Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi 4DHN, 24/9/16.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sáng ra lướt web một vòng chợt thấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Một tâm thư của một học sinh cấp 3 ở Sài Gòn gửi các bậc lãnh đạo, rất đáng suy ngẫm. Và cũng thật vô tình tối qua chat với vợ và vợ tôi cũng có những ý kiến rất hay. Đây là nguyên văn lời của người vợ kể với chồng về cuộc trò chuyện với con trai học lớp 11 (xếp hạng 3 trong lớp có hơn 50 học sinh):

    Còn đây là nội dung bức tâm thư của em học sinh đã nói trên:

     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/16
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Không biết cách học thì mệt là phải.

    Cho học nhiều thì kêu mệt. Cho các cháu ít bài, thậm chí không cho bài về nhà thì kêu ....

    Đúng là miệng lưỡi thế gian.

    Sent from Oneplus One
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi xưa mình cũng đi học mà, không phải mệt như bọn học sinh bây giờ. Nói chung thì đã có những lệch lạc trong hệ thống giáo dục, cả phía nhà trường lẫn phía gia đình học sinh.

    Bạn NQK có con đang đi học chứ? :P
     
  4. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Còn trẻ...nhưng đủ tạo "khoảng cách" về cái sự học giữa em và bọn nhỏ bây giờ. Lúc đó em có học thêm, nhưng không đến nỗi như bây giờ. Có áp lực, nhưng không đến nỗi như bây giờ. Có "sống ảo" (tuổi trẻ mà...), nhưng không đến nỗi như bây giờ, và còn nhiều nhiều nữa.
    Vẫn là câu đó, "trẻ em như tờ giấy trắng", chính người lớn đã vò nát bằng những toan tính riêng của mình và toàn là "vì tương lai con em chúng ta". Dối trá với nhau chưa đủ, còn phải dối với cả trẻ con :)
    Mấy nay lại đang xôn xao vụ dạy ngoại ngữ. Nói cho cùng thì vụ này cũng hay, vì làm lộ bộ mặt thật 1 vài vị. Không biết có ở đâu học sinh như xứ mình không nhỉ, mất tiền mất thời gian để được làm chuột bạch, cho những cái thí nghiệm mà cơ sở và tính khả thi thì vững chắc như ống nước sông Đà ấy.
     
    lucifer, 4DHN and Derby like this.
  5. baothoa

    baothoa Lớp 7

    Trong suốt cuộc đời đi học của tôi, chỉ có học thêm 2 khóa, là lúc luyên thi vào lớp 6 và đại học.
    Ngoài ra còn có học hè miễn phí vào 2 năm lớp 4 và lớp 8. Miễn phí nghĩa là không đóng tiền và vui chơi là chính, học là phụ.
    Kết luận của bản thân là: trong một nền giáo dục đúng đắn thì chẳng cần học thêm làm cái quái gì!
     
    4DHN, ntdieu and HacLongNinhKieu like this.
  6. ntdieu

    ntdieu Lớp 7

    Chắc chắn là số người lớn trực tiếp sử dụng “Chuyển động tròn đều”, “Chiều tăng giảm của hàm số” trong công việc và cuộc sống hàng ngày là con số rất nhỏ. Phần lớn những gì chúng ta học ở trường sẽ bị quên ngay khi chúng ta rời ghế nhà trường.
    Tuy nhiên không vì lý do đó mà không nên đi học. Theo tôi thì những gì còn lại mới thực sự là cái mà mỗi người cần, và cái "còn lại" rất khác nhau với mỗi người. Nhà trường hay nói rộng hơn là bộ giáo dục không thể nào biết rõ được ai cụ thể sẽ cần cái gì sau này. Cho nên việc của học sinh vẫn là phải học, để chuẩn bị hành trang sau này vào đời.
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn cực đoan quá, có những môn học bắt buộc phải nắm vững những môn đó là: toán học, văn học (sẽ gồm luôn tiếng Việt), vật lý, hóa học, địa lý, lịch sử, giáo dục công dân, nên học tốt tiếng Anh... Những môn này gọi là kiến thức cơ bản, học tốt thì mới có thể học được nhiều thứ chuyên sâu hơn và cũng sẽ giúp ích cho cuộc sống. Có nhiều môn khác khá vô bổ thì nên giảm bớt thời lượng đi là những môn gì thì tôi sẽ không thống kê ra.

    Nhìn chung, để giảm áp lực cần nhìn nhận vào vấn đề kiến thức thực tế thu được hơn là nhìn vào bảng điểm, cần có cách đối mặt khi bị điểm xấu. Như ở nhà tôi, khi con cái bị điểm xấu thì sẽ không mắng mỏ, nhưng sẽ yêu cầu nó giải trình là đã làm sai bài ở đâu và cũng yêu cầu nó làm lại bài cho đúng để lần sau không mắc lại lỗi đó nữa. Và cũng dạy con thà được 5 điểm thực sự còn hơn được 10 điểm mà giả dối, vụ này nói sau khi cháu nó kể chuyện có bạn cùng lớp quay cóp.
     
  8. NQK

    NQK Lớp 10

    Con em lớp 10 và lớp 4. Bọn nó chơi nhiều lắm.

    Sent from Oneplus One
     
    4DHN thích bài này.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tốt quá! :D
     
  10. ntdieu

    ntdieu Lớp 7

    Ý tôi nói "bộ giáo dục không thể nào biết rõ được ai cụ thể sẽ cần cái gì sau này", có nghĩa là bộ giáo dục không thể nào biết được Derby sẽ cần gì, còn ntdieu sẽ cần gì để có sự giáo dục phù hợp cho từng người.

    Chắc văn viết của tôi chưa được chuẩn, cho nên có ít nhất 2 người trích dẫn bài của tôi nhưng không hiểu ý tôi muốn nói cute_smiley23
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @Derby:
    Em có thể nói về nền giáo dục của Australia được không? Cụ thể học sinh của Australia được học những gì, gồm luôn cả những khóa liên quan đến kỹ năng sống. Và em có thấy nhiều áp lực không? :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/16
  12. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

  13. Derby

    Derby Lớp 7

    Mình hiểu đúng ý của bạn nên mới cmt như vậy.
    Vì theo mình thì "Bộ Giáo Dục" bắt buộc phải hiểu rõ học sinh của mỗi phân khoa cần những kỹ năng cụ thể nào để có thể đáp ứng với sự đòi hỏi của lực lượng lao động bên ngoài. Dĩ nhiên giữa giáo trình giảng dạy và điều mà các công ty cần ở ứng viên xin việc cũng thường có một khoảng cách. Nên đó cũng là lý do mà những người chịu trách nhiệm về Giáo Dục ở các quốc gia phát triển luôn luôn tìm cách để thay đổi giáo trình của từng phân khoa cho phù hợp với sự đòi hỏi bên ngoài theo sự đề nghị của những ủy ban độc lập hoặc có liên hệ mật thiết với các công ty lớn trên thế giới. Cho nên mới có việc trong vòng hai năm kể từ ngày ra trường, nếu bạn không kiếm được việc làm đúng với ngành đã học, thì cái bằng trở thành kém (nếu không nói là vô giá trị) trước mắt người tuyển dụng. Và bạn bắt buộc phải học bổ túc những kỹ năng mới không có trong chương trình lúc bạn còn trên ghế nhà trường, nếu vẫn muốn làm việc trong ngành bạn đã theo học.
     
    4DHN thích bài này.
  14. namnabonbon

    namnabonbon Mầm non

    Cũng khó cho cha mẹ lắm! Xã hội còn nhiều cám dỗ ,nên họ không biết con mình có thoát được sự cám dỗ ấy! Họ đành phải theo dõi và hướng con mình theo chuẩn mực ( theo họ là an toàn). Đôi khi đó là áp lực cho các em học sinh!
     
    4DHN thích bài này.
  15. TWINNA

    TWINNA Lớp 1

    Và họ chọn cách vô cùng an toàn là đổ hết khó khăn đó sang cho con cái gánh. Có cái kiểu cha mẹ nào lại như vậy, nhưng xin thưa là đa số phụ huynh ở Việt Nam làm vậy.
    Trước đây tôi có theo dõi một đoạn phóng sự ở một nơi khá đông người, đoạn phóng quay một đứa nhỏ lớp 7 hay 8 gì đó trả lời phóng viên và cứ nhầm lẫn lung tung các nhân vật lịch sử, thậm chí còn không nhớ Quang Trung và Nguyễn Huệ là một. Mấy người xung quanh tôi liên tục chửi rủa về "lớp trẻ", họ nói giới trẻ ngày nay không ra gì không biết gì không chịu học hành gì, suốt ngày đàn đúm chơi game không thì tự kỷ ở nhà. Trong lòng tôi không khỏi căm giận đám người dốt nát này thay cho lũ trẻ đó.
    Trẻ con Việt Nam và trẻ con các nước tiên tiến không khác gì nhau, thể hiện ở việc những đứa trẻ Việt Nam ra nước ngoài từ nhỏ không khác biệt gì so với trẻ con bản địa về mặt năng lực và nhận thức, vậy tại sao khi lớn lên năng lực của chúng lại thua kém nhiều như vậy. Giả sử một hay hai đứa trẻ kém thì có thể là do nó kém năng lực hơn những đứa khác, nhưng mà cả một "lớp trẻ" kém cỏi thì không thể là do lỗi của nó được, mà phải là do lỗi của giáo dục bao gồm giáo dục ở trường và ở nhà, mà những cái này là do người lớn tạo ra, giáo dục thì do bộ giáo dục tạo ra, ở nhà thì cha mẹ dạy, toàn là người lớn.
    "Lớp trẻ" mà kém cỏi nguyên nhân là do "lớp già" dốt nát, đã vậy còn bày đặt đổ lỗi cho những đứa trẻ ngây thơ không biết gì. Họ làm vậy đơn giản là vì những đứa trẻ đó nhận thức chưa đủ chưa biết tự bảo vệ mình và không thể kháng cự, đổ lỗi cho những đứa trẻ như vậy là một hành động vô liêm sỉ. Một "lớp già" nhận thức, trình độ và tư cách đạo đức như vậy đều không có tư cách yêu cầu lớp trẻ phải đưa đất nước "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" nhưng lại suốt ngày đặt ra các chuẩn mực vớ vẩn này nọ cho lớp trẻ.
    Tôi muốn nói với những người trưởng thành của Việt Nam, nếu muốn gì thì tự đi mà làm lấy, tự nỗ lực mà đạt được lấy, rồi con cái bạn và các thế hệ sau sẽ tự lấy đó mà làm gương, chúng sẽ lại nỗ lực phấn đấu mà tiếp bước, chúng sẽ nhìn vào cái bóng của cha ông mà trưởng thành. Còn nếu người lớn mà không ra gì thì rõ ràng nhiều gương xấu để chúng noi theo, giáo dục kiểu gì cũng vô ích. Lớp trẻ bây giờ nhận thức kém ngày xưa là vì những người trưởng thành bây giờ không bằng ngày xưa, lớp trẻ trong nước kém cỏi hơn các nước khác vì những người trưởng thành, và cái xã hội mà họ tạo ra không ra gì.
    Nếu muốn yêu cầu chúng điều gì thì tự biết sửa mình đi, sửa cái xã hội này đi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/9/16
  16. Derby

    Derby Lớp 7

    Tụi em học về kỹ năng sống ở ngay trong trường. Thí dụ, ngay từ Kindergarten (4 tuổi, trước khi vào mẫu giáo) đã được học cách đối phó với những trường hợp nguy hiểm / khẩn cấp như cách gọi xe cứu thương, cứu hỏa, cảnh sát hay những dịch vụ xã hội khác (như bully, abuse.v.v). Tối qua, trên TV có tin một em nhỏ 4 tuổi đã cứu được cả nhà thoát khỏi chết cháy :D. Cũng như đã từng có những em bé 4 / 5 tuổi cứu được người nhà khỏi chết vì những kiến thức được học rất sớm này.

    Giáo dục ở nước em chú trọng đến việc tạo nên những người có suy nghĩ độc lập. Bởi vậy ngay từ mẫu giáo, học sinh được khuyến khích phát biểu và tham gia vào những cuộc thảo luận ôn hòa. Thầy cô thường là người hướng dẫn nhiều hơn là đòi hỏi học sinh phải nghe lời của họ. Việc đầu tiên mà trẻ mẫu giáo và những năm sau đó được học là tuyệt đối "ngay thẳng", "công bằng", "tôn trọng sự khác biệt", "tôn trọng tài sản chung", "tôn trọng thiên nhiên", "quan tâm đến người khác", "có trách nhiệm với những việc mình làm", v.v. Việc dạy trẻ "tôn trọng sự khác biệt" là để chúng nhìn những điều khác với chúng về tín ngưỡng, văn hóa, hình dáng, màu da... bằng cặp mắt cởi mở và dần dần sẽ có khả năng bình tĩnh lắng nghe những ý kiến khác biệt / trái ngược hoặc những chỉ trích từ người khác.

    Nói chung, ở những năm đầu (grade 1 / 2), về science, trẻ được học về ecosystem để biết sự liên hệ giữa đời sống con người và thiên nhiên. Toán thì ngoài những phép tính thông thường, còn có thống kê, xác xuất, algebra, hình học, tiền tệ. Những năm sau thì học kỹ hơn về những topic đã học trước đó và thêm những thứ khác như Finance, IT, v.v.

    Ngay từ lớp 1, trẻ đã phải học cách research và present những điều mình tìm hiểu. Thầy cô đưa ra một đề tài gợi ý. Các em về nhà, với sự phụ giúp của phụ huynh, sẽ tìm hiểu thêm rồi tự soạn ra một bài với hình ảnh dẫn chứng để trình bầy với các bạn cùng lớp. Như vậy, ngoài khả năng tìm kiếm và sàng lọc những thông tin liên hệ đến đề tài, trẻ còn học được kỹ năng trình bầy một cách mạch lạc trước đám đông. Chúng cũng rất tự tin vào sự hiểu biết của chính mình :rolleyes:. Anh không thể yêu cầu chúng tin vào bất cứ điều gì mà không giải thích / chứng minh rõ ràng ;).

    Tham gia vào các môn thể thao và học cách sử dụng một (hay nhiều hơn) nhạc cụ cũng là điều bắt buộc. Còn có những nhóm kịch nghệ, ca hát, vũ, họa, v.v để học sinh joint. Quên, swimming là một trong những môn bắt buộc phải học.
    Chương trình học cũng thường xuyên thay đổi để thích ứng với xã hội bên ngoài nên những điều em được học trước kia cũng hơi khác với những điều cháu em học bây giờ.

    Lên highschool thì còn thêm việc bắt buộc phải tham dự những cuộc cắm trại với nhà trường nữa. Ở đây, hs học cách sống hòa đồng, dạy và học lại những kỹ năng từ người khác. Giáo trình thì cố định cho đến lớp 9. Ở năm lớp 9 này hs được cố vấn để chọn những môn thích hợp với ngành mà chúng muốn học khi lên ĐH. Vì những môn này bắt đầu học từ lớp 10, 11 & 12. Môn học để lựa chọn thì rất nhiều. Ngoài Mathematics, Science (Physics, Chemistry, Biology), Phylosophy, Languages, Literature, còn có Software Development, Accounting, Psychology, IT, Environmental Science, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Food and Technology, v.v và v.v.

    Việc học thêm trước kia chỉ dành cho những hs yếu kém về một môn nào đó. Thường thì phụ huynh mời private tutor tới nhà để kèm thêm cho con cho tới khi đứa trẻ bắt kịp chương trình giảng dạy trong lớp. Nhưng hiện nay phong trào học thêm Toán đang nở rộ trong giới hs Á Châu. Nói như thế, không có nghĩa là tất cả mọi hs đi học thêm đều trở thành giỏi hoặc giỏi vì có học thêm :D.

    Ở bậc ĐH, các môn như Microeconomics, Macroeconomics, Psychology và Organisation & Management là kiến thức bắt buộc đối với tất cả mọi ngành nghề.

    Ngoài việc đi học, đa phần hs bắt đầu đi làm thêm từ lúc được 14 tuổi 9 tháng (luật không cho phép mướn trẻ em nhỏ hơn). Chậm lắm là tới năm lớp 11 là cũng bắt đầu. Tới ĐH thì hầu như đứa nào cũng có một / hai cái part-time jobs để chạy như điên :D. Nhiều đứa tuy vẫn còn là hs nhưng đã làm magager trông coi khoảng vài chục nhân viên dưới quyền. Đi làm ở đây là để học hỏi kinh nghiệm nên từ con Thủ Tướng, Tổng Thống trở xuống đều như nhau :D. Việc này áp dụng luôn cho William và Harry (Thái tử / hoàng tử của hoàng gia Anh) lúc hai người này còn đi học.

    Vì đi làm thêm như vậy nên cũng có nhiều hs ĐH bị áp lực. Thường thì họ giải quyết bằng cách nhờ private tutor kèm thêm những môn cảm thấy khó theo kịp. Các trường ĐH đều có những communication channel để hs liên lạc với nhau nên việc kiếm người kèm cũng khá dễ dàng.

    Từ ngày có nhiều du học sinh đến từ châu Á thì vì các hs này thường rất yếu so với local nên các trường ĐH lại đặc biệt mở thêm các lớp dạy kèm (free) do hs. Các lớp này thường do các hs đã học và đậu cao các môn phụ trách. Cho dù mới học xong môn đó vào semester trước, hs lãnh trách nhiệm vẫn phải tham dự các buổi lecture để ghi chép và sau đó giảng lại cho các hs đang theo học ở những buổi free tutoring này.

    Nói chung, bản giảng huấn luôn luôn tìm mọi cách để giúp hs, làm nhẹ bớt áp lực của việc học hành. Như post lecture notes lên trước để hs in ra và xem trước cùng với textbook, làm cho việc theo dõi bài giảng dễ dàng hơn. Và thâu lại các buổi lecture rồi upload lên trang web của môn học hoặc live tutoring cho những hs không thể đến trường. Mỗi subject đều có một communication board, nơi hs có thể post những câu hỏi để thảo luận với lecturer / tutor và các hs khác. Thường thì hs có câu trả lời của teacher ngay trong ngày, nếu không phải là chỉ khoảng một / vài tiếng sau. Nhất là khoảng thời gian trước / đang thi cử, teachers gần như luôn luôn có mặt để kịp giải thích những điều hs còn thắc mắc.

    Em có đọc bài anh dẫn link và hiểu được tâm trạng của người viết. "Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng “Chuyển động tròn đều”, “Chiều tăng giảm của hàm số” hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?" Đây là điều làm cho việc học toán trở thành chán ngắt đối với các bạn không mê toán bẩm sinh. Học theo cái kiểu "Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.""Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình." thì không ghét học mới là chuyện đáng ngạc nhiên.

    Ở đây, chúng em đều được dạy về các lãnh vực mà topic mình học sẽ được áp dụng trong đó. Thí dụ, trigonometry áp dụng trong kỹ nghệ xây cất, derivative để tính sự sinh sản của vi khuẩn, v.v. Điều này áp dụng đối với tất cả những môn học khác. Các buổi excursions là để đáp ứng những nhu cầu này. Một số các trường tuyển (private / more-reputable-public highshools) còn có chương trình overseas excursions nữa. Thường thì hs được đưa đi sang Mỹ, vào các trung tâm công nghệ nổi tiếng như Google, Microsoft, Apple, v.v. để tham quan. Việc học hỏi thêm được bao nhiêu là tùy thuộc khả năng đặt câu hỏi và hiểu câu trả lời của mỗi cá nhân.

    Về áp lực thì con cái của gia đình Việt / Tàu phải chịu nhiều hơn. Vì ngoài chương trình chính, trẻ em còn phải học thêm tiếng Việt / Hoa từ lúc 5 tuổi cho đến hết Highschool và nhiều thứ khác như Võ Thuật, đàn (Piano, Violin, đàn tranh, v.v.), tennis, soccer, v.v. Dĩ nhiên, trẻ em Việt cũng thường than phiền về "số phận hẩm hiu" của mình khi so sánh với các bạn mainstream đồng lứa, nhưng các cha mẹ Việt thường bị điếc (cố tình), nên những lời than vãn cũng chỉ như "gió thoảng qua tai" cute_smiley23.

    Bản thân em thì phần lớn áp lực đến từ việc mỗi ngày chỉ có 24 tiếng và từ tiêu chuẩn em tự đặt ra cho mình hơn là đến từ gia đình hay thầy cô :D. Không biết ở VN thì sao nhưng em thường có một mối liên hệ rất gần với teachers. Khi học bài, nếu có điều gì cần hiểu thêm, cho dù ở ngoài phạm vi của bài giảng, em thường email thắc mắc và luôn luôn nhận được trả lời (rất sớm). Bởi vậy, chưa phải học thêm bao giờ mà "đến trường vẫn là chuỗi ngày vui" :D.

    Một trong những điều khác biệt giữa nước em và VN là người ta không cần phải bắt buộc học xong ĐH mới có thể kiếm được việc làm có income cao. Các trường Tafe (công và tư) dạy đủ mọi loại nghề từ Fashion Design, Kế toán, Financial Planning cho đến Điện lạnh, Xây cất, baking hay Plumbing, v.v. Các người thợ làm những nghề cực nhọc hơn việc làm trong office cũng kiếm được nhiều tiền. Tóm lại, khoảng cách giữa các thành phần trong xã hội không quá xa nên áp lực cũng giảm bớt chăng?

    Một điều nữa là, hs ĐH, nếu vì lý do gì không thể complete cái course liền thì có thể xin defer rồi quay trở lại tiếp tục sau. VN có chế độ này không anh?

    Tạm thời, hãy thế đã! :D

    Quên, tụi em không bị buộc phải học theo một chiều hướng, tư tưởng định sẵn bởi những người khác. Tư duy của một người cần phải được hướng dẫn để phát triển một cách tự nhiên mới có thể đạt đến mức tột cùng của nó. Suy nghĩ mà bị buộc phải theo một chiều hướng do người khác đặt ra thì mình sẽ triệt để thừa hưởng cái kém cỏi của những người đặt ra chiều hướng đó và hoàn toàn đánh mất khả năng tìm tòi, suy luận của chính mình.
     
    Last edited by a moderator: 27/9/16
  17. Tit@n

    Tit@n Lớp 3

    Mình đã trải qua 2 nền giáo dục (Đại học & Cao học) tại 2 đất nước Australia & Đức. Môn học bắt buộc chung ở cả 2 nền giáo dục này là: Communications (giao tiếp, presentation, writing, ...). Mới thấy học đề cao việc trang bị kỹ năng Viết, nói, giao tiếp bằng nhiều phương tiện cho SV thế nào.
    Mình cũng có dịp tiếp xúc với trẻ em (từ mẫu giáo - Kindergarten, đến phổ thông, Trung học), hỏi qua bọn nhóc & hỏi cả Bố Mẹ của chúng thì thấy:
    - Trẻ con ở 2 đất nước này (mẫu giáo): rất thích đến trường & mong được trở lại trường sau mỗi kỳ nghỉ hè. Còn trẻ em ở Việt Nam? Ngược lại hoàn toàn (mình có mấy đứa cháu ruột)
    - Học sinh phổ thông: học xong ở lớp khoảng 15h về, đi chơi hoặc ở chỗ Bố Mẹ đến tối, ăn cơm rồi học khoảng 1-2h là hết bài.
    - Học sinh Trung học: viết bài luận dài cỡ 10 trang là bình thường (lúc này tập trung rất nhiều vào kỹ năng: viết, thuyết trình, làm việc nhóm,...)
    Sinh viên Việt, nếu mới sang du học, sẽ "chê" sinh viên nước bạn làm toán (Cộng, trừ, nhân, chia, đổi vế,...) chậm. Vậy mà các nhà bác học/khoa học trên thế giới lại xuất phát từ các nước này.

    Lỗi hãy đổ cho người lớn, xin đừng nói trẻ con!
    Thân,
    Tit@n
     
    TWINNA, hoalienbao, 4DHN and 3 others like this.
  18. Derby

    Derby Lớp 7

    • Đúng như vậy. Cháu mình mới grade 1 thôi mà mỗi sáng lúc đánh thức, thấy anh chàng còn nằm ì thì chỉ việc đi ra khỏi phòng nó và ném lại một câu, "Nếu con mệt thì tiếp tục ngủ đi, bữa nay cho con nghỉ học" là nó sẽ chồm dậy, nhảy khỏi giường và chạy theo liền :D. Ngay đối với việc đi sang Mỹ để thăm bà con vào lúc nó được nghỉ 2 tuần term break, dù rất ao ước, nhưng thấy nói cần khoảng 3 / 4 tuần là nó từ chối liền, nói "I can't go. I've school".
    • Học bài thì cần khoảng 2h nhưng nếu có assignment thì thời gian dùng để tìm kiếm, lựa chọn thông tin và trình bày presentation sẽ lâu hơn.
    • Không phải chỉ viết dài mà còn bị giới hạn số chữ nữa, nhất là ở bậc ĐH. Mỗi một assignment handed out thường kèm theo số chữ tối đa mà hs được phép dùng. Điều này tập cho hs cách viết gọn gàng, súc tích vì vẫn phải mổ xẻ, trình bầy tất cả những arguments với dẫn chứng / thí dụ rõ ràng mà không được vượt quá số chữ cho phép (plus 5% - 10%). Việc xảy ra là hs phải tìm đủ mọi cách để ăn gian như, khi có thể, trình bầy ý kiến dưới dạng table và save lại như picture (word count không tính chữ viết trong pic và kết quả là có khi ăn gian được vài ngàn chữ :)).
    • Điểm yếu chung của du học sinh Việt / Hoa, ngoài Anh ngữ ra, là research, cách xử dụng những apps thông thường như trong Microsoft Office, trình bầy dẫn chứng bằng statistics, v.v. nhưng yếu nhất vẫn là kỹ năng phân tích và suy luận. Mình từng nhận lời sửa bài cho du học sinh học Master Degree nên biết rõ điều này. Những điểm yếu trên đều có thể khắc phục dễ dàng với một ít thời gian, nhưng khả năng suy luận cần được rèn luyện lâu dài trong một môi trường tự do tư tưởng và ngôn luận. Đây là điều rất thiệt thòi cho trẻ VN.
    Một điều mình muốn nói thêm ở đây là trẻ nước ngoài không bao giờ bị người lớn dối gạt. Lịch sử của họ có thể không hoàn toàn đúng với những điều đã xảy ra trong quá khứ, nhưng họ không bao giờ cố tình bịa đặt hay bóp méo thông tin để hướng các em đi theo con đường họ muốn. Trong học đường và gia đình thì cha mẹ và các thầy cô luôn tỏ ra kiên nhẫn và supportive. Bạn không bao giờ dùng từ "ngu" để nói một đứa trẻ. Hình như VN rất khác về phương diện này?

    Lúc trước có đọc những lời cmt trên diễn đàn ca ngợi cuốn "Tuổi Thơ Dữ Dội" của Phùng Quán. Vì khâm phục và cảm thương thân phận của ông Phùng nên mình cũng muốn đọc thử, nhưng không hết vài trang thì phải bỏ. Cảm giác "ê răng" đến ngay từ những trang đầu tiên :eek:. Nói thật, đó là một trong những cuốn sách mà mình sẽ không bao giờ muốn các cháu đọc phải. Có lẽ vì sinh trưởng trong một xã hội mà người lớn nào cũng ý thức được rằng, "phải bảo vệ trẻ em bằng tất cả khả năng của mình", nên mình không chịu nổi cái mà theo mình, là "đầu độc tâm hồn" của trẻ? "Bảo vệ" ở đây không phải chỉ là không đánh, mắng chửi rủa nặng lời (protect them from physical, mental & emotional abuses), mà còn phải bảo vệ sự trong sáng trong tâm hồn của các em nữa. Có nghĩa là chỉ dạy và huấn luyện các em khả năng yêu thương chứ không bao giờ làm vướng bẩn tâm hồn các em bằng những bài học nói về hận thù. Chiến tranh hay ý thức hệ là việc của người lớn. Rót vào tâm hồn non nớt của các em những bài học hận thù, theo mình, là vô lương tâm và quá tàn nhẫn :(.

    Các bạn có thấy trẻ em VN vác về nhà những con chim gặp nạn hay thú đi lạc để chăm sóc cho tới khi chúng hồi phục hoặc tìm lại được chủ nhân? Trẻ em bên Mỹ sau khi xem phim "Save Willy" đã nhịn ăn sáng liền mấy năm trời để góp tiền vào quỹ dùng để huấn luyện những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho chú cá voi diễn viên chính của phim, trước khi thả chú về biển cả. Cũng vậy, kỹ nghệ thịt heo đã chịu những tổn hại nặng nề một thời gian vì các em từ chối ăn "bacon", sau khi xem phim "Babe" :D.

    Tâm hồn tuổi thơ là nhưng trang giấy trắng. Các em sẽ trở thành mẫu người như thế nào, hoàn toàn tùy thuộc vào những điều mà người lớn vẽ lên trên đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/9/16
    thaibeouu, notakid, mrmalibu and 4 others like this.
  19. V*C

    V*C Lớp 4

    Nguyên nhân một phần cũng từ cha mẹ: Kỳ vọng quá vào con, học nhiều môn cho bằng thiên hạ...nên suốt ngày chỉ học và học, cặp thì nặng hơn người.
    Trẻ con là cứ Ăn, Ngủ là hàng đầu, Học thứ 3.
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không rõ từ bao giờ trẻ con không được khuyến khích sự sáng tạo nữa. Thời tôi còn đi học (1974-1985) giáo viên vẫn khuyến khích sự sáng tạo, sự sáng tạo này trong rất nhiều môn. Nhiều bài văn viết hay của học sinh vẫn được giáo viên đọc và phân tích trước lớp. Nếu giải toán mà dùng nhiều cách sáng tạo thì sẽ được điểm cao nữa. Hồi đó trường tôi (ví dụ hồi cấp 2) có rất nhiều giáo viên dạy hay và tâm huyết với nghề. Nhiều giáo viên dạy hay và cuốn hút đến nỗi giáo viên dành 15 phút để đọc cho học sinh ghi hết bài học còn lại 30 phút dành cho việc giảng, học sinh há mồm ra nghe vì hay quá. Những tiết học như thế rất cuốn hút. Sau này vào ĐH cũng có nhiều môn kỹ thuật chuyên ngành tưởng chừng như khô khan nhưng gặp giáo viên dạy hay và hài hước thì vẫn rất thi vị. Bài giảng của thầy (cô) thường kèm theo những ví dụ thực tế rất sinh động nhiều khi rất hài hước. :D
     
    Tit@n thích bài này.

Chia sẻ trang này