Biên khảo Ký Ức Một Ảnh Viện Sài Gòn - Nguyễn Vĩnh Nguyên

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Mokocchi, 5/2/20.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Mokocchi

    Mokocchi Lớp 7

    [​IMG]

    Ảnh viện không đơn thuần là nơi làm dịch vụ ghi chép hình ảnh, nơi diễn ra những giao dịch nhất thời giữa những người cần ảnh với thợ chụp ảnh, đó là một kho tàng ký ức về con người và nơi chốn, một nguồn dữ liệu nhân học, nhân trắc học, xã hội học, sử liệu cộng đồng.

    Nhưng đó lại có thể không hơn gì một đống tro tàn sau những bể dâu thời cuộc.

    Ký ức một ảnh viện Sài Gòn hay Câu chuyện Viễn Kính có thể xem như một dự án du khảo được tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện trong suốt gần một năm. Cuốn sách hơn 220 trang là một câu chuyện đồ sộ về nhiếp ảnh, những hình ảnh quý giá một thời vàng son lẫn cay đắng của lịch sử.

    Ông Đinh Tiến Mậu, nhân vật chính của câu chuyện – chủ hiệu ảnh Viễn Kính tiếng tăm của Sài Gòn, kể về sản nghiệp của một đời thợ ảnh cứ như không có chuyện vậy, nhẹ tênh, phẳng phiu, liền lạc. Như chẳng có chuyện gì, tay thợ ảnh ấy từng trở thành chứng nhân của lịch sử hay có ảnh đăng trên những trang báo hàng đầu. Như chẳng có chuyện gì, ảnh viện của ông là chỗ chụp chân dung của các ngôi sao hàng đầu làng giải trí miền Nam.

    Nguyễn Vĩnh Nguyên là tác giả của nhiều tựa sách hay, được bạn đọc yêu thích như: Đà Lạt một thời hương xa (NXB Trẻ 2016), Những thành phố trôi dạt (Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn 2017), Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách (NXB Trẻ 2015)và hàng loạt cuốn tạp văn, truyện ngắn khác. Đặc biệt, với tác phẩm Đà Lạt một thời hương xaanh đã đạt giải Sách hay 2017, hạng mục Phát hiện mới.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này