Kinh điển Chiều hôm lỡ chuyến - Yukio Mishima

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi cxz27, 17/5/17.

  1. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Cuốn này vô tình mình kiếm được trong kho sách online của một bạn chuyên đọc văn học Trung Quốc.

    Nguồn Ebook: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]

    Truyện kể về Ryuji, một chàng thủy thủ luôn sống với ý nghĩ, dù là mơ hồ, rằng có một niềm vinh dự đặc biệt nào đó đang chờ đợi chàng ngoài biển khơi. Chàng gặp một thiếu phụ có tên là Fusako và yêu nàng say đắm. Cuối cùng, chàng quyết định kết hôn với nàng. Đứa con trai 13 tuổi của Fusako – Noboru – là một trong những đứa trẻ trong nhóm những cậu bé có tính nết hoang tàn. Những đứa trẻ này tin vào cái gọi là “tính khách quan”, bài trừ thế giới người lớn bởi theo chúng người lớn là những kẻ luôn sống trong ảo mộng, là những kẻ đạo đức giả và lụy tình.

    Ngay khi Ryuji bắt đầu thân thiết với Fusako – người thiếu phụ sống bên bờ biển – cũng là lúc chàng xé bỏ những ước mơ mà chàng đang đeo đuổi trong cuộc đời chàng. Con trai của Fusako, Noboru, có một sở thích nhìn lén mẹ nó qua lỗ khóa cửa: mỗi lần nhìn ngắm mẹ nó trút bỏ xiêm y, nó lại thấy cơ thể mình đê mê, rạo rực. Noboru căm ghét cái ý nghĩ rằng mẹ nó đang dần xa rời nó để đến với một người đàn ông, người mà đã lấy đi của nó niềm hy vọng và sự tự do. Sự giận dữ, nỗi lo sợ vì phải cô đơn ấy của Noboru đã hóa chuyển thành những hành động hung dữ khủng khiếp của chính nó và những đứa trẻ cùng trong nhóm.
     

    Các file đính kèm:

  2. Phạm V Hoàng

    Phạm V Hoàng Mầm non

    Có file epub không vậy bạn?
     
  3. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân


    CHIỀU HÔM LỠ CHUYẾN
    ---❊ ❖ ❊---
    Tác giả: Yukio Mishima
    Dịch: Đỗ Khánh Hoan - Nguyễn Tường Minh
    [​IMG]
    DOWNLOAD
     

    Các file đính kèm:

  4. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Gửi các bạn bản ebook đã sửa chính tả và vài lỗi dịch.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 3/6/22
  5. huytran

    huytran Lớp 5

    Lời giới thiệu của NXB làm người ta có cảm giác người viết chỉ đọc có chương đầu và chương cuối tác phẩm, mà còn không hiểu hết nữa.

    Mishima viết nhiều về chủ đề sự say mê cái đẹp nam tính; nhưng thay vì chỉ dẫn đến ham muốn nhục thể, nó còn làm cho ông ám ảnh với việc làm cho chính mình, và cuộc sống của mình, trở thành hình tượng đẹp thuần túy - một thứ kiểu chủ nghĩa siêu nhân của Nietzsche. Thằng bé trong truyện nhìn hình ảnh người cha dượng theo kiểu đó - một thủy thủ mạnh mẽ, sống cuộc đời xông pha vào nguy hiểm, không vướng bận những thứ tầm thường tục lụy của nếp sống gia đình tầm thường. Gần suốt cuốn truyện, sự nhìn trộm của nó chính là triệu chứng của lòng say mê, tôn sùng đối với cái đẹp trong hình tượng người thủy thủ này.

    Đến khi người thủy thủ quyết định bỏ nếp sống lênh đênh trên biển cả để lập gia đình với mẹ thằng bé, nó rơi vào cảm giác "thần tượng đổ vỡ", mất niềm tin vào sự tồn tại của thế giới thần thánh mà anh ta đã mang đến cho nó; quyết định giết chết cha dượng của nó và lũ bạn chính là cách "cứu vãn" anh ta khỏi sự sa ngã, và cũng để trừng phạt hành vi phản bội lý tưởng. Đây không phải là "căm ghét cái ý nghĩ rằng mẹ nó đang dần xa rời nó để đến với một người đàn ông, người mà đã lấy đi của nó niềm hy vọng và sự tự do" (nghe giống như động cơ trong mấy thứ truyện trinh thám Lôi Mễ hơn là của một văn hào như Mishima, người phản kháng chủ nghĩa tâm lý, tức là chủ trương cho rằng động cơ của con người luôn có tính dục vọng bản năng).

    Tên tiếng Anh của cuốn này do chính Mishima đặt là The sailor who fell from grace with the sea, bên VN thường dịch là Người thủy thủ bị biển khước từ, nhưng đúng hơn phải là Người thủy thủ bị mất ân sủng của biển.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/8/22
  6. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Mình thấy phân tích ở video này khá thú vị. Đầu tiên mình đọc nhà văn này, mình cũng đã có nhận định ông theo chủ nghĩa phát-xít. Còn các bạn thấy thế nào? :D
     
    huytran and machine like this.
  7. huytran

    huytran Lớp 5

    Tôi có thể đồng ý hoặc không, tùy theo định nghĩa của bạn về "phát-xít". Nếu tôi phải phân loại thứ chính trị của Mishima, thì tôi sẽ dùng một cách gọi có phạm vi bao quát hơn, là chủ nghĩa cực hữu (ultra-rightism).

    Giới phê bình phương Tây cùng thống nhất nhìn cuộc đời và hành động chính trị của Mishima như 1 cái gì đó nằm trong khoảng từ lầm lạc đáng tiếc đến tội ác điên rồ; họ giãy nảy như các bà nội trợ trước chuyện dính đến máu me, dao kiếm (xin lỗi các bà nội trợ). Việc ông làm nhắc lại cho họ những chuyện bi thảm trong chiến tranh, và chiến tranh là xấu, không cần bàn cãi. Ta hãy nhớ là cho đến khi chết, Mishima chưa từng kêu gọi đổ máu hay sát hại người khác; kẻ duy nhất ông ta giết là chính mình.

    Họ biết rất rõ, và vẫn trích dẫn trong những bài phê phán của họ để tỏ ra mình thật sự uyên bác, rằng đằng sau hành động của Mishima là những thôi thúc duy mỹ (dù điều đó không cản trở họ tiếp tục chụp mũ). Ông là loại nghệ sĩ không giới hạn ở chỗ tạo ra nghệ thuật để bán lấy tiền; cái ông muốn là sống như một sự sáng tạo, và biến cuộc đời thành một tác phẩm nghệ thuật. (Nghệ thuật phải hiểu rộng là quá trình người ta lấy một chất liệu tồn tại ngẫu nhiên biến thành cái gì đó thuộc về mình, và nói về mình cho đồng loại hiểu).

    Nước Nhật sau chiến tranh lâm vào cảnh đổ vỡ hoàn toàn, không những về vật chất mà còn cả về ý chí. Sau thời gian bị ngoại bang chiếm đóng, người Nhật sinh ra một thứ tinh thần quỵ lụy, thần phục, và tự hạ thấp mình. Họ bái phục những kẻ thắng trận, và đổ lỗi cho tinh thần Nhật bản trong quá khứ như nguyên nhân ngu xuẩn dẫn đến chiến tranh. Có những bộ phim như "Hara kiri", truyện của Yasuhiko Takiguchi, trong đó người võ sĩ có con gái chết vì bệnh gào lên tại sao mình không nghĩ đến chuyện bán cái thanh kiếm ngu xuẩn đeo kè kè bên hông đi để mua thuốc. Bộ phim khác tên "Nagasaki no Uta wa Wasureji" hình tượng hóa quan hệ Mỹ-Nhật bằng chuyện một lính Mỹ lấy vợ Nhật; anh ta nhiều lúc phát khùng vì không hiểu tâm lý vòng vo bí ẩn của người Nhật, nên ra tay đánh vợ. Nhưng người vợ vẫn thủy chung, dịu dàng, kiên nhẫn nên càng lúc anh chồng càng hiểu ra và thương vợ hơn. Chỉ từ những bộ phim ấy là biết dân tộc Nhật đã hóa thành tự ti và nô lệ đến mức nào.

    Hãy tưởng tượng một nhà văn phải sống giữa một thời đại khi mà cách nghĩ như thế đã tạo ra một tư duy bầy đàn, và những quy định xã hội buộc phải nói thế này, cấm được nói thế kia, để khỏi bị coi là lạc hậu, man rợ. Mishima không thể chấp nhận khép mình trong những giới hạn thô thiển như vậy, nên đã nổi loạn bằng cách ca ngợi và sống theo những giá trị đối lập mà người Nhật đang cố tẩy xóa khỏi thế giới của họ. Nhiều lần ông tuyên bố, có hai chiều trong tinh thần Nhật, khí phách nam nhi của chiến binh và sự nhạy cảm của nghệ sĩ. Nhưng nước Nhật thời của ông cố làm cho người ta chỉ nhìn thấy chiều thứ hai, cố phô diễn bộ mặt "huyền thoại" tinh tế, tao nhã, thanh bình của văn hóa Nhật để "tiếp thị" với bên ngoài. Lịch sử chiến binh trở thành một quá khứ tội lỗi mà nước Nhật phủ nhận, coi như không còn thuộc về mình.

    Mishima dùng mọi phương tiện, từ ngòi bút tới thanh kiếm, để làm sống lại lịch sử chiến binh; ông mơ dựng lại một thứ quốc giáo, bắt nước Nhật quay trở về thành một Giáo hội Thần đạo, trong đó mọi người vượt qua nỗi sợ cái chết bẩm sinh trong tinh thần phục vụ lý tưởng, và nhờ đó mà tiến vào cõi bất tử. Kim các tự tồn tại mãi với thời gian sẽ càng ngày càng mục nát và buồn tẻ, nhưng Kim các tự bị đốt cháy sẽ thành một huyền thoại làm cho con người luôn say mê, hoài niệm. Ông không có tham vọng quyền lực, thậm chí cũng không nghĩ mình sẽ thành công; điều ông muốn thực hiện là tạo ra một ví dụ cuối cùng về mẫu người không sợ chết, một hình ảnh đẹp hơn cả những gì các loại nghệ thuật được công nhận có thể tạo ra. Những người thật sự tàn bạo, thật sự dã tâm quyền lực, thật sự tham vọng độc tài sẽ nhìn thấy ở cuộc đảo chính của ông một trò chơi con nít buồn cười.

    Đây là một đặc tính luôn nằm trong con người Nhật: họ ngưỡng mộ cái đẹp bằng cả tâm hồn, và cho việc tạo ra, cũng như thưởng thức cái đẹp là điều quan trọng nhất trên hết mọi thứ mục đích, nghĩa vụ, quyền lợi... Đấy mới thật là "đam mỹ", chứ không phải thứ văn vẻ động tình động cỡn trên mạng ngày nay.

    Tôi thấy trên mạng, các bạn Việt Nam đọc trinh thám Nhật hay phàn nàn cùng một kiểu, là tại sao thám tử chỉ thụ động quan sát và chủ tâm giữ vai trò kể lại câu chuyện ở phút cuối cùng, sau khi mọi tội ác đã xảy ra, chứ không quan tâm ngăn cản thủ phạm và bảo vệ nạn nhân. Nếu nhân vật thám tử hăng hái làm việc nghĩa như vậy thì chúng ta làm sao nhìn ngắm được sắp đặt hoàn chỉnh của tội ác, phải không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/22
    bluesky85, machine, Amy Vu and 3 others like this.
  8. soloshevcento

    soloshevcento Lớp 7

    Mình gửi bản đã chữa thêm lỗi chính tả.
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này