Thảo luận Sự phát triển văn hóa trong giao thoa ngôn ngữ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi hoalienbao, 11/1/20.

Moderators: amylee
  1. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Chào mọi người, xin chào.
    Xin thưa ngay rằng, tôi không phải chuyên gia ngôn ngữ, ngữ âm, âm thanh gì hết. Trong quá trình học ngoại ngữ, tôi vô tình (do tự nhiên có sẵn) thấy tiếng địa phương có ảnh hưởng nhiều đến việc học một ngôn ngữ mới. Ví dụ thế này, khi học tiếng Anh thì Anh-Anh, Anh-Mỹ khác nhau khá rõ. Trong nội địa Anh, thì Scottish, Irish, North London (Cockney), Glasgow; nội địa Mỹ, North, South, Texan, Alabama,.. lại có những âm khác nhau. Ai có thể biết OK=Ken với một số vùng ở Scotish (phim Shrek là phim lồng tiếng địa phương người Scots).

    Đối với tôi đây là một điều thú vị khi học ngôn ngữ. Từ đó, tôi cũng chú ý đến tiếng địa phương Việt Nam nhiều hơn, thấy rất hay. Ví dụ, miền Nam từ anh = ắn, ảnh; anh ấy = ảnh; tụi bay = tụi bai, vậy = zvậy... xuất hiện rất nhiều trong các chương trình TV. Tiếng Huế = Huệ tuyệt vời. Quảng Nôm, Quảng Ngĩa mà Trường Giang hay làm hài rất OK, innit (isn't it, phải vậy ko!).

    Đó hoàn toàn là tự nhiên, là sự giao thoa văn hóa qua ngôn ngữ đối với một người học, người mới đến. Thậm chí, nếu xem phim nước ngoài ví dụ Shrek, bạn có thể hiểu đạo diễn Adamson, một người NewZi, chắc chắn có tổ tiên xuất xứ từ Anh quốc, đã dùng ngôn ngữ của nước ổng với các tiếng địa phương đưa ra thế giới. Nói cách khác ổng cố tình đưa bản sắc ngôn ngữ riêng tới ảnh hưởng các khán giả Mỹ, Anh, thế giới vì ổng là người gốc Anh. Đây là điều bình thường, mọi vật trong tự nhiên đều ảnh hưởng nhau và giao thoa tạo ra những thứ mới theo hướng tốt.

    Về tiếng địa phương Việt Nam, tất cả các tiếng địa phương tôi thấy đều hay có bản sắc qua đó kích thích tôi rất quan tâm tới văn hóa mỗi vùng miền. Tôi chỉ không đồng ý duy nhất một âm nếu nhầm nghe rất buồn cười N và L với một số vùng ở Bắc, như Ba Vì, không có gì kỳ thị ở đây nha.

    Và cuối cùng mục đích của tôi là, tôi thấy mọi người ở TVE chúng ta may mắn đến từ nhiều vùng khác nhau, có bản sắc ngôn ngữ văn hóa khác nhau. Ủng hộ mọi người hãy lấy topic này chia sẻ nhưng thứ liên quan đến ngôn ngữ, rồi văn hóa để mọi người được biết và cảm nhận sự đa dạng của đất nước mình nhé. Nếu được hãy làm Vlog thì càng hay. Rất cám ơn mọi người, dài dòng quá hỉ.

    PS: tôi nghĩ chia sẻ về ngoại ngữ cũng hay, Nhật, Đức, Anh,...
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/20
    TĐT thích bài này.
  2. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Vì dài quá nên tôi ngắt phần ý kiến này. Tôi thấy slogan của TVE theo Deathshine hay viết là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Zviệt. Hi babe, sự trong sáng là một thứ mơ hồ ảo ảnh trong khi ngôn ngữ,văn hóa theo thời gian lịch sử luôn biến đổi. Sự đa dạng, tự do là một tài sản quí báu trong một xã hội; ngôn ngữ là một phần của nó. Việc cản trở, uốn nắn mọi thứ của ngôn ngữ trong một cái khuôn nhân danh một mục đích mơ hồ có vẻ tốt đẹp là Tranh Sáng giống như gò một cái cây lớn trong một cái chậu sảnh (bonsai) dù rất nghệ thuật, rất kỳ công nhưng đó là sự kìm hãm tàn nhẫn nhất với một cái cây trong tự nhiên. Quéo tôi nói theo ý kiến và thái độ cá nhân của tôi. Còn các bạn hãy cứ bày tỏ nhưng nhớ hãy để cây lớn thành rừng hay một khu vườn bonsai là một thái độ thôi và đừng quên góp ý kiến với các từ địa phương hay ho nha!!!:D
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/20
    TĐT thích bài này.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Dân Bạc Liêu kêu cây len đào đất là cây giá. Cần Thơ, An Giang ăn hủ tiếu xong xin cây xà beng (tăm răng :D) trong khi xà beng để nạy gỗ và nhổ đinh. Cùng một loại dây bẹ cột bao lúa thôi thì mỗi tỉnh kêu một tên khác nhau.
    Cây dao lớn để chặt củi hoặc đơn giản là dùng ngoài chứ không phải dụng cụ nhà bếp đó. Người Đồng Tháp kêu cây rựa, người An Giang kêu cây tầm bứt. Còn cây mác vót tre trúc của người An Giang thì người Kiên Giang không có tên để kêu luôn.
    Dân An Giang Đồng Tháp có một âm còn sót lại, rất giọng cách người Ninh Thuận, Bình Thuận là âm ồi hay phát thành âm ầu, ví dụ nói từ ngồi nhiều khi nghe ra chữ ngầu, mà cong mỏ lắm. Lại phát bốn phụ âm đầu r, v, gi và d thành một âm d duy nhất. Ví dụ, đi da đi dô (đi ra đi vô), dì dậy? (Gì vậy?)
    :D
     
    hoalienbao and TĐT like this.
  4. babylon

    babylon Lớp 4

    Thổ nhưỡng địa lý ảnh hưởng rất nhiều đến cách phát âm ( lưu ý cách phát âm chứ không phải phương ngữ )
    Vùng đất miền trung mặn mòi vị muối thì âm trầm đục nhiều
    Vùng Gia định ( Dân góp ) bốn bề thanh thoát sát sông ; tính hào sảng thoáng đãng có thể thấy rõ
    Vùng đất cố đô giao lưu đô Hội lại có Giọng đặc trưng riêng phải chăng do Địa thế Hẹp về chiều ngang sau lưng Núi án ngữ ; trước mặt là biển
    Còn phát âm chữ L - N nặng nhất thì là các vùng sau ( Ninh Bình - Hà nam - Nam Định)... sở dĩ Tôi biết điều đó vì Nơi Tôi sống dân 54 Hà - Nam - Ninh khá nhiều ; mặc dù xa cách nơi bản địa nhưng gần như không biến đổi chút nào thậm chí nặng hơn đặc biệt là những nơi cùng chung cộng đồng lớn .
    Tôi có Anh bạn bị tách ra khỏi cộng đồng ấy - về mặt địa lý từ nhỏ thì nói hệt dân sài gòn vậy đôi khi nghe Nói thì chẳng còn tý Bắc nào
     
    hoalienbao, TĐT and tran ngoc anh like this.
  5. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Hay thật, nghe "ngầu đi" mà ko kèm cử chỉ thì không biết được là "ngồi đi". "Tăm răng" mà gọi "xà beng" thì là đặc biệt luôn.
     
  6. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Các yếu tố vật lý, địa lý có ảnh hưởng giọng nói thì chắc liên quan đến khoa học nhưng chắc chắn rõ rệt hơn cả là tính cộng đồng như bác đã ví dụ.
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tại vì lúc xỉa răng mình hay nạy nạy y như xà beng đó :D
     
  8. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Ý kiến này TĐT không đồng ý.

    Ngày xưa TĐT có một người chị họ - con dì 2, người này sinh ra tại Bình Thuận và có giọng rất đặt trưng không giống giọng của dì 2 (người Sài Gòn). Dì 2 nói "Ai sinh ra ở Bình Thuận, uống nước ở Bình Thuận sẽ nói giọng Bình Thuận". Dì nói thì như Mẹ nói, tin cho đến bây giờ luôn!!!

    Một số bài bình luận của TĐT tại một vài chủ đề cũng có đề cập tới vấn đề này, kết luận đúng hay sai, có khoa học hay không có khoa học, còn đúng theo quan niệm trong dân gian nữa hay không thì TĐT không dám chắc. Chỉ nói lên quan điểm cá nhân, mong các Bác đọc thử:

    Trong bài bình luận này TĐT cũng không bình luận gì thêm vì nói nhiều điều mà mọi người đều biết thì dài dòng văn tự.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Người trưởng thành học ngôn ngữ mới hoặc sống trong cộng đồng nói ngôn ngữ và giọng - phương ngữ - sẽ làm thay đổi ngôn ngữ và giọng. Trong miền Nam có những người Bắc 45, Bắc 54 họ nói giọng miền Nam và con cháu họ đều nói giọng Nam, chỉ khi nào họ gặp lại người cùng quê thì họ sẽ nói giọng Bắc (giống người Hoa quận 5, bạn đang nói tiếng Việt và chỉ cần nói một vài chữ tiếng Quảng Đông - Hongkong là đối phương sẽ nói bằng ngôn ngữ đó với bạn). Nên việc người nước ngoài học tiếng Việt ở vùng nào thì sẽ phát âm đúng chuẩn của vùng đó.

    Người Việt ở nước ngoài tại sao trong câu nói hay đoạn văn họ viết luôn luôn có từ 2 ngôn ngữ trở lên? Các bạn đang nói chuyện và viết tiếng Việt theo TCVN của diễn đàn mình có thấy "ngứa con mắt" không? Âu cũng là do việc dạy học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, do sự giáo dục tại mỗi gia đình của con em chúng ta không nghiêm khắc. Và nguyên nhân chính vẫn là ở các em không học, tìm hiểu Việt Nam và ngôn ngữ Việt. Thời gian học tập, sinh hoạt trong cộng đồng nói tiếng nước ngoài, thời gian trao đổi ngôn ngữ Việt trong các gia đình Việt ngày nay không còn nhiều (gia đình 2 thế hệ và ba mẹ đi làm ca) nên các em thật sự không biết dùng từ tiếng Việt nào cho câu văn ngoài một từ vựng tiếng nước ngoài (từ mà ai đọc cũng hiểu, không hiểu thì gú gồ dịch). Ngày này qua tháng nọ dần dần họ quên đi tiếng Việt. Người Việt đa số họ thích nói tiếng nước ngoài dù họ biết rõ đối phương là người Việt hoặc mới từ Việt Nam qua. Điều này TĐT thấy có điều tích cực là giúp cho người Việt giỏi ngoại ngữ hơn cho dù có sống trong cộng đồng người Việt. Cộng đồng Việt cũng đã làm hết nhiệm vụ đào tạo ngôn ngữ cơ bản cho con em Việt. Nói tiếng Việt và giữ cho tiếng Việt trong sáng là việc làm của mỗi con người Việt.

    Trở lại chủ đề chính "Sự phát triển văn hóa trong giao thoa ngôn ngữ". Để bàn luận vấn đề này sâu, xa và rộng hơn thì cần phải "mở" rộng ra để cho thấy cái Văn hoá. Chứ đọc tới bây giờ vẫn chưa thấy gì là Văn Hoá. TĐT kính mời các bạn, các Bác cứ mạnh dạng ghi vào cái Văn Hoá vùng miền của vùng mình trong sự giao thoa ngôn ngữ.

    Một lần nữa TĐT cũng xin công bố ý kiến cá nhân của TĐT là không phân biệt vùng miền. Việt Nam là một đất nước của người Việt ở phía Nam (So với Thiên Triều). Tất cả các công dân Việt sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. Tất cả các con cháu Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài. Tất cả các người Việt sinh sống lâu năm và định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam (Luật pháp Việt Nam Cho phép công dân Việt Nam có quyền giữ 2 quốc tịch). Tất cả người Việt còn lại sống trên quả đất này hay đâu đó ngoài không gian (làm việc tại các trạm vũ trụ hoặc làm việc tại các hành tinh khác). Tới đây chắc là hết người Việt rồi, TĐT vẫn đối xử bình đẳng.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này