TH-Khác Nietzsche và triết học - Gilles Deleuze

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi andanhtoi, 11/5/15.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Nietzsche và triết học Gilles Deleuze

    [​IMG]

    Tên sách: Nietzsche và triết học
    Tác giả: Gilles Deleuze
    Dịch giả: Nguyễn Thị Từ Huy
    Hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn
    Số trang: 288
    Giá: 95.000 VNĐ
    Năm xuất bản: 2010


    TIỂU SỬ VÀ TÁC PHẨM CỦA GILLES DELEUZE

    Gilles Deleuze (1925-1995) là một trong những nhà tư tưởng quan trọng của Pháp ở thế kỷ XX. Năm 1948, sau khi nhận học vị thạc sĩ (agrégation), Deleuze về làm giáo viên của trường phổ thông trung học Amiens. Tiếp đó, ông chuyển về trường trung học Pothier ở Orléan, rồi chuyển sang dạy ở trường trung học Louis le Grand. Năm 1957, ông được nhận làm trợ giảng ở khoa Văn trường Đại học Paris, và bắt đầu tập trung nghiên cứu lịch sử triết học. Năm 1960, ông trở thành nghiên cứu viên của CNRS (Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp). Năm 1964, ông tham gia giảng dạy ở khoa Văn của Đại học Lyon. Năm 1969, Deleuze bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương ở Đại học Paris, gồm một luận án chính và một luận án phụ. Luận án chính, Khác biệt và tái lặp, do Maurice de Gandillac hướng dẫn, đã được xuất bản thành sách trước đó một năm, 1968, đó là một trong những cuốn sách thuộc loại khó nhất của ông. Đồng thời, luận án phụ, Spinoza và vấn đề biểu tượng, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ferdinan Alquié, cũng được xuất bản năm 1968. Cùng năm 1969, diễn ra cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định giữa Deleuze và Guattari, từ đó hai người đã cộng tác để viết chung nhiều tác phẩm. Sau khi nhận học vị tiến sĩ, Deleuze được bổ nhiệm làm maître de conférence (chức danh ở dưới cấp bậc Giáo Sư, không có tương đương trong hệ thống chức danh của Việt Nam), rồi được bổ nhiệm làm Giáo Sư, ở Đại học Paris VIII. Ông làm việc ở trường đại học này cho đến khi về hưu, năm 1987. Deleuze được sinh viên đánh giá là một thầy giáo tuyệt vời.

    Với những phân tích chính xác và mang tính phê phán về triết học Nietzsche, Deleuze soi sáng tác phẩm của triết gia này, người vốn thường xuyên bị quy giản về chủ nghĩa hư vô, về ý chí quyền lực và về hình ảnh siêu nhân. Deleuze nhận thấy rằng "triết học hiện đại trình bày những hiện tượng hỗn độn biểu lộ sức sống mạnh mẽ và sự mãnh liệt của nó nhưng cũng chứa đựng những nguy hiểm đối với tinh thần", và nhận thấy rằng dự án triết học của Nietzsche trong việc "vượt qua" siêu hình học có hiệu lực ở chỗ nó "tố cáo mọi huyễn hoặc từng tìm thấy trong biện chứng pháp nơi ẩn náu cuối cùng. Triết học Nietzsche có một khả năng tranh luận rất lớn.

    MỤC LỤC

    Gilles Deleuze và việc tiếp nhận Nietzsche ở Pháp

    Vài lời của người dịch

    Tiểu sử và tác phẩm của Gilles Deleuze

    Bảng viết tắt

    Chương I

    BI KỊCH

    Khái niệm phả hệ
    Ý nghĩa
    Triết học về ý chí
    Chống biện chứng pháp
    Vấn đề bi kịch
    Sự phát triển của Nietzsche
    Dionysos và Jésus Christ
    Bản chất của bi kịch
    Vấn đề tồn tại
    Đời sống và sự vô tội
    Cú gieo súc sắc
    Những hậu quả đối với sự quy hồi vĩnh cửu
    Chủ nghĩa tượng trưng của Nietzsche
    Nietzsche và Mallarmé
    Tư duy bi kịch
    Hòn đá thử vàng

    Chương II

    HOẠT NĂNG VÀ PHẢN ỨNG

    Cơ thể 55
    Sự phân biệt các sức mạnh
    Lượng và Chất
    Nietzsche và khoa học
    Phương diện đầu tiên của sự quy hồi vĩnh cửu: với tư cách là vũ trụ học và vật lý học
    Ý chí quyền lực là gì?
    Hệ thống thuật ngữ của Nietzsche
    Nguồn gốc và hình ảnh lộn ngược
    Vấn đề đo lường các sức mạnh
    Thứ bậc
    Ý chí quyền lực và tình cảm quyền lực
    Sự-trở-thành-phản-ứng của các sức mạnh
    Tính hai mặt của ý nghĩa và giá trị
    Phương diện thứ hai của sự quy hồi vĩnh cửu: với tư cách là tư tưởng đạo đức và chọn lọc
    Vấn đề sự quy hồi vĩnh cửu

    Chương III

    PHÊ PHÁN

    Sự biến đổi của các khoa học về con người
    Hình thức biểu đạt câu hỏi ở Nietzsche
    Phương pháp của Nietzsche
    Chống lại các bậc tiền bối
    Chống chủ nghĩa bi quan và chống Shopenhaueur
    Các nguyên tắc dành cho triết học về ý chí
    Sơ đồ của “Phả hệ luân lý”
    Nietzsche et Kant, nhìn từ các nguyên tắc
    Thực hiện phê phán
    Nietzsche và Kant, nhìn từ hệ quả
    Khái niệm sự thật
    Nhận thức, luân lý và tôn giáo
    Tư duy và đời sống
    Nghệ thuật
    Hình ảnh mới của tư duy

    Chương IV

    TỪ PHẪN HẬN ĐẾN MẶC CẢM TỘI LỖI
    Phản ứng và phẫn hận
    Nguyên tắc của phẫn hận
    Loại hình học về phẫn hận
    Các đặc điểm của phẫn hận
    Nó tốt? Nó độc ác?
    Ngộ biện
    Sự phát triển của phẫn hận: giáo sĩ Do thái
    Mặc cảm tội lỗi và nội tâm
    Vấn đề nỗi đau
    Sự phát triển của mặc cảm tội lỗi: linh mục Kitô giáo
    Văn hoá nhìn từ quan điểm tiền sử
    Văn hoá được xem xét từ quan điểm hậu- lịch sử
    Văn hóa xem xét từ quan điểm lịch sử
    Mặc cảm tội lỗi, trách nhiệm, tội lỗi
    Lý tưởng khổ hạnh và bản chất của tôn giáo
    Chiến thắng của các sức mạnh phản ứng

    Chương V

    SIÊU NHÂN: CHỐNG BIỆN CHỨNG PHÁP

    Chủ nghĩa hư vô
    Phân tích về lòng thương
    Chúa đã chết
    Chống chủ nghĩa Hegel
    Những biến thể của biện chứng pháp
    Nietzsche và biện chứng pháp
    Lý thuyết về con người thượng đẳng
    Phải chăng con người, về bản chất, là có tính “phản ứng”?
    Chủ nghĩa hư vô và sự chuyển hoá: tiêu điểm
    Khẳng định và phủ định
    Ý nghĩa của khẳng định
    Sự khẳng định kép: Ariane
    Kết luận

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/6/15
  2. phivutinh

    phivutinh Lớp 1

    Quá tuyệt , cám ơn bạn, lâu rồi chưa thấy sách của cô Từ Huy.
     
    ------, andanhtoi and Zhiqiang like this.
  3. khoinguyen.hvkn

    khoinguyen.hvkn Mầm non

    Có bản epub ko ạ?
     
  4. vuonghoang13

    vuonghoang13 Mầm non

    cảm ơn bạn rất nhiều.
     
  5. soloshevcento

    soloshevcento Lớp 7

    Hóng quyển này làm dự án epub.
     
  6. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Có ai làm cuốn này chưa? Chưa có ai làm epub thì để tôi scan lại rồi số hóa
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này