Kinh điển Sông Đông êm đềm - Mikhail Sholokhov

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi Foli, 30/9/13.

  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Thông tin ebook
    Tên sách: Sông Đông êm đềm
    Tác giả: Mikhail Solfokhov
    Dịch giả: Nguyễn Thuỵ Ứng
    Nhà xuất bản: Văn học
    Năm xuất bản: 2005
    Khổ: 10.5 x 17.5 cm
    -----
    Đánh máy: Nguyễn Học – Vnthuquan
    Thực hiện ebook (TVE): Cotyba; hochanlam; tovanhung
    Ngày hoàn thành: 07-02-2007
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Bác Nguyễn Học (Vnthuquan) đã dày công đánh máy, cám ơn Cotyba và anh Hochanlam của TVE đã giúp đỡ hết sức nhiệt tình. Đặc biệt tôi muốn cám ơn Cotyba về tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt thành trong quá trình thực hiện ebook này khiến tôi vô cùng cảm phục. Chúng tôi dành tặng bản sách điện tử này cho các thành viên như là một món quà Tết đầy ý nghĩa!

    Đây là một tác phẩm quá đồ sộ cả về nội dung lẫn hình thức thực hiện phiên bản sách điện tử. Mặc dù chúng tôi đã tận tình sửa chữa, tạo mục lục, ghi chú một cách trung thực với bản in nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong rằng trong quá trình xem sách, bạn bạn có phát hiện lỗi sai thì nhiệt thành góp ý cho.

    Do file quá lớn (3.5MB) nên tôi đã up file vào host trung gian. Các bạn chịu khó tải về xem. Đồng thời, để cảm ơn đến các thành viên VIP, chúng đã up file trực tiếp vào diễn đàn để thành viên VIP có thể download trực tiếp từ TVE. Sông Đông êm đềm (VIP)

    Trân trọng cảm ơn!

    Thay mặt người làm ebook

    tovanhung

    Nguồn TVE

    ----------
    Update 27/10/2017: Các link ngoài tại post #1 đã hỏng hết. Tác phẩm này có nhiều phiên bản ebook. Các định dạng ebook được đính kèm lần lượt trong các post dưới như sau:

    * PRC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @motsach102

    * 44 chương đầu, các định dạng EPUB, AZW3, MOBI, PRC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @tran ngoc anh

    * Full 4 tập trong 1 file PRC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @Que83
    EPUB và MOBI chuyển đổi từ PRC post #6: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @vutananh
    AZW3 chuyển đổi từ PRC post #6: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @tran ngoc anh

    * EPUB, AZW3, MOBI, PRC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @Heoconmtv

    * Bản EPUB bổ sung những thiếu sót, trùng lặp trong nội dung ở những bản trên: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @Que83
    Bản EPUB bổ sung thêm một số thiếu sót của bản post #26: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @quocsan

    *PDF scan (4 tập): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của @Sát Thủ Giấu Mặt
     
    Last edited by a moderator: 27/10/17
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    LỜI NGƯỜI DỊCH
    Lần xuất bản thứ sáu

    Tôi rất sung sướng thấy mình đã ở cái tuổi bảy mươi chín mà còn có thể sửa chữa chế bản cho lần xuất bản thứ sáu của Sông Đông êm đềm.
    Tôi làm việc này vì chỉ muốn bạn đọc thoải mái hơn khi lời văn giữ được tính chính xác, trong sáng, gọn gàng, cùng cái thần tình của tiếng Việt chúng ta, một thứ tiếng giản dị lạ lùng, trong đó các từ hoàn toàn không có phụ đầu, biến vĩ, danh từ không có giống đực, giống cái, giống trung tính, số nhiều, số ít, động từ không biến theo thời, thái, tính từ không có thể so sánh, thể tối cao, thậm chí các hư từ như giới từ, liên từ cũng rất ít dùng, thế mà vẫn phản ánh trọn vẹn tất cả các khái niệm, phạm trù, và quan hệ lô gich cần thiết, đảm bảo đầy đủ hiệu quả thông tin để tất cả các thế hệ dân tộc ta trong mấy chục thế kỷ có thể cùng nhau bàn bạc làm ăn, nuôi dạy con cái, xây dựng và giữ giữ đất nước, lại có đủ tính khoa học để viết về tất cả các môn khoa học chính xác, đủ chất thơ để nuôi dưỡng tâm hồn toàn dân hoàn thành những sự nghiệp đòi hỏi một nghị lực và óc tưởng tượng phi thường.

    Còn có một điều nữa mà tôi cũng chú ý rất nhiều, đó là cái "hơi Solokhov", cái "hơi Côdắc ", cái hơi Sông Đông êm đềm. Tôi còn nhớ hồi sửa chữa để in lần thứ hai, anh Vũ Tú Nam, giám đốc nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, gặp tôi gần thư viện Quốc gia phố Tràng Thi, đã dặn đi dặn lại: "Cố giữ lấy cái hơi đầu tiên". Có lẽ đúng cái hơi này đã góp nhiều phần làm cho bạn đọc Việt Nam yêu Sông Đông êm đềm suốt nửa thế kỷ, để đến ngày nay còn in được lần thứ sáu.

    Một nhà điêu khắc Nga, Konenkov thì phải, đã nói: "Muốn có một tác phẩm điêu khắc tốt, hãy đục bỏ trên đá cho hết những cái gì thừa". Lần sửa chữa này, tôi sẽ làm như thế với bản dịch của tôi, đặc biệt các tên người, tên đất sẽ bớt lằng nhằng.

    Mong rằng cái đầu của tôi còn đủ tỉnh táo, sắc nhạy để cùng với chiếc máy vi tính, giúp tôi làm được như mong muốn.

    Lần xuất bản này còn có một điểm khác tất cả các lần trước, là in thêm các bức minh hoạ của bản tiếng Nga.

    Không hiểu sao tôi vẫn tha thiết muốn giữ lại tất cả những gì đã từng có của Liên Xô. Chắc các bạn cũng thấy tôi không nói "Liên Xô cũ". Làm gì có "Liên Xô mới " để phải nói "Liên Xô cũ"? Khi nói "Đế quốc La Mã", hay "Vương quốc Átxiri", hẳn không ai cẩn thận đến phải thêm chữ "cũ". Tôi thấy chỉ có một Liên Xô thôi, cái đất nước Liên Xô do Lênin sáng lập, mang tinh thần Cách mạng Tháng Mười muôn đời bất hủ, đã góp phần không nhỏ làm cho Việt Nam có cái dáng đứng Việt Nam ngày nay.

    Mà cái hơi chúng ta nhận thấy trong Sông Đông êm đềm không đơn thuần là cái "hơi Cô-dắc", mà là cái hơi của toàn bộ cuộc sống hừng hực lao đi theo lá cờ búa liềm, theo Lênin, đã lật nhào toàn bộ đế quốc Nga của Nga hoàng, đánh bại liên quân tám nước, xây dựng một chế độ hoàn toàn mới, hạ gục Hitler và đạo quân Quan Đông, đưa con người đầu tiên lên vũ trụ, lại còn sáng tác cho loài người những tác phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật tuyệt mỹ, trong đó có Sông Đông êm đềm, bộ truyện dài tất nhiên là rất Cô-dắc, dưới ngòi bút của nhà văn Sông Đông rất Cô-dắc.

    Hà nội 27-01-2005
    NGUYỄN THỤY ỨNG
     
  3. Foli

    Foli Lớp 11

    Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết sử thi gồm 4 tập (8 phần) viết về cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu ở vùng Cô dắc sông Đông trong cuộc Cách Mạng Tháng Mười và Nội chiến.

    Đây là tác phẩm lớn, có tầm cỡ không chỉ đối với nền văn học Nga Xô viết, mà còn của cả thế giới. Để cảm nhận hết giá trị cần phải đọc hết từng chữ. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện tại đầy bận rộn, mặc dù đã có trong tay đủ 4 tập sách (hard book), hay sử dụng ebook (soft book), nhiều người cũng rất khó sắp xếp thời gian để đọc được kỹ càng.

    Do vậy tôi xin đưa lên đây tóm tắt cốt truyện lấy ở trong giáo trình “Văn học Nga” của Ths. Phùng Hoài Ngọc. Dù sao tôi cũng mong mọi người đọc hết tác phẩm.
    ...

    Gia đình Panchelay Melekhop ở làng Tartarsk là một gia đình trung nông. Ông Pancheley có 3 người con, 2 trai, 1 gái. Con trai cả Petơro đã có vợ Đarika, con trai thứ 2 là Grigori chưa vợ và con gái út Đunhiaska. Sự việc diễn ra trong tác phẩm bắt đầu vào khoảng năm 1912 (2 năm trước cuộc chiến tranh thế giới lần I).

    Grigori có thiện cảm và yêu Acxinhia, người phụ nữ hàng xóm có chồng là Xtêphan. Nhân lúc chồng lên huyện luyện tập quân sự, nàng ở nhà lén lút đi lại với Grigori. Dư luận bắt đầu xì xào. Acxinhia lo sợ, rủ Grigori bỏ nhà đi nơi xa lập nghiệp, nhưng anh không đi. Xtêphan đang ở trại huấn luyện, nghe tin nhà, giận dữ gây sự đánh nhau với Petơro (anh trai Grigori). Khi về nhà liền đánh đập vợ rất tàn nhẫn. Petơro và Grigori nhảy qua hàng rào sang đánh can. Thù oán giữa hai gia đình bắt đầu từ đó. cuộc đời Acxinhia vốn bất hạnh nay càng đau khổ hơn, nhất là khi biết Grigori miễn cưỡng nghe lời cha đi hỏi vợ. Ông Panchelay nhờ mụ mối đến nhà lão phú nông Corsunốp hỏi cô Natalia cho con trai. Natalia là một cô gái dịu hiền, trầm lặng được cả giađình Melekhop chìu chuộng, nhưng riêng Grigory thì lạnh nhạt, chàng vẫn tìm cách gặp gỡ Acxinhia. Lúc này Acxinhia đã có mang. Hai người quyết bỏ nhà đi tới một làng xa, xin ở làm công cho nhà lão địa chủ Litsơnhixki có con trai là sĩ quan Nga hoàng thường vắng nhà. Acxinhia làm hầu phòng, Grigory làm xà ích (đánh xe ngựa). Ở quê, Natalia buồn khổ, viết thư cho chồng mong anh trở về nhưng vô hiệu. Chiến tranh nổ ra, Grigory nhận được lệnh nhập ngũ, ông già Panchelay đếùn thăm con, chuẩn bị cho anh lên đường. Acxinhia lúc đó sinh con gái. Đại đội lính Nga hoàng trong đó có Grigory ra mặt trận đánh nhau liên miên. Grigori một lần cứu sống một viên trung tá, nên được tặng huân chương Thánh Gioóc. Ở nhà, Natalia tìm gặp Acxinhia đòi trả lại chồng, nhưng bị từ chối phũ phàng. Đứa con của Acxinhia chết vì bệnh.

    Grigori bị thương vào mắt, phải nằm viện, ở đây gặp Garangia thuyết phục đi theo cách mạng. Sau khi ra viện, chàng về phép thăm Acxinhia. Biết rằng lúc này Acxinhia đã dan díu với tên trung úy Litxưnhitski con trai chủ nhà do hắn cố tình quyến rũ. Grigori trên đường chở tên trung úy bằng xe ngựa ra ga, chàng đánh hắn một trận nên thân rồi bỏ về nhà với Natalia. Cả nhà vui mừng. Hết hạn nghỉ phép, Grigori lại ra trận và không nguôi buồn nhớ Acxinhia. Ơû nhà, Natalia sinh đôi 1 trai 1 gái. Cách mạng tháng Mười bùng nổ, binh lính rã ngũ lũ lượt trở về làng.

    Grigori đã bỏ hàng ngũ Nga hoàng chạy sang sang hàng ngũ quân đội Bonxevich. Chàng được phong thiếu úy, đại đội trưởng, sau là tiểu đoàn trưởng cách mạng. Trong một lần chứng kiến viên chỉ huy trung đoàn giận dữ bắn giết, tàn sát tù binh mà chàng can ngăn không được. Chàng rất căm ghét y và tinh thần cách mạng của chàng lại dao động. Trong một trận đánh, bị thương vào đùi. Ra viện, Grigori trở về nhà thăm gia đình, vợ con. Gặp tên Ixvarin tuyên truyền về “thuyết tự trị” của dân vùng côdắc, anh lại hoang mang và rời bỏ hàng ngũ cách mạng. Bọn phản động nổi dậy ở làng, sau đó hồng quân kéo đến, khôi phục lại chính quyền Xô viết xã. Mitska Côsevoi vốn là bạn thân cũ của Grigori nay là phó chủ tịch ủy ban cách mạng thôn. Dunhiaska (em gái của Grigori) yêu Côsêvoi. Chàng cựu binh Grigori lại bỏ làng đi theo quân bạch vệ làm trung đoàn trưởng rồi lên cấp sư đoàn trưởng, chỉ huy một sư đoàn quân phiến loạn. Bọn sĩ quan gốc quí tộc khinh bỉ anh ra mặt vì biết anh là nông dân thiếu học vấn, Grigori cũng rất căm ghét bọn này.

    Grigori cho người về tìm Acxinhia, đón nàng đi theo anh. Ở nhà, Natalia lại có mang. Nghe tin chồng, nàng rất đau khổ, bèn tìm cách phá thai, rồi chết vì bệnh. Grigori lại trở về nhà trong tâm trạng buồn chán. Hồng quân chuyển sang thế phản công mạnh, Grigori theo họ ra trận, sau bị bệnh thương hàn nên trở về nhà. Chị dâu Đaria (vợ Petơrô) sau một chuyến đi dân công dài ngày, bị bệnh nặng đã tự trầm mình trên sông Đông. Ông già Panchelay cũng được bọn phản cách mạng huy động ra phục vụ mặt trận mà chết. Chồng Acxinhia là Xtephan cũng đã chết trận. Petơro bị Mitska Cosevôi bắn chết trong một trận đánh. Cosevôi từ mặt trận trở về đến nhà thăm người yêu, bị bà Mêlêkhop phản đối vì đã giết con trai bà. Nhưng Đunhiaska cố gắng thuyết phục mẹ. Hai người làm lễ cưới ở nhà thờ. Còn bà Mêlêkhop nghe tin Grigori sắp trở về, chờ mãi, rồi ốm chết, không gặp con. Acxinhia đón hai con Grigori - Natalia về nhà nuôi.

    Côsêvôi lúc này làm chủ tịch cách mạng thôn. Grigori trở về nhà gặp Cosevôi và tâm sự “Bây giờ mình chán cả cách mạng lẫn phản cách mạng, chỉ muốn sống yên với hai con”. Nhưng chủ tịch Cosevoi bảo anh phải lên trấn để đầu thú. Dọc đường lên trấn, anh gặp Phomin nay là trùm thổ phỉ thuyết phục anh đi theo hắn. Sống với bọn thổ phỉ ít lâu, anh chán nản, bỏ trốn về làng đón Acxinhia cùng đi xa. Dọc đường gặp một đội tuần tra cách mạng, hai người bỏ chạy, Acxinhia trúng đạn, chết. Chôn cất nàng xong, anh lại lang thang trên đồng cỏ, gặp bọ đào ngũ, chúng đưa anh về hang ẩn trốn.

    Bây giờ chỉ còn mái nhà êm ấm và mấy người thân ít ỏi ở quê hương Sông Đông réo gọi thôi thúc anh quay về.

    Một buổi sáng mùa xuân, Grigori đi trên lớp băng đã thủng lỗ chỗ trên mặt sông Đông, ném hết súng đạn xuống dòng sông, chùi tay vào vạt áo, rồi bước những bước dài về phía nhà mình. Đến gần cổng, nhìn thấy thằng bé Mitska - con trai anh đang một mình nhặt từng miếng tuyết nhỏ ném chơi, chàng vội quỳ xuống hôn hai bàn tay hồng hồng, lạnh buốt của con, nghẹn ngào gọi mấy tiếng “con, con ” … rồi chàng bế thằng con trai lên (…)

    Chàng hỏi: Ở nhà như thế nào hở con?… cô và Poliusca còn sống, còn khỏe không ?

    Vẫn không nhìn bố, thằng bé khẽ nói: Cô Đunhiaska vẫn khỏe, nhưng Poliuska đã chết hồi mùa thu… vì bệnh yết hầu. Còn chú Mitska thì đi bộ đội….

    Thế là cái ước mơ nhỏ nhoi của Grigori trong bao đêm không ngủ đã được thực hiện. Chàng đứng bên ngoài cổng ngôi nhà thân yêu, bồng thằng con trên tay….

    Đây là tất cả những gì trong đời còn lại được cho chàng, nó tạm thời còn gắn bó chàng với mảnh đất, với toàn bộ cái thế giới bao la đang hiện lên rạng rỡ dưới ánh mặt trời lạnh lẽo.

    Đó là cảnh cuối cùng, những dòng văn khép lại bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”.
     
  4. motsach102

    motsach102 Lớp 1

    Chào cả nhà, tình cờ mình tìm được ebook cuốn Sông Đông êm đềm của nhà văn Liên Xô Mi-khai-in Sô-lô-khôp, mình tải lên cùng chia sẻ với mọi người ạ :)
     

    Các file đính kèm:

    DHR34, anan209, phieumien and 21 others like this.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Sông đông êm đềm 44 chương đầu
     

    Các file đính kèm:

    phieumien, gadfly, Sang9 and 5 others like this.
  6. Que83

    Que83 Lớp 5

    Sông Đông êm đềm [Тихий Дон (And Quiet Flows the Don)] (Mikhail Aleksandrovich Sholokhov), full 4 tập
     

    Các file đính kèm:

    phieumien, gadfly, sky_tiger and 17 others like this.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thêm 3 định dạng nữa cho mọi người đi bạn
     
    vutananh thích bài này.
  8. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Mình thêm 2 định dạng dựa theo bản này. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
     

    Các file đính kèm:

  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cảm phục bác Mõ Hà Nội (Nguyễn Học) đã làm tác phẩm này (và nhiều tác phẩm khác) từ hồi xưa. Không biết giờ bác có còn làm ebook nữa không?

    Chú ý rằng bản PDF là lần tái bản thứ năm (2003) còn bản ebook là lần tái bản thứ sáu (2005).
     
    vutananh thích bài này.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thêm nhé
     

    Các file đính kèm:

    DHR34, sky_tiger, tieungao and 5 others like this.
  11. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Sông Đông êm đềm
    Nguyên tác: Тихий Дон, Tikhy Don
    Tác giả: Mikhail Aleksandrovich Sholokhov
    Dịch giả: Nguyễn Thụy Ứng
    Nhà xuất bản Văn học
    Số trang: 1490

    "Sông Đông êm đềm" là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Sholokhov. Ông đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965. Tuy vậy, khi tác phẩm mới ra đời, tên tuổi của ông đã bị bôi nhọ vì ''đứa con tinh thần" này...

    Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử 10 năm từ 1912-1922 tập trung chủ yếu ở hai bờ sông Đông và một làng quê người Kozak ở ven sông. Truyện kể về số phận con người trong chiến tranh, sự đúng sai của những quyết định trong cuộc đời mỗi con người, quan niệm về tình yêu, hôn nhân và ngoại tình...

    Chuyện khắc hoạ 10 năm cuộc đời của nhân vật Gregori Melekhov. Anh đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm. Để ngăn cản mối quan hệ này phát triển, gia đình Melekhov cưới Natalia cho Gregori. Để được sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất vì bị chồng mới cưới ruồng bỏ, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.

    Sau này, Gregori phải đi lính trong những năm đầu của Thế chiến I. Tham gia chiến tranh, Gregori cảm nhận được tính chất tàn bạo, vô nghĩa của nó. Mặc dù chán ghét chiến tranh và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu.

    Ở nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, đứa con đầu lòng chết vì bệnh tật, nàng đã ngã vào vòng tay của tay con trai chủ nhà. Khi về phép, biết chuyện dan díu của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia. Sau khi Gregori hết nghỉ phép và quay về quân ngũ, Natalia sinh đôi một trai, một gái.

    Sau những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn nối lại quan hệ. Tuyệt vọng vì lại mất Gregori lần nữa, Natalia nhờ một bà lang bỏ đi đứa con đang mang trong người. Nàng chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, đứa con gái của Gregori và Natalia cũng chết do bệnh tật.

    Sau khi giải ngũ về quê, trải qua nhiều biến cố chính trị, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ. Tới khi không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori...

    Người ta thường so sánh Sông Đông êm đềm với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Tolstoy. Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng nó là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh và tác động xã hội. Mặc dù những nhân vật chính đều rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác đều kết thúc bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở Nga trong thời kỳ Nội chiến.

    Tác phẩm với trên 100 nhân vật diễn ra trong khoảng thời gian 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện lịch sử dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Độc giả đã bị cuốn hút bởi tính cách và tâm hồn của nàng Aksinia sẵn sàng chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng có lúc không vượt qua nổi phút cô đơn, tuyệt vọng và bản năng. Natalia thì ngược lại, rất mực thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu đến mức trở nên yếu đuối.

    Những nhân vật của Sông Đông êm đềm rất giàu tính hiện thực. Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm những cảnh vật quê hương, những tập tục, những bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện.

    Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc về tư tưởng chính trị trong những năm tháng bão táp lịch sử. Đó là con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm, yêu làng xóm quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu.

    Gregori đã rơi vào lầm lạc khi đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống lại nhân dân và Tổ quốc. Ngay trong những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy lạc lõng, đau khổ vì quyết định của mình. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường đi đúng đắn, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, khiến những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân Gregori cũng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền và sau cùng bên chàng cũng không còn một ai thân thích.

    Sông Đông êm đềm được chuyển thể điện ảnh 3 lần: 1930 (phim câm), 1958 (phim mầu, màn ảnh rộng, đạo diễn Sergei Gerasimov) và 1992 (phim truyền hình 7 tập, đạo diễn Sergei Bondarchuk).

    Vài nét về cuộc đời tác giả

    [​IMG]

    Sau khi Sông Đông êm đềm được xuất bản, suốt nhiều thập kỷ, vì bản thảo bị thất lạc, trong văn đàn Nga đã dấy lên những cuộc tranh luận về việc Sholokhov có phải là tác giả thực sự của Sông Đông êm đềm. Nhiều nghi vấn đặt ra rằng ông đã viết tác phẩm này dựa trên bản thảo của một nhà văn khác - sỹ quan Bạch vệ Fyodor Kryukov, người đồng đội đồng hương của Sholokhov đã mất năm 1920.

    Người ta quy chụp rằng Sholokhov là người ít học, ông chỉ học bốn năm cấp I ở trường làng rồi bỏ học đi theo Hồng quân khi mới 13 tuổi. Khi bắt đầu viết Sông Đông êm đềm, Sholokhov còn quá trẻ, mới 21 tuổi, chắc chắn sẽ thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn dày dặn như thế. Hơn nữa, các tác phẩm sau này của Sholokhov có chất lượng văn chương kém hơn hẳn Sông Đông êm đềm. Mặc kệ dư luận, Sholokhov bỏ ngoài tai tất cả, không biện minh hay trách cứ, ông tiếp tục hoàn tất tác phẩm để đời của mình.

    Năm 1984, tập thể các nhà khoa học Bắc Âu đã áp dụng các phương pháp khoa học để dùng máy tính phân tích, so sánh tác phẩm Sông Đông êm đềm với các tác phẩm khác của Sholokhov và đưa ra kết luận ông chính là tác giả. Tháng 11/1999, Ủy ban Di sản văn học tổ chức họp báo công bố tìm thấy bản thảo viết tay của Sholokhov cho tác phẩm Sông Đông êm đềm. Điều này càng khẳng định thêm tuyên bố trước đó.

    Xét về tư cách một nhà văn và nhìn vào thành quả lao động là những tác phẩm văn học, Solokhov thực sự là con người vĩ đại của văn học Nga. Tại quê hương ông, nơi ngôi nhà mà Sholokhov từng sống nay đã trở thành viện bảo tàng, đều đặn hàng năm đều diễn ra lễ hội "Mùa xuân Solokhov", đây là một hoạt động văn hóa đã được duy trì trong suốt 20 năm qua.

    Giải Nobel Văn học thường được trao với ý nghĩa tôn vinh cả sự nghiệp sáng tác của một tác gia, tuy vậy, trong lịch sử trao giải, ban chấm giải đã 9 lần phá lệ, gọi tên một tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp của 9 nhà văn ở phần giới thiệu ngắn gọn về người nhận giải trong đó Mikhail Sholokhov nhận giải năm 1965 và tác phẩm “Sông Đông êm đềm” (And Quiet Flows the Don) là một ví dụ tiêu biểu.
     

    Các file đính kèm:

  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    File epub in đậm toàn bộ nội dung. Khá rối mắt :)
     
  13. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Tất cả các file của mình đều bình thường không có vấn đề gì hết, mở trên máy tính với mobipocket lẫn mở trên ipad với ibook.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/9/15
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chưa test trên android sao biết bình thường vậy bạn
     
  15. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Mình đã test file .epub trong chủ đề này với Alreader ( Cả máy tính và điện thoại) và Mantano Reader Pro trên HTC EVO 3D, Galaxy Note 2 , Samsung Tab 3 và thấy font bình thường!
     
    tran ngoc anh and Heoconmtv like this.
  16. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Cảm ơn bạn, mình chỉ có iphone với ipad thôi nên không thể test theo yêu cầu của bạn @tran ngoc anh.
     
    tran ngoc anh and vutananh like this.
  17. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Cuốn sách này mình đã từng đọc từ lúc bé trên thư viện cơ quan của mẹ mình. Những cuốn sách (nói chung) là cả một thế giới mới trong trí tưởng tượng của mình lúc bấy giờ!
     
    hannguyen1119 and Heoconmtv like this.
  18. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Truyện tranh bây giờ giết chết trí tưởng tượng của trẻ em. Mình tin trong mình sẽ có một sông Đông khác, một hình tượng Gregori, Aksinia, Natalia khác với bạn, mỗi chúng ta khi đọc tác phẩm sẽ có một hình dung về thế giới trong tác phẩm cho riêng mình.
     
  19. Que83

    Que83 Lớp 5

    Năm 1925 M.A. Sholokhov viết tập đầu của "Sông Đông êm đềm" khi mới 20 tuổi và tác phẩm được xuất bản năm 1928. Điều thật khó tin!

    Có nhiều thiên tài toán học, vật lý, âm nhạc, hay thơ ca nổi tiếng khi tuổi đời còn rất trẻ với các tác phẩm vĩ đại. Nhưng tiểu thuyết gia khi viết một tác phẩm thì rất cần vốn sống và sự trải nghiệm. Thật khó tin một cậu bé tuổi mới 20 mà có thể viết được pho sách đồ sộ ngang tầm với "Chiến tranh và hoà bình" hay "Những người khốn khổ", và được trao giải Nobel văn học cho tác phẩm đó.

    Nhiều người Nga cũng không tin điều này! Người ta tin rằng Sholokhov chỉ là gương mặt đại diện cho một dự án văn chương của nhà nước Xô viết do nhiều nhà văn tham gia thực hiện và cuối cùng mang lại giải Nobel danh giá cho LX.

    Về bản dịch ra tiếng Việt của "Sông Đông êm đềm":

    Hiện nay tồn tại duy nhất bản dịch ra tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Thuỵ Ứng. Theo lời của dịch giả thì ông tự học tiếng Nga khi đang học trường quân sự Trần Quốc Tuấn ở Trung quốc, chủ yếu dùng từ điển và chưa đi Nga bao giờ khi dịch "Sông Đông êm đềm"! Cho đến lần tái bản thứ 5, nhà xuất bản vẫn ghi tác phẩm được dịch từ nguyên bản tiếng Nga??? Tái bản lần thứ 6 (2005) NXB không ghi chú được dịch từ ngôn ngữ nào nữa :).

    Rất nhiều khả năng dịch giả Nguyễn Thuỵ Ứng đã dịch tác phẩm từ bản tiếng Pháp hoặc tiếng Hán (chuyện thường xảy ra với các bản dịch sang tiếng Việt) và chỉ tham khảo nguyên bản tiếng Nga. Nếu dịch từ tiếng Nga thì phải là ĐÔN chứ không thể là ĐÔNG. Chữ ĐÔN chẳng liên quan gì đến phía Đông cả. Chỉ là tên riêng thôi.

    Từ lần tái bản thứ 6 dịch giả Nguyễn Thuỵ Ứng khi chỉnh sửa bản dịch, đặc biệt đã thay thế cách phiên âm các tên riêng tiếng Nga (tên người và tên địa danh) sang chữ latin theo chuẩn quốc tế chứ không còn dùng lối phiên âm sang tiếng Việt như trước đó. Một việc làm rất cần thiết và đáng hoan nghênh!

    Về Nobel văn chương cho tác giả người Nga: Có 5 nhà văn gốc Nga/LX được trao giải Nobel văn học. Hai người khi nhận giải đã từ bỏ quốc tịch LX và chạy ra nước ngoài sống. Một người bị ép từ chối giải thưởng và chết sau đó 2 năm. Một người bị trục xuất sau khi nhận giải. Chỉ duy nhất Sholokhov nhận giải và an toàn sống hết đời ở LX.

    Bunin (nobel prize 1933) sinh ở Nga, sống ở Pháp, vô quốc tịch.
    Pasternak (nobel prize 1958), quốc tịch LX - bị ép từ chối nhận giải.
    Sholokhov nobel prize 1965), quốc tịch LX - người duy nhất được LX vinh danh.
    Solzhenitsyn (nobel prize 1970), quốc tịch LX - bị trục xuất khỏi LX 1974.
    Brodsky (nobel prize 1987), quốc tịch Mỹ - bị trục xuất khỏi LX 1972.
     
  20. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Nhớ một thời....."được" làm bài (về nhà) phân tích cuốn này, chỉ sau khoảng 2 tiết học. Bái phục trình độ các nhà giáo dục mình.
     

Chia sẻ trang này