Văn học trong nước PG Giọt máu chung tình - Tân Dân Tử

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi 4DHN, 25/7/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Heoconmtv, camapkss and ichono87 like this.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    HỒI THỨ NHẤT

    Thành Bình Định thuật sơ sự tích

    Võ Đông Sơ lước dậm quan-hà

    Lửa hạ vừa tàng, gió thu đổ lá, kèm xe hơi rỉ rả, tiếng ngâm sầu nhặc nhặc khoan khoan. Nội cỏ bóng le the, trang vẻ cảnh vàng vàng dợt dợt, kìa xóng róng một đám rừng thông cụm liễu cây đứng xơ rơ, trợn mắt trơ trơ, dường như giận cái phong cảnh tiêu-điều, mà phai màu xũ lá. Nọ một giải trường-san vọi vọi, nằm dọc theo mé biển Đông-dương, do sống phơi sường, thiêm thiếp yêm liềm ở dưới trời Nam, dường như buồn thảm cái thời tiết đổi dời nên không động dạng.

    Còn phía Đông Nam một giải, thì cờ hoa lúp xúp, mấy tòa của hoạn nhà quan: day mắt ngó ngang lại thấy một giải đồn quân trại lính; ấy là một cảnh Tỉnh-thành Bình –định đẹp thay thủy tú san kỳ. Còn nhắm lại cảnh Tây Bắc phía sau, thấy chớn chở non cao, sờ sờ một cái Cổ Tháp của nước Chiêm-thành khi xưa, đã thuộc về Việt Nam ta chiếm cứ, tuy là lờ mờ bụi đóng rêu phong; nhưng cũng còn trơ trơ một tòa tháp nguy nga nên gộp đá.

    Vậy nên xưa những đứng thi nhơn danh sĩ đi ngang qua xứ nầy, thấy cái cảnh tình sự nghiệp của nước Chiêm-thành đã tiêu-điều, duy còn cái tháp nầy trải qua chẳng biết bao nhiêu gió táp mưa sa, thỏ tà ác lặng, thì cám cảnh mà làm câu thi như vầy:

    Đa thiều phiền ba vân cọng khứ,

    Dung dư tiên tháp lảo càng khôn,

    (Nghĩa là: chốn phồn ba thị tứ của nước Chiêm-thành (tục kêu là Chăm) đã theo mây gió mà tang tành, duy còn một cái tháp tiền nầy kinh với lão càng khôn mà đứng trơ trơ lên bàn thạch).

    Đó rồi ngó qua phía trên, thấy một trong đám rừng hoang cỏ rậm, lấy cây gàm gát, bẻ lá che chòi, đặng mà đục nắng trốn mưa, ấy là rải rác ít nhà con mọi.

    Trong khi đương chăm chăm mắt ngó cái cảnh tượng của Vũ-trụ san-hà, mê mẩn thú nước bích non xanh, làm cho ngơ ngẩn tâm hồn, rồi đứng sững chần ngần, như điên như ngốc, thình lình thấy một lằng khói bụi, xung xăng bay lên dựa mé rừng kia, rồi lần lần bay qua triềng núi nọ cái lằng khói bụi nầy hình như bị đè ép trên mặt đất đã lâu năm, nay gặp đặng một động lực thì vung vẩy không khí mà bay lên, đặng nghinh ngang theo chốn đầu non đảnh núi thong thả theo nơi nội cỏ rừng cây, làm cho cái cảnh tịnh mịch u nhàn, thành ra một đám phong trần mù mịt.

    Kế một lác nghe tiếng lạc đồng rảng rảng chợt thấy một bóng ngựa kim ô, bốn vó bố liền vó, chạy nghe lốp bốp. Chừng chạy lại gần thì rõ ràng một con ngựa cao lớn vạm vỡ phi thường, chóp mau xủ trắng, hình như sư-tử hạ sơn lông gáy dừng ngay, dạn giống kỳ-lân xuất thế, yên cương đẹp đẽ, kiều khấu rõ ràng thật là một giống hũng mã long cu, chớ chẳng phải ngựa tầm thường sánh kịp.

    Trên ngựa ấy thấy một trang niên thiếu, lưng mang đoản kiếm mình mặc võ trang, tướng mạo đường đường thật đáng một vị anh hùng kiệt sĩ đương buông cương giục ngựa bôn ba lước dậm quan-hà, vược bụi băng rừng vội vã theo đường tiểu lộ.

    (Khán quan có biết một vị thiếu niên nầy là ai chăng? Nếu tôi không cầm chỉ ngay ra dưới đây, thế thì hệt vị khán-quan có lẽ cũng còn hồ nghi mà tưởng rằng một người tha ban dị chủng.

    Song người thiếu-niên nầy chẳng lạ, người nầy tên là Võ-đông-sơ, vẫn là con của một vị Khai-quốc công-thần của đức Cao Hoàng khi xưa, là quan Hậu- quân Võ Tánh).

    Vậy tôi xin thuật sơ lược một đoạn thương tâm lịch sử quan Hậu-quân Võ Tánh ra dưới đây cho khán quan xem mà thương một người anh hùng nghĩa khí của Việt Nam ta thủa trước.

    Nguyên ngài là người sanh trưởng tại tỉnh Bà-rịa ngài có tánh thượng võ tinh thần, lại có tánh ngao du hào hiệp nên anh em phe đảng càng ngày càng đông, và các tay thủ hạ của ngài cũng nhiều người trung thành võ đống.

    Khi ngài nghe Đức Gia-Long trung hưng phục nghiệp, chiêu nạp nhơn tài, ngài bèn lập đội hiệp đoàn rồi đem binh ứng nghĩa, đánh với Nguyễn Nhạc Tây Sơn đến đâu đều đặng dựng cờ đắc thắng, dục trống thành công quân giặc đều táng đờm kinh tâm, mà xưng ngài là một vị võ công danh tướng.

    Đức Gia Long thấy ngài hết lòng nhiệc thành giúp nước, lập đặng nhiều trận công lao, thì trọng dụng yêu vì, nên gả em gái là công chúa Ngoc-Du cho ngài, và phong ngài làm chức Hậu-quân đại tướng.

    Trong năm Canh Thân (1800) ngài vương lịch Đức Gia Long ra trấn thủ thành Bình-định vỗ an bá tánh trong thành thì chỉnh tu binh mã, tích thảo dồn lương, nhờ vậy mà bá tánh được an cư lạc nghiệp, còn quân đầu trộm đuôi cướp nghe danh ngài thì khiếp kỳ oai, hoài kỹ nghĩa, qua năm Tân-dậu (1801) một tướng quân của Tây-sơn là Trần-quan-Diệu đem binh vây thành, ngài chống cự với quân giặc nhiều trận rất hung. Nhưng binh giặc càng ngày càng đông, phủ vây bốn phía chặc như đóng nêm: Còn binh của ngài trong thành thì ít, song ngài chẳng hề sờn lòng thối chí, cứ việc ngày đêm đốc sức tướng sĩ cố thủ thành trì đặng chờ binh cứu viện.

    Đức Gia-Long tiếp đặng thơ cầu cứu, liền phân binh hai đạo, một đạo đi đường bộ, và một đạo đi đường biển, song đạo binh bộ bị quân Tây Sơn cản trở, còn đạo chiến thuyền của Đức Gia Long ra tới cửa Thị-nại, lại bị binh gặc đón ngăn, nên không đạo binh nào đến đặng giải vây tiếp cứu vì vậy thành Bình-định bị một tướng Tây-sơn là Trần Quang Diệu vây chặc gần ba năm, trong đã hết lương tiền ngoài lại không binh cứu viện, đương lúc thế cùng binh nhược như vậy, có kẻ khuyên ngài bỏ thành trốn đi, thì ngài nghiêm sắc mặt và khẳn khái đáp rằng:

    “Ta là một vị chủ tướng, lãnh cái trách nhậm nặng nề mà trấn thủ thành nầy. Hễ thành còn thì ta còn mà thành mất thì ta phải mất, ta tự quyết sống chết chỉ theo cái thành nầy mà thôi, lẽ đâu bỏ thành mà đi, thì mặt mũi nào còn thấy Hoàng Thượng nữa đặng”.

    Bữa nọ quan Tham tá là Ngô Tùng Châu thấy thành càng ngày càng hãm vào trong một cảnh trí rất nguy cấp thì đến ra mắt ngài và hỏi rằng: thành nầy nay đã bị trong một trùng vi rất ngặt nghèo khốn đốn như vậy thì chúng ta phải liệu thế nào?

    Ngài nghe hỏi liền lấy tay chỉ ra cái dàng hỏa dưới lầu Bác giác kia là chỗ ngài đã sắp đặt sẵn sàng rồi trời lời cách tề chỉnh rằng:

    Ta chỉ còn một thế đó mà thôi, ta là một vị võ tướng trấn thủ thành nầy, nay thành gần mất thì ta còn sống làm gì! nếu ta sống mà thấy quân giặc vào thành thì càng đau lòng hổ mặt. Vậy ta tự quyết gởi cái mạng nầy theo ngọn lửa nơi lầu Bác-giác đó thì xong, nói tới đây ngài day lại ngó Ngô Tùng Châu và nói tiếp rằng: còn ông là một chức văn quan bọn giặc không làm hại chi đến ông, ông cứ yên tâm cần gì phải lo cho nhọc.

    Ngô Tùng Châu nghe nói thì nheo mày trợn mắt, rồi lên vọng khẳn khái đáp rằng: theo lời ngài nói đó thì các hàng võ tướng mới được chữ trung với nước nhà, còn các hàng văn thần đều là bọn tham sanh quí tử hết sao? tôi xin phản đối rằng: trong hàng văn quan cũng nhiều phẩm hạng những hạng văn quan đê tiện, thì chỉ lo cho mình đặng quyền cao tước trọng, tử ấm thê phong, ngồi vích đốc giữa công đường, xưng là dân chi phụ mẫu, trong óc chỉ nuôi một con ma tham ô tình dục, trong ruột chỉ chứa một lũ quỉ thế lực kim tiền, đem cái thủ đoạn cậy thế cầu thân, đặng nộ chúng hiếp dân, mà làm trăm ngàn việc hại nhơn ích kỷ, chẳng biết thương yêu chủng tốc chẳng biết giúp đỡ đồng bào, bọn ấy chỉ lấy một phương châm lo cho mình đặng xe tốt ngựa phì, mão cao áo rộng đến lúc nước nhà hữu sự, gặp cơn thế cuộc tang thương thì ngồi đó tạ thị bàng quang, rồi kiếm đường thục đầu rụt cổ. Ấy là tham quan đê tiện, ô lại nịnh thần, chớ như Tùng Châu nầy tuy làm một chức văn quan, song chẳng phải như đám hạ tiện kia mãi quốc cầu vinh tham sanh húy tử, đem một thân ngang tàng 7 thước làm cái tượng gỗ nơi chỗ chiến trường, để cho bọn giặc ngó vào mà khi dễ, nay ngài là võ tướng đã biết lấy chữ vị quốc vong xu, thì văn quan là Tùng Châu nầy cũng biết câu tận trung quốc nạn.

    Ngô Tùng Châu nói rồi trở về tư dinh, lấy đồ phẩm phục triều đình mặc vào, và lấy một chén độc dược uống vào mà tự tử.

    Võ Tánh nghe Ngô Tùng Châu liều mình tự tử, t hì ngài rơi lụy thở dài một cái và nói rằng: “Thương thay cho Ngô Tùng Châu đã đi trước ta một bước”. Rồi ngài truyền tướng sĩ lo tống táng Ngô Tùng Châu, nơi trước dinh ngài.

    Bữa sau ngài sắm sửa y quan, trong mặc một cái áo võ bào, ngoài choàng một bộ triều phục, lên lầu Bác-giác day mặt về hướng Bắc cung tay cúi đầu, lạy vua 4 lạy làm lễ vĩnh biệt, rồi kêu tướng sĩ mà nói như vầy:

    “Các tướng sĩ ôi! Ta cảm ơn tướng sĩ đã tận tâm kiệt lực, lước đạn xông tên, chịu cực khổ với ta trong nhà mà trừ loài nghịch tặc, nhưng binh giặc càng ngày càng đông mà trong thành lương tiền đều hết, lương tiền là cái huyết mạch của chúng ta, nay huyết đã cạn, mạch đã khô, thế thì thành nầy ắc nay ai sẽ thuộc về tay kẻ giặc, vì vậy ta chẳng muốn thấy quân giặcv ào thành trước khi ta chết, nay ta tự quyết mượn ngọn lửa nầy mà vị quốc quyên sanh, cho khỏi nhọc lòng tướng sĩ, vậy ta xin tướng sĩ một điều là sau khi ta thác rồi, thì tướng sĩ sẽ mở cửa thành ra trở về quê hướng xứ sở, đặng nuôi dưỡng cha mẹ vợ con, chẳng nên đục lợi cầu vinh mà hàng đầu kẻ giặc.”

    Các tướng sĩ nghe nói đều rưng rưng nước mắt, khóc mà cang ngài và xin ngài bảo trọng thân danh; ngài bèn lấy tay khoát các tướng sĩ ra và biểu tên đội hầu đốt ngòi thuốc súng dước đàng hỏa.

    Tên đội ấy là Nguyễn Tấn Huyên khóc lóc chẳng chịu châm ngòi, ngài bèn lấy điếu thuốc của ngài đương hút liệng trên giàng hỏa, thuốc súng bắt lửa bừng lên. Ôi! Cái hồn trung liệt của một vị khai quốc công thần, nay đã theo ngọn lửa vô tình, phất phất phiêu phiêu, tiêu diêu nơi cõi thọ.

    Lúc nầy tên đội hầu cận là Nguyễn Tấn Huyên cũng nhảy vô đống lửa nầy mà thát theo chủ tướng một cách rất trung thành nghĩa đởm.

    Đây tôi xin nhắc lại tên Võ Đông Sơ khi cha người là Võ Tánh mất rồi thì Đông Sơ còn nhỏ ở với mẹ là Ngọc Du công chúa tại Nam Kỳ, đến khi lớn lên thì mẹ đã từ trần. Đông Sơ bèn ra ở với chú tại thành Bình Định mà học nghề văn tập nghiệp võ. Thật là một vị con dòng cháu giống của cửa tướng nhà quan tánh chất thông minh học ít biết nhiều nên văn võ gồm hai, đáng một bực nhơn tài tuấn kiệt.

    Chú thấy Đông Sơ thông minh hào hiệp, thì thương cháu cũng như con: bởi vậy nên đã nhiều phen muốn tính việc nhơn duyên, đặng định cho cháu sánh bề giai ngẫu. Nhưng Đông Sơ chối từ không chịu, mà thưa với chú rằng:

    Thưa chú! Chú đã đem lòng hạ cố mà nghĩ thương chúc phận đơn cô, nên muốn tính việc lứa đôi, thfi cháu chẳng xiết muôn ngàn cảm tạ, nhưng mà cháu nghĩ phận trẻ đương lúc bèo mây trôi nổi nào biết đâu là biển ái nguồn ân, vì cái công danh còn ngơ ngơ ngẩn ngẩn nơi chốn phong trần, chưa biết chừng nào đặng mở mang mặt mày, lẽ đâu dám vội quên chữ lập thân hành đạo cho hiện tổ vinh tông lại đem cía chí khí nam nhi mà ràng buộc theo dây tình thê nữ? Vả lại: sự chồng vợ là một mối luân thường rất trọng, trong lúc thời đợi văn minh xin chú để cho cháu lóng đục dò trong, mà lựa một bực đức hạnh song toàn, sắc tài xứng đáng đặng ngày sau lấy cái sự tài đức của phần đại quần xoa mà cầm quyền tề gia nội trợ thì mới đặng, ấy là chí bình sanh sở nguyện của cháu như vậy”

    Chú nghe Đông Sơ phân giải cặn kẽ mấy lời, thì chúm chím miệng cười, thỉnh thoảng vuốt râu, rồi gật đầu mà cho là phải.

    Cách ít bữa, Đông Sơ thưa với chú xin ra Đông-kinh du học, trước là trao đổi việc võ, sau là tập luyện nghề văn, cho tỉnh thuộc hoàn toàn, đặng đợi hội thu-vi ra mà lập công danh với thế, đoạn mới sắm sửa đồ hành trang và lộ phí, rồi một mình giục ngựa buông cương, giãi nắng dầm sương, theo quan lộ băng chừng thẳng tới.

    Đây tôi xin nhắc khán quan nhớp lại tỏng khoản trước tôi đã nói một vị thiếu niên anh hùng cỡi ngựa chạy nơi mé rừng kia, làm cho một lằng khói bụi bay lên mù mịt, đó là lúc Võ Đông Sơ đã từ giả chú rồi cưỡi ngựa ra Đông Kinh mà du học, nên đây tôi xin tiếp theo.
     
    Heoconmtv and ichono87 like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    HỒI THỨ NHÌ

    Dẫn lai lịch tráng sĩ bán gươm vàng

    Kết lương bằng Đông Sơ trao lượng bạc

    Khi Đông Sơ giục ngựa theo quan lộ, ngày đi đêm nghỉ, xuống ải lên đèo, lúc gần tới Đông Kinh, thì thấy một cảnh tỉnh thành đô hội, đài cát nguy nga, thật là một chỗ đại đìan phiền ba, cửa nhà đông đảo.

    Nguyễn chỗ Đông Kinh nầy là một kinh đô cũ của triêu Lê kêu là Thăng Long Thành, nay gọi là Toakin, tục danh là Hà Nội, vì cái Thăng Long Thành nầy kế cận nước Tàu, bị quân Tàu nhiều phen giấy động cang qua, đem binh xâm loạn, nên sau dời kinh đô về tỉnh Thừa Thiên, nay tục kêu là Huế.

    Khi Võ Đông Sơ đương dạo xem phong cảnh. Xãy thấy một người phogn nghi tề chỉnh, tướng mạo đường đường, tay cầm một cây gươm, tay xách một tấm bản, đương đứng ngơ ngẩn ngó mông, xem nét mặt đương như có điều chi sầu não.

    Đông Sơ bước lại thấy trên tấm bản viế 4 chữ “Mai kim tán thân” nghĩa là bán gươm mà chôn mẹ, thì lấy làm lạ, liền bước lại, gạn hỏi căn do, và tánh danh xứ sở của tên ấy.

    Tên bán gươm nói: “Tôi là người ở Hà Đông tên là Triệu Dỏng. Nguyên cha tôi mất sớm, nên gia đạo hàng vi, vì vậy tôi thường lên núi Tây Kỳ mà chuyên nghề săn bắn. Rủi thay mấy tháng nay mẫu thân tôi bịnh nặng, mảng lo săng sóc thuốc thang, và ở nhà mà giữ sự thần tĩnh mộ khan, phần thì gia đạo cô bần, không tiền bạc đặng lo bề tống táng. Nên cực chẳng đã tôi phải đem gươm ra bán hiềm vì chưa gặp người mua. Có người hỏi tôi bán bao nhiêu, tôi nói 30 lượng bạc, thì chê rằng mắc.

    Đông Sơ nghe nói liền xuống ngựa, và bước lại nói với tên ấy rằng: Cảm phiền tráng sĩ, xin cho tôi coi thử cây gươm, nói rồi lấy gươm rút vỏ ra coi, thấy mặt ánh hào quang chói lòa con mắt; thì biết là một cây gươm báu, lại thấy trên cáng đều khảm vàng chạm đầu sư tử, còn bên cáng có khắc 4 chữ “Vinh lịch niên chế”

    Đông Sơ xem rồi liền đúc vô vỏ và day lại hỏi tên ấy rằng: Nguyên cây gươm nầy là của người Tàu chế ra trong năm vua Vĩnh Lịch, đời Minh bên Trung Quốc, song chẳng biết duyên cớ nào lại về nước Nam ta mà vào tay tráng sĩ?

    Tên bán gươm nói: “Phải gươm nầy của một vị tướng quân triều nhà Minh”.

    Đông Sơ nghe nói day mặt ngó tên kia và lấy làm lạ mà hỏi tiếp rằng: “Nhưng tráng sĩ có rõ vị tướng quân ấy tên chi chăng?”

    Tôi là lớp hậu sanh niên thiếu cũng như quới khách, lẽ đâu rõ đặng, song khi cha tôi còn sanh tiền có thuật cái lai lịch gươm ấy cho tôi nghe.

    Vậy thì xin tráng sĩ vui lòng thuật lại cho tôi nghe ước có đặng chăng?

    Tên bán gươm nghe Đông Sơ hỏi thì lặng nghĩ một hồi rồi nói rằng: Nguyên cây gươm nầy gốc của một vị tướng quân triều nhà Minh tên là Lý Tường khi Mảng Châu qua lấy Trung Quốc rồi, thì Lý Tường theo hộ giá vua Vĩnh Lịch chạy qua tá ngụ nơi nước Miến Điện. Chẳng dè Ngô Tam Quế đem binh rược theo, rồi gởi tờ công hịch cho vua Miến Điện, hạn nội ba ngày phải bắt vua Vĩnh Lịch mà hiến nạp, bằng không, thì sẽ đem binh qua đạp đổ thành quách nước Miến Điện ra tro bụi bình địa. Vua Miến Điện thất kinh, liền bắt vua Vĩnh Lịch mà nạp. Nói đến đây thì thở dài một cái và ngó Đông Sơ mà nói rằng: Quới khách có biết vua Vĩnh Lịch sẽ trở ra thế nào chăng?

    Xin tráng sĩ hãy nói luôn, tôi đâu rõ đặng.

    Tên bán gươm bèn nói tiếp rằng: “Vua Vĩnh Lịch bị Ngô Tam Quế giết chết tại Vân Nam một cách rất ghê gớm, thảm thay cho dòng giõi cơ đồ của Triều nhà Minh, từ đây bị một tay Ngô Tam Quế mà tiêu điều tận tuyệt.

    Đông Sơ nghe nói nhướng mắt ngó sững tên bán gươm mà nói: Toio nghe rằng: Ngô Tam Quế vẫn là một vị Phiên trấn đại thần của Triều Minh; quyền cao tước trọng lộc cả ngôi sang, và tổ phụ của Ngô Tam Quế cũng đều hưởng thọ tước lộc của Triều Minh, sao lại phụ phản Triều Minh mà sát hại vua Vĩnh Lịch. Vậy thì rõ ràng là một đứa gian thần tặc tử lắm chăng?”

    Tên bán gươm thở ra một cái nữa rồi nói: Phải. Hễ con người như vậy, thì là một đứa tán tận lương tâm nào kể chi ngọn bút của sử quán châm chích chê bai, và miệng thế gia nghị luận. Song cái sự độc ác ấy làm cho trời giận đất hờn, nhơn dân đều bầm gan tiếm ruột. Rồi có một sự quả báo kia trả liền trước mắt.

    Đông Sơ nghe nói mắt ngó tên kia sững sờ mà hỏi rằng: Tráng Sĩ nói một sự quả báo trả liền trước mắt, mà quả báo làm sao.

    - Quả báo ấy là khi Triều Thanh vua Mảng Châu dòm thấy cái tiêm đen của Ngô Tam Quế chứa những quỉ ma độc ác phi thường, thì biết là một đứa phản tặc nghịch thần, liền bắt mà tru di tam tộc”

    Đông Sơ nghe rồi gật đầu hai ba cái và mỉm cười mà nói rằng: “ Vậy mới gọi là Hoàng thiên hữu nhân tạo hóa công bình, đó là một gương quả báo nhãn tiền để mà răn người bạo ngược. Còn như cây gươm nầy ì làm sao mà ngày nay về tay tráng sĩ?”

    Tên kia nói: “Khi vua Vĩnh Long bị Ngô Tam Quế giết rồi, thì tướng tâm phúc của vua đều phân chia tứ táng, tốp thì chạy qua Xiêm mà trú ngụ, tốp thì chạy qua nước Nam ta mà tìm tàng. Lúc ấy có một vị Tướng quân tên là Lý Tuồng gặp ông cố tôi làm Tổng binh tại Bắc giang ben cho cây gươm nầy để làm kỷ niệm: Vì vậy gươm nầy của Tổ-phụ lưu truyền qua tới tôi đây đã bốn đời rồi, nay rủi tôi gặp cơn gia biến, thảm thay! bị chữ sảng đầu kim tận, làm cho tráng sĩ vô nhân, tôi đã hết thế lo toan, nên bất đắt dĩ phải đem gươm ra bán”.

    Đông Sơ nghe nói rồi liền thò tay vào túi lấy ra 50 lượng bạc, hai tay đưa cho tên kia mà rằng: Tráng sĩ ôi! trong lúc gặp gỡ thình lình, vậy tôi xin tráng sĩ nhậm lấy của mọn nầy mà tống tán tử nương. Còn gươm nầy thì xin Tráng-sĩ giữ lấy mà làm dấu tích của Tổ-phụ lưu truyền, và như Tráng sĩ bằng lòng, thì tôi xin kết làm bằng hữu.

    Triệu Dỏng (tên bán gươm) thấy Đông Sơ thật một người khoan nhơn bác ái, hào hiệp trượng phu, thì với tay lấy 50 lượng bạc, rồi rưng rưng nước mắt mà đáp rằng: “Quới khách ôi! nay quới khách trao cái của nầy mà giúp cho kẻ hàng vi hạ sỉ trong cơn thắt ngặc cùng đồ thì tôi biết lấy chi mà báo đáp ơn sâu, ví tài sông biển, vậy tôi đứng giữa trời cao đất rộng nầy, xin nguyện một lời rằng: nghĩa ấy tôi tạc dạ ghi xương ngày sau sẽ đền ơn tri ngộ.

    Đông Sơ nói: sự ấy là lẽ tự nhiên của người ở thế gian nầy, phải giúp nhau trong cơn hiểm nguy thắt ngặt, nếu thấy sự lâm nguy ngộ biến, mà tọa thị bàn quang, làm mặt lấp tai ngơ, chẳng biết thi ân trọng nghĩa mà giúp đỡ anh em, thương yêu nòi giống, thì người ấy có ích chi cho nước non xã hội. Nói rồi hai người gá nghĩa anh em kết tình bằng hữu. Triệu Dỏng nhỏ hơn Đông Sơ một tuổi nên kêu Đông Sơ bằng anh.

    Lúc đó anh em bịnh rịn nhau một hồi, rồi mới phân tay từ biệt, kẻ về Hà Đông lo cất tang mẫu thân, người lại Đông Kinh đặng kiếm nhà thuê ngụ.
     
    Heoconmtv and ichono87 like this.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    HỒI THỨ BA

    Võ-đông-sơ kiếm nhà thuê ngụ

    Trần-tú-Tài quyết ý xem ma


    Khi Đông-Sơ đi tới một xóm kia ở cách kinh thành chừng ít dậm, thì thấy một cái nhà chung quanh có vườn cây mát mẻ, trong lại có phòng buồng khoản khoát, bàn ghế sẵn sàng, thì mướn nhà ấy ở và mướn một tên Thơ-Đồng để khi quạt nước pha trà, cho có người sớm khuya hủ hỉ. Đó rồi tháng ngày thơ thẩn, chỉ lo bạn với sách đèn, có rảnh việc dư công, lại tập rèn võ nghệ.

    Thiều quang thấm thoát, mấy phen thỏ lặn ác tà, cúc muộn sen tàng, lần bẫn tính gần sáu tháng. Xảy nghe kinh thành đăng bản, tới kỳ mở hội thu vi. Nào là văn-sĩ, nào là vở xanh người quần trắng, kẻ áo xanh, náo nức chờ ngày hội thi.

    Khi Đông-Sơ đương đứng trước cửa xảy thấy một người ngoài ngõ bước vô, xem tướng diện cũng một khách sỉ hạnh nho phong, dung nghi tề chỉnh. Khi bước vô tới cửa thì chào Đông-Sơ rồi nói rằng: “Tôi là khách tha phương mới đến, lỡ bước tới đây muốn kiếm nhà tá túc một đêm đặng chờ mai sẽ vào trường ứng thi, xin quới quan có biết nhà nào trống chủ, xin chỉ làm ơn đặng ở dở ít ngày thì tôi hết lòng cảm tạ”.

    Đông-Sơ nói: Tôi cũng người xứ lạ, mới mướn đặng nhà nầy, nhưng có một cái phòng mà thôi e quới khách không tiện bề trú ngụ. Vậy để tôi hỏi lại Thơ-đồng coi nó có biết nhà nào chỉ dùm cho quới khách.

    Tên Thơ-đồng ở nhà sau lập cập và nói: “có, có, gần đây có một nhà vắn chủ, bỏ trống mấy tháng nay, nhưng mà không ai dám ở”.

    Đông-Sơ nghe nói lấy làm lạ day lại hỏi rằng: “sao mà không ai dám ở”?

    Thơ-Đồng nói: “Nhà đó có ma 4 cẳng dữ lắm”.

    Tên khách kia nói: “Mà mi chắc có ma không”?

    Thưa chắc, vì tháng trước đây có một tên lái buôn phương xa tới mướn, nửa đêm con ma ấy hiện ra làm cho tên lái buôn hoản kinh, tông cửa mà chạy, cách ít lâu có tên khách Quảng-đông tới ở, rồi cũng nửa đêm xách gói chạy la. Hỏi y thì y nói, nhà có quỉ ma, nên khong dám ở”.

    Đông-Sơ nghe nói đứng sửng chưa kịp buôn lời, thì tên kia chúm chiếm miệng cười rồi vỗ vai Thơ-đồng mà nói: “Mình là một loại người có khí phách có tinh thần, có thịt xương gan ruột, lẽ đâu sợ một giống không mủ thịt xương, sợ cái bóng dáng phưởng phất trong cõi u-u minh-minh, vô hình vô dạng, không hề gì đâu. Người ta nghe nói ma thì sợ, chớ tôi không gặp nó đặng coi nó làm thế nào cho biết, có cang gì mà ngại”.

    Thơ-Đồng nghe nói thì le lưỡi như rắn lục.

    Tên khách ấy dai lại nói với Đông-Sơ rằng: “Cũng một dịp may mắng cho tôi đặng ở gần gũi với Quới-quan cho tiện bề tới lui đàm đạo”. Nói rồi mượn tên Thơ-đồng dắc qua coi nhà đặng mướn mà ở.

    Đông-Sơ lật đật biêu Thơ-đồng đắc đi và mỉm cười mà nói với tên khách ấy rằng: “Tôi ước ao cho Quới-hữu đến ở cho bình yên vô sự, và xin Quới-hữu có rảnh ngày giờ, thì đến đàm đạo cùng tôi giải muộn”. Nói rồi tên khách ấy cúi đầu từ giả Đông-Sơ và đi với Thơ-đồng một lược.

    Nguyên tên khách này là Trần-Đạt, quê ở Sơn-Tây, đã có thi đậu một khoa Tú-tài rồi, nay đến kinh thành đặng tính vào hội thi.
     
    Heoconmtv and ichono87 like this.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    HỒI THỨ TƯ

    Dạo hoa-viên gặp đứa cường đô

    Cứu thục nữ ra tay thủ đoạn

    Cương ô thấm thoát, trời đã xế chiều ngọn kim phong phưởng phất gió hiu hiu, như dục khách thừa lương ngoạn cảnh.

    Đông-Sơn mới sửa sang xiêm áo rồi đi dạo xem cảnh vật sơn xuyên, chợt thấy bên Tây hiên đồ sộ một tòa thành quách, bèn lần lần đi tới, thì rõ ràng một cảnh Hoa-viên, chỗ thì liều dựng tàng cao, chỗ lại cây khoe bóng mát. Kia, đống đánh mấy nhành dương xao-xác, nhúng tới đưa lui, tuồng như gặp bạn quê hương múa men mừng rõ. Nọ lăng liếu mấy chim Huỳnh-anh thỏ thẻ đáp lại bay qua dường như thấy khách phương xa nhảy ra chào hỏi. Đồ rồi ngó lại phía sau, thấy một vòng thành rộng rải, nguồn suối bọc quanh, dòng nước trong xanh nó chảy nghe rỉ rả. Thật là, một cảnh tình thanh lịch, xem dường cửa động đào nguyên. Ngoài thì có vách phấn tường vôi, xây bọc một vòng viên-lạc.

    Đông-Sơ dừng chơn đứng ngó một hồi thấy phía trước xa xa, có một tòa nhà rất nguy nga đẹp đẽ, rồi đi sang phía tả, thì thấy một hòn giả sơn chớn chở, ở giữa hồ sen, gộp đá do de, nước khe trong vẻ thật là:

    Hoa cỏ mỉa mai vườn Thượng-quyền,

    Nước non mườn tượng cảnh Bồng-lai.

    Gần đó có một tòa miếu nhỏ nhỏ ở dựa mé tường trước có trồng một bụi Hải-đường, với vài đóa Phù-dung nó đương sánh sắc so tài, mà khoe màu rực rõ. Đông-Sơ bèn mon men bước tới, thấy có một tấm biển sơn đen, đề ba chữ “Quan-âm-Cát” rõ ràng, nét vàng chói ra rành rành.

    Trong lúc đương đứng xem hoa nhắm cảnh, phúc đà nhựt đi trâm tây, kế trống dồn quân hơi vẫn vằn vằn mái đông thành, tiếng khoan nhặc đá nghe thùng thùng rắc rắc, cái tiếng ấy nó thỉnh thoản bên tai, dường như kêu khách du phương mà thôi thúc rằng: “Trăng đà lộ bóng. Trời đã tối rồi, sao chưa vội trở gót hài, mà còn ngẩn ngơ ở đó”? Nhưng mà Đông-Sơ mang mê theo cái cảnh kỳ hoa dị thảo, tình lịch u nhàn nhầy mà đứng sửng trơ trơ, dựa nơi góc tường kia, như tuồng ai đem hồ keo mà dán khẳn vào đó vậy.

    Lúc ấy trăng thu tỏ rõ, bóng dọi tường thành. Đông-Sơ ngó quanh thấy một cái cửa nó, thì xô cửa bước vô, rồi đi lần tới Quan-âm-Cát, đương đứng nhắm trước xem sao, bống thấy một vị Tiểu-thơ ở trong tòa nhà lầu phía trên bước ra rồi xăm xăm đi tới, và có một đứa thế-nữ bưng hương dâng trà quả theo sau. Đông-Sơ vội vã ẩn theo bóng cây rồi bước vào bụi phù-dung mà núp.

    Khi cô ấy và thế-nữ đi thẳng tới Quan-âm-Cát, mở cửa bước vô. Đông-Sơ lén lén bước theo, thì thấy thế-nữ sửa soạn thắp hương, còn Tiểu-thơ thì đứng trước tòa Quan-âm, khấn vái lâm dâm rồi nghiên mình cúi lạy.

    Cơn ấy đèn khêu tỏ rõ, trăng dọi sáng lòa, rõ ràng là một người tuyệt sắc gia nhân, thòng mắt long lanh, nước da trắng tuyết mình mặc một vóc áo vân-la đầu dắt một nhành trâm kim tước, tay đeo chiếc vòng kim-xuyến nhẫn ngọc kim cang, cổ mang sợi chiềng biêng hoàn; xen hàng cẩm thạch, chơn đi đôi gày ngăn tuyền thêu một cập bướm rất xin, lưng vận một quần lãnh hoa lài. Ống dài phết gót. Tóc mây dợn trắng, dường như tiên-nữ xuống phàm gian má phấn ửng hồng, mườn tượng phù dung khoe sách lịch, dung nghi yểu điệu, cốt cách diệu dàng. Đẹp thay một vẻ hồng nhan, đáng mặt hương trời sắc nước, thật là:

    Rõ ràng trong ngọc trắng ngà.

    Phong nghi sắng đúc một tòa thiên nhiên.

    Khi Đông-Sơ đương núp dựa buội phù-dung mà coi bỗng thấy phía bên kia có một bóng đen đương leo qua vách tường nhảy vô len lén lại đứng trước Quan-âm-Cát, tay cầm một ngọn đấn đao sáng hoắc mặt mày dữ tợn, mắt ngó lườm lườm Tiểu-thơ.

    Đông-Sơ biết là một đứa hung đồ chẳng phải người lương thiện. Kế đó Tiểu-thơ trong cát bước ra, thằng cường bạo kia xốc lại dơ đao vừa muốn đâm Tiểu-thơ thì Đông-Sơ đã nhảy tới lẹ như nháy mắt, gạt cánh tay thằng ấy một cái thật mạnh làm cho ngọn đấn đao kia văng lên trên không, rồi rớt xuống mé thềm tiếng nghe cang cang.

    Thằng khốn ấy bị Đông-Sơ đánh bồi thêm một cái nữa té nhào xuống đất, nằm bất tỉnh. Lúc đó Tiểu-thơ và thế-nữ hoản kinh, vục chạy trở vào đứng nấp trong miếu.

    Đông-Sơ lật đật lượm cây đao lên cầm nơi tay, rồi bước vô cúi đầu chào Tiểu-thơ và nói cách lễ nghi tề chỉnh rằng: “Xin cô chớ sợ, cây đao của tên khốn nạn nầy đã vào tây tôi đây, không sao phòng ngại”.

    Tiểu-thơ nghe nói thì đã hồi tâm định tĩnh, rồi chậm rãi bước ra, thì thấy thằng ấy đã tỉnh hồn, lồm cồm ngồi dậy.

    Đông-Sơ bèn nói với Tiểu-thơ rằng: “Xin cô hãy bước ra hỏi nó vì cớ nào dám vào đây làm điều ám hại như vậy”.

    Song sự dữ tợn thình lình ấy đã làm cho Tiểu-thơ kinh tâm táng đợm, mà ngơ ngẩn sửng sờ. Nhưng Tiểu-thơ tuy là phận quần xoa bồ liều, song cũng có chí khí liệt nữ thuyên quyền, nên đổi sợ lắm thương, đổi kinh làm tĩnh, rồi bước tới cách dạng di nghiêm trang, mà hỏi rằng:

    “Ớ tên khốn nạn kia, ta vẫn là người khuê môn bất xuất, ở nơi tử các hồng lâu, ta chẳng hề làm điều chi khắc bạc hành hà, cũng chẳng hề làm một chi gây thù kết hận, cũng chằng làm chi mích lòng đến ngươi và xúc phạm đến ai hết cả, sao mi chẳng biết lấy sự lề nghi khuôn phép mà đối đãn với một bực thục nữ thuyên-quyền mi lại mua chác những sự tàn bạo hung hăn, mà bán lương tâm cho ma quỷ? Mi chẳng kiên pháp luật, chẳng kể ngục hình, và dám đến đây thình lình, mà làm điều ám hại như thế”?

    Tên kia nghe hỏi thì lồm cồm đứng dậy, trợn mắt ngó Tiểu-thơ và gầm gầm sắc mặt rồi nói: “Tôi là một đứa nghèo khổ cơ hàng ăn chẳng bữa nào no, mặc không bữa nào ấm lấy đình miếu làm nhà, lấy đất gạch làm chiếu, lấy rừng bụi làm xóm riềng, lấy rau cỏ trái cây làm cơm gạo. Cái sự đói khát ấy làm cho tôi hết biết lễ nghi pháp luật hết biết liêm sỉ phải chăng nó làm tôi giận đất ghét trời, ghét tạo hóa chẳng công bình để cho kẻ giàu có kia cửa tía lầu son, để cho kẻ hào hộ kia của tiền dư giả, miếng ngon ăn chẳng hết, gấm nhiều mặc ê-hề, cho đến cô. Chuỗi, tay vòng, bông xoàn, xuyến ngọc, còn kẻ thì bụng đói xếp ve như chằn hiu, cơm chẳng đủ ăn, làm cho máu hết thịt tiêu, sường lòi mắt lọ như khu chén; làm cho hết biết sự vui sướng trong cõi nhơn gian, hết biết sự sống của người đương thế. Sự đói khác khốn nạn nầy nó dục tôi đêm nay đến đây mà giết cô, giết cô đặng lấy của dư dả nó nhống nhãnh ràng buộc nơi tay cô; đặng đem về mà đỡ đói ít ngày, rồi chết cũng cam tâm với thằng Tạo hóa”.

    Tiểu-thơ nghe tên ấy nói bấy nhiêu lời, thì nét mặt có sắc sầu, và thở ra một cái, rồi làm thinh chẳng nói. Đông-Sơ thấy vậy thì bước tới kêu tên ấy mà nói rằng: “Ớ tên kia, mi nói rằng mi oán trách Tạo-hóa chẳng công bình để cho mi đói khác cơ hàn, nên mi phải giết người mà lấy của chăng? Song những điều mi thoán oán nãy giờ không hề làm cho động lòng một ai mà thương xót mi đặng. Vì những lời mi thoán oán đó là lời của một đứa táng tận lương tâm; của một đứa điên cuồng dại dột, hồn mi nay đã bị một con quỉ tàng bạo nó hảm hiếp buộc rằng nó bị sử sai khiến mi làm những đều nhẫn tâm hại lý khốn nạn dữ dằng nên mi đem gươm đao mà làm một trò chơi với màu men xác thịt của người vô cang; mà mi không ăn năn hối ngộ.

    Ta nói cho mi biết, những sự giàu có của cải kia là bởi trong cái giọt nước mồ hôi mà nhỉ ra, ở trong trí não tài năng của người, tính lo cực khổ mới có đặng. Nào có phải cái của cải ấy Tạo-hóa đem đến mà cho riêng một người nào đâu? Sao mi gọi rằng Tạo-hóa chẳng công bình mà hờn với trời giận đất hử?

    Vả lại mọi người trên thế-gian nầy đều có quyền tự-do thong thả mà hưởng dùng sự phú quí tiền tài của mình, chẳng hề một ai đặng dòm hành xúc phạm. Nếu lấy nhừng đều thàng bạo hung gian mà xúc phạm cướp đoạt của người, thì pháp luật kia sẽ can dự vào, ngục hình kia nó ở trước mắt, gươm đao kia, nó kề bên cổ, trăn trói kia nó ở nơi chơn tay, cái địa ngục kia ở sờ sờ nơi cổ nhơn-gian, nào phải nơi miền địa phủ.

    Mi hãy chóng con mắt cho lớn lao mà coi, những đứa đoàn tài hại mạng người khác, không bao giờ khỏi vào nơi cái địa-ngục ở thế gian nầy đặng.

    Nhưng ta tưởng cặp mắt của mi, ngày nay đã bị con quỉ tàng bạo kia nó che lấp, dầu có mắt cũng như đui, có xác mà không hồn là ngươi bây giờ đó!

    Ớ tên cường-bạo kia ôi! Ta ứa nước mắt mà khóe giùm cho cái linh hồn mi đã chết rồi, cái xác thịt tuy còn chạy chạy đi đi trong cõi thế gian nầy, song cái lương-tâm của mi đã mất, duy còn một hơi thở thoi-thóp đó mà thôi. Nếu mi chẳng biết cải ác tùng lương, khử tà qui chánh, thì cây đao phép luật nó sẽ kề nơi cổ mi, mà làm cho mi đầu một nơi mình một ngả.

    Ớ tên khốn nạn kia ôi! nhưng ta chẳng nỡ để cho mi mang những đều lỗi lầm tội ác ấy, vậy ta khuyên ngươi phải sử động cái tấm thân mi lên mà mạnh mẽ, kêu rủ mấy cái gân cốt huyết mạch và cái can đảm tinh thần của mi đặng xúm lại mà xua đuổi con quỉ tàng bạo kia, nó ở trong trái tim mi nó đã cám dỗ xúi dục mi bấy lâu nay, làm cho mi mất hẳng lương tâm ra một đứa ác nhơn, nửa sống nửa chết, và làm cho mi điên điên đảo đảo tỉnh tỉnh mê mê, ngất ngưởng trên con đường đời, mà chẳng biết hồi đầu tĩnh ngộ. Cái nghề leo tường khoét vách, cái nghề đón ngả chận đường ấy có tốt lành chi, mà mi đeo đuổi tập luyện.

    Ớ tên kia ôi! Vậy ta xin khuyên ngươi một lời chót nầy nữa: là ngươi hãy mau mau cải ác tùng lương, khử tà qui chánh, đặng lo mà làm ăn công nghệ, lo mà buôn bán sanh nhai lo giúp đỡ đồng-bào mà cạnh tranh quyền lợi; làm sao cho ra một người ích nước lợi nhà, mà đứng dợt với võ-trụ sang hà cho khỏi mang tiếng nhục nhơ nòi gióng”.

    Tên kia gục đầu nghe biện chiếc một hồi, rất rõ ràng sách hoạc, dưới như cái lưỡi. Đông-Sơ đã thành ra một ngọa đao bén kia, đem mà châm chít trong gan ruột tâm thần rất đau đớn, nhức nhối hơn là đao thiệt kia đâm vào xát thịt. Những lời ấy rồng rồng ràng ràng ở trong chót lưỡi Đông-Sơ tuông ra như một ngọn thủy-triều kia nó đương cuộn cuộn chảy tới rửa sạch những sự nhơ nhớp trong ruột gan, chuồi sạch những điều hung hăn trong tim phổi làm cho tên ấy phải thình lòng kính phục, rồi ngước ngó lại Đông-Sơ mà đáp rằng: “Những lời quan-nhơn phản trần răng bảo tôi đó, ví như tôi đương mê mẩn trong một giấc ngủ kia bỗng nhiên nghe một tiếng sấm sét nổ bên tai, làm cho bôi dực mình mà kỉnh tĩnh, và như một ánh sáng kia dọi vào han kín, làm cho bao nhiêu những sự tối tăm mờ mệt đều tan mất, mà ngó thấy một cảnh thanh thiên: một gương bạch nhựt, hiền hiện ra trước mắt.

    Bấy lâu tôi cũng như một đứa mắc chứng mê tâm, nay gặp nhằm thuốc hay uống vào, làm cho tôi tâm thần đều trở nên tráng kiện. Nếu tôi không gặp Quan-nhơn ngày nay thì tôi tưởng từ đây sắp sau, tôi sẽ còn mang nhiều đều tôi lỗi lắm nữa.

    Vậy tôi xin thệ một lời giữa đây: tôi sẽ cải ác tùng lương khữ tà qui chánh”.

    Tiểu-thơ thấy tên ấy đã hồi tâm tĩnh ngộ, thì bước ra nói rằng: “Ớ tên kia nay mi đã ăn năn tội lỗi của mi mà cải quái tự tận, thì ta cũng rộng lòng dung thứ. Vậy ta khuyên mi phải nhớ những lời của Quan-nhơn đây, cũng như một kinh sấm hối, để mà siêu độ, cái linh hồn mi cho khỏi vòng tội lỗi”. Và mi phải nhớ rằng: “cái đao mi đem tới mà ám hại ta ngày nay đây, nếu mi không chừa cái nghiệp tàng bạo ấy đi, thì ngày kia nó sẽ trở lại mà giết mi một cách rất ghê gớm”. Nói rồi thò tay vào áo lấy ra 10 lượng bạc trao cho tên ấy mà dặn rằng: mi hãy lấy bạc nầy về no làm ăn đặng mà nuôi dưỡng cái linh-hồn mi cho ra một người tánh tính lương thiện.

    Tên kia thò tay lấy bạc rồi cúi đầu cảm ơn mà đi. Đó rồi Tiểu-thơ day lại nói với Đông-Sơ rằng: “Quan-nhơn ngày nay cứu tôi khỏi tay cường-bạo ấy, thì ơn đó tôi sẽ tạc dạ ghi xương, dẫu ngàn năm cũng không quen ơn tri-ngộ, và nếu Quan-nhơn vui lòng, thì cho tôi biết quí danh và quí xứ”.

    Đông-Sơ nghe nói thì phới phở mừng thầm, liền lấy cái danh-thiếp của mình ra trao cho Tiểu-thơ và nói: Nếu Tiểu-thơ có lòng hạ cố thì tôi xin gạn hỏi một lời...” nói tới đây, kế một con thế-nữ ngoài cửa bước vô chạy lại thưa với Tiểu-thơ rằng: “có lịnh ông đòi cô vào dạy chuyện”.

    Tiểu-thơ nghe cha là Binh-bộ Thượng-thơ đòi, liền từ-giả Đông-Sơ rồi lật đật đi cùng Thế-nữ. Còn Đông-Sơ thì ghé mắt ngó theo một hồi rồi cũng vội vã bước ra. Bỗng thấy một cái khăn lụa rớt dự mé thềm liền lượm lên xem; thấy trong khăn có thêu một nhành bông Mẫu-đơn rất tốt, một bên chéo khăn lại thêu 3 chữ “Bạch-thu-Hà” hãy còn thoan thoản hương trầm, mùi thơm phất mủi. Đông-Sơ biết là khăn của Tiểu-thơ, liền bỏ vào túi rồi trở về Thơ-viện.

    Khi Đông-Sơ trở về đến nhà, lấy khăn ra xem, săm soi và hun hít cái mùi hương trầm hãy còn thơm tho phưởng phất.

    Đoạn một mình ngồi với ngọn đèn leo lét trong thơ-phòng mà thầm thương trộm nghĩ rằng: thật cái buổi chiều nay là một buổi rất may mắng kỳ phùng khiến cho mình đặng thì ơn mọn với Tiểu-thơ, mà làm cho Tiểu-thơ mang ơn chắc nghĩa và làm cho mình đặng dịp mà nhìn xem cái vẽ sắc nước hương trời của một người giai nhân thục nữ, và cái khăn nầy thế cũng một mai mối chỉ cho mình chăng? Nếu chăng vậy, thì để đâu cho thinh không mà lượm đặng cái vật của người trong khuê các? Thế thì cũng là một cái nhơn duyên chi đây, nên mới khiến cho mình gặp đều kỳ ngộ như vậy! Nhưng mà, không biết Tiểu-thơ có rõ thấu những đều tâm sự của mình chăng, nàng có biết cho mình trong lúc canh khuya đêm vắn, chính là một ngọn lửa sầu xung xăn đương cháy, làm cho nóng nẩy gan ruột của khách đa tình, vì vậy nên Đông-Sơ mình tuy ngồi giữa thơ-phòng, mà một mãnh thần hồn như đã phưởng phất phăn phăn đi vơ vơ vởn vởn theo trước tòa Quan-Âm, không con nào nguôi đặng, đoạn lại nhớ tới màu da Tiểu-thơ như ngả trong ngọc trắng đoạn lại nhớ tới dáng Tiểu-thơ như vóc liễu hình mai nhớ tới bộ đứng tướng đi đầu, mày cúi mắt, thật là lạ thay cho cái hột giống ái tình của trai thanh gái lịch, là một thứ giống rất mạnh đã gieo trong lòng các bạn thiếu niên. Hột giống ấy nay đã gieo ngay vào lòng Đông-Sơ mà nảy ra một nhánh tương tư đâm lên một chồi mộng tường: làm cho Đông-Sơ canh khuya chong ngọn đèn tàng: vì ai nên cõi mơ màng với ai? đó rồi Đông-Sơ lấy khăn ra sâm soi và nói: Ớ cái khăn kia ôi: mi phải là một mai nhân nguyệt lão để kết chỉ xe tơ mà dệt một mối an tình của người hồng nhan với kiệt si đó chăng?

    Ới cái bông mẫu đơn trong khăn nầy ôi! có phải mi khoe cái vóc Thiên-hương đẹp đẻ mà trêu người, cho kẻ mến người thương đó chăng? Hay là mi khoe cái màu quốc sắc tốt tươi, mà làm cho người mê kẻ đấm đó chăng?

    Đông-Sơ những màng thầm thương trộm nhớ mà trằn trọc canh tràng, rồi dựa gối mơ màng, thì lẫn bẫn đã canh tảng đêm lung.

    Kế đó Thơ-đồng bước vô kể rằng: “Thưa Quan-nhơn, trời đã gần sáng, xin Quan-nhơn tĩnh giấc đặng sắm sửa vào trường.

    Đông-Sơ thức dậy sắm sửa áo khăn, và trà nước xong rồi, liền đi vào trường ứng thi.

    (Nguyên khoa nầy là khoa tuyển một Tiến-sĩ, nên phải văn võ toàn tài, thì mới đặng vào ứng thí, một bửa khảo thi trường văn và trường văn trước rồi mai sẽ qua diễn trường thi võ).
     
    Heoconmtv, ichono87 and tducchau like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này