Hiện thực Lãng mạn Sợi tóc - Thạch Lam

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 10/3/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Soi toc - Thach Lam.jpg
    SỢI TÓC
    Tác giả: Thạch Lam
    Nhà xuất bản: NXB Đời Nay
    Xuất bản lần đầu: 1942
    Số trang: 94
    Thể loại: Hiện thực; Lãng mạn
    Đánh máy: Casau
    Soát lỗi và làm ebook: Heoconmtv
    Ngày hoàn thành: 10-03-2016

    Nếu có điều kiện hãy mua sách để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản nhé!

    Sợi tóc
    là tập truyện ngắn giá trị và nổi tiếng của Thạch Lam do nhà xuất bản Đời Nay, Hà Nội ấn hành lần đầu vào năm 1942, toàn bộ gồm năm truyện gồm: Dưới bóng hoàng lan; Tối ba mươi; Cô hàng xén; Tình xưa và Sợi tóc. Năm truyện ngắn với vỏn vẹn chừng năm sáu chục trang giấy nhưng nội dung thật là súc tích và vô cùng hiện thực, những đề tài khác biệt nhau như đóa hoa ngũ sắc rực rỡ cùng thể hiện một nghệ thuật tuyệt vời.

    Sợi tóc - một truyện ngắn thể hiện cái thiên tài hiếm có của Thạch Lam trong kỹ thuật mô tả tâm lý con người, có dư luận phê bình cho rằng Sợi tóc có thể coi như ngang hàng với các đoản thiên giá trị trên văn đàn thế giới. Đó là truyện một anh chàng bị cám dỗ vì số tiền lớn của người anh họ, định lấy cắp nhưng rồi lưỡng lự đổi ý. Ngòi bút thần sầu của Thạch Lam đã phô diễn được quá đầy đủ về bản chất con người, về cái biên giới mong manh như sợi tóc giữa thiện và ác, giữa lương tâm và tội lỗi. Người đọc tưởng như mình đang chơi vơi giữa thực và mộng, giữa cái thú của cám dỗ và khoái lạc của lương tâm, lý trí đã trấn áp được cám dỗ. Song vẫn chưa hết, đến khi Thành đã tỉnh táo, đã lên xe về nhà mà cám dỗ vẫn còn vương vấn như một sự tiếc nhớ vu vơ. Thạch Lam đã dẫn chúng ta đi sâu vào tận đáy tâm hồn con người để ta chứng kiến được cái biên giới mong manh giữa thiện, ác, giữa ăn cắp hay không ăn cắp, cái địa giới chỉ mỏng manh như một sợi tóc.

    Hay như Cô hàng xén - một truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam đã được nhiều người hâm mộ, ca ngợi tấm lòng hy sinh của người phụ nữ Việt Nam và cũng là một bi kịch cuộc đời không lối thoát. Tác phẩm như để ca ngợi tấm lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam nhưng chủ đề chính là bi kịch về thân phận con người, về những cuộc đời gian khổ đáng thương điển hình là cô hàng xén. Cô Hàng Xén, một trong những đoản thiên hay nhất của nền văn chương Việt Nam đã cho ta thấy giá trị hiện thực tuyệt vời trong nghệ thuật tả chân của Thạch Lam. Một tác phẩm văn chương nhỏ bé đã làm sống lại cả một xã hội còn đượm những giá trị hy sinh cao đẹp, di sản của một nền văn minh tinh thần nay còn đâu? Chúng ta không khỏi bùi ngùi cho thân phận bi đát của con người và cảm thấy nuối tiếc cho những giá trị cao cả tuyệt vời của nền văn minh tinh thần ấy nay đã bị chôn vùi dưới lớp cát bụi của thời gian.

    Liên và Huệ trong Tối ba mươi - hai chị em họ xa nhà từ bao lâu nay; một người mẹ chết, cha lấy vợ khác không biết ở đâu, người kia còn cha mẹ nhưng không dám về, họ cô đơn trơ trọi đón xuân trong căn phòng lạnh lẽo và trạnh lòng nghĩ đến thân phận hẩm hiu của mình. Tấn bi kịch đầy nước mắt cuộc đời hai người con gái đáng thương lỡ sa chân xuống hố sâu tội lỗi, ngụp lặn trong bể khổ mênh mông, một tác phẩm tuy ngắn ngủi nhưng cũng chan chứa tình thương yêu đồng loại. Thạch Lam đã khẳng định bản chất tốt đẹp của con người, nâng đỡ những số phận hẩm hiu và mong muốn sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương của người đời đối với những mãnh đời bất hạnh.

    Dưới bóng Hoàng Lan không phải một mối tình lãng mạn tha thiết, nhưng một tình yêu ngây thơ, trong trắng, chất phác, hồn nhiên trong cảnh thanh cao, thơm ngát của thôn quê khiến ta mơ mơ màng màng như lạc vào cõi thần tiên. Dưới bóng Hoàng Lan, đoản thiên thanh tao và trang nhã nhất của Tự lực Văn Đoàn, của nền văn chương Việt Nam…
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này