Hoàn thành Bà Triệu-Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi Missfly82, 18/5/18.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    [​IMG]


    Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng là truyện dài viết về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vào năm 248, chống lại sự thống trị bóc lột, hà khắc của nhà Đông Ngô thời Tam Quốc.


    Sau khi chào độc giả bằng tác phẩm đầu tay Vết Hằn Mùa Xuân, một tuyển tập truyện ngắn dễ thương, dành được nhiều cảm tình của người đọc, Ngô Viết Trọng bỗng rẽ sang một nẻo đường mới – mà rất ít người cầm bút muốn dấn thân, nhất là giới cầm bút hải ngoại – là tiểu thuyết lịch sử.


    Nhớ lại thời niên thiếu đã có lần mê mẩn đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng, Bà Chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, rồi Gia Long Tẩu Quốc, Gia Long Phục Quốc, v.v, chưa kể những Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa… , nên tôi không thể bỏ qua tác phẩm đầu tay về tiểu thuyết lịch sử của anh và nhận ra rằng đây là một sự chuyển hướng hợp tình lý, có thể tạo cho tác giả một chiếu riêng trong sinh hoạt văn học hải ngoại..


    Đa số các tác giả thể loại này khi chọn một đề tài nào đó trong lịch sử là muốn vẽ lại lịch sử dưới một hình thức thân thiện, gần gũi, dễ hiểu để độc giả dễ tiếp thu nhưng cũng không thiếu tác giả muốn dựng lại một thời đại, một sự kiện hay một nhân vật nào đó theo cái nhìn của riêng họ để lý giải điều gì đó. Tương tự, trong lãnh vực điện ảnh, khi Trương Nghệ Mưu dựng phim Hero với bao ngoại cảnh vĩ đại tốn kém cũng chỉ với mục đích vẽ ra Tần Thủy Hoàng dưới một cái nhìn khác.


    Trong một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, tác giả ít nhiều đóng vai một thượng đế nho nhỏ, nghĩa là có thể sáng tạo tùy thích. Tuy nhiên, trong khi viết tiểu thuyết lịch sử thì cái quyền này của tiểu thượng đế bị hạn chế nhiều lắm do quá khứ lịch sử đã thành nếp nên khó mà phóng tay bay bổng. Có lẽ đấy cũng là lý do khiến nhiều nhà văn cảm thấy ngòi bút không được thoải mái nên không ham đi vào lãnh vực này. Đó là chưa kể người viết phải mất công tìm đọc sử liệu thuộc giai đoạn làm bối cảnh câu chuyện, tìm hiểu nhân vật, sinh hoạt của xã hội đương thời, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… nghĩa là càng biết nhiều càng nắm vững càng tốt vì sẽ có thêm nhiều chất liệu để tái tạo quá khứ một cách sinh động hơn.


    Khi nhà văn Ngô Viết Trọng dấn thân vào lãnh vực này, anh cũng không làm khác hơn. Và lần này, khi chọn đề tài Bà Triệu, anh đã di vào một con đường gập ghềnh hơn vì thiếu sử liệu.


    Sau ba phen Bắc thuộc kéo dài cả ngàn năm, Ngô Quyền đã mở đầu thời kỳ tự chủ của nước ta với chiến thắng Bạch Đằng (939), lập ra Nhà Ngô, tồn tại trong 6 năm (939-965). Tiếp đến là Nhà Đinh (968-980), Nhà Tiền Lê (980-1009), Nhà Lý (1010-1225). Trong suốt bốn triều đại này nước ta chưa có một bộ sử nào tuy rằng khoa thi đầu tiên – khoa Tam trường – đã được mở ra vào năm 1075, triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127) để tuyển người có văn học ra làm quan. Trong các triều đại vừa kể, Nhà Lý tồn tại lâu hơn cả nên có một tổ chức chánh quyền hoàn bị hơn các triều đại trước. Tuy nhiên, mãi đến năm 1272, nghĩa là bước vào thế kỷ XIII, Bảng nhãn Lê Văn Hưu mới là người đầu tiên cho ra đời bộ sử đầu tiên của nước ta, một nước vốn tự hào có trên 4,000 năm lịch sử. Ấy là bộ Đại Việt Sử ký, chép từ Triệu Vũ đế (207 tr.TL) đến Lý Chiêu Hoàng (1225), gồm 30 quyển, được vua Trần Thánh Tông ban khen.


    Qua đó, ta có thể hiểu rằng trước thời kỳ tự chủ (939), để chép sử nước ta, các nhà làm sử đều phải mượn sử liệu từ những ghi chép của Trung Hoa. Với mặc cảm tự tôn “thiên triều” của kẻ đi đô hộ, dĩ nhiên những ghi chép của họ sơ sài và đầy thiên kiến.


    Nói đến Bà Triệu, họ gọi là Triệu Ẩu và thêm chi tiết là người cao lớn, thô tháp, hung dữ (giết chị dâu). Những bộ sử đầu tiên của Việt Nam cũng lặp lại những điều này. Ẩu 媼,nghĩa là bà già. Bà Triệu qua đời lúc mới 23 tuổi, chưa chồng, sao gọi là bà già? Như vậy, chỉ có thể hiểu người Hoa muốn gọi xách mé Bà Triệu là con mụ họ Triệu. Có lẽ vì cảm nhận được điều này nên trong kỳ tái bản bộ Việt Nam Sử Lược tại Pháp (Nxb Institut de l’Asie du Sud-Est, 1987), thấy sử gia Trần Trọng Kim đã thay cái tên Triệu Ẩu bằng BÀ TRIỆU (TRIỆU THỊ CHINH) với chú thích ” Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước để là Triệu Ẩu, nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh” (Sđd, Quyển I, tr.44). Vua Tự Đức (1848-1883) khi đọc Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục do Quốc Sử Quán biên soạn, tới đoạn Bà Triệu vú dài 3 thước, đã châu phê “ Nhưng nói là vú dài ba thước thì cũng quái gở, đáng cười “.


    Tôi dẫn dài dòng như thế để chỉ nói lên một điều: để xây dựng nên Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng, Ngô Viết Trọng , ngoài việc dựa vào Đại Nam Nhất Thống Chí (tỉnh Thanh Hóa, mục Liệt Nữ Phụ, Tập Hạ, bản dịch của Trần Tuấn Khải, Nha Văn Hóa, Saigon, 1960) còn phải tham khảo nhiều sách sử khác, sàng lọc các chi tiết, rồi mới dám cấu tứ và xuống bút làm thành tác phẩm. Chỉ với sử liệu dài hơn một trang sách, bằng óc sáng tạo, nhà văn họ Ngô đã có thể cống hiến cho độc giả 200 trang sách đầy cuốn hút với một văn phong giản dị như chính con người của anh. Nếu viết một truyện dài tình cảm trong đời thường, có lẽ người cầm bút không phải khổ công như thế. Sự khổ công đó, ngoài lòng tự trọng và sự tôn trọng độc giả, không muốn muốn cung cấp cho người đọc một món hàng mạo hóa, mà còn được thúc đẩy bởi một động cơ tình cảm khác, âm thầm và mãnh liệt hơn.


    Trước cảnh Biển Đông dậy sóng với đủ trò diễu võ dương oai của Tàu cộng, nào xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, tuyên bố lãnh hải lưỡi bò, bức hiếp ngư dân Việt Nam, v.v. mà nhà cầm quyền CSVN vẫn chịu lép một bề, người dân đã đứng lên, đã lên tiếng, và đã bị đàn áp tù đày nhưng vẫn hiên ngang đối mặt,trong đó không thiếu những anh thư của thời đại mới, như Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, v.v. khiến ngòi bút của Ngô Viết Trọng không thể nằm yên. Như nhà thơ Trần Trung Đạo đã viết những dòng này cho Đỗ Thị Minh Hạnh:

    Đất nước mình không có hôm nay

    Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu

    Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ

    Nếu không có những người con gái như em

    Dòng sông dài và phiến đá chông chênh

    Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi

    Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại

    Dân tộc này rồi sẽ ra sao?


    Cũng thế, Ngô Viết Trọng đem tâm tình viết Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng không phải để chỉ vinh danh một Bà Triệu mà còn để vinh danh tinh thần Trưng Triệu, khơi dậy ngọn lửa yêu nước đang âm ỉ trong tâm mọi người, ca ngợi và tiếp sức cho các anh thư nước Việt của thời nay.


    Sử sách chỉ có tác dụng đối với giới học giả, trí thức bởi nó thuộc loại khoa giáo. Với quảng đại quần chúng, tiểu thuyết lịch sử, và trong thời hiện đại, là phim ảnh, dễ thâm nhập lòng người hơn. Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí không phải sách sử nhưng hầu như ai cũng thích đọc nó và nhớ rất kỹ những chuyện trong đó. Cũng thế, người ta thấy rõ với sự xâm nhập hàng ngày của phim ảnh lịch sử Trung Quốc qua màn ảnh nhỏ trong xã hội Việt Nam hiện nay đã làm cho thị dân Việt Nam thuộc lịch sử Tàu hơn lịch sử Việt.


    Nhiều thức giả quan niệm hiện tượng trên là một mối đe dọa văn hóa nguy hiểm đối với dân tộc Việt. Sự xâm nhập văn hóa ấy có thể coi là một mặt trận trong chính sách xâm lược trường kỳ của người Hán đối với các lân bang.


    Dân tộc Việt đã từng trải qua một quá trình vùng dậy trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc! Dân tộc Việt cũng đã từng lập được những chiến công oanh liệt nào đánh Tống, nào phá Nguyên, nào đuổi Minh, nào trục Thanh để giành quyền tự chủ! Dân tộc Việt cũng có nhiều danh nhân đã để lại những câu nói bất hủ như “Trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy” (Lý Thánh Tông), “Đừng để ai lấy một phân núi, một tấc đất của cha ông để lại” (Lê Thánh Tông), “Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng), “Khi nào nước Nam hết cỏ người Việt mới hết người chống Tây” (Nguyễn Trung Trực), v.v…


    Đó là một kho tài nguyên phong phú nội tại để các nhà văn, nhà thơ, các nhà dựng phim ảnh, kịch nghệ có thể khai thác mà khỏi cần mượn đến những danh nhân, cảnh trí mang tính giả tạo của Trung Hoa xa lắc xa lơ. Làm được công việc này cũng là một cách để phát triển văn hóa nước nhà đồng thời ngăn chận bớt phần nào mối đe dọa của sự xâm nhập văn hóa nói trên!


    Ước mong nhà văn Ngô Viết Trọng tiếp tục con đường tiểu thuyết lịch sử đã đi và ước mong các nhà văn khác chung tay khai thác thế mạnh này của văn học trong khí thế “văn dĩ tải đạo” như người xưa từng nói. Bởi đó, tôi xin trân trọng mời độc giả đọc tiểu thuyết lịch sử Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng của Ngô Viết Trọng.
     
    hungbc1010, Bọ Cạp and deathshine like this.
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Ngoài ra, có cuốn Vua bà Triệu Ấu:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    ebook (download)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 19/5/18
  3. V/C

    V/C Mầm non

    Đề Hoàn thành thì người làm text cuốn này mà biết thì lại ăn gạch đá như chơi. Thư viện lại mang tiếng. Box dự án mà - nơi đẻ ra text.
    Post ở box khác ấy, thấy nhiều lần quá rồi.
     
  4. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Cái này chỉ ebook trình bày cơ bản để đọc thôi. Chứ không được trình bày hoàn mỹ như cuốn v/c làm nên mình để bên box dự án. Đây là diễn đàn cộng đồng nên mỗi người có thể đóng góp cho hoàn thiện hơn. Mình tham gia diễn đàn thì chỉ góp phần những gì mình làm được, chứ có làm gì đâu gây tai tiếng nhỉ?
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không biết ai viết lời giới thiệu này, nhưng chữ 媼 phiên âm là 'ảo' mới nghĩa là bà già và đâu phải từ dùng gọi Bà Triệu. Chữ 嫗 mới phiên âm là 'ẩu' và có 1 nghĩa chỉ đàn bà con gái nói chung, nếu bà già gọi là lão ẩu.
    Danh xưng Âu cơ- tổ mẫu của người Việt, cũng dùng chữ nầy, không hiểu sao mỗi tên phiên âm 1 cách.
    Nhân tiện nói thêm, chữ 嫗 nầy sang tiếng Việt thành đại từ nhân xưng 'u' rất quen thuộc.
     
    Missfly82 thích bài này.
  6. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Sao bác không chuyển qua epub luôn cho dễ đọc ?
     
  7. V/C

    V/C Mầm non

    Ờ, thế nào là dự án? Bưng của người khác về rồi bảo là dự án của mình? Trong khi chỉ cop và cọp. Làm gì có dự án nào “kỳ lạ” như thế!!!
    Còn nữa, Hoàn thành là thế nào? Ai Hoàn thành? Tên tuổi người làm đâu? Đã Hoàn thành chưa? Ebook đâu? Cứ mập mờ.
    Ngay cả truyện tranh cũng đề là Hoàn thành!!! trong lúc cá nhân chả động tay chân gì!!!
    Box này là box dự án ebook của tve-4u, có nghĩa là nơi đẻ ra text, và è cổ ra mà làm, chứ đâu phải đi ăn trộm dự án rồi đề Hoàn thành??? giống y chang thằng Đào Tiểu Vũ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/5/18
    Missfly82 thích bài này.
  8. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Uhm. Đây là diễn đàn mà, chín người mười ý. Câu hỏi trên đây của Bác thì tự Bác cũng có câu trả lời rồi. Mình đã đưa file cho mọi người tải rùi, còn Bác tiếp tục đưa ra các yêu cầu thì từ từ mình hoàn thiện tiếp.Bác và mình suy nghĩ khác nhau và hành động cũng chẳng giống nhau. Có thể cứ xem đây chỉ là dự án riêng bản thân mình, mình có quyền đưa và bỏ các thông tin tùy ý thích. Mình chỉ upload lên cho diễn đàn đọc, chỉnh sửa thoải mái và có thể tìm kiếm những Bác hỗ trợ dự án mình hoàn thành sách. Hì hì hì con người sống được bao nhiêu năm, sai thì nhiều, đúng được bao nhiêu. Mình còn sống thì làm được bao nhiêu thì làm. Cuộc sống vô thường lắm Bác ạ!
     
    Mei Haso thích bài này.
  9. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Hai bạn mầm non VC và Missfly82 sao mãi không được lên lớp nhỉ
     
    Mei Haso and Missfly82 like this.
  10. V/C

    V/C Mầm non

    Chắc do tào lao nhiều quá.
     
    Missfly82 thích bài này.
  11. V/C

    V/C Mầm non

    À, hiểu rồi. Có nghĩa là của bưng các web khác về đưa lên box Dự án, rồi đề Hoàn thành là thành dự án của tve-4u. Còn ai hiểu chữ Hoàn thành đến đâu thì tùy, nếu chưa Hoàn thành thì làm tiếp cho Hoàn thành.
     
    Missfly82 thích bài này.
  12. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này