Đặc khảo về Dân nhạc ở Việt Nam - Phạm Duy (tuanz)

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi vqsvietnam, 4/10/13.

Moderators: vqsvietnam
  1. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    [​IMG]

    Bằng một lối văn bình dị và hấp dẫn, tác giả lần lượt giới thiệu với chúng ta các nhạc cụ, nhạc ngữ, và nhạc thể của các bộ tộc Trường Sơn, thượng du Bắc Việt, Chàm và Khờ me trên đất Việt. Đặc biệt về dân nhạc thuần túy Việt Nam, tác giả đã trình bày tường tận đủ mọi thể loại và kỹ thuật của thơ ca bình dân, hội hè và tôn giáo; các tổ chức hát ả đào, ca Huế, Quảng, nhạc tài tử miền Nam; các hình thức trình diễn của ngành sân khấu cổ truyền và cải lương.

    Ngoài việc cung cấp các dữ kiện quí báu cho công cuộc nghiên cứu đầy đủ về lịch sử Văn học Nghệ thuật Việt Nam, tác giả còn có mục đích làm cho lớp người trẻ hiếu nhạc nhận thấy tầm quan trọng và sự phong phú của nghệ thuật ca diễn dân tộc, do đó tìm được nguồn cảm hứng sáng tạo mới mẻ, tiếp nối và phát triển không ngừng những sắc thái văn hóa của dân tộc.

    LỜI TỰA

    Tiểu luận này, viết trong lúc nước Việt Nam bị chia đôi, chắc chắn sẽ có nhiều khuyết điểm. Hơn nữa, nó phải được biên soạn bởi một nhóm nhạc học gia thì mới có thể nói kỹ luỡng hơn về nhạc ngữ của các loại nhạc địa phương.
    Nhưng thực tế cho ta thấy hiện nay sự hiểu biết của thế hệ mới về gia tài nghệ thuật dân tộc rất là mỏng manh. Tuổi trẻ được học hỏi rất ít về gốc tích và sinh hoạt của các loại âm nhạc trong nước. Nếu đã có một số nhà khảo cứu viết về nhạc Việt thì lại chưa có ai nghiên cứu nhạc Thượng, nhạc Chàm, là những dân nhạc mà ta cần phải biết, vì cũng là nước ta. Ngoài ra, trong những sách viết về nhạc Việt, sự phân loại và định nghĩa chưa được rõ ràng, khiến cho lớp người trẻ hiếu nhạc chưa thấy tầm quan trọng và sự phong phú của nghệ thuật ca diễn dân tộc.
    Do đó, chúng tôi đánh bạo hoàn tất tập tiểu luận mà chúng tôi định để dành hai mươi năm sau mới viết.
    Ước mong trong giới sinh viên, có những bạn trẻ sẽ phát triển nghiên cứu từng môn, từng loại của những Dân nhạc ở Việt Nam ghi trong tiểu luận này. Tích cực hơn nữa, mong rằng nội dung, hình thức của các ngành dân ca, ca nhạc phòng, ca kịch nghệ mà người xưa đã đưa ra để phản ảnh xã hội thời qua, có thể gợi hứng cho người hôm nay sáng tạo cho thời này, để cho người thời sau sẽ phải công nhận và nghiên cứu.
    Saigon, tháng 10-66
    PHẠM DUY

    Code:
    Định dạng prc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Định dạng prc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Storm, CanTay, 123phat and 2 others like this.
  2. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    Đặc khảo về Dân nhạc ở Việt Nam, Phương Nam tái bản 2017 với lời giới thiệu của nhạc sĩ Đức Trí.

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Storm, 1953snake, dongmai and 3 others like this.
Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này