải là "đoạn trừ vô minh" mà là "nhận ra Minh ngay tại đó". Tuỳ theo căn cơ và sở thích, chúng ta tự chọn cho mình một con đường, miễn sao đạt được mục đích tối hậu của đời tu: ra khỏi nhà phiền não và ra khỏi nhà tam giới.

    ===============================Hết============== ==========
    Nine
     
  13. Foli

    Foli Lớp 11

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nine
     
  14. Foli

    Foli Lớp 11

    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
    [TABLE="class: ncode_imageresizer_warning, width: 640"]

    [TD="class: td1, width: 20"][​IMG][/TD]
    [TD="class: td2"]Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x573.[/TD]
    [/TABLE]
    [​IMG]
     
  15. Foli

    Foli Lớp 11

  16. Foli

    Foli Lớp 11

    Bát Phong
    (8 ngọn gió --- 4 thuận và 4 nghịch) 8 ngọn gió này thổi vào biển tâm dễ làm tâm con người xao xuyến và dao động. Phật giáo dùng bát phong để kiểm định khả năng tu tập của hành giả.

    [1] Lợi
    __Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp như có người tạo điều kiện, giúp đở phương tiện vật chất hay tinh thần, tâm không khởi niệm yêu thích hay không khởi tâm ngã mạn cho rằng mình tu hành cao mà được như vậy.

    [2] Suy
    __Khi gặp cảnh bất như ý, hoàn cảnh sa sút, mất mát người thân, không khởi tâm buồn khổ, sầu bi, chán nãn.

    [3] Vui
    __Tâm thản nhiên trước những thú vui, dục lạc của thế gian.

    [4] Khổ
    __Tâm an nhiên khi bị những khổ nạn như bị người khác đàn áp, ức hiếp, hay chèn ép v….v. Tâm không khởi niệm sân hận hay mong muốn trả thù.

    [5] Vinh
    __Tâm không bị mê hoặc bởi những lời tán thán, ca ngợi, đề cao

    [6] Nhục
    __Tâm hành giả không bị chao đão trước những lời hạ nhục, hũy báng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín.

    [7] Khen
    __Tâm không dính mắc trước những lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi của người khác

    [8] Chê
    __Tâm không bị lay động bởi những lời chê bai, bài bác, chỉ trích, nói xấu của người khác.

    __Hành giả chưa được tự tại trước bát phong vẫn phải không ngừng tinh tấn tu tập và luôn dùng 8 ngọn gió này để kiểm tra tâm mình.
     
  17. Foli

    Foli Lớp 11

    PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ - NIỆM PHẬT CỨU CHỦ KHỎI ĐỌA ĐỊA NGỤC

    (Trích trong Tục Tạng Kinh)


    Thuở xưa , tại quận Ninh Ba có tên Trương Mân , cha mẹ khuất sớm , côi cút một mình , nương náu với bà con cho qua ngày tháng , sau đến làm mướn với người phú hộ ở cách làng , chuyên nghề bện dép lác (loại dép được đan từ cỏ lác).

    Thường bữa sớm mai , chàng gánh giỏ đi cắt lác , hay đi ngang qua trước một cảnh chùa , nghe các sãi công phu , chuông trống inh ỏi . Lần nào chàng cũng để giỏ trước cửa chùa , vào xem một lát rồi mới đi .

    Hòa thượng thường thấy như vậy , nên một bữa nọ , Ngài kêu chàng mà hỏi rằng : "Nhà ngươi muốn tu hay sao mà ngày nào cũng thấy đến đây ?"

    Trương Mân nghe Hòa thượng hỏi mấy lời , liền chấp tay thưa rằng : "Bạch thầy ! Con muốn lắm , nhưng con là đứa ở đợ với người , không biết tính làm sao mà tu cho được".

    Hòa thượng nói : "Hễ muốn là được , sự tu hành chẳng luận là chủ hay đầy tớ , và cũng chẳng cần người ở am tự hay kẻ tại gia , hễ có lòng thành thì gặp cảnh ngộ nào cũng tu được cả . Như nay ngươi đang ở đầy tớ cho người , nếu ngươi có chí muốn tu thì ta dạy một cách rất dễ dàng , miễn ngươi chí thành thì có hiệu nghiệm".

    Trương Mân nghe nói rất mừng , liền quỳ xuống đảnh lễ mà thưa rằng : "Xin nhờ ơn thầy chỉ giáo dùm cho đề tử !".

    Hòa thượng nói : "Ngươi cứ về tập ăn chay lần lần , trước ăn chay kỳ , sau sẽ ăn trường và giữ năm điều cấm cho tinh nghiêm , rồi cứ thường ngày niệm sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Mỗi khi niệm Phật phải chuyên tâm chú ý , đừng cho xao lãng lúc nào , thì cả đời ngươi sẽ được bình yên , mà đến lúc lâm chung lại được siêu sinh về Tịnh độ nữa".

    Trương Mân nghe sư ông dạy bảo mấy điều thì hết sức vui mừng , bèn bái tạ thầy rồi về nhà cứ y theo lời dạy , thành tâm phát nguyện ăn chay trường và mỗi bửa thường niệm Phật .

    Chàng lại đan một cái giỏ bằng tre để trước mặt , mỗi khi niệm Phật một biến , thì ngắt một cọng lác bỏ vào giỏ ấy , như lần một hột chuỗi bồ đề vậy .

    Mỗi khi cọng lác đầy giỏ , chàng liền xách đến chùa bạch cùng Hòa thượng , rồi đem ra trước bàn Địa Tạng vái đốt , cứ chi tâm làm như vậy được mười năm .

    Một bữa nọ , ông chủ của Trương Mân bị đau chứng ung thư phát thối , người nhà đi tìm rước đủ lương y cứu chữa , nhưng bệnh đã không thuyên giảm chút nào mà càng ngày lại càng nặng .

    Một hôm , ông nằm chiêm bao thấy quỷ sứ đến bắt ông dẫn về nơi Minh phủ , bị vua Diêm La quảo trách và kể hết những tội ác của ông khi ở trên dương thế .

    Ông phú hộ nghe Diêm chúa tỏ hết tội của mình , không sót một khoảng nào , thì liền sợ hãi , lạy lục và khóc lóc xin tha thứ cho về dương thế lo tu phước , hòng chuộc tội đã lỡ lầm .

    Diêm chú thấy ông đã ăn năn tự hối và nghĩ đến Trương Mân mỗi khi niệm Phật có cầu nguyện cho ông , nên phán rằng : "Ngươi khi ở trên dương thế đã làm nhiều điều ác đức , cho vay đặt nợ một vốn năm bảy lời , lập mưu này bày kế nọ mà lo chứa tiền của cho nhiều , chẳng thương kẻ khó , lại làm nhiều sự ức hiếp cho người nghèo . Nếu chiếu theo luật Diêm đình mà phán xử , thì phải bỏ nhà người vào rừng kiếm non đao thì mới đáng . Nhưng vì ngươi có một đầy tớ tên là Trương Mân , rất trung tín không ai bì , thường bửa hay niệm Phật , lại có lòng cầu nguyện cho ngươi , nhờ vậy mà ngươi được giảm bớt tội . Nay ngươi nên đền ơn cho nó một ngàn nén bạc , để nó làm những điều từ thiện thì mới được tiêu tội và thêm phước cho ngươi !".

    Ông phú hộ nghe vua Diêm la phán dạy như vậy thì mừng rỡ vô cùng , liền giật mình thức dậy . Ông bèn kêu tất cả vợ con đến và thuật lại điềm chiêm bao ấy thì cả nhà nghe nói đều lấy làm kỳ .

    Ông bèn kêu Trương Mân nói rằng : "Con đến ở cùng ông đã lâu , không dè con có lòng chí thành , biết ăn chay niệm Phật đến nỗi cảm kích đến Diêm đình , lại thành tâm cầu nguyện cho cả nhà ông được thêm phước thọ . Nay ông còn sống trên dương thế cũng nhờ công đức của con , vậy ông cho con một ngàn nén bạc , tự ý con liệu việc gì làm có phước thiện , thì con lấy bạc ấy dùng !".

    Trương Mân nói : "Thưa ông ! Con vì nghèo cực , đến ở mướn cùng ông , manh áo bát cơm cũng nhờ ông bảo dưỡng . Con có chút công đức thì đâu xứng đáng cái ơn ấy mà ông cho bạc nhiều như thế ! Con thưa thiệt cùng ông ! Cách nay 10 năm , con có đến chùa gặp ngài Hòa thượng thương con , dạy cách ăn chay niệm Phật , nên con thành tâm tu niệm lâu ngày và thường cầu nguyện cho ông được phước thọ tăng long , để đền đáp lại ơn cao dày trong muôn một . Đó cũng là bổn phận của con phải làm .

    Nếu ngày nay ông vâng lời Diêm vương cho tiền bạc , thì con biết để làm gì . Cha mẹ đã mất , vợ con cũng không nên con không dám nhận . Vậy con xin thưa lại cho ông rõ điều này : Nguyên ngày trước , con vào chùa thường nghe Hòa thượng giảng về sự tu phước và nói rằng việc lập chùa , đúc tượng Phật , bố thí cho kẻ nghèo đói và bắc cầu đắp lộ cho người đi , thì được nhiều phước đức . Con nghe nói cũng muốn làm , nhưng ngặc vì không tiền , nên không thể đạt kỳ sở nguyện . Thôi ngày nay số tiền ông hứa cho con đó , xin để lại lập một cảnh chùa , còn dư bao nhiêu thì ông bố thí cho dân nghèo trong làng và làm một cái cầu bắc ngang sông này cho hành khách qua lại để khỏi bị cái họa đắm đuối , thì con rất vui lòng !".

    Ông phú hộ nghe mấy lời của Trương Mân xin , bèn thỉnh Hòa thượng đến chứng minh cho ông phát nguyện ở giữa Phật đài , rồi cách ít lâu bệnh ông lành như cũ .

    Khi vừa mạnh , ông liền kêu thợ đến cất một cảnh chùa gần bên nhà ông , để cho Trương Mân ở tu hành , còn dư tiền bao nhiêu thì đem ra bố thí cho kẻ nghèo và bắt cầu đắp lộ , y như lời của ông đã nguyện .



    Xét như chuyện niệm Phật của Trương Mân cứu chủ đã nói trên đó , thì biết pháp môn Tịnh độ dễ tu và dễ đặng , lợi cho mình và lợi cho người , thật là một pháp đứng đầu trong Phật pháp .

    Nói về phần dễ tu dễ chứng , chẳng những người thượng trí tu được mà thôi , lại hạng người ngu cũng tu được nữa - chẳng những người giàu sang tu được mà thôi , lại hạng người nghèo hèn cũng tu được nữa - chẳng những người thông thả tu được mà thôi , lại hạng người bận việc cũng tu được nữa - chẳng những nhiều người xuất gia tu được mà thôi , lại hang người tu tại gia cũng tu được nữa .

    Nếu đã tu được thì chắc rõ cái hiệu quả "Hiện tiền phước thọ , một hậu vãng sinh" quyết không sai chạy một mảy , dẫu cho người nào mỗi bữa niệm Phật mà tán tâm hay vọng tưởng đi nữa thì đời sau cũng được hưởng sự an lạc nơi cõi nhân thiên , chớ không bao giờ bị đọa .

    Còn nói về phần lợi mình và lợi người , thì chẳng mình tự tu tự độ lấy mình mà thôi , đến khi người biết thể theo cái bi nguyện của Phật , Bồ tát , mỗi bữa sau khi niệm Phật , nếu chú nguyện cho cha mẹ , ông bà , họ hàng quyến thuộc đang hiện tại hay đã quá vãng rồi , thì phần mấy người đó sẽ được nhờ cái ảnh hưởng ấy , nếu sống thì thêm phước thêm duyên , nếu chết rồi thì cũng đặng siêu sinh về Phật quốc , Thiên đường là khác .

    Bởi vậy , cho nên Trương Mân niệm Phật mà người chủ được tha tội hoàn hồn , thì đủ biết cái thần lực diệu dụng của Phật pháp thật là vô lượng vô biên .

    Vậy xin ai là người đã có lòng tín ngưỡng theo pháp môn Tịnh độ , không nên lấy chỗ chưa nghe chưa thấy của mình mà cho là hoang đường , rồi khinh thị hai chữ "Niệm Phật" thì thật là tội lỗi.


    Nine
     
  18. Foli

    Foli Lớp 11

    THÍ ÍT PHƯỚC NHIỀU
    SỰ TÍCH NÀNG BẠCH TỊNH XUẤT GIA

    (Trích diễn trong Tục Tạng Kinh)


    Thuở xưa lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế , trong thành Xá Vệ có một ông trưởng giả rất giàu có , sinh được một người con gái thanh sắc tuyệt đẹp . Nhưng một điều rất lạ là khi cô bé ấy vừa ra khỏi lòng mẹ , thì có một tấm lụa vừa bao bọc cả thân thể của cô .

    Hai vợ chồng ông trưởng giả thấy vậy , nửa nghi nửa mừng , liền sai gia đinh rước một người đạo sĩ đến nhà coi quẻ cho biết sự dữ lành thế nào . Sau khi đoán xong , người đạo sĩ tỏ rằng cô gái này ngày sau sẽ có nhiều phước đức lớn .

    Xuân qua Thu lại , nàng Bạch Tịnh (là tên của nàng ấy) càng ngày càng khôn lớn , thì tấm lụa cũng ngày càng rộng thêm ra . Diện mạo của nàng lại có vẻ xinh đẹp và kiều diễm hơn các nàng nữ lưu khác , còn phần đức tính thì không một thiếu nữ nào dám sánh kịp .

    Vì vậy nên tiếng khen ngợi được lưu truyền đi khắp cả trong nước khiến cho các bực vương tôn và những hàng công tử nghe đến , ai cũng đem lòng ao ước , bèn tranh đua nhau cậy mai tới nhà dọ hỏi .

    Khi ấy song thân của nàng thấy nàng cũng đã đến tuổi cập kê , bèn cho mời thợ bạc đến làm đồ nữ trang đặng chờ ngày kén rể .

    Nàng Bạch Tịnh thấy sắm sửa các vật trang sức như vậy , liền hỏi rằng : "Thưa cha mẹ ! Chẳng hay nhà mình mướn thợ làm những món đồ ấy để dùng về việc gì ?"

    Hai ông bà nghe con hỏi mấy lời thì bắt tức cười mà trả lời : "Con ơi ! Con nay đã lớn khôn rồi , cũng gần đến ngày xuất giá , nên phải lo sắm các vật quý ấy cho sẵn , để đưa con về làm dâu trong nhà người , chớ nào có dùng việc chi khác đâu".

    Nàng Bạch Tịnh nghe cha mẹ nói như vậy , bèn thưa thiệt rằng : "Thưa cha mẹ ! Đã biết rằng sinh con ra , trai lớn lên thì muốn cho có vợ , gái lớn lên thì muốn cho có chồng , đó là cái bản nguyện lớn lao của cha mẹ , con thật cảm kích muôn phần . Nhưng tự nơi phần con suy nghĩ , thì việc vợ chồng đôi lứa kết tóc se tơ là mối sầu khổ của đời người , bởi dây tình dệt thành lưới ái , nên buộc người vào trong đó để chịu trăm cay ngàn đắng , ngậm thảm nuốt hờn , kiếp nọ đời kia không thoát ra khỏi .

    Chẳng nói chi những người duyên phận rủi ro , gặp phải cái hoàn cảnh đảo ngược , hoặc được chồng mất vợ , hoặc được vợ mất chồng , làm cho phũ phàng cái kiếp đầu xanh má hồng của đôi lứa thanh niên , kẻ trách ông Tơ , người hờn bà Nguyệt , rồi gây ra một tấn bi kịch ở trong gia đình , chẳng có chút gì là hạnh phúc ! Vậy thì cái duyên nợ rủi ro ấy nó buộc cho đời người phải đau đớn đã đành !

    Đến khi những kẻ may mà gặp được cảnh vợ chồng xứng đôi vừa lứa , trai tài gái sắc , đẹp phận xướng tùy , kẻ ước trăm năm , người nguyền giai lão , tình yêu dầu như ngọc tợ vàng , chẳng có gì nghịch lòng trái ý , nhưng đời người hữu hạn , cuộc thế vô thường , rồi một mai xảy ra chuyện sinh tử biệt ly , hay là nỗi sâm phương phân cách , thì duyên tươi tốt trở thành phận dở dang , vui sum vầy trở lại thành buồn chia rẽ , rốt cuộc cũng là nợ oan gia ái tình làm cho đời người phải khổ và phải chết vì nó , chớ không ích gì !


    Vậy con xin cha mẹ nếu có lòng thương con thì cho con xin xuất gia cầu đạo , để lo phần giải thoát về sau , chớ đừng xô con vào trong biển ái tình làm cho con phải chịu nỗi trầm luân tội nghiệp !"

    Thuở ấy , trong thành Xá Vệ lại có những hạng thanh niên thiếu nữ phát tâm học đạo cũng nhiều , thành thử hai vợ chồng ông phú trưởng giả không có ý gì ngạc nhiên và lại vì quá thương nàng , nên cũng chiều lòng con , cho nàng xuất gia .

    Vì vậy nên từ đó về sau , các cậu thanh niên mê tài đắm sắc kia phải đành chịu nỗi thất vọng và tạ tuyệt cái tình ao ước trông mong .

    Hai vợ chồng ông trưởng giả phải cam tâm chịu nỗi biệt ly đau đớn , đưa nàng Bạch Tịnh đến chỗ Đức Phật Thích Ca ở .

    Khi nàng ra mắt Phật rồi , thì nàng tình nguyện xin làm đệ tử , Phật biết nàng có túc căn , nên nhận lời , thì bỗng nhiên tấm lụa bao bọc cho thân nàng liền hóa ra một cái áo cà sa rất tốt đẹp .

    Đoạn Phật kêu bà Đại Ái Đạo mà phú thác nàng cho bà truyền giới Tỳ kheo và giáo huấn , rồi chẳng bao lâu nàng nhờ sự tu hành rất tinh tấn mà chứng được quả A la hán .

    Khi ấy , ông A Nan bèn chắp tay lễ Phật mà thưa rằng : "Bạch Đức Thế Tôn ! Chẳng hay trong kiếp trước , nàng Bạch Tịnh Tỳ kheo đã có tu người hạnh công đức gì , mà kiếp này được sinh vào nhà ông phú trưởng giả và khi vừa sinh ra lại có tấm lụa bao bọc cả thân thể ? Đã vậy mà nàng lại gặp được Thế Tôn độ cho xuất gia học đạo , ngày nay được đắc quả A la hán như thế ?"

    Phật trả lời rằng : "Này ông A Nan ! Hồi đời quá khứ đến nay đã lâu lắm rồi , có một vị Phật hiệu là Tỳ Bà Thi ra đời , thường cùng các hàng đệ tử đi thuyết pháp hóa độ chúng sinh .

    Cũng trong thuở ấy , lại có một vị quốc vương giàu lòng tín ngưỡng Phật giáo , thiết lập trai đàn ở trong cung , thỉnh Phật đến thuyết pháp và truyền rao cho nhân dân trong nước biết đặng đến nghe .

    Khi ấy , có một vị Tỳ kheo đi khuyến hóa nhân dân đến chỗ trai đàn mà nghe pháp . Thầy đi đến đâu cũng gặp thiện nam tín nữ dâng cúng trai vật , là có ý mong cầu phước đức về đời sau .

    Trong lúc đó , lại có một người đàn bà tên là Đàn Ni Dà rất nghèo khổ , đến nỗi hai vợ chồng mà chỉ có một tấm chăn để thay đổi che thân mà thôi . Vì vậy nên khi nào chồng mặc đi thì vợ phải ở nhà , trái lại , vợ mặc đi thì chồng phải ở nhà . Bởi hai người mà chỉ có một tấm chăn , nên phải thay đổi nhau ở trong nhà , đóng cửa lại mà trốn sự lõa lồ , không cho ai biết .


    Nine
     
  19. Foli

    Foli Lớp 11

    Một bữa nọ , thầy Tỳ kheo vừa đi ngang qua nhà của Đàn Ni Dà , thấy nàng đang đứng trong cửa sổ dòm ra , thì thầy khuyên rằng : "Thưa cô ! Ngày nay Phật đã ra đời , vậy cô nên đến chỗ trai đàn của vua vừa lập ra mà nghe Phật thuyết pháp , vì nghe kinh pháp của Phật , thì được duyên hưởng phước vô cùng".

    Đoạn thầy Tỳ kheo ấy lại giảng rõ sự tích về pháp bố thí cho nàng Đàn Ni Dà nghe , rồi bèn nói tiếp rằng : "Cô phải biết rằng chẳng những hạng người giàu sang , có tiền của mới làm việc bố thí mà thôi , còn hạng người nào quá nghèo đi nữa cũng có thể bố thí được vậy".

    Nàng Đàn Ni Dà nghe giảng như thế , bèn đứng trong cửa sổ mà thưa rằng : "Không dám , xin thầy hoan hỷ đứng đây đợi tôi một lát , đặng tôi định liệu !"

    Nàng liền bước vô phòng mà bàn cùng chồng rằng : "Thưa chàng ! Ở trước nhà ta có một vị Tỳ kheo vừa mới đến , khuyên bảo thiếp nên đi nghe Phật thuyết pháp và có dạy rằng bởi kiếp trước chúng ta hay tham lam , bỏn xẻn , không biết làm sự bố thí , nên đời này phải chịu ở trong cái hoàn cảnh túng thiếu như thế này . Vậy chúng ta cũng nên liệu làm sao để mong trồng cội phước cho đời sau khỏi phải chịu nghèo khổ như vầy nữa".

    Người chồng vừa nghe qua mấy lời của nàng nói , chỉ biết than rằng : "Nàng ơi ! Gia đình chúng ta nghèo mạt như thế này , dầu có lòng tốt đến bực nào cũng không biết lấy gì mà bố thí được !"

    Nàng liền nói : "Đó cũng bởi kiếp trước chúng ta không bố thí nên ngày nay phải bị khổ sở như vầy , nếu đời này trồng duyên lành , kiếp sau thế nào cũng được hưởng phước tốt . Vậy xin chàng vui lòng cho phép lấy tấm chăn đang mặc nơi mình đây ra bố thí cho thầy Tỳ kheo !"

    Người chồng thấy ý vợ muốn như vậy , liền than lớn rằng : "Trời ơi ! Thiệt là nhờ tấm chăn đó mà vợ chồng ta mới sống được , nếu nghe lời nàng mà đem nó bố thí đi , thì chúng ta không thể nào thoát khỏi cái nạn đói khát !"

    Nàng lại khuyên nữa rằng : "Người đời có sống phải có chết , nhưng thà bố thí mà chết còn hơn , bằng cứ tiếc thân ham của , khi chết lại càng khổ cho kiếp sau nữa có ích gì !"

    Người chồng nghe nàng bàn như thế , liền dứt sạch lòng tham lẫn , rồi vui vẻ mà đáp lại rằng : "Nàng phân như vậy cũng phải , thôi đem tấm chăn ra bố thí cho thầy Tỳ kheo đó đi !"

    Nàng Đàn Ni Dà biết chồng đã hồi tâm , bèn cởi tấm chăn đương che thân , đưa ra cửa sổ mà bố thí cho thầy Tỳ kheo .

    Thầy thấy nàng có lòng nhiệt thành như vậy , thì cảm động vô cùng và nói rằng : "Thưa cô ! Thưa cô tấm lòng từ thiện của cô ít ai bì kịp , vậy xin mời cô ra ngoài cho tôi chú nguyện , trước là đáp đền ơn cô , sau mong cho cô từ nay về sau được hưởng phước đầy".

    Nàng Đàn Ni Dà thưa thiệt rằng : "Không dám nói dối chi với thầy ! Thiệt vì hai vợ chồng tôi vì nghèo quá , nên chỉ có một tấm chăn đó để thay đổi nhau che thân trong lúc đi ra ngoài mà thôi . Nay đã bố thí cho thầy rồi , nên thân thể lõa lồ , thiệt không dám vô phép ra yết kiến thầy , xin thầy tha thứ cho !"

    Khi ấy thầy Tỳ kheo nghe nàng Đàn Ni Dà thưa như vậy , thì càng cảm động nữa , bèn lãnh tấm chăn ấy , rồi chú nguyện và cáo từ .

    Lúc về đến tịnh xá , vị Tỳ kheo liền dâng tấm chăn lên cho Phật Tỳ Bà Thi , Ngài cũng giơ tay ra tiếp lấy .

    Đối với con mắt của người tầm thường , tấm chăn ô uế đó không khỏi làm cho nhờm gớm , vì vậy cho nên các thính giả trong pháp hội thấy Phật tiếp lấy tấm chăn vô giá trị , ai nấy cũng đều đem lòng bất mãn .

    Phật Tỳ Bà Thi biết rõ được nhân tâm của các bực thính giả , rồi nói rằng : "Ta xét kỹ lại trong cuộc trai đàn to lớn này , người có lòng chí thành bố thí hơn hết là chủ của tấm chăn này . Người ấy nghèo khổ đến mức có một tấm chăn để dùng che thân đắp lạnh , mà nay vui lòng đem nó ra mà bố thí , đành chịu để thân thể lõa lồ lạnh lẽo , thì công đức ấy biết là bao nhiêu !"

    Khi ấy , vua và hoàng hậu nghe Phật giảng như vậy , liền cảm động , vội vàng cởi áo đẹp đương mặc trong mình , rồi sai người đem thưởng cho vợ chồng nàng Đàn Ni Dà mặc , đặng đến nghe Phật thuyết pháp .


    Phật lại thuyết pháp , đại ý nói rằng : "Bố thí là một pháp đứng đầu trong sáu pháp Ba la mật , từ xưa đến nay thập phương chư Phật và hằng hà sa Bồ tát cũng đều lấy nó làm cái gốc tu nhân chứng quả .

    Bố thí có ba thứ : 1) tài thí , 2) pháp thí và 3) vô úy thí . Tài thí có nghĩa là hoặc lấy thân mạng của mình bố thí cho chúng sinh , gọi là "nội tài thí", hoặc là lấy tài vật của mình mà bố thí cho kẻ nghèo khổ hay là những loài đói khát thì gọi là "ngoại tài thí".

    Pháp thí nghĩa là đem những giáo pháp Tam thừa ra mà tùy cơ giảng nói cho người biết đường tu hành , nhờ phần giải thoát .

    Vô úy thí nghĩa là gặp những chúng sinh nào đương bị khốn đốn trong cơn sợ hãy , thì mình hoặc dùng thân lực , tâm lực hay là tài vật mà cứu giúp cho qua khỏi cái nạn sợ hãi ấy .

    Cái bố thí là hạt giống lành , nó có năng lực phát sinh ra bông trái phước đức , làm duyên cho chúng sinh thường được vừa lòng mãn nguyện ở trong cái cảnh giới an vui không khi nào bần cùng khốn khổ .

    Nhưng trong lúc bố thí , đừng khởi lòng nghĩ rằng mình là người thí chủ , kia là kẻ thọ thí của mình và cũng đừng nghĩ rằng những vật ấy là vật của mình thí , như vậy thì phước đức mới lớn .

    Còn như mình biết đem cái công đức bố thí ấy mà bồi dưỡng về đạo Bồ Đề , thì ngày sau sẽ nhờ cái năng lực hồi hướng đó mà chứng quả thành Phật là khác nữa".

    Sau khi nhắc xong sự tích , Đức Thích Ca Như Lai bèn kêu ông A Nan mà dạy rằng : "Này A Nan ! Nàng Đàn Ni Dà nghèo khổ trước kia tức là Bạch Tịnh Tỳ kheo Ni ngày nay đó . Bởi kiếp trước nàng lấy tấm chăn để che thân đem bố thí cho vị Tỳ kheo mà trong lòng vẫn vui vẻ nên được công đức lớn mà nhiều kiếp được hưởng đủ các điều hạnh phúc .

    Vả lại , nàng đã nghe được những pháp nhiệm mầu trong thuở Phật Tỳ Bà Thi còn tại thế , nên ngày nay mới nhập đạo không được bao lâu mà đã chứng quả A la hán như thế .

    Vậy các ngươi phải lo tu hành cho tinh tấn và phải thường làm sự bố thí , thì sẽ hưởng được phước huệ viên mãn về sau .

    KẾT LUẬN

    Bố thí là một phương pháp để chữa bịnh tham lam bỏn xẻn của người đời rất thần diệu .

    Nếu biết dùng nó , thì nó có đủ năng lực làm cho đời người được sung sướng , được vừa lòng mãn nguyện những cái hy vọng vĩ đại của mình . Còn như không biết dùng nó , thì tự mình phải chịu lấy cái khổ túng thiếu nghèo cùng , không thể nào tránh khỏi .

    Nhưng phải hiểu rằng cũng một phương pháp bố thí ấy mà có người thì được phước nhiều , có người thì được phước ít , lại cũng có người bố thí mà không được gì cả .

    Bố thí mà đem lòng từ bi bác ái , thương xót cái hoàn cảnh khô bức của mọi loài , chớ tự nơi phần mình không phải vì cầu danh , cầu phước , cầu biết ơn , hay là cầu nghĩa mà bố thí thì sự bố thí cho của ít cũng được phước nhiều .

    Còn trái lại , bố thí còn nghĩ mình là người bố thí , người kia là kẻ thọ lãnh của mình , hay là nghĩ bố thí chắc có danh tiếng , có công đức và thế nào người cũng biết ơn mình ... thì sự bố thí ấy dầu của nhiều cũng được phước ít .

    Đến như những người hoặc bất đắc dĩ mà bố thí , chớ không có lòng thương yêu đến ai , hoặc đã bố thí rồi , trở lại ăn năn hối hận mà nghĩ rằng cái cho đó thiệt uổng , thà không cho mà còn hơn , hay là trong lúc bố thí đem lòng khinh bạc người ... thì sự bố thí ấy thiệt không phước đức gì cả .

    Trong sự bố thí của Phật đã nói rõ như vậy , mà trong đời có lắm người , hoặc bố thí một bữa cơm hay là cho một manh áo , thì đã kể ơn , vậy là muốn phước cho nhiều thì làm sao đặng .

    Thử coi chuyện nàng Bạch Tịnh Tỳ kheo Ni đã nói trên đó , trong kiếp quá khứ chỉ bố thí cho thầy Tỳ kheo một tấm chăn là một vật không có giá trị gì , mà đời đời nàng đặng thác sinh nhằm chỗ giàu sang , hưởng thọ không biết bao nhiêu hạnh phúc , rồi sau được sinh vào nhà ông phú trưởng giả đủ điều sung sướng , mà lại gặp Phật ra đời độ cho xuất gia , rồi kết cuộc chứng A la hán là khác nữa . Vậy biết rằng công đức bố thí là vô lượng vô biên .

    Nếu cứ tính mà luận , thì việc bố thí của nàng Bạch Tịnh trong kiếp trước thật rất bé nhỏ , còn lấy tâm mà bàn thì việc bố thí của nàng lại vô cùng lớn lao.

    Vì cái nghèo đến đỗi hai vợ chồng chỉ có một tấm chăn để thay đổi nhau mà mặc trong khi đi làm ăn nuôi sống và thay đổi nhau che thân trong cơn lạnh lẽo cho khỏi chết , vậy thì tấm chăn ấy là cái mạng của nàng , nghĩa là tấm chăn còn thì mạng còn , tấm chăn mất thì mạng mất , cái lý thế gian tất nhiên như vậy .

    Thế mà trong khi nghe thầy Tỳ kheo thuyết pháp về vấn đề bố thí vừa xong , thì nàng lập tức khuyên lơn người chồng , rồi đem tấm chăn cúng cho thầy liền , mà không chút gì nghĩ đến nó là vật để nuôi sống mình . Thật việc bố thí ấy không khác nào những người vì pháp mà hy sinh cả thân mạng .

    Vậy nên kết quả của nàng được trăm phần mỹ mãn cũng phải !

    Nếu chúng ta ngày nay , ai là người sẵn lòng từ bi bác ái muốn nhiệt thành trong việc bố thí để cứu giúp cho phần đông nhân loại trong khoảng kinh tế khẩn cấp và bức bách này , nên noi theo gương bố thí một cách nhiệt thành của nàng Bạch Tịnh trong kiếp trước đó mà làm , thì chắc cái hạnh phúc về sau không thể nói được .
     
  20. Foli

    Foli Lớp 11

    Chào các Bạn,

    Kinh nhân quả ba đời thật hay quá, nếu người quan tâm đến cuộc sống ở hiện tại thì cũng có thể đoán biết kiếp trước họ làm gì mà nay phải như thế này.

    Bạn đừng nên bi quan khi thấy mình đã làm nhiều điều tốt nhưng Quả xấu thường xuyên đến với Bạn, nếu hiểu qua Nhân Quả tôi nghĩ rằng Bạn sẽ chấp nhận được hoàn cảnh hiện tại của mình mà cố gắn làm điều tốt, điều thiện để đời này hoặc đời sau Vận Mệnh của mình sẽ thay đổi.

    Tôi xin chia sẽ Link nói về Phương Pháp Cải Đổi Vận Mệnh của một người ngay trong đời sống hiện tại.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Thanhtinh07 đang tìm bộ Kinh Thiện Ác Nhân Quả, nếu có ai đang có thì xin Up lên Ebook dùm mình nhé, cám ơn các Bạn.
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này