Cổ văn Trung Quốc

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi meisa, 3/10/13.

Moderators: virgor
  1. meisa

    meisa Lớp 4

    Hán Thư
    Ban Cố 班固

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Ban Cố (tiếng Trung: 班固, Wade-Giles: Pan Ku, bính âm: Ban Gu, 32 – 92), tự là Mạnh Kiên (孟堅), là sử gia nổi tiếng Trung Quốc trong thế kỷ 1. Ông được biết đến nhờ sách Hán thư do gia đình ông viết ra.

    Gia thế

    Tổ tiên nhiều đời nhà Ban Cố là quý tộc nổi tiếng từ thế kỷ 3 TCN ở vùng biên giới phía tây bắc với nghề chăn thả và kinh doanh bò, ngựa với quy mô tới vài nghìn con. Gia đình họ Ban buôn bán bò ngựa và khuyến khích các gia đình khác di chuyển ra vùng biên giới.

    Tổ 7 đời của Ban Cố là Ban Nhất. Ban Nhất sinh ra Ban Nhũ. Từ đời tổ thứ 5 của Ban Cố, họ Ban trở thành quý tộc, làm quan đến chức thái thú Thượng Cốc. Cụ nội Ban Cố là Ban Huống làm chức Tào kỵ hiệu úy thời Tây Hán. Con gái Ban Huống được vào cung làm tiệp dư của Hán Thành Đế.

    Ông nội Ban Cố là Ban Trĩ làm Quảng Bình tướng thời Hán Ai Đế. Trong các anh em Ban Trĩ thì Ban Du nổi tiếng nhất về văn thơ, từng cộng tác cùng Lưu Hướng trong việc điển hiệu mật thư của triều đình.

    Cha Ban Cố là Ban Bưu (班彪), một sử gia có tiếng. Ban Cố sinh năm 32 tại Phù Phong, An Lăng (nay là Hàm Dương, Thiểm Tây). Gia đình họ Ban đến đời Ban Bưu đã tích lũy được một kho sách lớn và do đó có nhiều học giả, nho sĩ qua lại mượn sách và trao đổi học vấn.

    Tuổi trẻ

    Ban Cố được thừa hưởng truyền thống học hành của gia đình. Năm 47, ông tới kinh đô Lạc Dương học trong nhà Thái học – nơi dành cho các con em quý tộc. Do thông minh và chăm chỉ học hành, ông trở thành một trong những người học giỏi nhất của trường.

    Tuy nhiên, việc học hành của Ban Cố bị ngắt quãng do cha ông mất đột ngột năm 54. Ông phải về chịu tang 3 năm.

    Đương thời khi còn sống, Ban Bưu đã thảo cuốn sử “Sử ký hậu truyện” dài hơn 100 thiên, nối tiếp Sử ký của Tư Mã Thiên. Ban Cố nung nấu quyết tâm kế tục sự nghiệp soạn sử của cha.

    Soạn Hán thư

    Sau khi hết tang cha, năm 58 đời Hán Minh Đế, Ban Cố bắt đầu thực hiện việc biên soạn sách Hán thư. Được 5 năm (62), có người mang việc này tố cáo cho Hán Minh Đế biết. Theo quy định đương thời, việc tự ý sửa đổi quốc sử là bất hợp pháp, do đó Ban Cố bị bắt giam.

    Em Ban Cố là Ban Siêu đến Lạc Dương tìm cách biện hộ cho ông, cùng lúc đó các quan lại địa phương dâng “Hán thư” lên Hán Minh Đế. Minh Đế xem sách, tỏ ra khâm phục tài năng của Ban Cố, bèn ra lệnh cho ông ra khỏi ngục và phong làm Lan đài lệnh sử, phụ trách việc quản lý sách vở của triều đình; sau đó lại thăng làm Lang quan, chuyên hiệu đính công văn giấy tờ mật của triều đình.

    Theo lệnh của Hán Minh Đế, Ban Cố tiếp tục biên soạn Hán thư. Ông cùng Trần Tông, Doãn Mẫn, Mạnh Dị soạn “Thế sự bản kỷ”, sau lại viết thêm 28 thiên liệt truyện.

    Công trình này của Ban Cố bắt đầu từ năm 58, qua thời Minh Đế đến thời Chương Đế, đến năm 82 mới hoàn thành, tất cả trong 25 năm. Hán thư của Ban Cố bắt đầu các sự kiện từ khi thành lập nhà Hán tới khi nhà Tân diệt vong, tất cả 230 năm, gồm 100 thiên: 12 kỷ, 8 biểu, 10 chí, 70 liệt truyện.

    Tuy tiếp thu cách làm và sử liệu của Tư Mã Thiên khi viết Sử ký, Ban Cố đã tạo ra cách soạn sử riêng. Ông không đề cập các thời đại trước nhà Hán như Tư Mã Thiên mà chỉ tập trung vào viết sử về nhà Hán. Ban Cố cho rằng, thể loại kỷ truyện của Sử ký bao quát một thời kỳ quá dài, làm mờ nhạt vai trò của nhà Hán đương thời, do đó ông chỉ lựa chọn giai đoạn nhà Hán làm sách. Ban Cố viết sách trên tư tưởng độc tôn vị trí của nhà Hán trong sách, chuyển Hạng Vũ từ “Bản kỷ” trong Sử ký sang liệt truyện vì Hạng Vũ không phải vua nhà Hán. Tương tự với Vương Mãng cũng chỉ xếp vào phần liệt truyện. Ông bổ sung thêm thiên bản kỷ về Hán Huệ Đế mà Sử ký gộp vào trong bản kỷ về Lã hậu.

    Về mặt tư tưởng, qua Hán thư, Ban Cố còn đề cao tư tưởng Nho giáo, ca ngợi giai cấp thống trị và bảo vệ tư tưởng của giai cấp thống trị đương thời, chỉ trích Sử ký là “vô quân vô thần”. Hán thư mang tư tưởng “trung quân” đậm nét. Điều đó khiến Hán thư được triều đình tiếp nhận nồng nhiệt.

    Cách viết sử chỉ tập trung về một triều đại của Ban Cố ảnh hưởng rất lớn đến đời sau. Nhiều sử gia sau ông học tập cách làm sử của ông, chỉ viết sử về một triều đại hay một giai đoạn lịch sử.

    Sử gia hiện đại Hsu Mei-ling phát biểu rằng phong cách viết của Ban Cố trong các phần về địa lý đã thiết lập xu hướng cho việc thiết lập các tiết đoạn địa lý trong các văn bản lịch sử, và có thể nhất là đã khuấy động xu hướng về từ điển địa lý tại Trung Quốc cổ đại.

    Tai họa


    Vì có công lao, vị trí trong triều đình của Ban Cố ngày càng được củng cố. Ông đi theo Hán Chương Đế tuần thú trên toàn quốc từ năm 82 đến năm 87, tháp tùng vua làm lễ tế Thái Sơn năm 85.

    Năm 88, Hán Chương Đế mất, Hán Hòa Đế lên thay. Thời Hòa đế xảy ra án Đậu Hiến khiến Ban Cố bị liên lụy.

    Đậu Hiến là ngoại thích trong triều, anh của Đậu thái hậu. Mấy anh em họ Đậu cùng làm quan đại thần trong triều. Vì uy quyền của Đậu Hiến quá lớn, Hòa đế quyết định trừ khử. Năm 92, nhân dịp Đậu Hiến đi đánh Hung Nô trở về triều, Hòa đế sai hoạn quan Trịnh Chúng bất ngờ tập kích, bắt hết anh em và thủ hạ họ Đậu. Đậu Hiến phải tự sát.

    Ban Cố có quan hệ mật thiết với Đậu Hiến. Khi cùng Đậu Hiến đi đánh Hung Nô, ông đã buông lỏng quản lý người nhà, để họ làm bậy. Người nhà Ban Cố có xô xát với Xung Kinh nhưng do ông có quan hệ với Đậu Hiến nên Xung Kinh đành chịu im. Khi Đậu Hiến bị xử tội, Xung Kinh mang việc trước ra tố cáo, do đó Ban Cố bị bắt giam.

    Do lúc đó đã tuổi cao, sức yếu, Ban Cố không chịu nổi ngục tù và qua đời, thọ 61 tuổi.

    Tác phẩm

    Sau khi Ban Cố mất, em gái ông là Ban Chiêu (班昭) tiếp tục hoàn thành việc biên soạn Hán thư của ông vào năm 111. Các tập 13–20 (8 biểu đồ niên đại) và 26 (thiên văn chí) trong Hán thư được Ban Chiêu, và đã trở thành mô hình cho nhiều tác phẩm khác về các triều đại sau này.

    Ngoài Hán thư, Ban Cố còn để lại những tác phẩm khác.

    Năm 79, Hán Chương Đế triệu tập các tiến sĩ, Nho gia đến lầu Bạch Hổ bàn luận và nghiên cứu Ngũ Kinh. Sau đó Chương Đế sai Ban Cố tổng hợp các ý kiến bàn luận lại thành cuốn Bạch Hổ thông đức luận. Tư tưởng trung tâm của tác phẩm nhằm đề cao và củng cố chủ nghĩa chuyên chế trung ương tập quyền, thông qua thuyết âm dương ngũ hành để nhấn mạnh quyền lực trung tâm của hoàng đế.

    Ông cũng viết một số bài thơ theo thể loại thịnh hành trong kỷ nguyên nhà Hán, gọi là phú, như "Lưỡng đô phú", "Đáp tân hí", "U thông phú" . Một số bài được Tiêu Thống (Lương Chiêu Minh đế) soạn thành hợp tuyển trong Tuyển tập văn chương chọn lọc của mình trong thế kỷ 6.

    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 02-10-2009, 11:54 PM
     

    Các file đính kèm:

  2. meisa

    meisa Lớp 4

    Sử Ký 史記 Tư Mã Thiên 司馬遷

    SỬ KÝ 史記
    TƯ MÃ THIÊN 司馬遷
    Si_maqian.jpg

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Tư Mã Thiên (145 TCN hay 135 TCN? – 90 TCN?), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được coi là cha đẻ của sử học Trung Hoa.

    Ông làm chức Thái sử lệnh (太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà Hán. Sử ký là một bộ sử vĩ đại miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2.000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học Trung Hoa.

    Tiểu sử

    Tư Mã Thiên, sinh ở Long Môn (nay là huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), chưa biết chắc năm nào. Có tài liệu cho là năm 163 TCN, nhưng đa số các học giả cho rằng vào khoảng năm 145 TCN thì đúng hơn. Ông sống thời thơ ấu ở Long Môn, trong một gia đình có truyền thống làm sử. Hai chữ Tư Mã có từ đời nhà Chu và dùng để gọi một chức quan võ coi tất cả các việc binh trong nước, tức là chức Binh bộ Thượng thư đời sau. Đời Chu Tuyên Vương (827 TCN-782 TCN) một người giữ chức đó, có công, được vua cho phép lấy chức làm tên họ. Sau đó họ Tư Mã có vài người làm sử quan ở triều Chu. Thời Chiến Quốc, nước Tần có tướng giỏi là Tư Mã Thác (司馬錯), thời Tần Huệ Vương, đã cùng Trương Nghi đánh bại Thục, giết chết vị vua Khai Minh cuối cùng, truất Thục vương đổi hiệu làm hầu). Cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm, cháu tám đời của Tư Mã Thác. Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã được học nhiều sách văn học và sử học thời đó, như Tả truyện, Quốc ngữ, Thế bản... Ông từng là học trò của một số nhà Nho học như Khổng An Quốc (孔安國) và Đổng Trọng Thư.

    Năm 20 tuổi, nhờ sự hỗ trợ của cha, Tư Mã Thiên đã bắt đầu chuyến du hành vòng quanh đất nước, thu thập các tài liệu và bằng chứng lịch sử. Mục đích của chuyến đi là để kiểm chứng các lời đồn đại và truyền thuyết và để thăm viếng các di tích lịch sử, như mộ Đại Vũ. Ông đã đi qua Sơn Đông, Vân Nam, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam...

    Sau chuyến đi trở về, ông được chọn làm Lang trung (郎中) trong chính quyền, với nhiệm vụ đi kiểm tra từng địa phương cùng Hán Vũ Đế (vào khoảng từ 122 TCN đến 116 TCN). Sau ông được phụng sứ đi thanh tra các miền Ba Thục, Cung, Tạc, Côn Minh tức những miền mà nhà Hán mới chinh phục được ở phía tây nam. Phía bắc ông lên tới Vạn Lý Trường Thành và Sóc Phương. Năm 110 TCN, sau cuộc tuần du, cha ông lâm bệnh và gọi Tư Mã Thiên về để nối nghiệp. Tư Mã Đàm có ước nguyện viết tiếp Xuân Thu Tả Thị Truyện (春秋左氏傳). Kế nghiệp cha, ông nhận chức Thái sử lệnh. Chức đó vừa giữ việc chép sử vừa coi về thiên văn, làm lịch, nhưng là một chức nhỏ, bị coi thường. Năm 104 TCN, ông cùng một vài người nữa, sửa lại lịch. Ông thu thập hết tài liệu trong các sách của thư viện triều đình.

    Năm 99 TCN, ông bị vướng vào vụ Lý Lăng (李陵). Lý Quảng Lợi (李廣利) và Lý Lăng, hai quan võ, đã không hoàn thành nhiệm vụ trong một cuộc chiến với Hung Nô ở miền Bắc. Hán Vũ Đế và đa số các quan trong triều cho rằng tội trạng thuộc về Lý Lăng. Chỉ mình Tư Mã Thiên bênh vực vị tướng này. Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên, qua việc bảo vệ Lý Lăng, đã ngầm chê Lý Quảng Lợi, anh vợ của Vũ Đế, là nhút nhát. Tư Mã Thiên bị tội tử hình, nếu không chuộc bằng tiền bạc hoặc bị cung hình (thiến). Do không đủ tiền chuộc, ông đành chọn bị thiến và bị cầm tù.

    Sau khi ra tù, Tư Mã Thiên được làm Trung thư lệnh, đây là chức quan to, ở gần vua, được ra vào cung cấm, xem các tài liệu mật, chức này chỉ dành cho hoạn quan. Thỉnh thoảng ông được đi theo vua trong các cuộc tuần du. Không được giữ chức Thái sử nữa, lại luôn cảm thấy nhục nhã vì hình phạt, ông dồn tất cả tâm sức cho bộ Sử ký và hoàn thành nó năm 97 TCN (có sách nói là năm 91 TCN, lúc ông trên 55 tuổi).

    Không ai để ý tới ông cả và ông mất năm nào cũng không biết rõ, chỉ đoán được phỏng chừng vào năm 90 TCN.

    Cống hiến

    Trong sử học

    Sử ký


    Quyển Sử ký được Tư Mã Thiên viết hoàn toàn do niềm đam mê lịch sử, một truyền thống của gia đình, chứ không nhằm mục đích đạt danh tiếng. Nó được lưu giữ, ít người biết, cho đến thời cháu ngoại của ông là Dương Vận (Dương Uẩn?), thì mới được công bố gọi là Thái Sử Công Thư Chí. Tên Sử ký là tên đặt sau này.

    Nó đã xây dựng một phong cách viết sử mà sau này trở thành "khuôn mẫu chính thức" cho tài liệu lịch sử Trung Hoa. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên trình bày các sự kiện theo chuỗi kèm theo chú giải, nguồn tham khảo. Công trình này gồm 526.500 chữ, 130 thiên; không theo trình tự thời gian, mà theo 5 chủ đề, bao gồm bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện; viết về nhiều lĩnh vực của xã hội gồm âm nhạc, lễ hội, lịch, tín ngưỡng, kinh tế; kèm theo một nguồn tham khảo lớn. Trước ông, lịch sử được viết dành cho triều đình. Phong cách viết sử mở rộng cho nhiều mặt của xã hội trong Sử ký sau này ảnh hưởng đến Trịnh Tiều (鄭樵 - Zhèngqiáo) khi viết Thông sử (通史 - Tongshi) hay Tư Mã Quang (司馬光 - Sima Guang) khi viết Tu tri thông giám (資治通鑑 - Zizhi Tongjian). Phong cách này còn ảnh hưởng đến cách viết sử của các nước láng giềng, như Triều Tiên.

    Trong văn học

    Sử ký của Tư Mã Thiên cũng đã được coi như hình mẫu cho văn học miêu tả chân dung nhân vật và sự kiện tại Trung Hoa. Nó được các nhà phê bình coi là có "trình độ miêu tả điêu luyện" (như phương pháp đàm thoại khiến các miêu tả thêm sống động), "phong cách sáng tạo" (ngôn ngữ bình dân, dí dỏm và phong phú, như tác phẩm thơ không vần), "súc tích" (cách viết chỉ miêu tả những điểm cốt yếu, ngắn gọn dễ hiểu)...

    Phong cách viết trong Sử ký có ảnh hưởng trong phong cách văn học Trung Hoa thời kỳ nhà Đường, nhà Tống và những tác phẩm truyện võ hiệp sau này. Ngoài Sử ký, Tư Mã Thiên còn viết 8 bài thơ trào phúng (賦), trong số đó có bài nói về sự chịu đựng của ông trong vụ Lý Lăng và bài nói về niềm đam mê viết Sử ký.

    Trong thiên văn học

    Tư Mã Đàm và Tư Mã Thiên, đều là các nhà chiêm tinh của triều đình nhà Hán. Đây là chức vụ quan trọng, có nhiệm vụ giải nghĩa và tiên đoán các việc triều chính trong sự hài hòa với chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao, cùng các hiện tượng tự nhiên khác như nhật thực, động đất,...

    Năm 104 TCN, trước khi viết Sử ký, Tư Mã Thiên cùng Công Tôn Khanh Hồ Toại và đồng nghiệp khác sửa lại lịch cũ, chế định Hán lịch. Lịch này có độ chính xác cao nhất vào thời đó, xác định một năm có 365,25 ngày và một tháng có 29,53 ngày. Đây được coi là một cuộc cách mạng trong lịch sử làm lịch của Trung Hoa. Âm lịch ngày nay cũng dựa trên công trình này.

    Trích dẫn tiêu biểu

    * "Cửu ngưu nhất mao" (Chín trâu, một lông) - Tư Mã Thiên viết trong sách "Báo Nhiệm Thiếu Khanh (報任少卿)": "Giả lệnh bộc phục pháp thụ tru, nhược cửu ngưu vong nhất mao, dữ lâu nghĩ hà dĩ dị = Giả thiết ra lệnh tôi nép trước pháp luật và chịu chết, chỉ như lấy một lông trong lông của chín con châu, có gì khác với giết một con sâu ? (假令僕伏法受誅、若九牛亡一毛、與� ��螘何以異)"


    Sử ký của Tư Mã Thiên là một tác phẩm đồ sộ, vì thế một số bản dịch ra Việt ngữ chỉ có thể chọn lọc những phần chính yếu mà người dịch cho rằng người đọc Việt quan tâm nhất. Chưa có bản dịch toàn văn bộ Sử ký của Tư Mã Thiên.

    Bản trích dịch Tiếng Việt có các cuốn đáng chú ý sau:

    * Sử ký Tư Mã Thiên, Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb Văn học.
    * Sử ký Tư Mã Thiên, Nhữ Thành dịch, Nxb Văn học.
    * Sử ký Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học.
    * Sử ký Tư Mã Thiên, Nhượng Tống dịch, Nxb Tân Việt,Hà Nội 1944.


    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 03-10-2009, 12:13 AM
     

    Các file đính kèm:

  3. meisa

    meisa Lớp 4

    TAM QUỐC CHÍ 三國志 Trần Thọ 陈寿

    陈寿(233年-297年),字承祚,巴西� �安汉(现四川南充)人,蜀漢亡國後� ��於西晉,著有《三國志》,評價甚高 。

    生平

    陳壽少時勤學,曾拜譙周為師,後來� �任蜀漢的觀閣令史,因不願曲附權宦� ��皓,所以屢遭譴黜。

    蜀漢亡後,晉司空張華十分賞識陳壽� �才華,所以舉其為孝廉,除佐著作郎� ��出補陽平令。

    在此期間,陳壽編撰了《蜀相諸葛亮� �》上奏朝廷,因此功而除著作郎,領� ��郡中正。陳壽之後致力於編寫魏吳蜀 的歷史,遂成《三國志》,共六十五� �,在當時即為人稱頌。

    Tác phẩm: Tam quốc chí

    Tam quốc Chí (tiếng Trung: 三國志/三国志; Wade-Giles: Sanguo Chih), là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陈寿) biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam Quốc Diễn Nghĩa được viết vào thế kỉ 14.


    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 03-10-2009, 12:37 AM
     

    Các file đính kèm:

  4. meisa

    meisa Lớp 4

    TƯ TRÌ THÔNG GIÁM 资治通鉴 Tư Mã Quang 司馬光

    1245622499060.jpg


    Tư Mã Quang 司馬光

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Tư Mã Quang (tiếng Trung Quốc: 司馬光/司马光; bính âm: Sima Guang; Wade-Giles: Szuma Kuang; 1019–1086), tự Quân Thật 君實, hiệu Vu Tẩu 迂叟, là một nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống.

    Thân thế

    Ông sinh năm 1019 tại nơi hiện nay là huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Tây trong một gia đình giàu có. Cha ông là Tư Mã Trì từng làm các chức quan huyện, Chuyển vận sứ, Phó sứ tam ty, Lang trung thượng thư Lại bộ, Thiên chương các đãi chế dưới thời Tống Chân Tông và Tống Nhân Tông, nổi tiếng là người trung thực và nhân hậu.

    Anh Tư Mã Quang là Tư Mã Đán được nối chức cha, trong quan trường trải qua 17 chức vụ khác nhau, làm đến chức Thái trung đại phu, sống khá đạm bạc.

    Thời trẻ

    Tư Mã Quang được sự giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ của cha và anh. Ông theo học Bàng Tịch - bạn của Tư Mã Trì. Sau này Tư Mã Quang cho rằng nếu không có sự dạy dỗ của Bàng Tịch thì ông không có được những thành đạt trong đời.

    Ông đỗ đầu kỳ thi tiến sĩ khi mới hai mươi tuổi, nhưng khi mới làm quan thì cha và mẹ ông nối nhau qua đời, vì vậy ông phải về chịu tang trong 5 năm.

    Sau đó, Tư Mã Quang được Bàng Tịch ra sức tiến cử và truyền đạt tư tưởng tiến thủ trên quan trường. Ông có cơ hội đọc sách làm sử. Ít lâu sau Bàng Tịch mất, ông thờ vợ Bàng Tịch như mẹ mình và coi các con Bàng Tịch như anh em trong nhà.

    Quan trường

    Thời Tống Nhân Tông, Tư Mã Quang lần lượt trải qua các chức quan địa phương và Điện trung thừa, Kiểm khảo sử quán, Khởi cư xá nhân, Đồng tri gián viện, Ngự sử trung thừa, Tri chế cáo, Hàn lâm học kiêm thị giảng… Trong các vị trí, ông đều làm tốt công việc và được vua Tống trọng dụng.

    Trong các vấn đề trọng đại thời vua Nhân Tông và Anh Tông, ông đều có ý kiến và giải pháp riêng, dần dần trở thành nhân vật quan trọng trên chính trường. Ông luôn giữ tư tưởng truyền thống bảo thủ, vì vậy ông trở thành nhân vật trung tâm của phe bảo thủ chống lại những biến pháp cách tân của Vương An Thạch.

    Do tư tưởng giữa ông và Vương An Thạch khác nhau, năm 1070, ông từ chức, rời kinh thành đi Vĩnh Hưng. Sở dĩ Tư Mã Quang phản đối biến pháp của Vương An Thạch vì những lý do:

    * Ông không đồng tình với cách dùng người của Vương An Thạch. An Thạch phế bỏ hết các lão thần, trọng thần trong triều mà thăng chức, bổ nhiệm những người mà Tư Mã Quang cho là “tiểu nhân gian tà”.
    * Pháp luật không đủ vững chắc, chỉ trong vòng 2 năm mà Vương An Thạch ban bố hàng loạt điều luật mới khiến nhân dân không theo kịp.
    * Những cải cách về nông nghiệp và thương mại ở nông thôn, Tư Mã Quang cho rằng làm gánh nặng với nông dân càng nặng thêm.

    Năm 1071, ông đến Tây Kinh Lạc Dương nhưng không nhận chức quan nào, không tham gia đàm luận chính sự mà chỉ tập trung viết sử. Ông được triều đình cho phép chở bản thảo sách Tư trì thông giám tiếp tục về đây biên soạn.

    Biến pháp của Vương An Thạch đã làm nảy sinh sự bất hòa trong triều đình. Năm 1076, biến pháp rơi vào bế tắc, Vương An Thạch phải xin từ chức. Cuối cùng Tống Thần Tông lại nhờ đến sự giúp đỡ của Tư Mã Quang.

    Năm 1085, Tống Thần Tông qua đời, Tư Mã Quang về kinh dự tang lễ hoàng đế. Sau đó ông trở về Lạc Dương. Thái hậu bèn sai người đến Lạc Dương đón ông về triều, phong chức Môn hạ thị lang (phụ tá cho Thừa tướng) nhưng thực tế là chủ trì mọi việc trong triều.

    Tháng 2 nhuận năm 1086, Tư Mã Quang được phong làm thừa tướng. Lúc đó ông đã 67 tuổi, sức khỏe yếu. Tuy nhiên, ông vẫn cố đảm đương công việc. Tư Mã Quang phế bỏ những điều luật mới mà Vương An Thạch đề ra, coi đó là “hại dân hại nước”. Đồng thời, ông phạm một số sai lầm như bỏ luôn chính sách miễn nô dịch của Vương An Thạch, không nghe theo những lời khuyên tích cực của Tô Đông Pha và một số kiến nghị khác.

    Ngày 1 tháng 9 âm lịch năm 1086, Tư Mã Quang qua đời, thọ 67 tuổi.

    Soạn Tư trì thông giám

    Đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực sử học của Tư Mã Quang là bộ sách sử Tư trì thông giám. Thời đó, ông thấy không có một bộ thông sử hoàn chỉnh dễ đọc nào khiến cho người đọc cảm thấy khó nắm bắt các kiến thức. Mặt khác, ông mong muốn vua Tống tu chỉnh, rút ra những bài học xương máu từ sự thịnh suy của các triều đại trước để giữ vững cơ nghiệp nhà Tống.

    Năm 1064, ông dâng lên Tống Anh Tông bộ sách năm tập Biểu biên niên, tóm tắt các sự kiện lịch sử Trung Quốc từ năm 403 TCN tới năm 959, đây có thể được coi là lần giới thiệu đầu tiên của cuốn sách và thỉnh cầu được bảo trợ thực hiện công trình. Năm khởi đầu của bộ sách được lựa chọn là năm vị vua nhà Đông Chu công nhận việc phân chia nước Tấn thời Chiến Quốc giữa ba họ lớn là Hàn, Triệu, Ngụy trong nước này, một sự thừa nhận những kẻ chiếm đoạt đánh dấu sự khởi đầu của những cuộc chiến kinh hoàng và mang ý nghĩa quyết định dẫn tới sự chấm dứt nhà Đông Chu và sự thành lập một kiểu đế chế mới Nhà Tần.

    Năm 1066, ông dâng một bản khác đầy đủ và nhiều chi tiết hơn Thông chí (Comprehensive Records), gồm tám tập chép lại theo lối sử biên niên giai đoạn từ năm 403 TCN tới năm 207 TCN, và lần này nhà vua đã ra chỉ dụ cho phép ông tiếp tục công việc. Ông được quyền sử dụng thư viện hoàng gia, và triều đình cung cấp mọi chi phí giấy, bút và các vật dụng khác liên quan. Ông cũng được cấp tiền trả cho những phụ tá giúp công việc tìm kiếm tài liệu, gồm cả những nhà sử học giàu kinh nghiệm như Lưu Ban, Lưu Thứ và Phạm Tổ Vũ.

    Đầu năm sau, 1067, Anh Tông qua đời, vào tháng 11, ông trình bày trước triều đình và hoàng đế mới Tống Thần Tông về công trình đang tiến hành của mình. Hoàng đế không chỉ xác nhận sự quan tâm tới bộ sử đó mà còn đề xuất đổi tên cuốn sách từ Thông chí thành một cái tên ấn tượng và trang trọng hơn Tư trì thông giám và giao cho ông tiếp tục soạn sách.

    Tư trì thông giám không chỉ đề cập các sự kiện lịch sử mà còn có những bình luận, kiến giải về các sự kiện đó. Tư Mã Quang viết Tư trì thông giám nhằm đích củng cố sự thống trị của nhà Tống nên nội dung và hình thức công trình sử học này mang màu sắc chính trị rõ nét.

    Được Tống Thần Tông ủng hộ, cùng với những tài liệu mà ông sưu tầm, ông có tổng cộng gần 4 vạn đầu sách tham khảo để viết Tư trì thông giám. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1084 sau 19 năm. Tựa đề Thông giám ở đây có thể được hiểu được hiểu là đề cập tới một tác phẩm có tính chất tham khảo và hướng dẫn; vì thế hoàng đế đã chấp nhận tác phẩm trong lĩnh vực khoa học lịch sử và những ứng dụng của nó trong công việc triều đình, và trong nhiều thập kỷ cai trị của mình vị hoàng đế luôn để tâm tới công trình đó.

    Cuối năm 1084, dù trời mùa đông đầy tuyết, Tư Mã Quang vẫn đóng sách vào 10 chiếc hòm được trang trí trạm chổ lộng lẫy và thân chinh áp tải từ Lạc Dương đến Biện Kinh dâng lên Tống Thần Tông.

    Tư trì thông giám có ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử sử học Trung Quốc, thành công được đánh giá ngang với Sử ký của Tư Mã Thiên.


    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 03-10-2009, 12:58 AM
     

    Các file đính kèm:

  5. meisa

    meisa Lớp 4

    SỬ THÔNG 史通 Lưu Trí Cơ 刘知几

    01300000085669122148624345226.jpg

    Sử thông (tiếng Trung:史通; bính âm: Shǐtōng; nghĩa là "tổng quát về lịch sử") là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc về lịch sử, được Lưu Trí Cơ 刘知几 đời Đường biên soạn vào khoảng giữa 708 và 710.

    Sử thông có 20 quyển, chứa khoảng 88.000 chữ, chia thành nội thiên (39 thiên) và ngoại thiên (13 thiên) nói về nguồn gốc và đắc thất của sử sách. 3 thiên thuộc nội thiên đã bị mất từ thời Tống.

    Hiện nay, các bản của nhà Tống không còn nữa, chỉ còn bản của nhà Minh. Lâu đời nhất là các ấn bản 1535, còn bản đầy đủ nhất là ấn bản 1577 của Zhang Zhixiang, được Zhōnghuá Shuju xuất bản năm 1961.


    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 03-10-2009, 01:57 AM
     

    Các file đính kèm:

  6. meisa

    meisa Lớp 4

    Thủy Kinh Chú 水经注

    4.jpg

    Thủy kinh 水经 là một bộ chuyên trước viết về hệ thống sông ngòi thời Cổ đại của Trung Quốc. Sách do người thời Tam Quốc (220-265) biên soạn nhưng đến nay chưa biết tên đích thực của tác giả. Sách gồm ba quyển ghi chép 137 con sông. Nội dung sách rất sơ lược. Mỗi con sông được viết thành một thiên, dài ngắn không đều. Sách có một số sai lầm. Khi Lịch Đạo Nguyên 郦道元 viết chú thích, đã chỉ ra hơn 60 chỗ.

    Đến thời Bắc Ngụy, còn gọi là Hậu Ngụy (380-534), Lịch Đạo Nguyên 郦道元 (466 hoặc 472-527), lấy sách Thủy kinh làm cốt lõi, đã sưu tầm rộng rãi các nguồn tư liệu chú thích sách này, ông đã viết bổ sung và phát triển thêm vào sách này thành một bộ sách đồ sộ gồm khoảng 30 vạn chữ, nhiều gấp 20 lần sách gốc, gọi là sách Thủy kinh chú 水经注. Sách được viết vào khoảng từ năm 515 đến năm 527, trình bày về 1252 con sông lớn nhỏ. Tác giả đã dùng phương pháp "nhân thủy chứng địa" nghĩa là nhân con sông chứng thực vùng đất, trình bày nguồn và dòng của con sông, tình hình địa lý của đồi núi, đồng bằng, thành ấp, trạm gác, sự duyên cách của việc thiết lập, cùng với sự việc và nhân vật lịch sử, thậm chí truyền thuyết thần thoại có liên quan đến những nơi con sông chảy qua. Bộ sách gồm 40 quyển này là một trước tác địa lý tổng hợp nhất và có hệ thống trước thế kỷ thứ VI của Trung Quốc.

    Trong Thủy kinh chú, phần từ sông Giang trở xuống, từ quyển 33 đến quyển 40 có liên quan đến địa lý và lịch sử của Việt Nam, nhất là ở các quyển 36 và quyển 37.
    Qua nhiều thế kỷ chú sớ, lối hành văn và câu chữ dùng trong Thủy kinh chú đều theo lối cổ và cận cổ, khác với lối hành văn và câu chữ dùng trong văn bạch thoại ngày nay, nên rất khó đọc dịch.


    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 05-10-2009, 01:21 AM
     

    Các file đính kèm:

  7. meisa

    meisa Lớp 4

    VĂN TÂM ĐIÊU LONG 文心雕龙 Lưu Hiệp 刘勰

    VĂN TÂM ĐIÊU LONG (文心雕龍 | 文心雕龙) (Wenxindiaolong - Chạm rồng trong văn chương), tác phẩm lí luận văn học của nhà lí luận Trung Quốc - Lưu Hiệp 刘勰 (Liu Xie). Viết vào khoảng năm 501, gồm 50 thiên, 5 thiên đầu trình bày chủ trương của tác giả là tuyên dương đạo thánh, giúp ích cho phong hoá, 20 thiên sau trình bày nguồn gốc các loại thể và ưu khuyết điểm của các tác phẩm người xưa, 15 thiên tiếp theo phát triển những kiến giải về quá trình sáng tác và yêu cầu sáng tác, trong đó có một số ý kiến về phương pháp viết văn, 9 thiên nữa trình bày phương pháp và tiêu chuẩn phê bình. Thiên cuối là lời tựa do chính tác giả viết, tổng kết cả bộ sách. Đó là tác phẩm lí luận văn học đầu tiên có hệ thống của Trung Quốc thời trước.

    Lưu Hiệp sống trong thời đại văn phong phù phiếm, duy mĩ, nên ông nhấn mạnh tác dụng thực tế của văn học, cho rằng văn học và đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết, rằng phải xuất phát từ cơ sở hiện thực xã hội mà giải thích các hiện tượng văn học; thời đại khác nhau thì sản sinh những tác phẩm khác nhau, cá tính các tác giả khác nhau thì có những phong cách khác nhau. Ông chủ trương nội dung và hình thức không tách rời nhau, và nội dung có vai trò quyết định, nhưng ông hết sức coi trọng hình thức nghệ thuật. Về nhà văn, ông chú ý cả tài lẫn đức, không phải chỉ đạo đức xã hội mà cả tư cách cá nhân, chống khuynh hướng "trọng cổ khinh kim", "trọng mình khinh người" và đề ra sáu tiêu chuẩn của phê bình văn học: nội dung tư tưởng, dùng từ đặt câu, phối hợp giữa nội dung và hình thức, bố cục, điển cố, âm điệu. Lưu Hiệp chịu ảnh hưởng của Nho gia, quan điểm của ông có những khuyết điểm, nhưng Văn tâm điêu long có nhiều kiến giải đúng đắn của một người đọc nhiều, cảm thụ sắc bén, lí luận vững vàng.



    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 08-10-2009, 09:55 PM
     

    Các file đính kèm:

  8. meisa

    meisa Lớp 4

    359461.jpg

    Chu Hi 朱熹(1130-1200年),行五十二,小名沈郎 ,小字季延,字元晦,一字仲晦,號� �庵,晚稱晦翁,又稱紫陽先生、考亭� ��生、滄州病叟、雲谷老人,諡文,又 稱朱文公。南宋理學家,理學的集大� �者,被尊稱為朱子。

    朱熹是程顥、程頤的三傳弟子李侗的� �生,在中國,有專家認為他確立了完� ��的客觀唯心主義體系。家境窮困,自 小聰穎,弱冠及第,中紹興十八年進� �,歷高孝光寧四朝。

    於建陽雲谷結草堂名「晦庵」,在此� �學,世稱「考亭學派」,亦稱考亭先� ��。承北宋周敦頤與二程學說,創立宋 代研究哲理的學風,稱為理學。其著� �甚多,輯定《大學》、《中庸》、《� ��語》、《孟子》為四書作為教本。

    Về tác phẩm KINH DỊCH (hay gọi Chu dịch 周易).

    Chu Dịch 周易 gồm hai phần: Kinh và truyện.

    NGUỒN GỐC:

    Một sách bói mà thành sách triết. Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch 經易.

    Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi 經詩 và Kinh Thư 經書, nhưng nguồn gốc của nó - tức bát quái - thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước công nguyên (TCN).

    Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.

    Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia. Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn thư quán) gọi nó là tác phẩm chung của một phái, phái Dịch học, mà những người trong phái này gồm nhiều triết gia có xu hướng khác nhau.

    Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số nhà bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker (Pháp) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học.

    Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó chỉ dựng trên thuyết âm dương , trên một vạch liền tượng trưng cho dương, một vạch đứt tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái.

    Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế...

    Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học.

    Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch.

    TRUYỀN THUYẾT:

    Những truyền thuyết về nguồn gốc của Kinh Dịch nhiều khi mâu thuẫn, vô lý, như huyền thoại, nhưng vì có nhiều người tin chắc hoặc "đành phải chấp nhận" vì không có thuyết nào hơn cho nên theo tôi, chúng ta sẽ bàn thêm vào một dịp khác, chứ đi sâu thì chỉ mất thời gian vô ích. Tóm lại, bát quái do ai tạo ra, từ thời nào, tới nay vẫn còn là một bí mật, sau này cũng không chắc gì tìm ra được manh mối. Chúng ta cứ hãy tạm cho rằng nó có trước đời Văn Vương nhà Chu (thế kỷ 12 TCN) và do một hay nhiều bộ óc siêu quần vô danh nào đó dùng hai vạch liền và đứt chồng lên nhau, thay đổi lẫn nhau mà tạo nên.

    Theo Nguyễn Hiến Lê. Kinh dịch: Đạo của người quân tử.


    * * * *
    Nguồn TVE
    Người viết: vnposh
    Ngày: 09-10-2009, 02:49 PM
     

    Các file đính kèm:

  9. Nhatniemsinhhoa

    Nhatniemsinhhoa Mầm non

    Công phu quá. Cảm ơn bác
     
  10. Hechen688

    Hechen688 Mầm non

    Tuyệt vời, cảm ơn bạn.
     
    Boonie thích bài này.
  11. BruceNguyen

    BruceNguyen Mầm non

    Quá tuyệt vời, cảm ơn bạn nhé
     
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này