Trà phiếm Tết Đoan ngọ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi 4DHN, 18/6/18.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọlúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

    Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
    ....
    (Copy từ wikipedia)
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ngày Tết này ngay ở Việt Nam cũng có cách "ăn" rất khác nhau.

    Ở miền Bắc thì gọi là Tết diệt sâu bọ. Món cúng và ăn là: hoa quả và cơm rượu nếp. Trẻ con sáng ngủ dậy thấy rốn của mình bị (được) bôi vôi, như các cụ nói là để trừ giun sán (trùng lãi theo từ Nam).

    Trong Nam, cụ thể là vùng Nam trung bộ - miền trong nữa thì tôi chưa trải nghiệm nên không rõ - thì Tết này ăn rất to, và dân cũng coi trọng hơn, cúng cũng hoành tráng hơn ngoài Bắc. Ngoài việc cúng, ăn thì tôi thấy một tục lệ là lạ là tắm biển. Cụ thể ở Nha Trang, nơi mà dân cả năm không bước chân xuống biển thì ngày này cũng đua nhau tắm biển. Ngày này thì bãi biển Nha Trang đông nghẹt dân tắm biển (không tính đến du khách cũng rất đông nữa).
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không biết ai viết đoạn trên trong wiki mà có nhiều sai lệch.
    Đoan có nhiều nghĩa nhưng chẳng có nghĩa nào là 'mở đầu' cả. Ở đây dùng với nghĩa đúng lúc, chính vào...
    Ngọ cũng có nghĩa là giờ ngọ (11-13 giờ) nhưng ở đây là chỉ tháng 5- tháng Ngọ- dương khí thịnh nhất. Vì vậy tết Đoan ngọ còn gọi là Đoan dương hay Đoan ngũ.

    Ở miền nam nghe nói có tập tục cúng tết Đoan ngọ bằng vịt quay hay heo quay, không biết tục này có ý nghĩa gì. Ngoài bắc chỉ có hoa quả, rượu nếp...
     
    cfcbk thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chắc do @Caruri Tlkd hoặc đồng bọn viết đấy (nói nhỏ thôi không bạn ấy tự ái). :P
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cái này có thể để tưởng nhớ đến Khuất Nguyên, theo truyền thuyết thì đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử vào ngày 5-5. Nhưng có ý kiến cho là tục lệ từ xa xưa của dân Bách Việt, tôn sùng những vật tổ ở dưới nước.
     
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thế à, để tôi vào coi đứa nào viết bậy chém đầu nó cái rụp :D
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không có cơ sở. Hà Nội, Hải Phòng... gần Phong Châu hơn là Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định (@Heoconmtv xác nhận nhé - tôi là dân Hà Nội nên không thể rõ bằng dân Quy Nhơn), Phú Yên, Khánh Hòa.... Đang nói về vụ tắm biển ngày Đoan Ngọ nhé! :D
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói về vụ tắm sông tắm biển, nếu để tưởng niệm KN thì dân miền Nam nhiều khi lại chịu ảnh hưởng Tàu nhiều hơn vì có số dân Tàu di cư sang thời gian gần hơn chưa bị đồng hóa.
    Còn nếu là phong tục của dân Bách Việt thì địa bàn của tộc BV xưa được tính từ Trường giang trở xuống chứ không chỉ quanh Phong Châu đâu bác ạ.
    Mà phong tục đó có thể đã bị người Tàu đồng nhất với văn hóa của họ, như nhiều phong tục bản địa khác, nên khó phân định rạch ròi lắm. Nghe đâu người Tàu cúng còn đem bánh trái thả xuống nước, ở VN có nơi nào làm vậy không biết.
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi chỉ dám khẳng định ở Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng tới Bình Thuận) thôi, không dám khẳng định ở Nam bộ (miền Đông, miền Tây Nam bộ và Sài Gòn) có tục lệ tắm ấy. Ở miền Nam Trung bộ không có nhiều người Hoa (đủ tạo thành cộng đồng) như miền Nam đâu bạn @quang3456 ạ. :D
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bác tìm cụm từ 'người Minh hương ở Quảng Nam' sẽ thấy, nhiều ý kiến cho rằng người Hoa đã tạo nên đô thị Hội An. Phong trào Tây sơn từng có một đội quân Minh hương với các tướng Lý Tài, Tập Đình...
    Tôi cũng không khẳng định tục lệ tắm ấy là do người Tàu mà ra, còn phải khảo sát phong tục của những cư dân được coi là bản địa ở Nam Trung bộ là người Chăm.
    Sự lan tỏa của phong tục nhiều khi có những con đường riêng. Ở miền Bắc hiện nay không có nhiều người Hoa (đủ tạo thành cộng đồng) như miền Nam nhưng cái 'phong tục' đốt vàng mã rõ ràng du nhập từ phương bắc có vẻ lại thịnh hành hơn trong Nam.
     
  11. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ở quê tôi (miền bắc) tết Đoan Ngọ có ba món chủ đạo là vịt, rượu nếp, hoa quả. Có nhà chuyên nuôi vịt để bán dịp 5.5.
    Bây giờ quanh năm ăn đủ rồi nên dịp 5.5 không còn sôi động như xưa.
    Mấy phong tục, truyền thống rồi cũng dần biến mất, người ta bỏ dần dần cho hợp với cuộc sống.
     
    4DHN thích bài này.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    - Hội An là một đặc khu kinh tế giống như Vân Đồn, Vân Phong và nó khá nhỏ. Không đủ sức lan tỏa đâu, nhất là ngày xưa dân cư thưa thớt, phương tiện, đường xá nghèo nàn lạc hậu. Nên nói nó từ người Hoa không đủ sức thuyết phục
    - Người miền Bắc nói riêng và người Việt nói chung, có phong tục giống người Tàu do "một ngàn năm đô hộ giặc Tàu". Còn chuyện đốt vàng mã nhiều, ít là do quan niệm, mức độ mê tín của người đốt, chẳng khác nhau mấy giữa các vùng miền. :D
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đây là 1 bài viết cho biết ở Bình định có nhiều "Minh Hương xã" và "Minh hương phố", nhất là miền biển vì họ di cư sang bằng thuyền. Nhưng trên tận Gia lai cũng có.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Ngày nay những xã này chắc đã hòa nhập vào xã hội VN chỉ còn dấu tích ở miếu ông thờ Quan đế, miếu bà Thiên hậu...

    Trước kia ngày 5-5 thường vào thời điểm thu hoạch xong vụ chiêm ở miền Bắc, người dân có tổ chức cúng tế rồi ăn nhậu bù cho những ngày giáp hạt cũng là chuyện dễ hiểu. Đọc 'Mảnh đất lắm người nhiều ma', thấy nhà thì mổ chó, nhà thì mổ lợn... chả theo quy định nào cũng chả tưởng niệm ai hết. Còn chuyện ăn vịt thì có thể là vịt sau vụ gặt đã khá béo và sau đó thì sẽ cấy vụ mùa nên phải cấm đồng, vậy thì chén vịt thôi, 1 công đôi việc.
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tục tắm biển ngày 5.5 theo tôi nó bắt nguồn tự phát từ những người Việt làm nghề biển thì đúng hơn là từ người Tàu. Nam Trung bộ có đặc điểm dài, hẹp sát biển, đất đai khô cằn, hẹp (tất nhiên là so với đồng bằng miền Bắc, đồng bằng miền Nam) nhiều núi non. Cho nên nghề biển sẽ phát triển hơn nghề nông.

    Vịt là giống gia cầm sống nhờ nước, nên lẽ tự nhiên ở những vùng ngập nước, nhiều hồ, ao, đầm nuôi vịt hiệu quả hơn nuôi gà, dẫn tới vịt sẽ là giống gia cầm phổ biến nhất. Trong Nam người ta chỉ cúng vịt, thậm chí còn kiêng cúng gà nữa. :) Ở vùng Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình thì ngỗng lại là No1 cơ. :D
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thứ này giảm đi thì thứ khác tăng lên. Đó là sự vận động của xã hội. Khi mà đa số người cùng có một kiểu (mới khác kiểu cũ) thì nó trở thành phong tục. Sự khác nhau giữa các vùng miền cũng là như vậy: ban đầu chỉ có một bọc, trăm trứng :p (hình tượng nguồn gốc người Việt thôi nhé, tất nhiên khác sự thực).
     
  16. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Ờ, định vô còm cho bác 4 hum bữa Đoan Ngọ, cơ mà mấy nay lu bu quá, ko gõ tán phiếm chi được hết, dù đã qua mùng 5 tháng 5 rồi nhưng cũng xin được chia sẻ vài lời với bác cùng mọi người như sau :
    Ờ, ko biết tập tục ở các vùng miền khác thế nào, chớ ở chỗ tui quan niệm ngày này là ngày "giỗ tổ" của ông thầy thuốc nam chi đó bên Tàu (Trung Quốc á), nên ngày này theo quan niệm dân gian thì là một ngày "rất lành, rất hiền"; người xưa có lệ hay đi hái lá về tắm, xông trong ngày này để cầu sức khỏe, chữa được "bách bệnh"; rồi bắt sống con thằn lằn (con thạch sùng í) bỏ vô thau nước lạnh, rồi rửa mặt, như vậy mắt sẽ được "sáng", tinh hơn; rồi còn tục lệ "bấm hoa tai" cho các bé gái nữa (cả bé trai nếu bé í muốn ^^) vì là ngày "hiền" mà, (ờ, nhắc mới nhớ, hồi nhỏ tui cũng xí xọn đu bám mấy đứa trong xóm bấm hoa tai dịp này đây, ông đó đi bấm dạo bằng xe đạp, bấm bằng cách bắn trực tiếp "khoen tai" vào lỗ tai chứ ko xỏ bằng kim và dầu như cách truyền thống; mà hồi đó giá bấm mỗi lần với một gia đình còn khó khăn như nhà tui là một cái gì đó quá xa xỉ, tui vì ức (ham thích quá) nên bấm liều, bấm xong mới chạy zìa nhà xin tiền mama trả cho ổng :D ; ôi, tuổi thơ dữ dội quá) ^^ ; rồi còn tục ăn bánh ú tro (một loại bánh làm bằng nếp ngâm qua nước tro, gói trong lá chuối rồi đem luộc chín) chấm với đường cát trắng ^^ - tập tục này có được nhắc đến trong ep 20 孫猴巧行醫 – Tôn hầu xảo hành y phim Tây Du Ký á cute_smiley26cute_smiley26 ôi má ơi, một còm mơn dài nhứt trong lịch sử của tui từ trước tới giờ cute_smiley20
     
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @Trúc Quỳnh Đặng Sự khác nhau về phong tục, tập quán giữa các vùng miền theo tôi là rất thú vị. Nó làm nên bản sắc của vùng miền. Trước kia muốn biết phải đến tận nơi sống một thời gian đủ dài để trải nghiệm hoặc đọc sách, báo. Nay nhờ công nghệ nên chúng ta có thể tương tác ngay lập tức. Vì thế đừng ngại chia sẻ những hiểu biết của mình nhé.

    Bạn có thấy tôi và bạn @quang3456 bàn về ngày này ở trong Nam không? Vì bọn tôi đều là dân Hà Lội nên buộc phải dùng phương pháp suy đoán, có khi cả hai đều rất... sai. :) Xin cảm ơn còm mơn rất giá trị của bạn! :D
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cơm rượu nếp, một món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Hà Nội.

    DSC_0014.JPG
     
    doreamon thích bài này.
  19. doreamon

    doreamon Mầm non

    Cá nhân tôi thích rượu nếp cái hoa vàng hơn nếp cẩm. Cảm giác ăn cơm rượu nó thơm hơn, đậm vị hơn. Nhắc đến lại thèm. :D
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    :D 012.jpg 013.jpg 014.jpg 015.jpg
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này