Yêu cầu sách Bộ sách Làm quen Kinh tế, Triết, Thống kê qua biếm họa – Vũ Hà Văn, Giang Lê, Ngô Bảo Châu

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi Missfly82, 24/4/18.

Moderators: teacher.anh
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Làm quen Thống kê học qua biếm họa[​IMG]

    Vũ Hà Văn

    Viết sách toán cho nhà toán học đọc thì dễ, nhưng viết sách toán cho tất cả mọi người là một việc rất khó làm.

    Lý do thứ nhất là bản thân toán học khô khan. Một câu chuyện có nội dung toán học mà ngộ nghĩnh đến mức khiến bạn phải cười tủm tỉm ư? Ít khi gặp lắm.

    Lý do thứ hai là một phần rất lớn của toán học không liên quan trực tiếp đến cuộc sống ngày thường của chúng ta. Thường là chúng chẳng có một ứng dụng cụ thể nào mà bạn cần hay muốn quan tâm đến.

    Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là một ngoại lệ hiếm hoi. Nó sẽ làm bạn cười, làm bạn ngạc nhiên, và quan trọng nhất, làm thay đổi cách bạn nhìn nhận cuộc sống và giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn. Bạn có thể hiểu rõ hơn nguyên tắc ước lượng trong các cuộc bầu cử hay một số nguyên lý đầu tư, hoặc lý giải tác hại của cờ bạc bằng cơ sở toán học.

    Thống kê là môn toán học của xã hội hiện đại. Nó được phát triển không phải vì trí tò mò của một số nhà khoa học tự dưng thích làm toán khó, mà để giải quyết một số vấn đề bức thiết từ cuộc sống. Những câu hỏi này được các tác giả và họa sĩ, hiển nhiên là những con người thông minh và khôi hài, diễn giải một cách thú vị và vui tươi nhất.


    Tháng 6 năm 2016

    Giáo sư Toán học Vũ Hà Văn, Đại học Yale, Hoa Kỳ


    ***

    Làm quen Kinh tế học qua biếm họa – Tập 1: Kinh tế Vi mô[​IMG]

    Lê Hồng Giang

    Kinh tế có lẽ là một trong những khía cạnh xã hội được mọi người quan tâm nhiều nhất. Người ta có thể thờ ơ với chính trị, nghệ thuật, tôn giáo hay thậm chí khoa học, nhưng hiếm có ai không động chạm ít nhiều đến các vấn đề kinh tế mỗi ngày. Tuy vậy kinh tế học, ngành khoa học về kinh tế, lại không mấy phổ biến trong dân chúng và đôi khi cả trong giới trí thức.

    Một ví dụ điển hình là dù một loại thuế đánh lên nhà sản xuất hay lên người tiêu dùng thì cuối cùng cả hai bên đều phải chia sẻ gánh nặng của sắc thuế đó. Vậy nhưng không ít người muốn nhà nước chỉ đánh thuế lên doanh nghiệp chứ không lên các sản phẩm họ mua hàng ngày. Những khiếm khuyết nhận thức về kinh tế như vậy có thể là hệ quả của sự thiếu vắng môn kinh tế học trong trường phổ thông mà đáng ra nó phải được chú trọng tương đương như lịch sử hay vật lý chăng?

    Cuốn sách tranh này của hai tác giả Klein và Bauman sẽ giúp cho những ai muốn bổ sung kiến thức cơ bản về kinh tế học một cách nhanh gọn và nhẹ nhàng nhất. Yoram Bauman, một giáo sư kinh tế của đại học Washington được hàng triệu lượt xem trên YouTube và trình diễn ở khắp các trường đại học và câu lạc bộ hài trên toàn thế giới, kết hợp với họa sĩ truyện tranh Grady Klein đã chuyển tải những khái niệm và lý thuyết quan trọng nhất của kinh tế học qua những mẩu thoại và giải thích dí dỏm.

    Cách tiếp cận của Bauman không chỉ hài hước mà còn xoay trục lại ngành học này ra khỏi quỹ đạo truyền thống cung – cầu để bạn đọc thấy kinh tế học gần gũi hơn với cuộc sống. Bauman đã trình bày kinh tế học từ những lựa chọn của một cá nhân đến sự tương tác của một vài cá thể và cuối cùng là hoạt động của toàn bộ thị trường. Dù đơn giản hóa rất nhiều nhưng cuốn sách vẫn giới thiệu đầy đủ các khái niệm quan trọng của kinh tế học như chi phí cận biên, cải thiện Pareto, lựa chọn rủi ro…

    Hầu hết các nhân vật nổi tiếng Bauman giới thiệu trong quyển sách được Klein miêu tả bằng phong cách “biếm”, rất hài hước nhưng không lẫn vào đâu được, từ các học giả cho tới giới chính trị gia. Đây là cuốn sách hữu ích cho các bạn học sinh trung học muốn tìm hiểu về kinh tế học cũng như các bạn sinh viên đang học hoặc đã ra trường, và tất cả những ai muốn hiểu rõ hơn về kinh tế học; các bạn sẽ học được nhiều kiến thức bổ ích về kinh tế từ đây.


    Tháng 6 năm 2016

    Tiến sĩ Kinh tế Lê Hồng Giang – Brisbane, Úc.



    ***

    Làm quen Kinh tế học qua biếm họa – Tập 2: Kinh tế Vĩ mô[​IMG]

    Lê Hồng Giang

    Hầu hết các giáo trình và khoá học kinh tế đều mặc định chia kinh tế học thành hai nhánh: vi mô và vĩ mô, với hàm ý vi mô cho từng cá thể còn vĩ mô cho cả nền kinh tế. Thực ra vi mô có thể coi là nền tảng chung của kinh tế học, vĩ mô theo nghĩa hẹp của từ này là một trong các nhánh chuyên sâu tương đương như kinh tế học tài chính, kinh tế học lao động, kinh tế học phát triển, kinh tế học môi trường… Bởi vậy, tập hai này dù có tên là kinh tế học vĩ mô, thực ra bao quát khá nhiều nhánh chuyên sâu khác sau khi một số nền tảng cơ bản đã được giới thiệu trong tập đầu.

    Với kinh tế học vĩ mô theo nghĩa hẹp những khái niệm thường gặp trên báo chí như lạm phát, thất nghiệp, GDP được giải thích khá cặn kẽ thông qua những hình ảnh và lời thoại dí dỏm. Bằng cách giới thiệu hai trường phái vĩ mô chính có nhiều điểm đối nghịch: trường phái cổ điển và trường phái Keynes, Klein và Bauman đã khéo léo giải thích cho người đọc thấy tại sao các nhà kinh tế lại có thể có quan điểm rất khác nhau khi đối mặt cùng một vấn đề. Đỉnh điểm của sự khác biệt này là quan điểm về vai trò của nhà nước trong một nền kinh tế thị trường. Xét cho cùng kinh tế học vẫn là một ngành khoa học xã hội mà nhân sinh quan của các nhà kinh tế có vai trò rất lớn định hình quan điểm về thế giới quan của họ, không chỉ trong kinh tế học vĩ mô mà cả các vấn đề chính trị xã hội rộng hơn như bảo vệ môi trường, công bằng xã hội…

    Cũng giống như tập đầu, Klein và Bauman đã cố gắng hệ thống các vấn đề kinh tế ở tầm mức vĩ mô theo ba mức độ: từng nền kinh tế riêng rẽ, hai hoặc một nhóm quốc gia và cuối cùng là toàn bộ trái đất. Phần đầu về nhánh vĩ mô theo nghĩa hẹp cho từng quốc gia trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Phần hai giới thiệu những lý thuyết và khái niệm liên quan đến giao thương và dòng chảy vốn qua lại biên giới các nước. Phần này tiếp cận thương mại quốc tế bằng cách so sánh với tiến bộ công nghệ để giúp cho độc giả thấy được lợi ích cốt lõi của các hoạt động giao thương. Tuy nhiên, hai tác giả cũng không quên nhắc đến một số mặt trái và những tranh cãi chưa ngã ngũ về toàn cầu hoá. Phần cuối về các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt như biến đổi khí hậu, thay đổi cơ cấu dân số, xóa đói giảm nghèo… Đây rõ ràng là những vấn đề vô cùng hệ trọng nhưng đáng tiếc là cộng đồng quốc tế chưa có giải pháp căn cơ nào. Phần này nêu ra nhiều câu hỏi và thách thức hơn là đưa ra những câu trả lời.

    Có thể nói, tập hai này vẫn tiếp tục giúp độc giả tìm hiểu những khái niệm và vấn đề kinh tế ở tầm mức vĩ mô một cách rất dễ hiểu. Chỉ hơi tiếc là kinh tế học vĩ mô phải bao trùm quá nhiều lĩnh vực chuyên sâu nên tập sách này bị “quá tải”, nếu được chia thành 2 – 3 tập nhỏ thì đỡ gây “hãi hùng” cho độc giả hơn. Tuy vậy, hình thức truyện tranh hài hước của tập sách sẽ giúp bạn đọc dễ dàng “tiêu hoá” một lượng kiến thức kinh tế rất lớn. Nhờ đó các bạn sẽ có một cái nhìn khoa học hơn về những vấn đề kinh tế dù trong một gia đình, một cộng đồng, một quốc gia hay trên toàn thế giới.

    Tháng 6 năm 2016

    Tiến sĩ Kinh tế Lê Hồng Giang – Brisbane, Úc.



    ***

    Làm quen Triết học qua biếm họa[​IMG]

    Ngô Bảo Châu

    Bertrand Russel xác định vị trí của triết học là nằm ở đâu đó trong khoảng trống giữa thần học và khoa học. Giống như thần học, không thể trả lời những câu hỏi triết học đến tận cùng, hiểu biết của triết học luôn mang tính bất toàn. Mặt khác, giống như khoa học, triết học vận hành bằng lý trí và suy luận chứ không cho phép mình nương vào đức tin, mạc khải hay lý lẽ quyền lực. Nếu như khoa học chưa đưa ra được câu trả lời thích đáng cho những suy tư nguyên thuỷ của con người, thì những câu trả lời mà thần học đem đến ngày nay có vẻ không còn tính thuyết phục như trước đây. Vì thế mà dù cho câu trả lời của triết học thiếu tính xác quyết, nó thật cần thiết cho những ai còn ngay ngáy suy tư.

    Nhà toán học ngày nay ít khi đọc trực tiếp sách của các tiền bối như Euler, Gauss … vì những khái niệm và định lý quan trọng của Euler và Gauss liên tục được tổng quát hoá và làm cho sáng, cho rõ hơn. Tính kế thừa trong triết học thì rất khác. Người đi sau đôi khi, thậm chí thường xuyên phủ định những gì người đi trước nói, nhưng bản thân sự phủ định đó thường không triệt để vì định đề triết học không có tính xác quyết tuyệt đối như toán học. Vì thế, học triết vẫn phải bắt đầu từ lịch sử triết học để qua đó, người học nắm bắt được những luận cứ cơ bản của những bộ óc triết lý theo dòng lịch sử. Chính những luận cứ đó, có lúc bổ trợ cho nhau, có lúc đối lập thậm chí mâu thuẫn với nhau, làm nên nền tảng của triết học.

    Làm quen triết học qua biếm họa của Patton và Cannon là một quyển sách đáng yêu. Nó dành cho bất cứ ai còn có suy tư và băn khoăn về triết học. Các luận cứ cơ bản của các triết gia lớn được trình bày một cách giản dị, dễ hiểu, thoang thoáng hài hước mà càng đọc, người đọc càng bị cuốn hút hơn bởi những câu hỏi triết học. Các nhân vật, những bộ óc triết lý lớn của lịch sử, không xuất hiện theo trình tự thời gian, mà theo trình tự của những câu hỏi triết học.

    Những câu hỏi này lần lượt xuất hiện khi người đọc xuôi thuyền cùng Heraclitus theo dòng sông triết học. Tại sao không thể tắm hai lần trong một dòng sông? Nếu không có ai chứng kiến khi cây cổ thụ đổ ở trong rừng thì cay đổ có gây tiếng động hay không? Có linh hồn hay không, cơ thể và linh hồn là hai hay là một? Dù không thể hoặc chưa thể có câu trả lời xác quyết cho những câu hỏi này, nghe Patton và Cannon thuật lại những suy nghĩ và lập luận của các bộ óc triết lý vĩ đại bằng truyện tranh thật là thú vị. Dù không phải là phương tiện truyền thống để truyền tải các tư tưởng triết học, nhưng Patton và Cannon đã thành công trong việc sử dụng truyện tranh để giới thiệu một diện mạo dễ mến của triết học mà không hề thoả hiệp với sự dễ dãi và thiếu chặt chẽ như thường thấy trong các sách triết học đại chúng.

    Nếu bạn đặt ra câu hỏi “học để làm gì” thì quyển sách này không dành cho bạn. Nếu bạn hài lòng câu trả lời “trời sinh ra thế”, “hợp đạo trời” thì có lẽ quyển sách này cũng không dành cho bạn. Nhưng nếu bạn, dù còn trẻ hay đã già, vẫn băn khoăn với những câu hỏi triết học con trẻ, và muốn biết tất cả những câu trả lời khả dĩ cho nó, đơn giản chỉ vì bạn cảm thấy cần phải biết, thì quyển sách này là dành cho bạn đấy.

    Tháng 6/2016

    Giáo sư Ngô Bảo Châu, Đại học Chicago, Hoa Kỳ.
     
  2. canlu2005

    canlu2005 Mầm non

    mua sách ở đâu? chỉ giùm
     
    Thương yêu thích bài này.
  3. Thanh khê

    Thanh khê Mầm non

    Mua tiki chứ còn đâu.
    Bạn nào thích cuốn Thống kê va Triết học thì tôi tặng, vì đang dư.
    (ở Sgn)
     
  4. duy4some

    duy4some Lớp 1

    Em ở Bình Thuận, tiếc quá, em đang thích cuốn triết học mà chưa có xèng mua :((
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/4/18
    Thương yêu thích bài này.
  5. Thanh khê

    Thanh khê Mầm non

    Em là sinh viên?
     
    Thương yêu thích bài này.
  6. duy4some

    duy4some Lớp 1

    Em đang học 12 ạ.
     
    Thương yêu thích bài này.
  7. Thanh khê

    Thanh khê Mầm non

    Sao trong thông tin ghi là sinh năm 1997?
    Em nhắn cho anh địa chỉ và số điện thoại. Bao giờ rảnh anh sẽ gửi cho mấy cuốn, có thể đem tặng bạn bè nếu thích.
     
    Thương yêu thích bài này.
  8. duy4some

    duy4some Lớp 1

    Em đăng ký đại để tải sách nên chả để ý, chứ em sinh 2000. Để em nhắn tin cho anh, cơ mà em không dùng điện thoại.
     
    Thương yêu thích bài này.
  9. sapphire2906

    sapphire2906 Mầm non

    Bạn nào có sách scan mấy quyển này không vậy, cho mình xin, cám ơn
     
    Thương yêu thích bài này.
  10. Knowledge

    Knowledge Mầm non

    uầy mình ở Hà Nội :(
     
    Thương yêu thích bài này.
  11. lenhoxung9x

    lenhoxung9x Mầm non

    Bình Thuận đây :), bạn ở chỗ nào?
     
    Thương yêu thích bài này.
  12. duy4some

    duy4some Lớp 1

    Em ở Tuy Phong, nhưng sắp lên Đà Lạt học đại học rồi @@
     
    Thương yêu thích bài này.
  13. Knowledge

    Knowledge Mầm non

    em vô sg rồi, cho em xin sách với
     
    Thương yêu thích bài này.
  14. Thanh khê

    Thanh khê Mầm non

    Bạn ghé Nhã Nam thư quán, ở Phú nhuận, lấy sách nhé.
     
    Thương yêu thích bài này.
  15. boychaoban

    boychaoban Mầm non

    ủa không có file pdf sao ?
     
    Thương yêu thích bài này.
  16. Chào Thanh Khê...Mình cũng ở Phú Nhuận, bạn còn sách không ah...mình muốn mua một bộ ah? Cám ơn bạn nhiều!
     
    Thương yêu thích bài này.
  17. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Tên sách nghe thú vị thật!
     
  18. anhloi91

    anhloi91 Mầm non

    Các bác ai có file hoặc sách không để lại cho em với ạ. Em cám ơn nhiều ạ.
     
Moderators: teacher.anh

Chia sẻ trang này