Thảo luận Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu - Toàn lỗi ngụy biện

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi nguyenminhcao, 10/5/19.

Moderators: Cát Cát
  1. nguyenminhcao

    nguyenminhcao Mầm non

    (lược bỏ phần giới thiệu và điểm đáng khen)
    Mỗi tiêu đề của từng chương lại được đặt tên hết sức khéo léo để giúp người đọc mơ mộng hơn, ví dụ: Bạn là ngôi sao chờ ngày tỏa sáng, 10 điều đơn giản giúp tôi sống tốt hơn… Thế nhưng, không biết tác giả đặt tên danh sách như thế này có biết rằng đây là một kiểu “bẫy tâm lí” người đọc hay không. Vì khi bạn đọc 10 điều này và nghĩ rằng à mình đã đọc, và bạn ngay lập tức có cảm giác mình là người tốt hơn. Trong hầu hết các mô hình tâm lí, kiểu thỏa mãn tức thời (instant gratification) này là một trong những kiểu điển hình trong tâm lí học khi thay vì chờ đợi để được một cái gì đó tốt, người ta thường muốn nó ngay lập tức và người ta thường tìm cách để đạt được điều đó càng sớm càng tốt, ngay cả là khi cách đó là tiêu cực.
    [​IMG]
    Ảnh: caominhnguyen.com

    Một điểm nữa là cuốn sách này có nhiều điều giống với Đắc nhân tâm ở vấn đề lấy ví dụ và đưa ra dẫn chứng mơ hồ, và thiếu tính xác thực. Những ví dụ đó, thoạt đầu đọc qua sẽ thấy gần gũi và dễ dàng thuyết phục người đọc, nhưng rõ ràng là nó thiếu đi tính thật, khiến những lời khuyên mang tính vô cùng cảm quan và không hề có cơ sở khoa học.

    Ví dụ như tác giả đưa ra những lời khuyên chung chung như đừng bao giờ bỏ cuộc trong mọi việc trong khi thực chất những nghiên cứu cho thấy mọi người tốt hơn hết nên dừng làm những thứ không cần thiết trong cuộc sống để dồn sức vào thứ quan trọng hơn.

    Đến khi cuốn sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu bị nhiều người phê bình, chê bai là thuộc dòng sách self help vô giá trị, thì tác giả lại bênh vực dòng sách self help hết mực, dùng luận điểm rằng ngay cả sách ngôn tình cũng có những cuốn sách hay và đặc sắc như cuốn “Người Khuân Đá” của bác Cao Huy Thuần, và nói rằng:

    “Những quan điểm phỉ báng self-help cũng giống như những thái độ kỳ thị phủ nhận ngôn tình.” - Trích từ bài viết trên Facebook cá nhân của tác giả

    Thế là rõ, chính tác giả cũng đã nhận ra sai lầm của mình trong Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu khi kỳ thị dòng sách ngôn tình, khi dòng sách self help của mình bị đả phá, thì lại lấy ngôn tình ra để làm lí lẽ bênh vực self help, rồi bênh vực self help chán, tác giả dường như thấy chưa tin vào những luận điểm của mình đưa ra, nên đã phủ nhận Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu không phải là dòng sách Self Help mà là self-education, life-long learning.
    (lược bỏ phần cuối)
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. NgTienDung

    NgTienDung Lớp 2

    chỉ thông tin thêm: Cuốn này kiếm được rất nhiều tiền cả tác giả lẫn Nhã Nam ạ
     
  3. damsaf

    damsaf Lớp 4

    Mình khá thích thể loại self-help! Cái tên nghe rất kêu nhưng đặt tên như vậy không hay! Câu trả lời sẽ ở trong những trang sách mà tác giả dày công viết ra? Thật sự có câu trả lời? Chỉ nghĩ đến điều đó thôi cũng khiến mình không dành thời gian để đọc cuốn này!
     
  4. narutotxd

    narutotxd Lớp 3

    Nhà mình có mấy quyển này, nhìn tiêu đề mình trả lời luôn là " Tuổi trẻ là vô giá " và chưa 1 lần giở quyền này ra xem nó có gì
     
    Con Khỉ Bông thích bài này.
  5. nguyenminhcao

    nguyenminhcao Mầm non

    Thực ra bài viết trên mình đã lược bỏ một số phần chứ đầy đủ ở bài viết gốc thì tác giả Rosie Nguyễn còn mắc phải rất nhiều lỗi Ngụy biện như Khái quát hóa vội vã hay Lợi dụng người nổi tiếng khi kết luận không xem TV, chơi game, bớt đọc tạp chí, báo mạng sẽ tốt hơn trong cuốn sách này.
     
  6. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Self help từ lâu đã đc tôi cho vào tủ sách nhảm nhí.
     
  7. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Một bài viết đi phê bình lỗi ngụy biện cũng mắc lỗi ngụy biện, lỗi chính tả :v
    Chẳng hạn như phê bình tác giả dẫn chứng chung chung trong khi bản thân người viết cũng chả đưa ra dẫn chứng gì. Tiêu biểu như ý này:

    "Ví dụ như tác giả đưa ra những lời khuyên chung chung như đừng bao giờ bỏ cuộc trong mọi việc trong khi thực chất những nghiên cứu cho thấy mọi người tốt hơn hết nên dừng làm những thứ không cần thiết trong cuộc sống để dồn sức vào thứ quan trọng hơn."

    Cho hỏi "những nghiên cứu" được nhắc đến ở đâu vậy?
     
    bale12345 thích bài này.
  8. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Nói chung mình thấy tác phẩm nào cũng thường kể chuyện nêu dẫn chứng và đưa ra quan điểm của tác giả, có thể đúng có thể sai tùy góc nhìn mỗi người

    Kinh nghiệm thì thường khó có rạch ròi đúng sai 100%

    Kinh nghiệm của người này đúc rút ra nhưng áp vào người khác thì chưa chắc đã hiệu quả nhưng cũng không thể kết luận là nó sai hoàn toàn được,

    Nhiều kinh nghiệm bản thân tác giả, đúc rút từ cuộc sống hoặc rút ra từ những bài học của người khác mà đòi có cơ sở khoa học hết 100% thì e hơi khó

    Như vậy thì cuốn nào cũng mắc lỗi khái quát hóa vội vàng hay lợi dụng người nổi tiếng hết, vì chả có tập nào đủ lớn để kết luận những điều tác giả nói là đủ cơ sở khoa học cả,

    Ví dụ như cuốn Quân Vương đưa ra quan điểm của tác giả về cách làm lãnh tụ đó, nó đâu có cơ sở khoa học nào đâu, sao vẫn được lưu truyền và được đón nhận cho đến ngày nay ?

    Tương tự như Binh Pháp Tôn Tử, Binh Thư Yếu Lược, Ngũ Luân Thư ... đều như vậy thì đều là ngụy biện hết và không đáng đọc hết hay sao ?

    Soi kỹ thì chả tác phẩm non-fiction nào là không ngụy biện cả, không ít thì nhiều :D vì nó chịu ảnh hưởng từ kinh nghiệm, góc nhìn thế giới quan của tác giả - không nhiều thì ít,

    Ngay chính cái gọi là cơ sở khoa học cũng chưa chắc là đã chính xác 100% được, năm nay thế này là đúng, sang năm có nghiên cứu mới thế khác mới là đúng

    Vụ này theo dõi bên ngành khoa học dinh dưỡng sẽ thấy rất rõ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tự bản thân người đọc hãy tập làm người đọc thông thái thôi, đúng hay sai - phù hợp với bản thân mình hay không thì phải tự cảm nhận và phán xét,
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/19
    bale12345, Anjin, lnxkhoa and 3 others like this.
  9. inno14

    inno14 Lớp 8

    Dòng sách tự sướng thì ai đọc mà thấy sướng thì là phù hợp với người đó, càng nhiều người đọc thấy sướng thì tác giả trở thành người sướng nhất :)
    PS: cá nhân mình nếu muốn tự sướng sẽ không chọn loại hình sách tự sướng này, mình chọn loại hình khác... :)
     
    thichankem and utitgg like this.
  10. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tôi đọc self-help nhiều nhưng chưa một lần có suy nghĩ và cảm giác như bạn. Đơn giản là tôi biết phải đọc rất nhiều lần, phải suy nghĩ và liên hệ ở thực tế cuộc sống mới chỉ là để hiểu được một cách thấu đáo, sâu sắc. Đồng thời còn phải kiên trì ứng dụng, thực hành để nó trở thành một thói quen hàng ngày, là một phẩm chất của mình thì mới có tác dụng.

    Nhưng 99% (phỏng đoán chơi, đừng bắt bẻ) độc giả chỉ hời hợt đọc lướt qua một lần và cho rằng mình đã biết rồi thì họ "cảm giác mình là người tốt hơn" ở chỗ nào?

    Trên thực tế, một động tác hít đất thôi cũng đủ để bạn giảm cân và xây dựng cơ bắp, đủ đơn giản để ai cũng biết và làm được. Thế nhưng người thừa cân ngày càng nhiều là vì sao? Bởi vì chúng ta không thể xem người ta live stream chơi game trên Youtube rồi nhảy vào game ở chế độ "sinh tồn" được. Ngay cả có bí kíp võ công trong tay thì cũng phải mất nhiều năm tu hành mới đột phá, lên level, trở thành cao thủ thứ thiệt.

    Có 99% độc giả như vậy thì việc nhận định sách self-help là vô giá trị cũng đúng thôi. Nên nhớ self-help là gì, có ích hay không còn phụ thuộc vào nó nằm trên tay ai. Cửu Âm Chân Kinh, Như Lai Thần Chưởng... gì đó nếu mà có thật thì vào tay tôi cũng bị tôi xem là rác rưởi thôi, dù vứt chúng vào thế giới kiếm hiệp máu sẽ chảy thành sông sinh linh đồ thán.

    Tôi không đọc quyển sách này, cũng như không biết tác giả này. Nhưng tôi biết chắc một điều là hầu hết những gì họ nói trong sách là góp nhặt cả, không phải tự họ nghĩ ra. Sau khi bạn đọc vài quyển sách đã có thể tự viết một quyển rồi. Nên việc bạn chê bai tác giả này tôi thấy chẳng có ý nghĩa gì cả. Họ cũng chỉ là người sao chép, đạo ý tưởng thôi thì bàn đúng sai làm gì?

    Lời khuyên của tôi là đừng đọc chi cho mất công. Nếu muốn đọc, hãy đọc về não bộ, vì mọi thứ của bạn đều phụ thuộc vào nó.

    P/S: Nếu người nào vẫn đọc cùng một quyển sách self-help và thực hành nó mỗi ngày trong hàng năm trời mà vẫn không đạt bất cứ tiến triển gì thì comment cho tôi nha.
     
  11. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Dạo này đang có phong trào kỳ thị sách self-help

    nào là đắc nhân tâm thế nọ, thế kia ... Sách gây ảo tưởng, sách sướng ...

    Self-Help nó có nhiều loại self-help

    Có cuốn là thể loại Motivation - kiểu tạo động lực - hay nói nôm na là sách sướng - đang bị dân tình tẩy chay dạo gần đây ( cá nhân mình cũng cực ghét thể loại này :D )

    Có cuốn nói về những chủ đề nhạy cảm, thường khó áp dụng vào số đông : làm giàu, thành công ....

    Làm giàu thực sự cũng như bí kíp võ công vậy, không phải cứ đọc là sẽ giàu sẽ giỏi võ, nó có tỷ tỷ biến số, đọc sách nắm đc kiến thức trong đó chỉ là 1 phần nhỏ.
    Cũng giống như bạn bè mình làm giàu được, chia sẻ lại kinh nghiệm cho mình, nhưng chắc gì mình làm theo đã giàu được ... Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều đó,

    Sách này dân tình cũng khoái tẩy chay, vì phần lớn đọc xong vẫn không giàu, chứng tỏ thằng viết sách láo, bôi chữ ăn tiền :D


    Có cuốn nói về kỹ năng cá nhân, hướng dẫn cách hoàn thiện bản thân trên nhiều phương diện. Có rất nhiều cuốn hữu ích, giúp người đọc hoàn thiện bản thân, bắt ép chúng ta khổ luyện, chăm chỉ chịu khó chứ ko hề khen chúng ta, hay hướng chúng ta có niềm tin là có tất cả.

    còn hằng sa số thể loại con khác trong dòng sách self-help
    upload_2019-5-12_10-49-59.png


    Thể loại sách nào cũng có cuốn hay cuốn dở, nhìn vào những cuốn dở cuốn mình không thích rồi phủ nhận cả 1 thể loại thì liệu có đúng hay ko ?

    đầy cuốn nổi tiếng vẫn được xếp vào hàng Self-help đó, ko rõ có ai tẩy chay ko ta

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Còn vấn đề nữa của dòng sách này đó là, như bác @mr.buiduytung ở trên đã đề cập

    Sách hoàn thiện bản thân thì người đọc đọc xong phải thực hành, phải nghiền ngẫm, phải áp vào hoàn cảnh bản thân, phải hành động đổ mồ hôi sôi nước mắt

    Nếu ai đọc sách self-help như đọc tiểu thuyết, đọc đến cuối xong là xong, thậm chí đọc đc nửa quyển chán không đọc nữa, thì chắc chắn sẽ thấy đây là sách vô bổ rồi,


    Đọc mà không thực hành, ko nghiền ngẫm không đọc đi đọc lại để áp dụng vào bản thân thì tốt nhất là bỏ sách xuống, làm việc gì hữu ích khác còn tốt hơn,


    Nhân vô thập toàn, con người không ai là hoàn thiện cả, khi họ thấy bản thân thiếu thốn 1 điều gì đó, điều thường làm là tìm đến những cuốn sách self-help hướng dẫn bù lấp những khiếm khuyết đó,

    Nhưng quan trọng vẫn phải là người đọc, họ có quyết tâm để bắt tay hành động hay đọc để đó,

    Nếu đọc để đó không hành động không thay đổi thì rõ ràng sách self-help là 1 thể loại sách vứt đi với người đó rồi, tốt nhất là đừng đọc :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/19
  12. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Xin trích đăng lại 1 đoạn trong cuốn : 7 thói quen để thành đạt nổi tiếng khá liên quan về các dòng sách self-help hiện nay :
     
    thichankem thích bài này.
  13. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Một vấn đề khác là đa phần loại sách này ít có phần hướng dẫn thực hành. Nên nhiều người đọc thấy hay nhưng không biết bắt đầu như thế nào rồi theo thời gian mà lãng quên. Như quyển Rich Dad Poor Dad, theo tôi nhớ dài miên man mười mấy tập gì đó. Nhưng nội dung cốt yếu là chuyển từ tư duy người làm công, làm tư sang chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tôi dám cá là đọc hết bộ các bạn cũng không biết làm thế nào để kinh doanh và đầu tư đâu. Vậy mà vẫn có nhiều người từ ý đó lại tiếp tục mày mò sang lĩnh vực kinh doanh, đầu tư rồi thất bại có, thành công có...

    Tôi nhớ cũng có quyển thực hành Tư Duy Triệu Phú trong 90 ngày. Trừ phần hướng dẫn thì phần thực hành chỉ có 1 tờ thôi, được in 90 lần. Tức là bạn phải thực hành như nhau trong 90 ngày liên tiếp. Thế nhưng nếu mọi người chỉ đọc Tư Duy Triệu Phú mà không có quyển này thì chắc hẳn cũng chả bao giờ thực hành được 1 ngày chứ nói gì đến 90 ngày. Nhưng để đạt được thành công thì 90 ngày đó cũng chỉ là bước đệm để tạo thành thói quen mới. Vì trên thực tế, những người thành công luôn đặt chúng vào danh sách daily routine, morning ritual tức là phải làm mỗi ngày.

    Thật ra, sách self-help bây giờ cũng như sách giáo khoa thay đổi rất nhiều. Nó không chỉ là viết ra một tiêu đề xong rồi diễn giải luôn tuồn bên dưới, toàn chữ với chữ. Mà bây giờ có hình ảnh minh họa, có sơ đồ bảng biểu, có ghi chú ý quan trọng, có hướng dẫn thực hành này nọ các kiểu, thậm chí còn có màu. Nhìn vào những quyển sách đó tôi rất thích, vì nó không hề nhàm chán, dễ đọc vô cùng...

    Nên nếu đọc self-help, hãy lựa những quyển có phần thực hành chi tiết và có cách trình bày hiện đại hơn là chỉ toàn chữ với chữ. Còn nếu không có phần thực hành thì phải tự mình rút ra lộ trình, phương pháp thực hành để mà học và làm cho đúng. Còn nếu chỉ muốn đọc như tiểu thuyết thì hãy đọc hoặc nghe nó mỗi ngày trước khi bạn đi ngủ.
     
    maxiqboy thích bài này.
  14. vanlam23

    vanlam23 Mầm non

    Thời điểm này thì sách self-help giống như một hiện tượng vậy, cứ viết thể loại này thì sẽ được nhiều người đọc. Mình nghĩ tương lai thể loại này sẽ không còn hot nữa.
     
  15. fanstin

    fanstin Mầm non

    "không xem TV, chơi game, bớt đọc tạp chí, báo mạng"
    tôi chưa đọc quyển này bao giờ mà bạn nêu như vậy thì không thể đồng ý với bạn được, chính bạn câu trước còn nói "mọi người tốt hơn hết nên dừng làm những thứ không cần thiết trong cuộc sống để dồn sức vào thứ quan trọng hơn." Vậy là mâu thuẫn, nếu 1 ngày bạn dành 5 tiếng lướt web facebook, youtube so với 1 người dành thời gian đó vào việc có ích hơn như việc học thì cái nào tốt hơn?

    Sách là thể hiện quan điểm của tác giả mà cứ đi tìm bằng chứng, soi mói bới lông tìm vết, như chuyện này ai nói, khi nào, ở đâu nếu không thì không tin được nhưng xin lỗi những chuyện đó có thật hay không thì chắc bạn cũng chẳng đủ khả năng kiểm chứng, như nghe 1 người bạn kể chuyện anh A, chị B, bạn cũng chỉ là người đi nghe chứ chẳng thể kiểm chứng đúng sai. Đọc sách để làm người học sinh, áp dụng nó theo cách của mình chứ đừng làm người đi theo bê nguyên cái của người ta vào mình mà áp dụng.
     
  16. blublue193

    blublue193 Mầm non

    phải nói sao nhỉ, những tựa sách thế này không nằm trong list của mình. Bởi, nó đều dựa vào những cuốn sách tâm lý khác, một cách tổng hợp, dựa theo quan điểm cá nhân, làm cho nó đơn giản hóa và đánh vào tâm lý chung. Mình sẽ chọn cách đọc sách tâm lý có dẫn chứng khoa học, hoặc sách triết học, vì nó là nguồn gốc, là cái nôi của những loại sách sau này.
    Dù quyển này mình chưa đọc, Mình chỉ đọc review của bạn nhưng cũng đã cảm thấy rất đồng cảm, bởi đó cũng là cảm giác khi mình đọc lướt những tựa sách như vậy. Có lẽ nó hợp với những bạn thích triết lý mà vẫn nhẹ nhàng, nhưng sau đó nó có lợi cho họ không, là niềm vui ngắn hạn thay đổi họ lâu dài, mình chưa thể biết được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/6/19
Moderators: Cát Cát
: review

Chia sẻ trang này