Nguyễn Khoa Điềm và Đất Nước

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi lichan, 29/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. lichan

    lichan Lớp 12

    Nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm

    Đất Nước

    Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
    Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
    Tóc mẹ thì bới sau đầu
    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
    Cái kèo, cái cột thành tên
    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    Đất Nước có từ ngày đó..
    Đất là nơi anh đến trường
    Nước là nơi em tắm
    Đất Nước là nơi ta hò hẹn
    Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
    Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
    Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
    Thời gian đằng đẵng
    Không gian mênh mông
    Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
    Đất là nơi Chim về
    Nước là nơi Rồng ở
    Lạc Long Quân và Âu Cơ
    Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
    Những ai đã khuất
    Những ai bây giờ
    Yêu nhau và sinh con đẻ cái
    Gánh vác phần người đi trước để lại
    Dặn dò con cháu chuyện mai sau
    Hằng năm ăn đâu làm đâu
    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
    Trong anh và em hôm nay
    Đều có một phần Đất Nước
    Khi hai đứa cầm tay
    Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
    Khi chúng ra cầm tay mọi người
    Đất Nước vẹn tròn, to lớn
    Mai này con ta lớn lên
    Con sẽ mang Đất Nước đi xa
    Đến những tháng ngày mơ mộng
    Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
    Phải biết gắn bó và san sẻ
    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
    Làm nên Đất Nước muôn đời..
    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
    Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
    Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy
    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
    Em ơi em
    Hãy nhìn rất xa
    Vào 4.000 năm Đất Nước
    Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
    Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
    Cần cù làm lụng
    Khi có giặc người con trai ra trận
    Người con gái trở về nuôi cái cùng con
    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
    Nhiều người đã trở thành anh hùng
    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhỏ
    Nhưng em biết không
    Có biết bao người con gái, con trai
    Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi
    Họ đã sống và chết
    Giản dị và bình tâm
    Không ai nhớ mặt đặt tên
    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
    Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
    Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
    Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
    Có nội thù thì vùng lên đánh bại
    Để Đất Nước là Đất Nước nhân dân
    Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
    Dạy anh biết "yêu em từ thở trong nôi"
    Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
    Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
    Đi trả thù mà không sợ dài lâu
    Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
    Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
    Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
    Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
    Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau
    Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
    Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
    Chén rượu đánh lừa con mỏi, cơn đau
    Con nộm nag tre đánh lừa cái chết
    Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
    Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
    Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
    Không hề lừa ta dù cao dao, cổ tích
    Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
    Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
    Dẫu phải cay đắng dập vùi
    Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
    Cây khế chua có đại bàng đến đậu
    Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
    Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
    Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
    Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
    Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
    Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơí
    Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay người
    Trai không chỉ rơi vì sức hút đất đai
    Trái rơi vì tay người ao ước
    Khi trái chạm tay người và người ấm ủ
    Thì lừng hương và cô Tấm bước ra
    Đi trả thù và sống Tự do
    Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta
    Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp
    Rơi vào tay người, đó là định luật
    Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam
    Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm
    Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng
    Hãy ngã xuống tay nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng
    Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi..
    Hãy ngã vào tay nhân dân, đừng vãi đừng rơi
    Đừng do dự, đừng hoài nghi nữa
    Hãy yêu nhân dân và nghe người nhắn nhủ
    Hãy tìm sức mạnh trên cơ thể nhân dân
    Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng
    Thế vô tận của nghìn năm giết giặc
    Lửa đã cháy hồng hào mặt đất
    Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù
    Không bao giờ xương máu phải bơ vơ
    Ôi sông núi uy nghi ngàn dặm đất
    Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt
    Nguyện làm người xung kích của quê hương
    Đấy tiếng hát chúng con: tiếng hát xuống đường!


    Có Một Ngày

    Có một ngày em không yêu anh
    Em đi thật xa
    Và mặc chiếc áo
    Anh chưa từng thấy bao giờ
    Em sẽ có cái cười
    Bằng ánh sáng của cái hôn khác
    Có nỗi buồn
    Bằng màu mưa khác
    Những buồn vui anh không có bao giờ..


    Có một ngày
    Em tràn đầy hạnh phúc
    Ngày em không yêu anh
    Ngày em rời mái nhà xưa cũ ấy
    Và chiếc áo sờn vai ấy
    Anh từng hôn lên nỗi khó nhọc hàng ngày
    Em xoá mình đi
    Bằng chiếc khăn màu thơm ngát
    Cái ngày đó
    Anh sẽ bắt đầu
    Với anh
    Bằng bước chân ngày đón em
    Anh một chàng trai
    Với màu tóc khác
    Riêng năm tháng cuộc đời
    Thì vẫn như xưa.


    Nỗi Nhớ.

    - Con là đứa hay quên
    Con lớn qua bao nhiêu lần áo
    Con nằm biết mấy ngày đau
    Con quên...
    - Con chỉ nhó dài thầy dạy
    Con nhớ lối đi học về
    Tiếng con hát dòn ngõ vắng
    Đọng vào tháng năm...
    - Con là đứa hay quên
    Mà mẹ thì hay nhớ
    Cái áo là từ con gà mái quạ
    Đẻ trứng liền hai năm
    Mùa con đau là mùa chạy giặc
    Em gái con mờ hai mắt
    Chữa hai con là thuốc dấu, thuốc thầm...
    - Mẹ ơi, mẹ thì hay nhớ
    Chuyện này nối qua chuyện kia
    Nỗi nhớ nhân thành nỗi nhớ
    Buồn đau bạn với buồn đau
    Nên mẹ nhớ nguồn nhớ cội
    Riêng nỗi nhớ ba con
    Có bao giờ mẹ nói
    Mà tay con sâu vợi
    Chạm vào trên sợi tóc hoa...
    Con là đứa hay quân
    Mười lăm năm xa mẹ
    Sáu năm nằm chiến trường
    Chỉ vì con hiểu mẹ
    Chỉ vì con nhớ mẹ
    Nên bây giờ ít quên?


    Nguyễn Khoa Điềm


    Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.
    Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
    Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân [3].
    Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ [3].
    Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1975. Sau giải phóng ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế. Ông có trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.[1][4]
    Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin [5]. Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006).[1][6].
    Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.


    Các Tác Phẩm:



    Báo động
    Bếp lửa rừng
    Bước chân - Ngọn đèn
    Cái nền căm hờn
    Cát trắng Phú Vang
    Chiều Hương Giang
    Con chim thời gian
    Con gà đất, cây kèn và khẩu súng
    Đất ngoại ô (1973)
    Mặt đường khát vọng (1974)
    Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
    Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)
    Cửa thép (1972)
    Đất và khát vọng
    Trường ca
    Đất nước
    Giặc Mỹ
    Gửi anh Tường
    Hình dung về Chê Ghêvara
    Hồi kết cuộc
    Khoảng trời yêu dấu
    Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
    Lau
    Lời chào
    Màu xanh lên đường
    Mùa Xuân ở A Đời
    Ngày vui
    Nghĩ về một nhãn hiệu
    Người con gái chằm nón bài thơ
    Nơi Bác từng qua
    Nỗi nhớ
    Tháng chạp ở Hồng Trường
    Thưa mẹ con đi
    Tiễn bạn cuối mùa đông
    Tình Ca
    Tôi lại đi đường này
    Trên núi sông
    Từ những gì các anh trao?
    Tuổi trẻ không yên
    Vỗ Hờn
    Xanh xanh bóng núi
    Xuống đường
    ( Wikipedia )

    file pdf & epub
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 29/10/13
    Ban Tang Du Tử thích bài này.
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, chính cái bài này làm mình yêu nước Việt đây. Lúc đó, đọc nó như là một kho báu trong cuốn tập. 5cat122
     
    vietanht2001 thích bài này.
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này