Phật Giáo Pháp Hiển,Nhà Chiêm Bái (Thích Minh Châu)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 4/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Tên sách : Pháp Hiển,Nhà Chiêm Bái
    Nguyên tác: Thich Minh Chau (1963), "Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim", Nalanda, India
    Tác giả : Thích Minh Châu
    Dịch giả : Thích Nữ Trí Hải
    Thể loại : Tôn giáo
    Xuất bản : Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh, Phú Nhuận, Sài Gòn.
    Năm xuất bản : 1997
    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    "Sách này viết về Cao Tăng Pháp Hiển, một nhà chiêm bái nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ngài đã du hành đến Ấn Ðộ và Tích Lan vào đầu thế kỷ thứ năm sau Tây lịch, và đã để lại một ký sự về cuộc chiêm bái của mình. Chính sự thành công của ngài Pháp Hiển đã gợi cảm hứng cho ngài Huyền Trang hai trăm năm sau, để theo đuổi cùng một sứ mệnh đi tìm chân lý và Chánh pháp.

    Pháp Hiển cũng như Huyền Trang cùng có chung một niềm khát ngưỡng sâu xa đối với Chánh Pháp, một đức vô uý bất khuất trước hiểm nguy, và một lòng xả thân phụng sự Phật pháp. Chính tâm hồn khát khao sự thật, vì Pháp quyên thân đó đã thúc giục các ngài trong cuộc chiêm bái ky kỳ của họ, nâng đỡ họ vượt qua vô vàn gian nan hiểm trở để đưa sứ mệnh đến kết quả thành công.

    Nhưng mục đích cuộc chiêm bái của Pháp Hiển có khác với Huyền Trang. Trong khi về Huyền Trang ta có thể nói ngài đồng thời là một nhà chiêm bái, một nhà biện bác, một dịch gia, một văn nhân và một nhà thần bí, thì về Pháp Hiển, chỉ có một danh từ đơn giản sau đây toát yếu được tất cả nguyện vọng và tư chất của ngài: "Pháp Hiển, nhà Chiêm bái thuần túy". Huyền Trang khởi hành cuộc chiêm bái với mục đích là để học luận Du-già Sư Ðịa, và để tìm kiếm những giáo lý chưa được biết đến ở Trung Hoa; còn Pháp Hiển thì chỉ muốn đi để quan sát kỹ cương đời sống tu viện ở đất Phật, ngõ hầu cải thiện tình trạng tín ngưỡng tại quê nhà vào lúc ấy dường như đang lâm vào tình trạng rất tồi. Trong khi phạm vi nghiên cứu của Huyền Trang khá rộng rãi, bao gồm cả Kinh tạng và phần lớn tạng Luận, thì sự chú ý của Pháp Hiển chỉ tập trung vào tạng Luật và những gì liên hệ mật thiết đến đời sống tu sĩ..."

    NguồnTVE:santseiya
     

    Các file đính kèm:

    Kiep Lang Thang thích bài này.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này