Kinh điển Lolita - Vladimir Nabokov <Thiên Lương dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi angoc1234, 16/9/14.

  1. thomas

    thomas Lớp 8

    Dịch sai từ đầu tới cuối là dịch sai thế nào? Đạo văn rõ ràng là đạo văn ra làm sao? Bạn vui lòng cho xin nguồn! Dương Tường chỉ được thuê để dịch văn bản gốc chứ không phải để làm chú thích. Chú thích là tự ông thêm vào (lấy từ Annotated Lolita) để người đọc dễ cảm nhận tác phẩm. Thậm chí không cần chú thích (như bản của Thiên Lương) cũng chả sao. Chưa có bản hoàn thiện bản dịch của Thiên Lương sao đã có sách in?

    Nhân tiện, tôi không nói Dương Tường dịch đúng. Tôi chỉ nói Thiên Lương dịch dở hơn Dương Tường thôi nhé.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/14
    huong_tvn thích bài này.
  2. qpz

    qpz Lớp 3

    Bạn không hiểu thật hay cố tình không hiểu ? Sách in đấy để bán cho bạn bè của dịch giả, độc giả muốn tìm hiểu Lolita còn bản nháp trên mạng để mọi người tìm hiểu.
     
  3. thomas

    thomas Lớp 8

    Khó hiểu quá. Vậy đã có bản hoàn thiện hay chưa? Nếu chưa sao lại có sách in? Không lẽ sách in vẫn thiếu 2 chương cuối?
     
    nhitzu thích bài này.
  4. nhitzu

    nhitzu Mầm non

    Vậy là Thiên Lương dịch Lolita để làm màu thiên hạ và để bán sách !
     
  5. nhitzu

    nhitzu Mầm non

    '' Văn mình cứt vẫn bê bê, tay cầm bó đuốc đi rê văn người'' ( Thiên Lương )
    " Đang ở trong đống phân thì đừng hót'' ( Thiên Lương )
     
  6. Tornad

    Tornad Banned

    Trong facebook cá nhân Thiên Lương, cô ta nói sẽ đóng mọi blog, nghiên cứu Lolita trên net nếu Nhã Nam thu hồi bản dịch của Dương Tường. Vậy cuối cùng mục đích dịch của cô ta là gì? Để "làm trong sạch" nền văn học và "khai sáng" độc giả hay là chỉ để hạ bệ Dương Tường?
     
  7. Hiệu Tít

    Hiệu Tít Mầm non

    Thiên Lương là con trai thì phải mà :|
     
  8. Tornad

    Tornad Banned

    Phụ nữ bạn ạ, ngoài 40 tuổi. Chỉ cần vào facebook cô ta là biết. Có thể bút danh Thiên Lương khiến nhiều người mới biết cô ta nhầm tưởng là đàn ông.
     
    Hiệu Tít thích bài này.
  9. qpz

    qpz Lớp 3

    Tôi nghĩ đó là hai người dùng chung một tài khoản.
     
  10. thomas

    thomas Lớp 8

    Vì không ai đưa nguồn nên mình tự tìm. Cả 3 bài báo của Mily về Dương Tường đều đăng trên trang báo Thể Thao Văn Hóa. Bài đầu tiên là phỏng vấn ông Dương Tường có đoạn ông nhận là mình "đạo" và xin lỗi độc giả. Đó là đoạn này:

    Trong chú thích đầu tiên của sách ở mục Lời nói đầu có ghi kèm "dòng chữ: chú thích trong sách đều là của người dịch". Dịch giả Dương Tường cho biết, khi nhận được ý kiến về việc đạo chú thích sách, ông đã mở sách kiếm tra lại và thực sự buồn và hối hận khi thấy dòng chữ này.

    "Đó là sơ suất của tôi. Đáng ra không thể viết như vậy mà phải ghi là: Các chú thích trong sách do người dịch tra cứu từ nhiều nguồn, trong đó nhiều chú thích dựa vào cuốn The Annotated Lolita" – dịch giả Dương Tường nói với TT&VH.

    "Khi dịch xong tác phẩm vào cuối năm 2011, tôi mệt phờ. Đáng ra, nếu tiếp tục tham gia vào quá trình sửa bản in (không bắt buộc đối với dịch giả), tôi sẽ sửa câu đó lại như trên cho chính xác và trung thực" – ông tiếc nuối.

    Sau cuộc trò chuyện với TT&VH, dịch giả Dương Tường chia sẻ: "Tôi rất buồn, có cảm giác như mình ăn gian và không trung thực với độc giả. Họ xếp mình vào họ "đạo" là đúng rồi. Có lỗi thì phải chịu thôi. Tôi xin độc giả thứ lỗi".

    Ngoài ra, còn một nỗi buồn khác: "Khi dịch cuốn sách này, tôi đã đặt mục tiêu phải làm kỹ hơn bản tiếng Pháp, vốn là bản dịch được Nabokov đánh giá cao nhất". Bản tiếng Pháp của dịch giả Éric Kahane, do NXB Gallimard (Pháp) ấn hành, vốn không có chú thích, còn Lolita bản tiếng Việt có khoảng 500 chú thích.


    Link bài báo này tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đúng là cái tính cầu toàn đã làm hại ông cụ. Không biết những bản in sau của Lolita, ông cụ có sửa lại điểm này không? Mình chỉ mua bản in lần đầu tiên nên không rõ lắm.

    Còn 2 bài báo sau là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cả 2 bài đều lăng xê cho bản dịch của Thiên Lương và tình cờ tác giả Mi Ly cũng là bạn của Thiên Lương trên facebook. Đến giờ mình mới biết là 1Q84 cũng rơi vào tình huống như Lolita. Nghe bảo bản dịch của Lục Hương được chính tác giả Haruki Murakami khen ngợi. Vậy việc dịch lại tác phẩm này là vấn đề gì vậy nhỉ?

    Thực tế, mình không phản đối chuyện có 2 bản dịch của cùng 1 tác phẩm. Thậm chí còn sưu tầm nhiều bản dịch khác nhau của cùng 1 tác phẩm. Nhưng chưa có trường hợp nào, dịch giả này nói xấu và dìm hàng tác phẩm của dịch giả kia dữ dội và dai dẳng như trường hợp này....
     
  11. QuangHai

    QuangHai Lớp 2

    Vụ vin vào cái cớ Dương Tường dựa vào cuốn The Annotated Lolita làm chú thích trong Lolita là đạo văn là một sự ác ý có chủ đích. Thử hỏi trong tất cả các cuốn sách văn học khác, bao giờ ở chú thích đầu tiên chả có dòng chữ: Trừ một số chú thích gì gì đó là của tác giả còn mọi chú thích đều của người dịch. Đó là để phân biệt đâu là chú thích của tác giả còn đâu là chú thích được thêm vào sau. Chứ ai mà chả hiểu rằng để có được các chú thích đó người dịch phải đi tìm kiếm các nguồn thông tin khác để làm tư liệu. Thử hỏi dịch giả nào là người mới sinh ra đã biết hết, chẳng cần tham khảo gì cũng làm được các chú thích trong 1 cuốn sách? Vậy sao không gọi tất cả các dịch giả là đạo văn??
     
  12. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Ôi bạn ơi, bạn thật tình nghĩ bản dịch của Thiên Lương dở hơn của Dương Tường? Chỉ vì bản của Thiên Lương dịch đúng, dịch sát, từ chuẩn và nghe không êm tai sáng tạo bằng bản dịch của Dương Tường? Đừng quan tâm chuyện đạo đức hạ bệ giữa những người dịch, bạn chấp nhận đọc một bản dịch nhiều thậm chí là rất nhiều lỗi sai, lắm khi ngớ ngẩn và chắc chắn đó là hay? Tôi thì tôi đồng ý với ý kiến của Thiên Lương, dịch hay hay dở chưa hẳn đã là tội lỗi, mà dịch sai mới là tội lỗi.
    Về phương diện cá nhân, có thể rất nhiều người không ưa Thiên Lương về cái cách TL mạt sát Dương Tường, nhưng tôi không thấy có lý do nào để không đọc một bản dịch có chất lượng hơn nếu cứ chăm chăm vì anh ta/cô ta không kính trên nhường dưới mà không nhận lấy cái kết quả tốt hơn cả.
     
    cua.nhung.24, anphan and gracemcbui like this.
  13. thomas

    thomas Lớp 8

    Bản của Thiên Lương dịch đúng, dịch sát, dịch chuẩn? Vậy Thiên Lương đang dịch hay là chuyển ngữ? Ta phân biệt rõ hai khái niệm này nhé. "Dịch thuật" và "chuyển ngữ" là hoàn toàn khác nhau. Bạn có thực sự hiểu dịch thuật là gì không? Với lại những chỗ bạn cho là dịch sai, dịch ngớ ngẩn (chắc bạn cũng đọc từ nguồn Thiên Lương mà ra), thì bao nhiêu trong số đó thực sự là lỗi?

    Tôi đánh giá bản dịch của Thiên Lương hoàn toàn không bị ảnh hưởng từ cách cư xử của anh ta/cô ta. Bạn có thể đọc bản dịch của Thiên Lương nếu muốn, nhưng nếu muốn thuyết phục tôi tin là bản dịch của Thiên Lương là bản dịch chất lượng (hơn của Dương Tường?) thì bạn phải chi tiết hơn và không nên chỉ nói suông như vậy.
     
  14. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Tôi không có ý định thuyết phục bạn, cứ yên tâm. Tôi chỉ có ý kiến vì bạn đưa ra những đánh giá mang tính phiến diện và quy kết thôi. Bạn đọc hết những lỗi được chỉ ra của TL chưa? Nếu đọc hết mà bạn vẫn không thấy đó là lỗi thì tôi cũng chịu. Nói cho cùng, có lẽ bạn có quan điểm: Dịch giả là đồng tác giả. Tôi xin lỗi là không thể đưa ra nhiều chi tiết, vì trên mạng đã có đầy ra đó rồi, cũng không cần đến phiên tôi nhảy thêm vào. Với lại, theo tôi, đọc bất cứ ý kiến nào cũng đừng mê muội đi theo một chiều, quyền của người đọc là đọc và tự nhận thấy cái nào là tốt đối với mình. Tôi thì tôi muốn đọc được bản dịch hay, và ĐÚNG.
     
    cua.nhung.24, anphan and gracemcbui like this.
  15. thomas

    thomas Lớp 8

    Cảm ơn bạn đã chịu khó đọc bình luận của tôi, nhưng phiền bạn đọc kỹ hơn (nếu muốn tranh luận tiếp). Tôi hoàn toàn phân tích một cách khách quan, và đưa ra luận điểm hẳn hoi. Quan điểm của tôi, tôi nghĩ mình đã nói đủ, có phiến diện hay quy kết hay mê muội một chiều không thì đành để cho người khác nhận xét vậy.

    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn người đọc có quyền tự nhận thấy cái nào là tốt đối với mình. Tôi hoàn toàn nhận thức được quyền của mình cũng như của bạn. Bạn đọc bản dịch nào là quyền của bạn, tôi thì muốn tìm một bản dịch hay và mang chất văn học hơn. Tôi không đi tìm một văn bản chuyển ngữ mà là một tác phẩm dịch thuật thật sự bằng tiếng mẹ đẻ, vì tôi nghĩ khả năng của mình cũng có thể đọc và hiểu tác phẩm gốc bằng tiếng Anh, thế thì lại cần một văn bản chuyển ngữ để làm gì.
     
    zodngok, Nyanko, Nguyệt Ly and 2 others like this.
  16. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Vậy bạn đồng ý rằng, dịch thuật văn học nghĩa là nắm ý chính của tác giả, sau đó diễn giải theo ngôn ngữ mẹ đẻ cho phù hợp với văn hóa, văn phong của ngôn ngữ mẹ đẻ đúng không? Vậy các tác giả nổi tiếng, các tác phẩm nổi tiếng để làm gì khi mà bản thân tác phẩm chuyển ngữ không thể hiện một cách chính xác bản thân của tác phẩm và phong cách của tác giả chứ? Vậy có lẽ, các dịch giả mang tính sáng tạo đó, chỉ cần có sườn khung của một tiểu thuyết, thì có thể phóng tác thành tác phẩm của riêng họ nhỉ? Cần gì phải dịch.
     
  17. thomas

    thomas Lớp 8

    Bạn đang cố tình bẻ suy luận của tôi theo chiều hướng vô cùng cực đoan. Đây là một việc hoàn toàn không nên khi tranh luận.

    Giữa ngôn ngữ của văn bản gốc và tiếng Việt luôn có một sự cách biệt. Nếu gượng ép dịch sát từng chữ, cấu trúc sẽ tạo ra một bản dịch không giống ai. Cái quan niệm "đúng" trong dịch thuật không phải là đúng từng ly mà là phải đảm bảo được đầy đủ (không thừa cũng không thiếu) ý nghĩa và văn phong của văn bản gốc.

    Trong bản dịch của mình, người dịch có thể sáng tạo trong khuôn khổ "Việt hóa" để cho bản dịch hay, thuần Việt, đọc bản dịch như đọc bản Việt gốc. Thông qua cách hành văn, cách dùng từ của mình, người dịch có thể đưa cái tôi vào bản dịch, nhưng cái tôi này phải hợp lý không chệch khỏi tiêu chí "Đúng". Nếu người dịch tự ý thêm hay bớt so với bản gốc, khiến bản dịch lệch khỏi nguyên tác, thì sự sáng tạo đó mới là dịch sai, dịch ẩu. (tham khảo tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Nếu quá gượng ép, phải dịch sát từng ly, đã không có những tác phẩm dịch thuật xuất sắc như "Bố già" hay "Bắt trẻ đồng xanh". Bạn cứ thử soi theo phong cách Thiên Lương 2 tác phẩm tôi nêu tên thử xem, chắc sẽ tìm ra được những lỗi mà bạn cho là ngớ ngẩn.

    Một số lỗi do Thiên Lương đưa ra đều yêu cầu Dương Tường phải sát với bản gốc, anh ta đề cao chữ "tín" trong dịch thuật, nhưng phớt lờ đi chữ "nhã", khiến cho câu văn trong bản dịch của anh ta không xuôi, không thuần Việt. Chính vì thế mới nói trình độ tiếng Việt của Thiên Lương còn xa Dương Tường nhiều lắm.

    Người dịch như một phù thủy của ngôn từ. Khi tìm bản dịch, ta khám phá cái khéo léo khi biến đổi một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, thấy được cái tài dụng chữ để mà có lúc phải vỗ đùi thốt lên "cái câu này dịch đắt quá!" Để làm được như vậy đòi hỏi ở người dịch một công sức vô cùng lớn. Chính vì thế dù đã đọc bản gốc, tôi vẫn phải cố tìm bản dịch để đọc, để chiêm nghiệm là vậy.

    P/S: Cái cách bạn lái tranh luận của tôi theo hướng có lợi cho bạn khiến tôi cảm thấy việc tiếp tục tranh luận là không cần thiết. Cho nên xin phép dừng tranh luận tại đây, chúc bạn vui với bản dịch mình yêu thích.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/11/14
    nomizuha, Nyanko, jessiecan and 14 others like this.
  18. seashellkill

    seashellkill Lớp 1

    Chỗ này mình vừa tìm đọc trên facebook của Thiên Lương thì có bài giải thích như sau, mình không phải đang lên tiếng bênh vực ai cả, chỉ là post lên cho mọi người cùng đọc:

     
    anphan and angoc1234 like this.
  19. thomas

    thomas Lớp 8

    Cái này đơn thuần là khác nhau về cách hiểu văn bản gốc. Tại sao Nabokov lại viết cầu kỳ "His father and two grandfathers" ? Đơn giản là vì đoạn văn này ông tập trung miêu tả cha mình. Dễ dàng nhận thấy trong các câu liền kề nhau, Nabokov đều sử dụng chủ ngữ là "he" hoặc "my father".

    My father was a gentle, easy-going person, a salad of racial genes: a Swiss citizen, of mixed French and Austrian descent, with a dash of the Danube in his veins. I am going to pass around in a minute some lovely, glossy-blue picture-postcards. He owned a luxurious hotel on the Riviera. His father and two grandfathers had sold wine, jewels and silk, respectively. At thirty he married an English girl, daughter of Jerome Dunn, the alpinist, and granddaughter of two Dorset parsons, experts in obscure subjects—paleopedology and Aeolian harps, respectively.

    Nếu xét câu "His fathers and two grandfathers..", sẽ thấy nó đứng giữa 2 câu.
    Câu trước sử dụng đại từ "he". Câu sau cũng sử dụng đại từ "he". Vậy để đoạn văn được chặt chẽ, mạch lạc, sử dụng đại từ "his" là hay nhất. Nếu sửa lại thành "My grandfather and two great-grandfathers", nhịp văn sẽ bị ngắt. Thêm nữa sử dụng đại từ "his" là có kết nối với những câu trước, "his" chính là "my father", nếu Nabokov sửa thành "my grandfather...", câu văn này sẽ lạc lõng, cả đoạn văn cũng mất đi tính mạch lạc. Cái cohesion này, rất tiếc, lại rất khó mà giữ nguyên khi chuyển sang tiếng Việt. Hoặc chuyển sang được (như bản của Thiên Lương), nhưng câu văn lại nghe vụng hơn hẳn.

    Về từ respectively, từ này rất hay được sử dụng trong văn bản formal.

    Please kindly check attached orders number xxx and xxx, we have made modifications respectively to these orders.

    If the material has been put in the Nitrogen- and Hydrogen-rich atmospheres during the heating and the cooling procedures, respectively,
    or if the material has been put in the Hydrogen- and Nitrogen-rich atmospheres during the heating and the cooling procedures, respectively, the surface of the sample will be ... ....

    Government expenditure rose from 23 percent of GDP in 1993 to 37.9 percent and 42 percent in 1996 and 2000, respectively.

    Lưu ý rằng tiểu thuyết Lolita là lời thú tội của Humbert trước bồi thẩm đoàn, nên việc sử dụng "respectively" đơn thuần chỉ là một cách nói. Nó không hề liên quan gì đến sự "khinh bạc, ngạo đời, hay đào hoa" gì cả. Xét về tổng thể, đây cũng không phải là một chi tiết quan trọng.

    Mặt khác có thể hiểu rằng, khi sử dụng văn phong formal cho một chủ đề riêng tư như gia đình, (đối chọi với giọng văn nồng nàn khi nói về Lolita), Nabokov cho thấy rằng giữa Humbert và gia đình mình không có một mối quan hệ thân mật, gắn kết. Khi chuyển ngữ từ "respectively" sang tiếng Việt, cách dịch của Dương Tường không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa này.
    "hai cố nội tôi, một cụ bán đồ trang sức, một cụ mở cửa hàng tơ lụa."

    Ngoài đời , ta vẫn hay gặp những câu đại loại như: "Tôi có hai ông anh, một ông học kế toán, một ông học kỹ sư", đơn giản vì đưa thêm chi tiết trong trường hợp này (ông anh cả học kế toán, ông anh kế học kỹ sư) là không cần thiết. Tương tự như vậy, chuyện phải nói rõ "cụ ông nào bán đồ trang sức, cụ ông nào mở cửa hàng tơ lụa" với Humbert là không cần thiết hoặc không đáng để tìm hiểu. Vậy thì chỉ cần dịch như ông Dương Tường là đủ, không cần phải thêm vào "theo thứ tự tương ứng" làm câu văn rườm rà không cần thiết, nghe lại không xuôi tay.

    Đoạn sau: "Năm ba mươi tuổi, cha tôi lấy một cô gái người Anh, con gái nhà leo núi Jerome Dunn và cháu gái một cặp vợ chồng mục sư ở giáo xứ Dorset, chuyên gia về những đề tài bí ẩn - cụ ông về cổ thổ nhưỡng học, cụ bà về đàn phong hạc."

    Tương tự, "respectively" cũng chỉ là một cách nói, không hề hàm ý gì "khinh bạc, ngạo đời, hay đào hoa" gì cả. Theo thứ tự người ta thường nói người chồng trước, rồi mới đến vợ, nên cách dịch của ông Dương Tường cũng không có ảnh hưởng gì, không đến mức mà "xẻo đi một cách phũ phàng và đau đớn y như tay lang băm miệt vườn nào đó lạnh lùng cắt béng nguyên cả dương vật của một cậu bé thành phố về quê nghỉ hè được bà nội đưa đến để cắt quy đầu." (cái hình tượng so sánh này của Thiên Lương quả là kỳ quặc!)

    Nói cho cùng, Thiên Lương cũng là thằng sâu sắc, kiểu người mà học văn thời phổ thông, chỉ một từ "Ôi" trong 1 bài thơ, cũng có thể bình luận ra hai mặt giấy. Nếu giỏi, nếu cao tay, xin mời dịch thêm những tác phẩm khác của Vladimir Nabokov để giúp đời. Đừng cứ mãi sân si với ông Dương Tường, rồi status nào cũng ráng chêm vài đoạn mạt sát người ta làm chi. Nói không chừng, anh chàng này cũng hay vào đây xem bình luận.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/14
    nomizuha, Nyanko, jessiecan and 12 others like this.
  20. seashellkill

    seashellkill Lớp 1

    bạn thomas trả lời rất thú vị, tiện đây xin copy thêm vài đoạn trên facebook của cô Thiên lương này để được biết ý kiến của bạn. Có lẽ bạn không thích vào bình luận trực tiếp lên facebook của thiên lương vì cách cư xử của người này nên mình copy vào đây nhé.

    Nguyên bản tiếng Anh:







     
    Chỉnh sửa cuối: 13/11/14
    cua.nhung.24, anphan and Luciana Newt like this.

Chia sẻ trang này