Trà phiếm Tản mạn về Truyện Kiều

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi amylee, 18/7/21.

Moderators: amylee
  1. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Anh Tư biết cuốn nào phân tích Truyện Kiều của Nguyễn Du hay hay không? Em đọc một ít phân tích của Truyện Kiều trong cuốn "Lịch sử....", mà chúng ta đang làm, thấy hay quá nên em muốn tìm hiểu thêm. Hihi. :D
     
    machine thích bài này.
  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có mấy cuốn kiểu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Rồi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link...
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/7/21
  3. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Có phải cuốn này của cụ Lê Văn Hòe không ạ? Nếu của cụ thì thích nhất rồi
     
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    amylee thích bài này.
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đúng rồi đó bạn. (Tôi cũng mới biết cách đây nấy phút khi liếc qua trang bìa. :D )
     
  6. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Em có tải truyen-kieu-chu-giai file này mấy lần nên thấy quen quen á :))
     
    Dr. No thích bài này.
  7. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Woa, cuốn "Truyện Kiều chú giải..." đọc vài trang đã thấy hay rồi. Thank anh Tư nhiều nhiều! :rose::rose::rose:
     
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Bản thân Nguyễn Du cũng đã viết trong Kiều:

    Lời quê cóp nhặt dông dài,
    Mua vui cũng được một vài trống canh.


    Như vậy là Nguyễn Du đã rất khiêm tốn. Tuy vậy cần có cái nhìn khách quan về giá trị của tác phẩm. Không nên dìm quá và cũng không nên đề cao quá. Cá nhân tôi thấy đó là một tác phẩm vĩ đại: vì hệ thống điển cố khổng lồ lồng vào tác phẩm một cách khéo léo hợp lý, nghệ thuật viết cũng cao siêu: có rất nhiều câu thơ đẹp và gọn.

    Còn việc người ta dùng tác phẩm này vì những mục đích khác thì cũng là chuyện thường tình của mọi thời đại thôi.

    P.S hình như bạn tự mâu thuẫn kìa. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/7/21
  9. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Truyện Kiều thì thế kỷ 20 trải nhiều nhiều quan điểm, vô số khen chê chỉ trích. Kiều đã trả đủ đoạn trường rồi mà vẫn không ngờ trăm năm sau vẫn bị réo tên. Thật là khổ quá mà. Vậy cho cùng, thêm một trăm năm nữa thì Kiều nên được nhìn nhận như nào? Thế kỷ trước ảnh hưởng Nho học cực mạnh, giờ thế kỷ mới rồi, nên nhìn nhận Kiều như nào?
    P/s: giá trị nghệ thuật thì không cần phải nói nữa rồi. Cái luân lý đạo đức trong Kiều phải sao cho phải? Nghĩ mãi nghĩ mãi
     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Vấn đề ở chỗ cùng một nguyên liệu, có người chỉ biết chém to, kho mặn, có người nấu ngon, trình bày món ăn đẹp. Nếu bạn thấy Nguyễn Du "nhồi nhét" vụng về, khiên cưỡng, bất hợp lý thì cứ việc trích dẫn rồi phê phán (à phê bình văn học). Không nên nói một cách phiến diện vô căn cứ. Tôi vẫn giữ quan điểm: Truyện Kiều có giá trị văn học, nghệ thuật lớn. Tất nhiên tôi cũng không đề cao nó quá lĩnh vực đó. Vì Truyện Kiều không mang lại cơm ăn, áo mặc, của cải.
     
    cungcung thích bài này.
  11. Yan Yuan

    Yan Yuan Mầm non

    Giá trị nghệ thuật truyện Kiều ca ngợi thêm ba trăm năm nữa vẫn còn là được.
    "chịu khó khai thác thêm hệ thống thư tịch Hán Nôm cổ truyền, thay vì suốt ngày chụp cho nó cái gọi "chữ trung-quốc", "hủ nho". Mà theo em biết, người các nước Đông Bắc Á thường tìm cách mua lại thư tịch Hán Nôm với giá cao (tình trạng đã tồn tại cả chục năm nay), đồng thời học giới Tây Âu Bắc Mĩ, hay gần đây có cả Thái Lan... họ đang tìm cách nhặt nhạnh những cái mà người Việt Nam vứt đi, bán tống bán tháo với giá giấy vụn. Để tới lúc, con cái các anh chị và tất cả chúng ta chẳng biết gì về tổ tông, thậm chí tệ hơn là tư duy bằng Mĩ thức Anh ngữ."
    Đoạn này vô lý không chịu được, không có chứng cứ gì, chỉ có nêu luận điểm, phải chỉ ra được tại sao nói vậy. Không biết gì về tổ tông là sao? Ai bán tháo, ai vứt bỏ. Truyện Kiều từ xưa tới nay chưa ai nói là chữ Trung Quốc, hủ nho. Hủ nho còn cấm con em mình đọc truyện Kiều khi còn bé vì cho nó là dạy thói trèo tường. Nói truyện Kiều là chữ Trung, hủ nho là vô căn cứ.
    Không ai khảo mình phản động mà lại xưng, có tật giật mình ở đây à
     
  12. cungcung

    cungcung Lớp 6

    Tôi cũng đang đọc Truyện Kiều các bác ạ, bản của 2 cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỉ chú giải, cá nhân thấy rằng đúng là thơ thì hay khỏi bàn rồi (cách cụ Nguyễn Du sử dụng điển cố, các từ nôm, cách cụ dịch thoát các câu thơ cổ của Tàu..) nhưng về nội dung thì, do cụ viết dựa trên một cuốn sách nói thẳng là xoàng của Tàu, cho nên truyện Kiều cũng không thực sự mang lại điều gì mới mẻ.
     
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cái mới mẻ là ẩn ý của Nguyễn Du đấy bạn.

    Chẳng hạn Nguyễn Khuyến bình Kiều như sau:

    Thằng bán tơ kia giở giói ra,
    Làm cho bận đến cụ Viên già.
    Muốn êm phải biện ba trăm lạng,
    Khéo xếp nên liều một chiếc thoa.
    Nổi tiếng mượn màu son phấn mụ.
    Đem thân chuộc lấy tội tình cha.
    Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
    Đời trước làm quan cũng thế a?


    Vấn đề là rất mới, à đúng ra là không cũ (xét cụ thể ở thời Nguyễn Khuyến).
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/7/21
    bacboo, amylee and cungcung like this.
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    - Chuyện nào đi chuyện đó, cái kho thư tịch Hán Nôm kia và các tác phẩm đã công bố là những vấn đề độc lập với nhau.
    - Có những cái cũ vẫn có giá trị đến muôn đời. Chẳng hạn, số học có từ thuở hồng hoang nhưng học trò vẫn cứ phải học mãi, cho dù toán học đã trở nên vô cùng cao siêu và rộng lớn. Cơ học Newton vẫn sống mãi và làm đau đầu mãi các sinh viên, kỹ sư, tiến sỹ... để nghiên cứu và vận dụng vào cuộc sống cho dù có thuyết tương đối của Einstein và những học thuyết hiện đại khác.
    - Riêng về topic này bàn về truyện Kiều thì cũng lục lại các tư liệu cũ nghiên cứu về Truyện Kiều cho một người còn rất trẻ, chắc bằng tuổi con hay cháu bạn, bạn ấy tất nhiên chưa đọc nhiều về Kiều. Bậc cha chú như bạn nên xử sự cho xứng với tuổi tác của mình. Nếu bạn vì đọc quá nhiều, nghe quá nhiều đến mức phát chán thì nên bỏ qua topic này cho lớp trẻ người ta tìm hiểu. Hoặc có phê bình (ý kiến trái chiều) thì cũng cần có lý luận, dẫn chứng, phân tích cụ thể để thấy mặt trái: những khiếm khuyết, nhược điểm... của Truyện Kiều cho người ta học hỏi.
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chưa đọc qua các cuốn chú giải hay từ điển truyện Kiều, không biết đã có phân tích hay chưa, mình hỏi các bạn chứ nét "ngài" nở nang ở đây là nét gì? Lông mày hay dáng người?
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/23
    amylee thích bài này.
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Người nở nang, ý chỉ hơi béo, mặt thì tròn còn người thì béo, trùng với tiêu chí đẹp của phương Tây trung đại. Ngài ở đây là người (từ địa phương) chứ không phải con bướm, theo một người Hà Tĩnh giải thích; bởi lông mày rậm không phải tiêu chí đẹp của phụ nữ thời Nguyễn Du.
     
    amylee thích bài này.
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Theo thời Đường chớ, cốt truyện bên Tàu mà!

    Đồng quan điểm, em có đọc trên báo CAND nói "ngài" là phương ngữ vùng Ngệ-Tĩnh của từ "người". Vả lại nở nang để chỉ thân thể thì hợp hơn là lông mày, Thuý Vân 13 tuổi bắt đầu dậy thì nên ngài (người) ngợm mới nở nang, ngực nở, mông nở thôi :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/23
    amylee thích bài này.
  18. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Mình cũng từng đọc qua bài viết xem 'ngài' là 'người' như vậy :) Nhưng ý kiến riêng thôi, mình vẫn thích nghĩ 'nét ngài' là đôi 'mày ngài' hơn :D. Miễn là ở đây chúng ta hiểu 'nét ngài nở nang' đơn giản nghĩa là đôi mày đậm, dài, chứ đừng suy ra là đôi mày rậm, thô kệch làm chi (vả lại đã nói 'nét' mà còn 'thô kệch' thì không hợp lý lắm).
    Mình nghĩ như vậy vì xét theo ý nghĩa trong tướng số:
    Khuôn mặt Thúy Vân nếu đã là tròn đầy đặn (khuôn trăng đầy đặn) thì đôi mày phải đậm mới hợp tướng cách, vì mặt tròn thì hạ đình phải rộng, địa các tròn, lục phủ dầy, đấy là tướng người có phúc đức, hậu vận tốt. Xem trong truyện thì đúng là số phận Vân may mắn hơn Kiều nhiều (đúng là người có phúc).
    Người có hạ đình rộng cũng là người có sức khỏe tốt, đôi mày thường đậm. Vì đôi mày trong tướng số là bảo thọ quan, mày đậm là biểu hiện của người có sức khỏe tốt. Ngoài ra tướng người cằm tròn mày dài quá mắt cũng là tướng thông minh, sáng trí, rất hợp với câu 'Vân xem trang trọng khác vời'.

    Vả lại mình nghĩ xét cả đoạn thơ tả 2 chị em dưới góc độ họa phúc cũng hợp lý hơn, mà cũng sâu sắc hơn chỉ là mô tả hình thể đơn thuần, vì rõ ràng Vân có phúc, tướng phúc đức, mà cũng 'nhân hòa' hơn (hoa cười, tuyết nhường,..), còn Kiều thì thuộc loại hồng nhan bạc mệnh (hoa ghen, liễu hờn). Như vậy, nếu xem 'ngài' là 'người' chẳng hóa ra làm giảm đi ý nghĩa câu thơ, chỉ còn mỗi nghĩa là tả body của Vân :D
    (Mà mình cũng nghi là cụ Nguyễn có dám ghi rõ body Vân là 'nở nang' không, vì vẻ đẹp thời Minh là liễu yếu đào tơ, ngực bó trong cái yếm sao cho phẳng lì mới là đẹp :D. Ở 1 đoạn khác tả cảnh Kiều tắm, cụ cũng chỉ nói 'Rõ ràng trong ngọc trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên' :D).

    Về tuổi Vân mình nghĩ cũng không thể mới 13, dậy thì, vì thơ là 'Đầu lòng hai ả tố nga..', nghĩa là Vân phải là chị của Vương Quan, mà Quan thì đã đi học, lại là bạn của Kim Trọng, thì ít ra Quan cũng đã làm lễ gia quan (tầm 15 tuổi), nhỏ tuổi hơn nữa, chả lẽ Kim Trọng chơi với con nít :D

    ... nói vui vậy thôi :D.
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn cũng ác thiệt :D con gái thời đó mày đậm lại ống chề ra :D

    Nói chớ mình nghĩ vầy: Từ Hải được tả là "râu hùm hám én mày ngài" thì ở đây mày của người đàn ông này được ví như con ngài, hiểu là mày đậm.

    Vậy khi nói "nét ngài" cũng hiểu theo nghĩa đôi mày giống con ngài, mày đậm thì mình thấy 2 điểm chưa thoả:

    - Đôi mày của Vân sẽ khủng khiếp hơn cả Từ Hải, vì Từ Hải chỉ có mày ngài thôi, còn Vân đủ cả combo "ngài + nở nang".

    - Nếu ngài = con ngài = đậm, thì nét ngài là nét đậm, nét đậm là gì, nó chưa tạo ra được một phép so sánh vì chưa có chủ thể. Phải có chủ thể so sánh là đôi mày như ngài trong trường hợp Từ Hải mới hợp lý.

    Vả lại mình cũng thích ý kiến về nhân tướng học của bạn, giúp Vân mệnh tốt hơn Kiều, thì vòng 1 và vòng 3 của Vân "nở nang" vẫn là hợp mắt mẹ chồng hơn, vượng phu ích tử hơn, con nhà quyền quý, dư ăn mới được thân hình nở nang ấy :D
     
    machine, amylee and nhan van like this.
  20. nhan van

    nhan van Lớp 7

    À bạn hiểu nhầm ý mình về 'mày đậm' rồi,, thôi đổi gọi là 'mày đen' cho hợp lý nha. :D Đông y nói là lông tóc là biểu hiện ra của ngũ tạng mà, lông tóc đen, bóng mượt thì ngũ tạng khỏe, ý của mình về 'mày đậm' là thế, có vậy mới tương ứng tướng cằm tròn phúc hậu chớ.
    'Mày ngài' thật ra rất đẹp đó, trong tướng số người ta nói 'mày ngài' là chỉ đôi mày giống cặp râu của con ngài, như hình dưới này nè, cong cong thon thả...chứ lại dày đậm như ý bạn thì là lông mày sâu róm rồi :D.
    Mình nghĩ cụ Nguyễn ghi 'nét ngài nở nang' là chỉ đôi mày vừa cao, vừa khoát đạt của Vân. Vì như đã nói mày cao, khoát đạt là tướng thông minh,thần thái hơn người, người mày cao thì cung điền trạch rộng, cuộc sống sung sướng, an nhàn - rất hợp với tướng Vân.
    Như vậy chỉ qua 2 bộ vị trên mặt Vân là cái cằm và đôi mày, cụ Nguyễn đã giới thiệu rõ cả về thân và tâm của Vân, hiển nhiên ý nghĩa nó phải hay hơn hiểu theo cách 'ngài' là 'người', vì nó chỉ mô tả được vẻ ngoài của Vân.

    Thực ra thì, người đã có 'khuôn mặt đầy đặn' rồi thì thân người cũng phải hơi tròn lẳn thì mới hợp lý, đấy mới là quý tướng. Chỉ là mình băn khoăn không chắc cụ Nguyễn có thẳng ra như ý câu 'ngài' là 'người' không.
    - Vả lại văn hồi xưa thường chuộng lối vắn tắt, nếu đã biết 'khuôn mặt đầy đặn' rồi thì tự suy ra body cũng đầy đặn, chứ cần gì ghi lại là 'nở nang' nữa.
    - Chưa kể các cụ còn lối nói tránh, vd thay vì nói 'vòng 1 vòng 3 ngồn ngộn như trái núi' thì có thể nói tránh là 'thắt đáy lưng ong' người đọc cũng tự hiểu là 2 vòng kia phải phình ra rồi :D
    - Cuối cùng, thật sự, mình nghĩ nếu 'ngài' là 'người' thì đoạn thơ mô tả 2 chị em Kiều này rất kém đấy, vì như vậy thì thể văn sẽ không khớp nhau, vì rõ là mô tả Vân thì tả thực 'khuôn mặt đầy đặn, nét người nở nang', còn mô tả Kiều thì ước lệ 'làn thu thủy, nét xuân sơn'.
    [​IMG]

    Thôi tạm bỏ qua Vân, giờ nói về Hải chút, nếu như theo cách mình hiểu về 'mày ngài', thì đôi mày của Từ Hải chẳng nữ nhi lắm sao?
    Ở đây, mình nghĩ xưa giờ mọi người thường nghĩ câu 'Râu hùm hàm én mày ngài' là thể hiện vẻ ngoài võ tướng của Hải (đường đường một đấng anh hùng), nhưng thực ra chỉ có từ 'râu hùm' mới là dáng võ tướng thôi, còn 'mày ngài' như trên đã nói thì có nghĩa là thông minh, riêng về 'hàm én' trong tướng số cũng có nghĩa là người quyết đoán, dám làm việc lớn.
    Như vậy, nếu mình hiểu đúng, trong câu này, cụ Nguyễn đâu chỉ ca ngợi Hải là một võ tướng, mà nói rõ luôn Hải là người trí dũng có thừa, lược thao gồm tài, chứ đâu phải loại tướng võ biền chỉ giỏi đánh đấm, vì thực tế là Hải từng cai trị một phương 'riêng một biên thùy' suốt 5 năm lận mà, đó mới là Hải, văn võ song toàn chớ :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/9/23
    machine, amylee and GiacVien like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này