Thảo luận "Nắng nỏ" nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 4/3/18.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong bản dịch Chinh phụ ngâm có câu sau:
    Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ
    Ba thước gươm một cỗ nhung yên

    upload_2018-3-4_10-53-1.png

    Theo bác @dongtrang thì: Trong Việt Ngữ chính tả tự vị của Lê Ngọc Trụ có định nghĩa từ ''nắng'' nhưng phụ chú đây là từ đệm hay từ đôi, tức không dùng một mình và định nghĩa ''nắng-nỏ'' là gắng gỏi.

    Theo ý tôi thì 'nắng nỏ' ý nói nắng nôi, mưa nắng... nghĩa rộng là vất vả, cực nhọc...

    Không biết kiến giải nào đúng, mong các cao nhân trợ giúp
     
  2. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Theo từ điển Việt - Việt của Soha (tratu.soha.vn) thì từ "nỏ" có 3 nghĩa:
    - Danh từ: khí giới hình cái cung, có cán làm tay cầm và có lẫy, căng bật dây để bắn tên. Vd: giương nỏ bắn chim. Đồng nghĩa: ná.
    - Tính từ: khô đến mức như không còn một chút chất nước nào cả. Vd: củi nỏ dễ cháy
    - Phụ từ: (Phương ngữ) không, chẳng. Vd: nỏ có chi.

    Như vậy nỏ trong "nắng nỏ" là tính từ.
    "Nắng nỏ" là nắng khô, nắng hạn.
    Còn nghĩa bóng có lẽ như bác nói, là khó khăn, gian nan.
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi xem các từ điển bây giờ cũng vậy, nhưng không biết có nghĩa cổ, ít dùng nào khác không, chắc phải xem các từ điển và văn bản cổ mới rõ được.
     
    lathanhvien thích bài này.
  4. Despot

    Despot Lớp 11

    Nghĩa cổ có 1 nghiã mình biết.
    - Nỏ = không
    Mẹ cũng hay xài từ "nắng nỏ" khi mình đi ngoài trời nắng về mà không đội nón.

    Quê mình vẫn còn xài rất nhiều từ cổ nên mình đoán đó là từ cổ.
    Hi vọng giúp được chút gì cho bạn.
     
    quang3456 thích bài này.
  5. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Chắc mình phải mày mò cổ học để biết thêm đây đó:
    Chỉ suy, không cổ. Chỉ khổ, công suy.
    : D
     
  6. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Chinh phụ ngâm ấn bản năm 1929 giải thích thế này, cũng gần như mọi người giải thích thôi.
     

    Các file đính kèm:

    Heoconmtv, Lan Giao and quang3456 like this.
  7. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Trượng phu năng nỏ cung tên
    Trăm bề quốc sự gác bên khuê tình.

    Câu này nỏ do nỗ 努 nghĩa là cố gắng, gắng gỏi. Nghĩa này học giả Lê Ngọc Trụ giải thích cũng rất hợp lý.
    Nỏ còn có nghĩa là gắng giúp, đảm đang nữa.
    Tiền chì mua được cá tươi,
    Mua rau mới hái mua người nỏ nang.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/3/18
  8. Lan Giao

    Lan Giao Lớp 7

    Trước đây học thơ Nguyễn Duy có câu " Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh". Nhớ là thầy dạy văn giải thích nỏ= nổ= nẻ (nứt). Không biết có đúng không?
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như vậy bản này giải thích nắng nỏ=khó nhọc, không như bác dongtrang đã viết.
    Còn câu này thì 'nắng nỏ' có thể lại thêm 1 nghĩa nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/3/18
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mấy câu này không biết chữ Nôm viết ra sao, có thể đọc nhầm chăng:
    Trượng phu năng nổ cung tên
    Trăm bề quốc sự gác bên khuê tình.
     
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Riêng câu sau thì bản này không đúng so với nguyên tác.
    Nguyên tác là 'Mã đầu minh đích. Thành thượng duyên can'.
    Dịch sát nghĩa là Tên reo đầu ngựa, giáo dan mặt thành
    [​IMG]
     
    Bọ Cạp thích bài này.
  12. peterpans01

    peterpans01 Mầm non

    Ngày xưa ở quê mình vẫn còn dùng từ "nỏ". Nỏ có nghĩa là khô thôi. Ví dụ quần áo nỏ rồi cất vào đi. Nhưng bây giờ thì mình thấy ít dùng mà chuyển hết thành khô rồi.
     
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Theo bản chữ nôm chép tay thì có bản chép là nắng nỏ và có bản chép là năng nỏ. Không phải năng nổ. Còn trăm bề là chép sai, tôi xin đính chính lại là chăm bề.
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Theo ĐNQA tự vị thì:
    upload_2018-3-5_13-44-50.png
    Như vậy, chữ 弩 đọc là 'nổ' cũng được, đọc là 'nỏ' cũng được, mà đọc theo âm Hán là 'nỗ' cũng được nữa. Hiểu là 'nổ' (súng) cũng được mà hiểu là 'cái nỏ' cũng vẫn đúng. Kể cả từ 'nỗ lực' vốn có chữ riêng mà có khi vẫn dùng chữ 'nổ' này mới kỳ.

    Vậy thì câu sau:
    upload_2018-3-5_13-49-8.png
    đọc là "Trượng phu năng nổ cung tên" vẫn đúng, và từ 'năng nổ' bây giờ vẫn dùng, với nghĩa gắng gỏi.

    Có lẽ từ này giống từ mà cụ Phan dùng trong bài thơ vĩnh biệt:
    "Gắng gổ, anh em, này gắng gổ!
    Nhờ anh em chuộc nợ ba sinh".
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/3/18
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chữ Nôm là vậy đó, 1 chữ nhiều cách đọc dẫn đến nhiều nghĩa.
    Lại nhớ bài về 'đỗ đạt' của bác @khiconmtv . Nếu giờ viết chữ 弩 炮 đưa cho người Tàu đọc, họ sẽ hiểu là cái nỏ và khẩu pháo chứ không hiểu là tiếng pháo nổ như người Việt.
     
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chữ Nôm là dùng để thoát Tàu, nhưng chính nó lại đẩy người học vào mớ lộn xộn khác, nửa nạc nữa mỡ.
    Tính ra dùng chữ cái latin để viết tiếng Việt là tốt nhất. Ngay cả TQ nó cũng phải dùng chữ latin để nhập liệu kiểu pingyin cực kỳ tiện lợi.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Biết sao giờ, các cụ đã dùng rồi chẳng thể thay đổi quá khứ được. Giờ đôi khi cũng phải chấp nhận bất hợp lý, như trong cách viết tiếng Việt vậy.
    Một VD khác, câu sau:
    upload_2018-3-5_16-58-52.png
    Hai chữ 占占 âm Hán Việt là chiêm-chiếm, nhưng có thể đọc là chơm chởm, chăm chắm, chềm chệm... mà những từ đó lại nghĩa khác nhau
     
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Công nhận, chữ Nôm là quá khứ, là 1 phần của tiếng Việt. Thôi thì xem như một bài học lịch sử về ngôn ngữ.
    Chỉ mong chúng ta làm cho tiếng Việt càng tốt hơn chứ đừng phá nát nó như một ông TS PGS gì đó đang quyết tâm làm chỉ để thỏa cái tôi của ông ta.
     
  19. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Nhân tiện bàn về "cái tốt nhất".
    Phải chăng:
    Cái tốt nhất = Cái hợp nhất!?
    Như vậy:
    Giải pháp tốt nhất là giải pháp hợp tình thế nhất.
    Người bạn tốt nhất là người bạn hợp gu nhất.
    Chữ viết tốt nhất là chữ viết hợp diễn đạt nhất.
    ???
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này