Tâm sự Ôi, mới 17, 18 tuổi nó đã biết gì đâu!

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Missfly82, 27/10/19.

Moderators: amylee
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    “Ôi, ở cái tuổi này nó đã biết gì đâu em!” là khoảng 60-70% câu trả lời của các bậc phụ huynh có con em đang ở học kỳ 1 năm học lớp 12 (hoặc thậm chí lớn hơn) khi được hỏi rằng: “Đi du học, con anh/chị muốn học ngành gì/ sau này muốn làm gì?”

    Khung cảnh một triển lãm du học. Ảnh minh họa


    Những thiếu niên bị cha mẹ đối xử như trẻ lên 6

    Tôi đã thực sự bất ngờ sau khi tự thống kê lại. Tuy nhiên, khi tôi trực tiếp hỏi học sinh cùng câu hỏi đó, thì cũng có tới khoảng 70% cũng chưa xác định được định hướng học. Khoảng 20% xác định được lĩnh vực các em thích, nhưng có vẻ nghiêng theo ngành nghề do bố mẹ định hướng, lựa chọn sẵn hoặc theo sự tư vấn bên ngoài xem “học ngành nào để dễ định cư”.

    Chỉ có 10% trong số học sinh tôi gặp là biết rõ/ xác định rõ không chỉ lĩnh vực, định hướng nghề nghiệp, thậm chí cả kế hoạch đường dài trong tương lai nữa.

    Vậy có thực sự học sinh ở cái lứa tuổi 17, 18, hoặc thậm chí 19, 20 “đã biết gì đâu” theo như quan điểm của một số bậc phụ huynh không?

    Theo cá nhân tôi, thì không phải hoàn toàn như thế. Nhiều khi gặp học sinh, tôi thấy thực sự thương, vì tại thời điểm rất quan trọng của cuộc đời, các em không được trao quyền quyết định cho tương lai của chính mình.

    Tôi đã từng bị ám ảnh bởi một trường hợp: Một nam sinh cao to, khoảng 1.75m, cùng mẹ tới gặp tôi để xin tư vấn. Khi em ngồi xuống, tôi bắt đầu với một vài câu hỏi sơ qua về kết quả học tập và trình độ tiếng Anh.

    Khi vừa dứt câu hỏi, em chưa kịp trả lời thì người mẹ đã quay sang lườm. Em trả lời xong thì người mẹ nhắc “Nói to lên”. Nói chung, từng lời nói và cử chỉ của em đều bị mẹ nhắc tại chỗ.

    Trong cả buổi nói chuyện, mặt em cúi gằm, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi.

    Khi tôi hỏi “Em thích học ngành gì?” thì người mẹ nói thay luôn: “Nó chưa biết gì đâu, em tư vấn cho chị nên học ngành gì sau này dễ định cư lại. Chị quyết định cho nó”.

    Tôi đã nghe câu nói này nhiều rồi, nhưng lần này cảm giác của tôi khác. Tôi thực sự thấy thương em, vì trước mắt tôi là hình ảnh một cậu bé trong thể xác to lớn, nhưng đang rụt rè cúi gằm mặt, và bị mẹ đối xử như một đứa trẻ 6 tuổi, và tôi thấy sau đó là một loạt những ức chế về mặt tinh thần và những hậu quả về sau…

    Tôi đồng ý rằng, những sở thích, hoặc những định hướng ban đầu của học sinh ở lứa tuổi đó có thể không chính xác, và sau này, các em có thể phải thay đổi ngành học, hoặc nghề nghiệp. Đó chính là điều mà các bậc cha mẹ, những người có kinh nghiệm đi trước lo ngại. Nhưng, xin hãy cùng con ngồi lại, để trao đổi, thảo luận một cách có khoa học, bình đẳng và từ sớm, và để đưa ra quyết định của mình.

    Ở đây có 2 vấn đề tôi muốn bàn sâu là thế nào là sự “khoa học, bình đẳng” và khi nào là “sớm”.

    Cần xác định được rõ “sở thích”, “khả năng’’ và “nhu cầu thị trường”

    Bàn luận một cách khoa học mà tôi đề cập ở đây, là có sự nghiên cứu hoặc được tư vấn một cách khoa học và chuyên nghiệp về việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Cần xác định được rõ giữa các vấn đề “sở thích”, “khả năng’’ và “nhu cầu thị trường”.

    Vài tháng trước, tôi từng gặp một em học sinh học rất giỏi, điểm tổng kết lớp 11 là 9,0, điểm IELTS 7.5, học một trường danh tiếng. Em biết rõ rằng mình thích học ngành Kinh tế, nhưng lựa chọn đi du học lại là ngành Khoa học Máy tính. Tôi hỏi tại sao, em đã nghĩ kỹ chưa. Em nói rằng vì bố mẹ định hướng cho như thế, em nghĩ như vậy sẽ an toàn hơn, sợ đi theo ngành mình thích sau này “đầu ra” sẽ khó.

    Trong ánh mắt em lúc đó tôi thấy ánh lên sự lo sợ phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình, và đặc biệt, tôi cảm thấy một sự chán nản khi em phải nói về chuyện công việc sau này.

    Thay vì việc chia sẻ hoặc chịu trách nghiệm thay cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên thử để con tập dần việc tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

    Người thành công sẽ là người chăm chỉ, kiên định, kiên trì, và bền bỉ. Còn nếu như con trẻ đi theo sự lựa chọn của cha mẹ, nếu một lúc nào đó, trên chặng đường đi của mình, khi gặp khó khăn, con trẻ cũng sẽ tìm ra được lý do để “đổ trách nghiệm” cho một người/ một yếu tố khách quan khác.

    Có nhiều bậc phụ huynh nói rằng: “Thôi, đây là một bước ngoặt lớn của cuộc đời con, mình đã nhỡ quyết định thay con suốt rồi, giờ “thêm nốt lần nữa” cho... yên tâm”.

    Quyết định của mỗi phụ huynh không có đúng và sai, chỉ có điều, mỗi quyết định sẽ dẫn con em chúng ta đi theo các hướng khác nhau. Nếu may mắn, con trẻ đi đúng, thành công thì tốt. Nhưng nhỡ rủi thì cũng thật đáng tiếc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thay vì việc chia sẻ hoặc chịu trách nghiệm thay cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên thử để con tập dần việc tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Ảnh minh họa
    Sớm là từ khi nào?


    Vấn đề tiếp theo, nếu như vẫn còn có thời gian, phụ huynh nên nói chuyện về định hướng sự nghiệp với con từ “sớm” là từ khi nào? Từ lớp mấy?

    Tôi đã từng được tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn về định hướng nghề nghiệp cho học sinh, khóa học dựa trên những phương pháp và nghiên cứu của Mỹ, Nhật, kết hợp với những trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống và công việc. Tôi xin phép tổng hợp lại các bước nên tiến hành như sau:

    Định hướng sự nghiệp: Định hướng sở thích, đam mê, những công việc làm mình cảm thấy hạnh phúc. Việc định hướng này, có thể bắt đầu từ lúc trẻ 4,5 tuổi hoặc khi vào lớp 1. Đơn giản là vu vơ hỏi con, sau này con thích làm nghề gì? Con mê trò chơi Lego thế, sau này con có thích chế tạo ô tô không? ….. Sau này con có ước mơ làm gì? Thành người như thế nào?...

    Mỗi ước mơ ở từng giai đoạn của con người, nó có thể viển vông, phi thực tế với những người xung quanh. Nhưng đối với bản thân, ước mơ giúp cho họ có một thái độ sống lành mạnh và tốt, giúp họ đi đúng đường đúng hướng. Đến khi nhận thấy ước mơ đó đúng là “viển vông” hoặc không thể thành sự thật, họ lại tìm tới một ước mơ khác. Và càng nhiều lần thay đổi như thế, họ sẽ đến gần với ước mơ sát thực nhất, giúp họ có thể thành công và hạnh phúc.

    Trải nghiệm với những nhóm nghề nghiệp đã chọn: Những định hướng ban đầu, có thể đúng hoặc sai. Chỉ có khi bạn bắt tay làm công việc đó thực sự, bạn mới có câu trả lời rõ là bạn có thích hợp hay không.

    Vậy cha mẹ có thể giúp con cái như thế nào trong việc này? Tôi đã tham khảo ý kiến của một chuyên gia giáo dục Nhật Bản và được tư vấn rằng: “Nếu con còn nhỏ, hãy dành thời gian bên cạnh con và cùng con trải nghiệm. Không cần phải là mang con tới các lớp học đắt tiền về nghề nghiệp, hoặc phải đưa con tới công sở, mà chính là từ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, đi chơi trong công viên, dã ngoại..”.

    Quyết định lựa chọn: Có thể công việc của bạn đang là xu thế của thị trường lao động, nơi bạn muốn sinh sống sau này; nhưng cũng có thể là không. Quyết định chọn ngành nghề khi đi du học càng khó hơn.

    Lời khuyên của tôi là: Hãy xác định rõ “mục tiêu đi du học” của bạn là gì và sau đó lên kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Là định cư ở nước ngoài và làm nghề gì cũng được? Hay mục tiêu là được học tập ở nước ngoài và trở thành một người giỏi trong lĩnh vực của bạn, và bạn sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể, nơi làm việc của bạn là Việt Nam hay đất nước nào không quan trọng?

    Vâng, “lên kế hoạch, nghiêm túc và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra” là điều cuối cùng và quan trọng nhất tôi muốn gửi gắm tới các bậc phụ huynh và học sinh.

    Nên, nếu có thể, xin các bậc phụ huynh, hãy trao cho con được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm bằng cách: Nghiêm túc trao đổi với con về định hướng tương lai, để con tự xác định rõ mục tiêu đi du học, tự lên kế hoạch và nghiêm túc kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra.
     
    angoc1234 and ntdieu like this.
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    50% học sinh bỏ học có vấn đề về sức khỏe tâm thần

    Theo nghiên cứu, khoảng 50% trẻ ở độ tuổi từ 14-15 đang có vấn đề về tâm thần, cũng như khoảng 50% học sinh bỏ học đều liên quan đến vấn đề đó. Vậy nhưng, vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được chú trọng, đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường.


    Theo PGS.TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục), trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới.

    Thời gian vừa qua, việc tự sát của giới trẻ có xu hướng gia tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giới trẻ ngày càng dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh, mạng xã hội và game online nên ít có thời gian dành cho bạn bè, người thân và các mối quan hệ có ý nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    PGS.TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục).
    Thanh thiếu niên ít thời gian ngủ, ít có điều kiện để thực hành các kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc trong đời sống thực. Do đó, các em không thể huy động các nguồn trợ giúp khi bế tắc. Bên cạnh đó, nhiều em chịu bạo lực, bắt nạt trên mạng hay học các cách tự hại bản thân, tự sát từ các trang web hướng dẫn tự sát.

    Những áp lực xã hội, đặc biệt là áp lực học tập cũng thường được đề cập như một nguy cơ dẫn đến tự sát. Có những học sinh sau khi được cứu đã tâm sự rằng, tự tử là con đường cuối cùng để em phản kháng lại những áp lực kỳ vọng của cha mẹ vào thành tích học tập cũng như lịch học chính, học thêm dày đặc mà cha mẹ dành cho em.



    Theo PGS.TS Đặng Hoàng Minh - giảng viên Trường Đại học Giáo dục, tự tử là nguyên nhân gây thương vong thứ 3 trong các loại bệnh tật trên thế giới.


    Theo nghiên cứu, khoảng 50% trẻ ở độ tuổi từ 14-15 đang có vấn đề về tâm thần, cũng như khoảng 50% học sinh bỏ học đều liên quan đến vấn đề đó. Vậy nhưng, vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được chú trọng, đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường.

    Đáng chú ý, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng tăng cao nhưng nhiều người chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp.

    PGS.TS Đặng Hoàng Minh cho biết thêm, ngành giáo dục cần làm tốt hơn nữa công tác tư vấn tâm lý học đường. Bởi học sinh, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn mà sự phát triển về thể chất đã tương đối ổn định, nhưng lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý.

    Khi các em gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, áp lực học tập, sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy rất cần có người chia sẻ, hướng dẫn và động viên để các em tìm ra hướng đi, phương pháp học tập tốt nhất.
     
    ntdieu thích bài này.
  3. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Đừng đổ lỗi cho số phận, sướng khổ ra sao đều nằm ở thái độ và cách ta nhìn nhận cuộc sống

    Ít ai biết rằng, 90% những gì trong cuộc sống là do chúng ta quyết định, còn số phận ư? Chỉ 10% thôi!
    Charles R. Swindoll, nhà văn và cũng là người làm giáo dục nổi tiếng nước Mỹ từng nói: "Hạnh phúc được quyết định bằng cách chúng ta nhìn nhận và phản ứng với 90% những gì xảy ra trong cuộc sống".

    Điều đó nghĩa là, điều quan trọng nhất trong cuộc sống chính là thái độ của chúng ta. Mỗi ngày có hạnh phúc hay không, chủ yếu là do thái độ quyết định.

    [​IMG]
    Với Swindoll, "thái độ" luôn quan trọng hơn "sự kiện", hơn tất thảy những thứ như quá khứ; hiện tại; tương lai; hoàn cảnh; thất bại hay thành công.

    "Thái độ quan trọng hơn bạn nghĩ, quan trọng hơn cả năng khiếu hay kỹ năng của mỗi con người". Cũng theo chuyên gia này "thái độ tốt có thể làm nên mọi thứ và ngược lại".

    Thật vậy, thái độ là gốc rễ của cảm xúc, niềm tin và hành vi của mỗi con người. Dù biểu hiện dưới dạng tích cực, tiêu cực hay không quan tâm - thái độ vẫn đóng vai trò rất quan trọng vì, có nhiều điều xảy ra mà ta không kiểm soát được, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có cách phản ứng phù hợp.

    Trên thực tế có nhiều người chấp nhận khó khăn, nhưng cũng có người đổ lỗi cho hoàn cảnh. Ít hay nhiều, ta đều thấy rằng những quyết định được đưa ra khi cảm xúc bị chi phối, hầu hết là những quyết định tồi.

    Còn những cá nhân đã thành công dù một đoạn đời không nhỏ phải đối mặt với khó khăn, bệnh tật, nghèo khó và bất công. Tại sao họ vẫn làm được như vậy dù cuộc sống không có chút màu hồng?

    Vì họ nhận ra rằng mình có thể lựa chọn thái độ để đáp lại cuộc sống và duy trì sự tích cực. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, thái độ và nhận thức có tác động tích cực đến tuổi thọ của mỗi người.

    Dưới đây là những cá nhân tiêu biểu khẳng định "thái độ làm nên cuộc sống":

    Diễn viên hài Jim Carrey từng bỏ học để phụ giúp gia đình khi ông mới 15 tuổi, vài năm sau trở thành người vô gia cư - tuy nhiên tên tuổi của ông vẫn sáng chói tại kinh đô điện ảnh Hollywood.

    [​IMG]
    Cánh tay của vận động viên Bethany Hamilton đã bị cá mập cắn nát khi cô 13 tuổi. Một tháng sau cô đã trở lại cuộc sống với tấm ván trượt đặc biệt dành cho riêng mình. 2 năm sau, cô đã giành chức vô địch giải lướt ván vô địch quốc gia NSSA.

    [​IMG]
    Benjamin Franklin đã bỏ học khi ông mới 10 tuổi bởi cha mẹ ông không đủ tiền để trang trải học phí. Điều này đã không ngăn cản ông tự học, tự trau dồi và trở thành một triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu lịch sử nước Mỹ.

    [​IMG]
    Tỷ phú Richard Branson bị mắc chứng khó đọc. Ở trường, ông được xếp vào "diện hoàn cảnh". Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, Richard vẫn trở thành một trong những nhà đầu tư khét tiếng và giàu có nhất nước Anh.

    [​IMG]
    Stephen King cùng cuốn tiểu thuyết đầu tiên bị rất nhiều nhà xuất bản từ chối. Vợ ông đã lén lấy bản thảo của chồng và thúc giục ông hoàn thành nó. Cuối cùng thì cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông đã bán được 350 triệu bản trên toàn thế giới.

    [​IMG]
    Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey đã mang thai ở tuổi 14. Đáng buồn thay đứa bé đã mất ngay sau khi sinh. Vì quá đau buồn và nhiều chuyện xảy ra bà đã chạy trốn khỏi nhà. Bà cũng đã nhiều lần bị lạm dụng tình dục bởi những anh em họ, những người bà gần như tin tưởng nhất. Tuy nhiên vượt lên trên khoảng thời gian khó khăn đó, bà đã trở thành một trong những biểu tượng phụ nữ thành công của nước Mỹ.

    [​IMG]
    Có đổ lỗi cho ai, kẻ phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống vẫn là chính chúng ta

    Hãy học cách chịu trách nhiệm, dù bạn không có khả năng ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra nhưng những bất hạnh trong cuộc sống này, phần nhiều đều do thái độ của bạn quyết định. Trung bình người chỉ có khoảng 60 - 70 năm trên đời, bạn chọn chôn mình trong đau khổ trầm luân hay đứng dậy và hành động để vươn lên?
     
    angoc1234 and ntdieu like this.
  4. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Đây chính là cách làm giàu thông minh nhất, ai đầu tư vào sẽ chẳng bao giờ hối tiếc!

    Theo tỷ phú Warren Buffett: "Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này. Bạn sẽ không bao giờ có được khoản lợi nhuận nào tốt hơn trong cuộc sống so với khi bạn thực sự đầu tư vào chính mình".


    [​IMG]



    Đầu tư vào bản thân có thể là khoản đầu tư “sinh lời” nhất mà bạn nên thử. Đó chính là cách chắc chắn nhất để có được một cuộc sống tốt hơn, thành công, năng suất và cảm thấy mãn nguyện. Điều này đóng một vai trò lớn lao trong việc quyết định chất lượng cuộc sống của bạn ở hiện tại và cả trong tương lai.

    Sau đây là một vài cách giúp bạn kiếm được nhiều nhất từ việc đầu tư của mình.

    1. Phát triển các kỹ năng

    Cải thiện các kỹ năng không có nghĩa là lúc nào cũng là đầu tư vào giáo dục bậc cao, mặc dù điều đó chắc chắn là một con đường, và nó phụ thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp của bạn. Việc đầu tư vào kiến thức và kỹ năng của bạn có muôn vàn hình thức. Thêm vào đó, việc nâng cao trình độ và kỹ năng của bạn không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh và không nhất thiết phải theo khuôn mẫu. Có rất nhiều con đường “đầu tư kĩ năng”:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nâng cao trình độ học vấn của bạn: Học thêm các khóa học, nâng cao bằng cấp, chứng chỉ liên quan, đều là những khoản đầu tư có giá trị. Tận dụng các kênh đào tạo có sẵn ở công ty, đăng kí tham gia các hội thảo, hội nghị trực tiếp hoặc trên các website.

    Mở rộng kiến thức: Có rất nhiều thông tin có sẵn về hầu hết các chủ đề mà bạn nghĩ tới. Đọc sách, báo, bất cứ điều gì liên quan đến năng khiếu hay kỹ năng bạn muốn củng cố.

    Cập nhật: Theo kịp các xu hướng, các tiến bộ mới nhất. Cũng như theo dõi các ấn phẩm, đọc blog của các chuyên gia, và cập nhật những tin tức mới nhất.

    2. Khám phá khả năng sáng tạo của bản thân

    Có một nguồn sáng tạo trong hầu hết chúng ta chưa bao giờ được khai phá hoặc chưa được sử dụng ở mức tối ưu. Chúng ta có thể khám phá và trau dồi khả năng sáng tạo của chính bản thân.

    Sáng tạo, dưới bất kỳ hình thức nào, giúp chúng ta phát triển một cách cá tính và chuyên nghiệp, để nhìn nhận các vấn đề và giải pháp theo những góc độ khác nhau và tận dụng các khả năng mà trước đây ta chưa từng khai phá. Điều quan trọng là sáng tạo có rất nhiều dạng. Nó không chỉ là sự sáng tạo của một người họa sĩ hay một nhà điêu khắc, mà đó còn là sự khám phá những điều mới mẻ:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Học một ngôn ngữ mới – tham gia một lớp học hoặc sử dụng phần mềm đào tạo ngôn ngữ.

    Hãy thử nấu ăn như người sành ăn – đăng ký vào một lớp học chính thức, bằng một cuốn sách nấu ăn mới, hoặc học hỏi từ một người mà bạn biết là họ thích nấu ăn theo một cách riêng biệt.

    Viết một cái gì đó – một cuốn sách, truyện ngắn, thơ, bất kì điều gì.

    Khám phá thế giới bên ngoài – thử làm vườn, ngắm chim hoặc chụp ảnh phong cảnh.

    Thưởng thức âm nhạc – chơi một nhạc cụ, học một nhạc cụ mới hoặc tham gia một nhóm nhạc nào đó.

    Tạo ra một sản phẩm hữu hình – sơn, điêu khắc, làm đồ gốm, làm đồ trang sức hoặc thiết kế quần áo theo cách của riêng bạn.

    Hãy chọn lấy cho mình một vài hoạt động mà bạn chưa bao giờ thử, chưa thực hành trong nhiều năm hoặc chưa bao giờ khám phá nó một cách trọn vẹn.

    3. Nuôi dưỡng tâm trí và cơ thể của bạn

    Việc nuôi dưỡng tâm trí lẫn cơ thể sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị ở hiện tại và cả trong tương lai - nhiều năng lượng, nhiều kiến thức hơn, nhiều lòng trắc ẩn hơn, nhiều ý tưởng hơn, sức khỏe dồi dào và cả sức chịu đựng về thể chất và tinh thần cũng lớn hơn. Mở rộng suy nghĩ của bạn. Học những điều mới mẻ và giữ cho đầu óc của bạn hoạt động ngay cả bằng những cách đơn giản sẽ giúp phát triển và duy trì sự minh mẫn.

    4. Đọc bất cứ điều gì

    Khám phá văn hóa - tham dự các buổi biểu diễn, nghe các phong cách âm nhạc khác nhau, du lịch hoặc tham gia vào một tổ chức hoặc nhóm bao gồm những người đến từ các nền văn hóa khác nhau.

    Hãy mở mang đầu óc - tham gia vào các cuộc trò chuyện với những người khác quan điểm với bạn. Lắng nghe các lập luận và cố phản biện.

    Khiến đầu óc luôn hoạt động - chơi các trò chơi chữ, các trò chơi bảng bao gồm chiến lược hoặc thử sử dụng bộ não của bạn để thực hiện các phép tính đơn giản thay vì dựa vào máy tính.

    5. Hãy chăm sóc cho cơ thể của bạn

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cơ thể của bạn giống như một cỗ máy được bôi dầu tốt. Nếu bạn quan tâm đến nó theo cách mà bạn chăm chút một chiếc xe đắt tiền, nó sẽ hoạt động tuyệt vời và tồn tại trong một thời gian rất dài:

    - Cung cấp “nhiên liệu chất lượng cao” - có nghĩa là hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh nhất có thể. Những thứ bạn ăn đóng một vai trò lớn trong việc cung cấp năng lượng và hoạt động của bạn.

    - Đừng “đi quá nhanh” - có nghĩa là cần nghỉ ngơi và thư giãn thường xuyên, chậm lại và đừng làm việc hết công suất, nó chỉ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và trì trệ.

    - “Bảo dưỡng” thường xuyên và khi cần thiết - có nghĩa là đi khám bác sĩ khi bạn bị bệnh. Tốt hơn hết là phòng ngừa, kiểm tra, uống vitamin thích hợp và chú ý đến những triệu chứng bất thường của cơ thể.

    - Chăm sóc vẻ bề ngoài: đó là cắt một mái tóc bạn yêu thích, mặc những bộ đồ và phụ kiện khiến bạn tự tin nhất!
     
    man in the moon and ntdieu like this.
  5. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Thế giới này thực ra rất công bằng: Nếu như bạn muốn những điều hoàn mỹ nhất thì ông trời nhất định sẽ ban cho bạn những điều khổ đau nhất


    Truyện Kiều có câu "Cây cao thì gió càng lay. Càng cao danh vọng, càng dày gian truân". Nếu bạn đã có những mục tiêu cho riêng mình thì cũng nên chuẩn bị đón nhận khó khăn sắp đến. Ước vọng càng lớn, thử thách đòi hỏi bạn phải vượt qua càng nhiều.


    [​IMG]



    Từ công việc
    Tôi nói thật với bạn không một công việc nào đem lại thu nhập mà bản thân không phải bỏ mồ hôi công sức. Việc nhàn hạ thì lương thấp, muốn lương cao phải chịu được công việc áp lực.

    Điều đáng sợ là nhiều bạn trẻ ngày nay mắc hội chứng gọi là "ảo tưởng sức mạnh" xin việc luôn offer ở mức lương trên trời nhưng thực sự trình độ của các bạn chưa đạt đến mức thượng thừa đấy. Bạn học ở trường đại học danh tiếng thì sao? Bằng giỏi thì đã sao? Nhà tuyển dụng quan tâm là năng lực thực tế. Họ trả tiền để có được đóng góp chất xám của bạn chứ không phải bỏ tiền ra mua tấm bằng giỏi. Cái gọi là "việc nhẹ lương cao" không bao giờ có ở người lao động chân chính, đó hoặc là lừa đảo hoặc là hãy tìm kiếm nó trong truyện cổ tích.

    Bạn nhận lương của nhân viên áp lực của bạn cũng chỉ ở mức thấp, bạn muốn một ngày được cất nhắc lên chức quản lý thì tin tôi đi lúc đó áp lực của bạn cũng khác và khi trở thành quản lý cấp cao hay điều hành một doanh nghiệp áp lực lúc này là quả núi bạn phải gánh trên vai rồi.

    Kẻ nào đủ bản lĩnh chịu được trận gió lớn trên cao thì mới giữ được vị trí của mình, mới có thể thăng tiến.

    Làm ở ngành nghề nào cũng thế thôi, đâu cũng thế cả không có áp lực thì không có kim cương, đúng như ca sĩ Sơn Tùng M-TP nói: "Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được"

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đến tình yêu
    Trong tình yêu cũng vậy bạn, không khác đâu. Nếu một ngày bạn muốn kết hôn với một người hoàn hảo thì hãy đảm bảo rằng lúc đó bạn cũng phải là người hoàn hảo nhé. Có câu nói một rất nổi tiếng: "Mây tầng nào thì gặp mây tầng đó. Nếu bạn cư xử như công chúa, bạn sẽ gặp hoàng tử. Nếu hiện tại bạn gặp toàn đồ dở hơi, hãy xem lại chính mình."

    Tôi có người đồng nghiệp Hồng - một cô gái nhan sắc không quá nổi bật. Cô gái này ra trường được hơn 2 năm với tấm bằng trung bình khá, có thời gian làm việc hợp đồng ở công ty tôi. Hồng biết cách nói chuyện và giao tiếp nhưng chuyên môn thực sự cô ta cần cải thiện nhiều. Tuy nhiên cô gái này liên tục chia sẻ với tôi và đồng nghiệp rằng: Em sẽ chỉ yêu và lấy đàn ông đại gia, ai mà làm nhân viên quèn hay lao động phổ thông chắc chắn sẽ không có cơ hội tiếp cận em đâu." Cô bé cứ mơ mộng về điều viển vông đó mà chẳng chịu học hỏi phát triển.

    Thực tế mà nói, nhan sắc chỉ ở mức ưa nhìn, tôi chia sẻ thật với các bạn chứ bây giờ đã gọi là đại gia thì đầu óc họ thế nào mới có được sự nghiệp như vậy, họ đủ thông minh chọn người bạn đời để kết hôn. Họ sẽ tìm đến những cô gái có kiến thức, thú vị và độc lập và làm mẹ của các con họ. Còn những cô gái lười lao động, mong lấy chồng giàu để đổi đời thì xin lỗi cho tôi được nói điều này: Đại gia chỉ đến với họ để "đổi gió" mà thôi.

    Vì vậy dù là đàn ông hay phụ nữ, nếu muốn gặp một người hoàn hảo đúng như mình kỳ vọng rồi kết hôn thì hãy khiến bản thân trở thành người xứng đáng sánh đôi với người ấy. "Nồi nào úp vung nấy" bạn cần rèn giũa mình trong nhiều trải nghiệm dù là khó khăn nhất để trở thành người được tìm kiếm và mơ ước có được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đến số phận, cuộc đời
    Giữa đám đông và người nổi tiếng luôn có sự khác biệt.

    Bạn làm một người bình thường, muốn đi ăn bún đậu vỉa hè thèm là đi ngay, còn người nổi tiếng để giữ gìn hình ảnh có thèm đến mấy cũng phải nhịn.

    Bạn yêu ai muốn cho cả thế giới biết mình hạnh phúc thì mặc sức share tình yêu của mình lên mạng xã hội, còn người nổi tiếng thì yêu trong giấu giếm, muốn thể hiện cảm xúc hạnh phúc cũng phải cố nén lòng lại.

    Đấy chỉ là ví dụ nhỏ về sự khác biệt. Cuộc sống trong mơ của các chính trị gia, ngôi sao điện ảnh, ca sĩ thần tượng, ngôi sao sân cỏ hay lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng chỉ đẹp ở những góc sáng họ lúc được tung hô, còn góc tối là những áp lực nặng như quả tạ đè trên vai, nỗi sợ hãi và khủng khoảng tâm lý không ai chia sẻ cùng ai được thì ít ai biết đến.

    Nếu đứng ở địa vị họ, tôi nghĩ chúng ta chưa chắc đã chịu đựng được trong một ngày đâu.

    Họ từng là người bình thường nhưng đã chiến đấu và tôi luyện rất nhiều để trở nên phi thường, nếu bạn không chịu phát triển bản thân, nuông chiều chính mình và chấp nhận lối sống làng nhàng thì đừng sân si và so sánh bản thân mình với họ nữa.

    Thế giới này thực ra công bằng lắm, khó khăn là những cột mốc đương nhiên trong cuộc sống, vượt qua thì trở thành người thắng cuộc còn nếu như không thể vượt qua thì ngoan ngoãn làm một người bình thường đi.

    (Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Mr.Why Phạm Ngọc Anh - CEO ASK TRAINING JSC)
     
    angoc1234 and ntdieu like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này