Biên khảo 14 viên ngọc nhỏ trong cổ văn Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi goldfish, 30/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. goldfish

    goldfish Lớp 8

    14 VIÊN NGỌC NHỎ
    TRONG CỔ VĂN TRUNG QUỐC

    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
    ScreenHunter_01 Oct. 30 06.42.jpg
    Đánh máy: Goldfish
    Sửa lỗi: QuocSan
    Tạo eBook: QuocSan
    Ngày hoàn thành: 01/12/11
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    MỤC LỤC
    Vài lời thưa trước
    1. Bá Di Liệt Truyện (Tư Mã Thiên)
    2. Lan Đình Tập Tự (Vương Hi Chi)
    3. Xuân Dạ Yến Đào Lí Viên Tự (Lí Bạch)
    4. Tống Mạnh Đông Dã Tự (Hàn Dũ)
    5. A Phòng Cung Phú (Đỗ Mục)
    6. Nhạc Dương Lâu Kí (Phạm Trọng Yêm)
    7. Tuý Ông Đình Kí (Âu Dương Tu)
    8. Hỉ Vũ Đình Kí (Tô Thức)
    9. Tiền Xích Bích Phú (Tô Thức)
    10. Hậu Xích Bích Phú (Tô Thức)
    11. Kí Âu Dương Tu Xá Nhân Thư (Tăng Củng)
    12. Tư Mã Quí Chủ Luận Bốc (Lưu Cơ)
    13. Thương Lương Đình Kí (Qui Hữu Quang)
    14. Xúc Chiệp Thuế Triệu Thái Hậu (Chiến Quốc Sách)


    VÀI LỜI THƯA TRƯỚC


    Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê nói về cuốn Cổ văn Trung Quốc như sau:

    “Bộ đó tôi dịch kĩ cho nên khá mệt. Phải thuận, sát và giữ đúng thể văn trong nguyên bản. Phải chú thích nhiều.

    Các nhà cựu học trong nhóm Nam Phong đã dịch được mươi bài Cổ văn Trung Quốc nhưng không nhà nào chỉ cho ta biết cái hay ở đâu. Bộ Cổ văn bình chú có in thêm ít lời “Bình” sơ sài của cổ nhân. Tôi nghĩ cần phải phân tích cái hay thì thanh niên tân học mới hiểu được, cho nên việc đó tôi làm khá công phu. Đọc các bài Bá Di liệt truyện của Tư Mã Thiên, Lan Đình tập tự của Vương Hi Chi, Xuân dạ yến đào lí viên tự của Lí Bạch, A Phòng cung phú của Đỗ Mục, Tuý Ông đình kí của Âu Dương Tu, Hỉ Vũ đình kí của Tô Thức, Kí Âu Dương xá nhân thư của Tăng Củng… độc giả sẽ thấy tôi đã đem tinh thần mới để xét nghệ thuật của cổ nhân, việc đó chưa ai làm, và những độc giả nào lớn tuổi, biết chữ Hán, đọc kĩ sách của tôi đều nhận đó là một cống hiến đáng kể trong văn học nước nhà.

    Tôi mừng rằng đã làm cho một số cựu sinh viên Văn khoa đại học Sài Gòn hiểu được và thích cổ văn Trung Quốc. Trong bài Tựa, tôi đã nói đọc nó, có lợi nhiều về luyện văn: “Nghị luận thì chặt chẽ mà đột ngột, tự sự thì giản lược mà linh hoạt, miêu tả tài hoa mà gợi hình, lời văn thì hàm súc và cảm động”.

    Tôi mừng rằng đã làm cho một số cựu sinh viên Văn khoa đại học Sài Gòn hiểu được và thích cổ văn Trung Quốc. Trong bài tựa, tôi đã nói đọc nó, có lợi nhiều về luyện văn: “Nghị luận thì chặt chẽ mà đột ngột, tự sự thì giản lược mà linh hoạt, miêu tả tài hoa mà gợi hình, lời văn thì hàm súc và cảm động.

    Còn cái lợi về tinh thần thì “mỗi khi muốn có cái cảm giác nhẹ nhàng như người mới tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi thì chúng ta cứ phải lật bộ Cổ văn ra chứ không tìm được trong các tác phẩm hiện đại nào cả”. Vì tâm hồn của cổ nhân thanh tao mà khoáng đạt hơn chúng ta nhiều.

    Đọc những bài Nhạc Dương lâu kí, Thương Lương đình kí… ta muốn quên tất cả mọi vật, thế sự, cảm xúc triền miên; những bài Tuý Ông đình kí, Hỉ Vũ đình kí khiến ta muốn nhảy múa với tác giả, vui cái vui thanh cao của tác giả; hai bài Xích Bích phú tiền và hậu làm cho ta lây cái tinh thần của Lão Trang, lâng lâng như muốn “mọc cánh”. Và mới tháng trước, tôi đã mượn câu “Tích nhật chi sở vô, kim nhật hữu chi, bất vi quá; tích nhật chi sở hữu, kim nhật vô chi, bất vi bất túc”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Lưu Cơ trong bài Tư Mã Quí Chủ luận bốc để an ủi gia đình một bạn mấy năm nay sa sút, phải bán lần đồ đạc mà sống, như hàng ức, hàng triệu gia đình khác. Tôi viết cuốn đó khi buồn về quân Mỹ đổ vào miền Nam nên gởi tâm sự trong lời của Hàn Dũ “bất bình tắc minh”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà tôi in ở trang đầu, và trong phần trên bài Tựa chép đời một ông nghè cuối Lê chán thời cuộc tìm một nơi hẻo lánh để dạy học ở gần làng tôi”.

    Cụ còn bảo:

    “Sau này mỗi khi muốn có cái cảm giác nhẹ nhàng của người mới tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi thì cứ phải lật bộ cổ văn ra chứ không tìm được trong một tác phẩm hiện đại nào cả. Tới bây giờ tôi vẫn cho những bài Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, Hỉ Vũ đình kí của Tô Đông Pha, Tuý Ông đình kí của Âu Dương Tu, Lan Đình tập tự của Vương Hi Chi, Nhạc Dương lâu kí của Phạm Trọng Yêm… là những viên ngọc nhỏ trong văn học Trung Quốc”.
    *​

    Trước đây tôi đã chép bài Tựa cuốn Cổ văn Trung Quốc cho vào eBook 8 bài tựa đắc ýVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tôi cũng chép ba bài, tức bài Học nhi 1, Thuật nhi 14, Tiên tiến 25Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho vào phần phụ lục eBook Luận ngữ và bài Kiêm ái cho vào phụ lục eBook Mặc học. Nay tôi xin được chép mười ba bài cụ Nguyễn Hiến Lê nói ở trên cùng tiểu sử tác giả các bài đó, tức các bài:

    - Bá Di liệt truyện của Tư Mã Thiên,
    - Lan Đình tập tự của Vương Hi Chi,
    - Xuân dạ yến đào lí viên tự của Lí Bạch,
    - Tống Mạnh Đông Dã tự của Hàn Dũ
    - A Phòng cung phú của Đỗ Mục,
    - Nhạc Dương lâu kí của Phạm Trọng Yêm,
    - Tuý ông đình kí của Âu Dương Tu,
    - Hỉ Vũ đình kí, Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phúVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Tô Đông Pha,
    - Kí Âu Dương xá nhân thư của Tăng Củng,
    - Tư Mã Quí chủ luận bốc của Lưu Cơ,
    - Thương Lương đình kí của Qui Hữu Quang,

    và bài Xúc Chiệp thuế Triệu Thái hậu cùng với lời giới thiệu cuốn Chiến Quốc Sách. Bài này, trong cuốn Cổ văn Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo đáng là “một viên ngọc trong cổ văn Trung Quốc”.

    Với mười bốn bài nêu trên, tạm gọi là “Mười bốn viên ngọc nhỏ trong Cổ văn Trung Quốc”, tuy chỉ là một phần nhỏ trong cuốn Cổ văn Trung QuốcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tôi cũng mong rằng nó sẽ giúp chúng ta hiểu được cái hay của cổ văn, tìm được “cái cảm giác nhẹ nhàng của người mới tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi”… và “được thở cái không khí của cổ nhân” như lời của cụ Nguyễn Hiến Lê đã nói trong bài Tựa.
    Goldfish
    Tháng 09 năm 2011
    Bổ sung đầu tháng 12 năm 2011

    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nghĩa là: “Trước kia không có mà ngày nay có, không phải là quá dư; trước kia có mà ngày nay không, không phải là không đủ”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài “Tống Mạnh Đông Dã tự”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài tựa cuốn Cổ văn Trung Quốc có đoạn: “Khi đứng dậy ra về, bác tôi ngâm một câu mà đến nay tôi còn nhớ: Phú quý mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạn. Tôi xin được nghe tiếp, người đáp: Ngẫu hứng mà nên, không có ý đối”, và tôi đã chú thích 2 như sau: “Người bác ngâm câu “Phú quý mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạn” có lẽ là của cụ Kế Phương (bác Hai của cụ Nguyễn Hiến Lê)...”. Nay tôi xin bỏ hai chữ “có lẽ” vì trong cuốn Đời viết văn của tôi, đoạn viết về việc học chữ Hán với người bác thứ hai, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Lần khác người lại dắt tôi đi thăm mộ cụ Nghè đời Lê ở làng Phú Xuyên, cách làng tôi ba cây số, và nhìn ngôi mộ cổ dưới gốc đa trên cái gò giữa đồng, tôi phục tinh thần thanh khiết, ẩn dật của nhà Nho (coi bài Tựa cuốn Cổ văn Trung Quốc của tôi)”. Trong chú thích 2, tôi còn viết: Câu đối lại là: Thư hoa chân ái, sổ thiên văn tự lưu phương, có lẽ là của cụ Phương Khê (bác Ba của cụ Nguyễn Hiến Lê). Nay tôi cũng xin bỏ hai chữ “có lẽ” vì trong Hồi kí, đoạn viết về thời gian lánh cư ở nhà người bác thứ ba, cụ Nguyễn Hiến Lê viết: “(…) Và bác tôi cũng cho tôi câu đối: Phú quí mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạn; Thư hoa chân ái, sổ thiên văn tự lưu phương”. Đoạn vừa dẫn đó, sau này, khi “tái bản” ebook Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, tôi sẽ chú thích đại ý như sau: Câu trước là của người bác thứ hai, câu sau là của người bác thứ ba.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong cuốn Luận ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo ba bài Học nhi 1, Thuật nhi 14, Tiên tiến 25, và ba bài sau đây đều là bất hủ cả: Quí thị 1, Tử hãn 11, Công Dã Tràng 25. Trong bài Tiên tiến 25 có lời của Tăng Tích như sau: “Như bây giờ là tháng cuối xuân, y phục mùa xuân đã may xong, năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát, kéo nhau về nhà”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sau này, khi có dịp “tái bản” eBook Tô Đông Pha do bạn Quantam thực hiện trước đây, tôi sẽ cho vào phần đọc thêm ba bài: Giả Nghị luận, Thượng Mai Trực Giảng thưHậu Xích Bích phú. Cũng xin nói thêm là trong cuốn Tô Đông Pha cụ Nguyễn Hiến Lê khen hai bài Xích Bích phú tiền và hậu là “hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong cuốn này cụ Nguyễn Hiến Lê giới thiệu khoảng 100 bài cổ văn. Về hai chữ “cổ văn”, cụ bảo: “Trong tuyển tập này chúng tôi không dùng tiếng cổ văn theo nghĩa của Hàn Dũ, mà dùng theo một nghĩa rộng để trỏ tất cả các thể văn, cả biền lẫn tản, trừ tuồng và tiểu thuyết, viết từ đời đời Minh trở về trước”.

    Mã:
    [B]Định dạng PRC:[/B] [URL="http://download939.mediafire.com/s5whlhb63ocg/834kdmaklwja61a/14VienNgocNho_NHL.rar"]14VienNgocNho_NHL.rar[/URL]     (Font chữ Hán: Arial Unicode MS)
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/13
    smoussh, ai0ia, Cerulean and 12 others like this.
  2. dangky_88

    dangky_88 Mầm non

    Chào mừng bác "Cá vàng" đã trở lại với TVE và dự án Nguyễn Hiến Lê,cảm ơn bác quá nhiều :D:cool:
     
  3. nkittychou

    nkittychou Mầm non

    link đã bị oop rồi bạn ơi.
     
  4. goldfish

    goldfish Lớp 8

    @ Nkittychou: Link vẫn còn tải được tuy phải chờ vài giây.

    Xem thêm lời giải thích về việc bị cảnh báo "Có vấn đề..." trên trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, post #3.

    Thân
     
  5. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    Bổ sung thêm dạng EPUB. :-)
     

    Các file đính kèm:

  6. exynos

    exynos Mầm non

  7. Hysonthi

    Hysonthi Mầm non

    edit cái cover

    [​IMG]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này