Thảo luận [Diễn văn] Bài phát biểu của Hegel ( 1770-1831) tại buổi lễ khai mạc khóa giảng tại Berlin năm 1818

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Sách triết học kinh điển, 17/8/18.

Moderators: Cát Cát
  1. […] Trước khi bắt đầu khóa giảng hãy cho phép tôi có mấy lời tâm sự. Tôi xin trịnh trọng tuyên bố rằng việc dấn thân vào một địa hạt khoa học rộng lớn hơn tại thời điểm này và tại chính nơi đây là một điều thú vị và phù hợp với mục đích của tôi. Về thời điểm, thì hiện nay, đã xuất hiện những bối cảnh cho phép triết học một lần nữa hy vọng có được sự chú ý và tình yêu, và môn khoa học đã câm nín bấy lâu này bây giờ lại có cơ hội để một lần nữa cất lên tiếng nói của mình. Bởi lẽ, cách đây không lâu, một mặt, những thời điểm khó khăn buộc chúng ta phải quan tâm quá nhiều đến các lợi ích nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày, mặt khác, các lợi ích cao cả của hiện thực, lợi ích và các cuộc đấu tranh đã đặt ra cho chúnh ta mục đích trước tiên là phải khôi phục và cứu vãn sự toàn vẹn về đời sống chính trị của dân tộc và quốc gia, đã tiêu tốn hầu như tất cả các năng lực tinh thần, tất cả sức lực của các giai tầng, cũng như tất cả các phương tiện bên ngoài, và cuộc sống bên trong của tinh thần đã không thể tìm thấy sự bình yên.[…] Nhưng bây giờ, khi dòng chảy hiện thực này đã bị chặn lại, khi dân tộc Đức đã cứu được quốc tịch của mình, cứu được nền tảng của mọi cuộc sống sinh động, thì cũng là lúc xuất hiện thời điểm khi mà trên đất nước, cùng với thế giới hiện thực, vương quốc tự do của tư tưởng cũng có được khả năng phát triển độc lập.
    [-] Tại thời điểm hiện tại, khi mà tinh thần bộc lộ sức mạnh của mình ở một phạm vi rộng lớn, nó đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng chỉ có ý niệm và những gì tương đồng với chúng mới có thể duy trì sự sinh tồn, rằng mọi cái nếu muốn được thừa nhận thì nhất định phải biện minh mình trước lí trí và tư tưởng.[…] Ở đây sự phát triển và sự chấn hưng của các khoa học tạo thành một trong những phương diện căn bản trong cuộc sống của chính quốc gia.[…] Nhưng việc khẳng định nói chung rằng đời sống tinh thần là một trong những phương diện sinh tồn căn bản của quốc gia là không đủ, ngoài điều đó ra, chúng ta cần phải nói thêm rằng, ở đây, cái khởi nguyên cao hơn là cuộc đấu tranh vì nền độc lập, vì việc xóa bỏ nền độc tài vô tinh thần và vì sự tự do tinh thần mà nhân dân trong sự thống nhất với nguyên thủ quốc gia đã tiến hành. Cuộc chiến này là sự nghiệp thuộc về quyền lực luân lí của cái tinh thần đã cảm nhận được sức mạnh của mình, đã giương cao ngọn cờ của mình và biến sự cảm nhận này thành sức mạnh hiện thực.[…] Trong hành động bao trùm và sâu sắc như vậy, tinh thần vươn cao tới phẩm giá của mình, sự thấp hèn của cuộc sống và các lợi ích trống rỗng không tránh khỏi sụp đổ, tính hời hợt trong việc nhận xét và trong các ý kiến được phơi bày và tự biến mất. Sự nghiêm túc sâu sắc chiếm lĩnh bởi tâm hồn này cấu thành nền tảng đích thực của triết học. Sự đắm mình vào những mối quan tâm và lợi ích thường ngày và sự tự thỏa mãn háo danh, đó là những cái thù địch với triết học. Trong tâm hồn bị chiếm lĩnh bởi sự thù địch này không có chỗ cho lý tính, tức không có chỗ cho việc tìm kiếm chân lí. Sự háo danh cần phải bay hơi và biến thành hư không, một khi, đối với con người cái nội dung căn bản trở thành cái tất yếu và chỉ nội dung ấy mới là cái có ý nghĩa. Cái nội dung căn bản như vậy đã cấu thành đối tượng vươn lên của thời đại chúng ta và chúng ta đã nhìn thấy sự hình thành của cái mầm mống này và sự phát triển tiếp theo của nó trong tất cả các mối quan hệ: chính trị, luân lí, tôn giáo, khoa học- được giao phó cho thế hệ chúng ta.
    […] Chỉ ở Đức triết học mới tìm thấy nơi ẩn náu và sinh tồn. Chúng ta được giao phó việc bảo tồn ngọn đuốc thiêng liêng này và chúng ta cần phải bảo vệ nó, nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho cái tối cao này không bị lụi tàn, không bị tiêu vong, đó là cái con người có thể có: nhận thức về bản chất của mình. […] Tôi xin chúc mừng và và khích lệ buổi bình minh của tinh thần cách tân và mạnh mẽ này.[…] Sự kêu gọi này, tôi hướng chủ yếu vào các bạn trẻ, bởi lẽ tuổi trẻ là thời kì hạnh phúc nhất của cuộc đời, khi con người không bị giam cầm trong hệ thống các mục đích hạn chế, các mục đích được đề ra bởi những nhu cầu bên ngoài. Tuổi trẻ cũng là thời kì con người có khả năng tự do cống hiến cho các nghiên cứu khoa học không vụ lợi và cuối cùng, cũng là khi con người chưa rơi vào vòng ảnh hưởng của thứ tinh thần u mê tiêu cực, tính không có nội dung của các nghiên cứu phê phán thuần túy. Một trái tim còn khỏe mạnh dám kì vọng vào chân lí, và triết học sống trong vương quốc của chân lí, xây dựng vương quốc này, và trong khi nghiên cứu nó, chúng ta trở thành người tham dự trong vương quốc đó.[…]
    […] Hiện tại thì tôi chỉ có thể đề nghị các bạn hãy mang theo bên mình niềm tin đối với khoa học, niềm tin vào lí tính, niềm tin vào chính bản thân mình. […] Con người cần kính trọng chính mình, thừa nhận bản thân mình xứng với cái cao cả nhất. Về sự vĩ đại và sức mạnh của tinh thần, bất kì sự đánh giá cao nào cũng đề là không đủ cao. Bản chất tiềm ẩn của vũ trụ không có sức mạnh tại thân để có thể chống lại sự dũng mãnh của nhận thức, bản chất đó, sự phong phú và các chiều sâu của nó phải được mở ra trước nhận thức và đem lại sự thỏa mãn cho nhận thức.
    ( Người dịch: Phạm Chiến Khu)
    ----
    Đây là bài phát biểu rất hay, đầy khí khái, mong sao truyền được sự dũng cảm,tinh thần tự do tới cho mọi người Việt nam, đặc biệt là các bạn trẻ!
     
    NgTienDung thích bài này.
  2. phuongbigbang1997

    phuongbigbang1997 Mầm non

    Cám ơn Bác ạ!
     
  3. Sửa mình-Tu thân

    Thấy điều thiện phải nghiêm chỉnh tự xem xét mình có điều thiện đó hay không; thấy điều chẳng thiện, phải lo sợ tự xét xem mình có điều bất thiện đó không.

    Thấy có điều thiện ở nơi mình thì phải thích thú giữ mà kiên quyết đừng để mất; thấy điều bất thiện ở nơi mình thì phải ghê tởm mà mạnh dạn trừ cho bằng được.

    Cho nên, kẻ chê ta mà đúng thì là thầy ta, kẻ khen ta mà đúng thì là bạn ta. Kẻ a dua với ta, siểm nịnh ta thì là thù địch của ta.

    Cho nên người quân tử tôn quý thầy, thân yêu bạn, rất ghét kẻ thù địch. Yêu điều thiện không biết chán, nghe người can biết tự cảnh giới, thì dù có muốn không tiến bộ cũng không được.

    Kẻ tiểu nhân trái hẳn lại thế: Rất mờ ám, càn bậy mà lại giận người chê, rất xấu xa mà lại muốn người khen, lòng tựa hổ lang, hạnh như cầm thú mà lại ghét người cho mình là quân đạo tặc, thân cận kẻ dua nịnh, xa lánh kẻ can ngăn, người chính trực lại chê cười là không tốt mà người trung thực lại cho là gian phi. Như thế thì dù không muốn diệt vong cũng không được.”

    ( Nguồn sách Tuân tử- Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi trích dịch)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 4/6/22
    Nguthanh6628 thích bài này.
Moderators: Cát Cát
: tri thức

Chia sẻ trang này