Tâm lý Con đường thiên lý - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 30/9/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ

    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê

    Nhà xuất bản: Văn hoá Thông tin

    Năm xuất bản: 2001


    [​IMG]

    Tạo eBook lần đầu: Wanderer

    Tạo lại: Goldfish

    (Có sửa chữa và bổ sung)

    Ngày hoàn thành: 15/06/2013

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link




    THAY LỜI GIỚI THIỆU


    Tôi dùng hồi kí của tôi với những tài liệu về cuộc tìm vàng ở miền Tây nước Mĩ giữa thế kỉ trước để tạo ra nhân vật Lê Kim (quê ở Phú Thọ Bắc Việt), người đầu tiên trôi nổi qua Mĩ, theo một đoàn đi tìm vàng, trải nhiều gian nan; và khi tìm được rồi thì chán, trở về Nam Việt lập gia đình, khai hoang và giúp Thiên Hộ Dương “Bình Tây sát tả” trong Đồng Tháp Mười.

    Ý nghĩa chuyện đó ở trong đoạn cuối, lời tôi nói với một người chắt của cụ Lê Kim ở Gia Định vào khoảng 1950:

    “Cụ Lê Kim có phải là người Việt đầu tiên qua Mĩ không, điểm đó không quan trọng gì đối với chính sự. Vậy mà tìm ra được đủ chứng cứ và ít nhiều chi tiết, bác (tức người kể chuyện) đã phải bỏ ra… tới nay là non bốn chục năm đấy, và phải nhờ vài sự ngẫu nhiên lạ lùng với mấy người giúp sức nữa.

    Trong khi tìm tôi có những lúc cũng chán nản mà cũng có những lúc phấn khởi say mê, tìm ra được rồi rất mừng, nhưng chỉ được một lúc… cũng như cụ Lê Kim mạo hiểm đi hết con đường Thiên lý, tới miền có mỏ vàng thì chán nản, trở về nước khai hoang, kháng chiến. Vàng là cái mà cụ coi thường nhất – danh vọng cũng vậy – cụ chỉ muốn tìm ý nghĩa cho cuộc sống “và sự say mê trong hành động”.

    Truyện đó tôi đặt cho nhan đề: “Con đường thiên lí” vì hồi trẻ tôi muốn viết một tập Du kí từ Nam ra Bắc mang nhan đề đó, mà không có cơ hội thực hiện được.

    Tôi viết xong năm 1972, định dăm năm sau sẽ giao cho nhà Lá Bối xuất bản. Ông giám đốc nhà Lá Bối và vài người nữa khen truyện rất hấp dẫn. Chưa kịp xuất bản thì miền Nam được giải phóng. Truyện dài khoảng 250 trang, ghi được một số hồi kí của tôi, như cảnh ngã ba Bạch Hạc, cảnh đền Hùng, tình hình hồi đầu thời kháng Pháp ở thôn quê miền Nam…

    (Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê)​

    ---------------
    Nhan đề do chúng tôi tạm đặt (Goldfish).

    Cập nhật ngày 23/06/2013:

    link:

    PRC Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    EPUB Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    ____________________

    người post: goldfish
    nguồn TVE
     
    Last edited by a moderator: 10/6/15
    DHR34, hoangtuna, minhp and 16 others like this.
  2. goldfish

    goldfish Lớp 8

    2 câu đối trên mộ cụ Lê Kim (Trần Trọng Khiêm) ở Đồng Tháp?

    Trong bài Trần Trọng Khiêm trên Wikipedia (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) có đoạn sau đây:

    Trong bài “Một người Việt Nam làm báo ở Mỹ từ thế kỷ XIX” của Mai Thanh Hải, đăng trên CAND Online (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) có đoạn sau:

    Cũng trên CAND Online (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) tác giả (không rõ là ai) bài “Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ” cho biết như sau:

    Và cuối bài “Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ” có dòng chữ này: “(Dựa trên tư liệu của học giả Nguyễn Hiến Lê).

    Vậy thì cụ Nguyễn Hiến Lê nói gì về 2 câu đối đó?

    Theo cụ Nguyễn Hiến Lê, trong cuốn Con Đường Thiên Lý, thì trong gia phả họ Lê (viết bằng chữ Quốc ngữ, cụ Nguyễn Hiến Lê chép lại, có sửa lỗi chánh tả và cách chấm câu) có đoạn sau đây:

    Theo đoạn dẫn trên thì trong tập gia phả họ Lê có 2 câu đối: “Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh. Chính khí nêu cao, tinh thần Hùng Nhị còn truyền hậu thế”, còn trên mộ cụ Lê Kim có khắc 2 câu đối đó hay không thì tôi không thấy cụ Nguyễn Hiến Lê nói tới. Vậy thì những người bảo rằng trên mộ cụ Lê Kim có khắc 2 câu đối nêu trên đã căn cứ vào đâu? Và họ có thấy tận mắt không? Vì trong các bài viết nêu trên đều không nêu cứ liệu khả tín hoặc ảnh chụp ngôi mộ và 2 câu đối, nên tôi băn khoăn tự hỏi: có phải những người viết về cụ Lê Kim đã dựa vào cuốn tiểu thuyết Con Đường Thiên Lý rồi “tiểu thuyết hoá” thêm một lần nữa chăng?

    Cũng xin nói thêm rằng, trong cuốn Con Đường Thiên Lý không có đoạn nào bảo rằng trong tập gia phả họ Lê có dòng chữ “Bibliothèque familiale - Lê Xuân Liêm- Village de Mỹ Quới - Rạch Giá”. Tôi chỉ thấy trong đoạn sau đây, cụ Nguyễn Hiến Lê có nói đến con dấu đỏ trong cuốn La ruée vers l’or:

     
  3. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Gửi mọi người bản epub đã được chỉnh sửa và định dạng lại.
     

    Các file đính kèm:

  4. 1 cuốn sách rất hay cho tôi biết 1 giai đoan lịch sử của nước mình,và tâm trạng của người yêu nước, mà tác giả Nguyễn Hiến Lê là người đã trải qua.
    Trong tác phẩm cũng cho thấy sự kiên trì ,tấm chân tình của tác giả để tìm sự thật đối với người Việt Nam đầu tiên đến nước Mỹ ( Cụ Trần Trọng Khiêm sau lấy tên là Lê Kim)
    Cám ơn người đã đăng tải
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này