Kinh điển Hiệu Hạnh phúc các bà - Emile Zola

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 15/10/16.

  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    FClLIX7.jpg

    Émile Édouard Charles Antoine Zola (1840 - 1902) là nhà văn lớn của nước Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Cùng với Guy de Maupassant, ông là một trong hai tác giả được công chúng Pháp tìm đọc nhiều nhất thời bấy giờ. Sách của ông đa phần đều thuộc loại ăn khách. “Hiệu Hạnh phúc các bà" không trở thành cái gì nặng nề quá quắt như ở một số tác phẩm khác của Émile Zola, nó là nền tảng cho hai cuộc đấu tranh gay gắt và căng thẳng - Cuộc đấu tranh giữa buôn bán nhỏ và buôn bán lớn; cuộc đấu tranh nội bộ giữa các nhân viên bán hàng thể hiện cái học thuyết đấu tranh sinh tồn của của Charles Darwin.

    Thông tin sách
    Tên sách: Hiệu Hạnh phúc các bà
    Nguyên tác: Au bonheur des Dames
    Tác giả: Émile Zola
    Dịch giả: Đỗ Đức Dục (Trọng Đức)
    Nhà xuất bản: Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
    Năm xuất bản: 2001
    (in lần đầu tiên: NXB Văn học 1986)

    Thông tin ebook
    Nguồn text: casau (vnthuquan.net)
    Nguồn ebook: tve-4u.org
    Bìa: @Tornad, @inno14
    Hiệu đính: Caruri
    Tạo ebook: @inno14

    Gửi lời cảm ơn các bạn @V_C, @Truong Nho Canh đã đóng góp công sức để ebook hoàn thiện.

    Trong ebook có một vài hình minh họa. Tấm hình đầu tiên là góc phố La Michodière và Neuve-Saint-Augustin vào thời điểm khoảng 20 năm trước bối cảnh trong tiểu thuyết. Những tấm hình sau là tranh minh họa những cửa hàng thời trang trong thực tế ở thời điểm diễn ra trong tác phẩm, để độc giả có hình dung về Hiệu Hạnh phúc các bà là thế nào.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 15/10/16
    skyBi, Storm, victra and 51 others like this.
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Một số ghi chú khi sửa chính tả cuốn này:

    - Mọi danh từ riêng (tên người, địa danh...) đều được chuyển lại về nguyên bản tiếng Pháp (để tiện tra cứu Internet, để các bạn tiện đến thăm nếu sau này có dịp du lịch đến Paris...).

    - Một số danh từ tiếng Pháp không thông dụng trong tiếng Việt được chuyển về nguyên bản tiếng Pháp (ví dụ các loại vải: cheviotte, molleton...). Các danh từ đã quen thuộc trong tiếng Việt thì giữ phiên âm, có dấu gạch ngang nếu nhiều âm tiết (ví dụ phó-mát, măng-tô, đăng-ten, vải tuyn...) và thống nhất trong toàn tác phẩm (ví dụ frăng hay phrăng thống nhất theo từ xuất hiện nhiều hơn là phrăng, pho mát hay phó mát được thống nhất là phó-mát).

    - Một số câu ở bản in tiếng Việt quá dài, không có dấu câu, không rõ do dịch giả hay nhà in, được bổ sung dấu câu (chấm hoặc đa phần là phẩy) sau khi đã tham khảo nguyên bản.

    - Một số chỗ ngắt câu hơi lạ so với tiếng Việt (khớp theo nguyên bản) thì giữ nguyên.

    - Một vài chú thích của người sửa chính tả có ghi chú "Caruri" ở cuối để phân biệt với các chú thích khác của dịch giả.
     
  3. V_C

    V_C Lớp 3

    Phụ nữ “ăn diện", đàn ông “ăn nhậu".
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/10/16
  4. Tornad de Courtois

    Tornad de Courtois Mầm non

    Tớ nghĩ cứ nên để tên phiên âm, nếu lạ lẫm thì thêm chú thích, vì như vậy vừa khiến tiếng Việt có thêm từ vừa trông đỡ chướng tây ta lẫn lộn. Lần sau team VC làm vậy nhé các cậu. :P
     
    IronMan and Caruri Tlkd like this.
  5. NQK

    NQK Lớp 10

    Tornad đặt nick mới dụ BQT à? Các nàng nghe thích.

    Sent from Oneplus One
     
    Tornad de Courtσis thích bài này.
  6. V_C

    V_C Lớp 3

    Gì mà để phiên âm, lưu cho hậu thế nó đọc, không nó ném hết vào sọt rác thì bỏ bố.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
: emile zola

Chia sẻ trang này