Văn học nước ngoài G Khởi sinh của cô độc - Paul Auster

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi demongod, 5/8/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. demongod

    demongod Lớp 2

    Khởi sinh của cô độc

    Paul Auster

    Mục lục

    Giới thiệu

    Chân dung một người vô hình

    Sách của ký ức


    Chân dung một người vô hình

    Trong hành trình tìm kiếm sự thật, hãy sẵn sàng với những điều không ngờ tới, vì sự thật rất khó tìm và khi đã tìm ra bạn cũng sẽ thấy thật khó hiểu.

    HERACLITUS

    Mới ngày nào còn sống đó. Một người, giả dụ đang ở đỉnh cao sức khỏe, thậm chí chưa già, chẳng có tiền sử bệnh tật gì. Mọi thứ vẫn như xưa, như lúc nào cũng vậy. Ông ta sống từ ngày này sang ngày khác, lo việc của mình, mơ về cuộc đời đang trải ra trước mắt. Thế rồi, đùng một cái, cái chết đến. Ông thở nhẹ một hơi, sụp xuống ghế của mình, và thế là chết. Sự đột ngột của cái chết chẳng để chỗ trống cho suy nghĩ, chẳng cho tâm trí cơ hội tìm kiếm từ ngữ nào để an ủi mình. Ta chẳng còn gì ngoài cái chết, một thực tế không thể thay đổi được trong sự vĩnh cửu của chính ta. Chúng ta cam chịu chấp nhận cái chết sau một quãng thời gian bệnh tật kéo dài. Thậm chí cái chết vì tai nạn cũng được cho là bởi số phận. Nhưng một người đàn ông chết mà chẳng rõ nguyên nhân, một người đàn ông chết chỉ vì ông ta là người, đưa ta đến thật gần với ranh giới vô hình giữa sống và chết mà ta chẳng còn biết mình đang ở bên nào. Sự sống trở thành cái chết, như thể cái chết đã luôn sở hữu sự sống ngay từ đầu. Chếtkhông cảnh báo. Như thể có khẩu lệnh: Đời dừng. Và nó dừng bất cứ khi nào.

    Tin về cái chết của cha đến với tôi ba tuần trước. Đó là một buổi sáng Chủ nhật, tôi đang trong bếp chuẩn bị bữa sáng cho cậu con trai nhỏ, Daniel. Trên lầu, vợ tôi vẫn ngủ, ấm áp dưới lớp chăn, tận hưởng thêm mấy tiếng ngủ nướng. Mùa đông ở vùng nông thôn: một thế giới im lặng, mùi khói gỗ, màu trắng. Tâm trí tôi đang ngổn ngang suy tư về đoạn mình vừa viết đêm qua, chỉ mong chờ đến chiều để quay lại với công việc. Rồi điện thoại đổ chuông. Tôi biết ngay là có sự không lành. Không ai gọi điện đến vào lúc tám giờ sáng Chủ nhật nếu không phải vì một tin tức không thể chờ đợi. Và tin mà không thể đợi thì lúc nào cũng là tin dữ.Tôi không thể tập trung vào một ý nghĩ ra hồn nào.

    Thậm chí trước khi đóng gói đồ đạc và khởi hành chuyến xe dài ba tiếng tới New Jersey, tôi biết mình phải viết về cha. Tôi chẳng có kế hoạch, chẳng có ý tưởng trước nào về chuyện này. Tôi thậm chí còn không thể nhớ mình đã quyết định thực hiện nó nữa. Nó cứ ở đó, là điều hiển nhiên, một nhiệm vụ choán lấy tôi từ khoảnh khắc tôi nhận được tin. Tôi nghĩ: Cha đi rồi. Nếu tôi không hành động nhanh lên, toàn bộ cuộc đời cha sẽ biến mất cùng ông.

    Giờ nhìn lại chuyện ấy, thậm chí chỉ sau vởn vẹn ba tuần lễ, tôi đã thấy đó là một cách phản ứng thật kỳ quặc. Tôi đã luôn tưởng tượng rằng cái chết sẽ khiến mình đờ ra, bất động trong nỗi đau đớn. Nhưng giờ chuyện đã xảy ra như vậy, tôi không rở giọt nước mắt nào, tôi không cảm thấy thế giới quanh mình đổ sụp. Theo một lối lạ lùng, tôi như đã chuẩn bị kỹ một cách đáng kinh ngạc cho cái chết này, bất chấp sự đột ngột. Điều khiến tôi phiền lòng là chuyện khác, không liên quan đến cái chết hay phản ứng của tôi trước chuyện ấy: đó chính là việc nhận ra cha mình chẳng để lại dấu vết nào.

    Cha không có vợ, không gia đình ràng buộc, không đời ai phải xáo trộn khi ông ra đi. Một thoáng kinh ngạc, có thể, với mấy người bạn nhăn nheo, khóc sùi sụt vì lo sợ về một cái chết bất thường cũng nhiều bằng vì nỗi mất đi một người bạn, tiếp sau đó là một quãng nức nở ngắn, và rồi hết chuyện. Cuối cùng, cứ như thể cha chưa từng sống trên đời.

    Thậm chí trước khi chết cha đã luôn vắng mặt, và từ lâu rồi những người gần gũi nhất với ông cũng đã học được cách chấp nhận sự vắng mặt ấy, coi đó là một giá trị cơ bản trong sự tồn tại của ông. Giờ ông đã đi, chuyện tiêu hóa được sự thật rằng ông ra đi mãi mãi cũng chẳng có gì khó khăn với thế giới. Thuộc tính tự nhiên trong cuộc sống của ông giúp thế giới chuẩn bị sẵn cho cái chết của ông — kiểu chết đã được dự báo — và nếu có lúc ông được nhớ đến, thì cũng chỉ theo cách nhòa nhạt, chỉ nhòa nhạt thế thôi.

    Chẳng có chút đam mê, dù là với một đồ vật, một con người, hay một lý tưởng, không thể hoặc không muốn để lộ bản thân ra trong mọi tình huống, cha đã cố gắng giữ mình thật xa khỏi đời sống, để tránh phải dính dáng đến sự nhốn nháo của mọi điều. Ông ăn, đi làm, có bạn bè, chơi quần vợt, và với tất cả những thứ đó ông cũng chẳng có mặt. Theo nghĩa sâu xa, bất di bất dịch nhất, ông là một kẻ vô hình. Vô hình với những người khác, và hầu như cũng vô hình với chính mình. Nếu, khi cha còn sống, tôi đã phải liên tục đi tìm ông, tìm người cha vắng mặt, thì giờ khi ông đã chết, tôi cảm thấy như mình vẫn phải tiếp tục đi tìm. Cái chết không thay đổi gì cả. Sự khác biệt duy nhất là hiện giờ thời gian của tôi đã cạn.

    Trong suốt mười lăm năm, cha đã sống một mình. Lầm lì, mờ đục, như đã miễn nhiễm với thế giới. Ông không giống một con người chiếm chỗ trong không gian, mà như một khối không gian hình người không thể xuyên qua. Mọi điều nảy bật khỏi ông, vỡ tan khi đập vào ông, cũng có lúc chúng dính được vào ông — nhưng chúng không bao giờ xuyên qua nổi. Suốt mười lăm năm, ông ở lì trong tòa nhà khổng lồ, chỉ một thân một mình, và trong chính ngôi nhà đó ông đã chết.

    Trong một quãng thời gian ngắn, cả gia đình chúng tôi đã sống ở đó - cha, mẹ, em gái và tôi. Sau khi cha mẹ tôi ly dị, mọi người ly tán hết: mẹ tôi bắt đầu cuộc sống mới, tôi đi học đại học và em gái tôi ở cùng mẹ cho đến lượt nó cũng đi học. Chỉ cha tôi ở lại. Bởi một điều khoản trong thỏa thuận ly hôn chỉ ra rằng mẹ tôi vẫn sở hữu một phần ngôi nhà và được chia nửa số tiền nếu nhà được bán (điều khiến cha không muốn bán), hoặc vì muốn thầm lặng từ chối sự thay đổi (như thể chỉ ra cho thiên hạ thấy vụ ly dị chẳng hề tác động lên ông theo cách mà ông không kiểm soát được), hoặc đơn giản là vì thói trì trệ, một cơn mê xúc cảm khiến ông chẳng muốn làm bất cứ điều gì, ông cứ ở đó, sống một mình trong ngôi nhà đủ tiện nghi cho sáu, bảy người.

    Đó là một tòa nhà ấn tượng: cổ kính, kiên cố, theo phơng cách Tudor, với cửa sổ khung chì, mái lợp đá phiến và những căn phòng thuộc tầm vương giả. Việc mua tòa nhà là một bước đi lớn với cha mẹ tôi, là dấu hiệu của việc giàu lên. Đây là khu tốt nhất trong thành phố, và dù không hẳn là một chốn dễ chịu để sinh sống (nhất là cho trẻ con), vẻ đồ sộ đã át đi sự trầm uất của nó. Sự thật là cha đã cuộn mình thật kỹ ở tòa nhà ấy trong toàn bộ phần còn lại của cuộc đời quả là một chuyện mỉa mai vì thoạt đầu ông khăng khăng không chịu chuyển đến đó. Ông than phiền về giá cả (một chủ đề bàn đi nói lại), và khi cuối cùng ông đồng ý, thì đó cũng là một chuyện bi hài kịch. Mặc dù vậy, ông trả bằng tiền mặt. Toàn bộ trong một lần. Không thế nợ, không trả góp hàng tháng. Đó là năm 1959, thời ông còn làm ăn phát đạt.

    Lúc nào cũng là người hành động theo thói quen, cha đi làm từ sáng sớm, miệt mài cả ngày, và rồi, khi trở về nhà (vào những ngày cha không về muộn), cha đánh một giấc ngắn trước bữa tối. Một lần trong tuần đầu tiên chúng tôi ở nhà mới, trước khi chúng tôi thực sự chuyển hết đồ đạc vào, cha đã phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn. Thay vì lái xe về nhà mới sau ngày làm việc, cha đi thẳng về tòa nhà cũ, như vẫn làm suốt nhiều năm, đậu xe vào lối, đi vào nhà qua lối cửa hậu, bước lên cầu thang, vào phòng ngủ, nằm ra giường và ngủ luôn. Cha ngủ chừng một giờ đồng hồ. Chẳng cần phải bàn, khi nữ chủ nhân của ngôi nhà trở về và thấy một gã đàn ông lạ ngủ trên giường, bà ta đã có chút kinh ngạc. Thế nhưng không như nhân vật Goldilocks, cha tôi không nhảy bật dậy và bỏ chạy. Vụ nhầm lẫn cuối cùng đã được giải thích, và tất cả mọi người được một bữa cười ra trò. Thậm chí giờ đấy, chuyện ấy vẫn làm tôi cười. Và nữa, với tất cả những chi tiết ấy, tôi không thể không nhắc đến nó như một câu chuyện đáng thương tội nghiệp. Việc người đàn ông nhầm lẫn láixe thẳng về ngôi nhà cũ chỉ là một chuyện nhỏ, nhưng tôi thấy cái đáng kinh ngạc là ông không hề nhận ra mọi thứ trong nhà đã thay đổi. Thậm chí một tâm trí mệt mởi và mông lung nhất cũng phải có một góc phản ứng thuần chất động vật, và có thể báo hiệu cho cơ thể biết nó đang ở đâu. Chỉ có kẻ nào gần như bị hôn mê mới không thấy, hoặc ít nhất, không cảm thấy, rằng ngôi nhà không còn như xưa nữa. “Thói quen,” như một nhân vật của Beckett từng nói, “là một kẻ u mê.” Và nếu tâm trí không còn có thể phản ứng với những dấu hiệu vật chất, thì nó sẽ thế nào khi đối mặt với những dấu hiệu của tinh thần?

    Trong suốt mười lăm năm qua cha hầu như chẳng thay đổi thứ gì trong tòa nhà. Cha không lắp đặt thêm món nội thất nào, cũng chẳng lấy bớt ra món nội thất nào. Các bức tường vẫn có nguyên màu ấy, nồi niêu xoong chảo không hề được thay thế, thậm chí cả váy vóc của mẹ tôi cũng chẳng bị vứt đi - chỉ bị nhét vào trong ngăn kéo tầng áp mái. Kích cỡ của tòa nhà đã bào chữa cho việc cha không đưa ra quyết định gì về những thứ nó chứa. Không phải là vì cha bám lấy quá khứ, cố gắng bảo quản tòa nhà như một bảo tàng. Trái lại, cha dường như chẳng hề biết mình đang làm gì. Sự trì trệ phủ trùm lấy ông, không phải ký ức, và cho dù cha đã sống ở ngôi nhà đó suốt từng đó năm, ông cũng chỉ sống như một kẻ xa lạ ghé qua mà thôi. Mỗi năm trôi qua, cha ngày càng dành ít thời gian ở đó. Cha

    hầu như chỉ ăn ở các nhà hàng, sắp xếp lịch làm việc sao cho đêm nào cũng bận, và sử dụng tòa nhà còn ít hơn cả một nơi để ngủ. Một lần nọ, nhiều năm trước, tôi tình cờ nhắc đến chuyện đã kiếm được bao nhiêu tiền từ việc viết lách và dịch dọt trong những năm vừa qua (cũng chẳng nhiều nhặn cho lắm theo bất cứ tiêu chuẩn nào, nhưng nhiều hơn mức tôi đã kiếm ra trước đó), và lời đáp mỉa mai của cha là ông còn tốn nhiều hơn thế cho việc đi ăn ngoài. Điểm chính là: cuộc đời cha không quanh quẩn ở nơi cha sống. Nhà chỉ là một trong nhiều chốn cha ghé qua trong chuỗi tồn tại không thả neo, không ngừng nghỉ của ông, và việc thiếu đi một trọng tâm đã đẩy tới việc cha bị biến thành một kẻ ngoài cuộc vĩnh viễn, một vị khách trong chính cuộc đời của mình. Bạn không bao giờ có thể cảm nhận được rằng cha đang dừng ở đâu.

    Tuy vậy, ngôi nhà vẫn quan trọng với tôi, nếu chỉ giới hạn trong việc nó đã bị bỏ mặc — một biểu hiện cho thấy trạng thái tinh thần đã, thêm một điều khó hiểu khác, tự động vẽ ra các hình ảnh cụ thể trong sự vô thức. Ngôi nhà trở thành ẩn dụ cho cuộc đời cha tôi, là sự phơi bày chính xác và trung thành cho thế giới nội tâm của ông. Cho dù cha đã giữ cho ngôi nhà sựch sẽ và bảo quản nó y như cũ thì dù ít dù nhiều, nó vẫn trải qua một quá trình phân rã chầm chậm không tránh khỏi. Cha ngăn nắp, cha luôn đặt mọi thứ vào chỗ cần để, nhưng chẳng có gì được chăm sóc tới, chẳng có gì được dọn rửa. Nội thất, đặc biệt là trong những căn phòng cha hiếm khi ghé qua, phủ đầy bụi, mạng nhện, dấu hiệu của việc bị quên lãng hoàn toàn; lò nướng không thể cứu vãn bởi cặn của những thứ thức ăn đã cháy thành than; trong tủ chén, đôi khi mòn mởi trên những chiếc kệ suốt nhiều năm là: những túi bột đã bị mọt ăn, bánh quy đã mốc, từng túi đường đã vón cục, những hũ xi-rô không còn có thể mở nắp. Mỗi khi tự nấu nướng, cha sẽ cần mẫn và ngay tức thì rửa chén bát - nhưng chỉ xoa xoa chúng, chẳng bao giờ dùng đến xà phòng, thế nên từng chiếc cốc, từng chiếc tách, từng chiếc đĩa đều đóng một lớp màng nhớp nhúa. Suốt cả tòa nhà, những chiếc mành cửa lúc nào cũng đóng kín đã đi đến nông nỗi chỉ việc kéo nhẹ thôi cũng khiến chúng rách toạc. Ống nước rò rỉ và làm gỉ ố hết cả đồ đạc, lò sưởi không bao giờ tạo đủ hơi ấm, với hoa sen không hoạt động. Tòa nhà trở nên tiều tụy và trầm uất khiến chẳng ai muốn bước vào. Bạn có cảm giác như mình vừa bước vào nhà của một kẻ mù lòa.

    Bạn bè và gia đình cha, cảm nhận được sự điên rồ trong cách ông sinh sống tại tòa nhà đó, liên tục thúc giục ông bán nhà chuyển đi nơi khác. Thế nhưng ông luôn tìm cách gạt phắt họ đi với thái độ lập lờ “Ở đấy tôi thấy hạnh phúc,” hoặc “Ngôi nhà hợp với tôi.” Tuy nhiên, cuối cùng thì cha cũng chịu đi. Vào đúng phút cuối. Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại cuối cùng mà chúng tôi có, mười ngày trước khi cha qua đời, ông nói nhà đã được bán và việc chuyển đi sẽ diễn ra vào ngày mùng một tháng Hai, còn khoảng ba tuần nữa. Cha muốn biết tôi có sử dụng được món nào trong nhà không, và tôi đồng ý sẽ ghé qua cùng vợ và Daniel ngay khi có một ngày rỗi rãi. Cha mất trước khi chúng tôi có cơ hội làm điều đó.

    Tôi đã hiểu được rằng chẳng có gì khủng khiếp hơn việc phải đôi mặt với đồ đạc của một người đã chết. Đã thành sự bất biến: chúng chỉ có ý nghĩa trong cuộc đời đã dùng tới chúng. Khi cuộc đời đó hết, mọi điều thay đổi, cho dù chúng vẫn y như cũ. Chúng ở đó mà cũng không ở đó: những bóng ma hữu hình, bị mắc kẹt lại trong thế giới mà chúng chẳng còn thuộc về. Thứ để lo đến, chẳng hạn, là một tủ đầy quần áo lặng lẽ chờ người đàn ông sẽ chẳng bao giờ mở cửa trở về mặc lại chúng ư? Hay một trong những gói bao cao su nằm chen giữa những ngăn kéo đầy ắp đồ lớt và tất vớ? Hay một chiếc máy cạo râu chạy điện nằm trong phòng tắm, vẫn còn ken đầy vụn râu từ lần cạo cuối cùng? Hay cả tá lọ nhuộm tớc rỗng được giấu kín trong những chiếc va-li du lịch? — đột nhiên phơi bày ra những thứ người ta không mong muốn nhìn thấy, không mong muốn được biết. Có chút xớt xa trong đó, và có cả chút gì đó rùng rợn. Tự thân chúng chẳng có ý nghĩa gì, như mấy thú dụng cụ nấu ăn từ một nền văn minh đã biến mất. Nhưng chúng cũng nói lên điều gì đó với chúng ta, sờ sờ ở kia không phải là những đồ vật mà là những mảnh sớt lại của ý nghĩ, của ý thức, tượng trưng cho sự trơ trọi của một người đàn ông đã tự đưa ra quyết định cho bản thân: hoặc là nhuộm tớc, hoặc là mặc chiếc áo kia, hoặc là sống, hoặc là chết. Và sự phù phiếm của tất cả những thứ từng ở đó là cái chết.

    Mỗi khi tôi mở một ngăn kéo hoặc cụng đầu vào một chiếc tủ, tôi lại thấy mình như kẻ đột nhập, như tên trộm đang xới tung những góc bí mật trong tâm trí một con người. Tôi cứ mong cha mình bước vào, nhìn chằm chằm vào tôi với vẻ không tin nổi, và hỏi tôi nghĩ mình đang làm cái quái gì vậy. Việc cha không thể phản đối dường như không công bằng lắm. Tôi không có quyền xâm nhập vào chốn riêng tư của ông.

    Một số điện thoại được ghi vội vàng nguệch ngoạc trên một tấm danh thiếp có ghi chú rằng: H. Limeburg - Thùng rác các loại. Những tấm ảnh chụp cha mẹ trong tuần trăng mật ở thác Niagara, năm 1946: mẹ căng thẳng ngồi trên lưng con bò để chụp những tấm ảnh hài hước chẳng bao giờ gấy buồn cười, và một cảnh bất chợt phi thực tế về thế giới, thậm chí từ thời tiền sử. Một tủ đầy búa, đinh, và hơn hai chục cái tua-vít. Một giá chất đầy những tấm séc đã bị hủy bỏ từ năm 1953 và những tấm thiệp tôi nhận được hồi sinh nhật sáu tuổi. Và rồi, bị vùi dưới đáy chiếc ngăn kéo trong phòng tắm: chiếc bàn chải đơn sắc từng thuộc về mẹ và chưa hề được chạm hay ngó ngàng đến trong suốt mười lăm năm.

    Danh sách ấy dài dằng dặc.

    Chẳng mấy chốc mọi sự đã nói rõ với tôi rằng cha hầu như chẳng chuẩn bị gì cho việc chuyển nhà. Dấu hiệu duy nhất của việc buộc phải chuyển đi mà tôi có thể tìm thấy trong cả tòa nhà là một vài thùng sách - toàn sách vớ vẩn (bản đồ đã lỗi thời, sách giới thiệu các món đồ điện từ năm mươi năm trước, một cuổn ngữ pháp Latin cho học sinh trung học, sách luật cổ đại) mà cha định đem quyên góp. Ngoài ra thì chẳng còn gì nữa. Chẳng có chiếc hộp trống nào chờ được xếp đầy. Không mảnh nội thất nào được bán hay cho. Không có lời bàn bạc nào với công ty chuyển nhà. Như thể cha không tài nào đối mặt với chuyện ấy. Thay vì dọn trông tòa nhà, cha chỉ đơn giản thả cho mình chết. Cái chết là một lối thoát, lối thoát hợp lẽ duy nhất.

    Tuy nhiên, chẳng có lối thoát nào cho tôi. Mọi việc phải dàn xếp cho xong, không ai lo việc đó hộ cả. Trong mười ngày tôi đảo qua đồ đạc của cha, dọn sạch đồ khỏi tòa nhà, chuẩn bị chỗ sẵn sàng cho chủ mới. Đó là quãng thời gian khốn khổ, nhưng cũng là một quãng thời gian hài hước một cách kỳ quặc, quãng thời gian của những quyết định liều lĩnh và lố bịch: bán đi, quẳng ra, cho luôn. Vợ tôi và tôi mua một máng trượt lớn bằng gỗ cho bé Daniel mười tám tháng tuổi và đặt giữa phòng khách. Thằng bé phát rồ lên trong sự hỗn loạn: lục lọi giữa đống đồ, đội chụp đèn lên đầu, quăng phỉnh đánh bạc ra khắp nhà, chạy nhảy qua khoảng không mênh mông của những căn phòng cuối cùng cũng được dọn trông. Hàng đêm tôi và vợ nằm dưới những cái chăn cứng như đá tảng xem mấy bộ phim dấm dớ trên truyền hình. Cho đến khi, ngay cả ti-vi, cũng được đem cho nốt. Máy sưởi gặp vấn đề lớn và nếu tôi quên không đổ nước vào thì nó sẽ tự tắt. Một buổi sáng chúng tôi tỉnh dậy và nhận ra nhiệt độ trong nhà giảm xuống chỉ còn bốn độ. Chuông điện thoại đổ hai chục lần mỗi ngày, và cũng hai chục lần tôi phải nói cho ai đó nghe rằng cha tôi đã chết. Tôi nghiễm nhiên trở thành tay buôn nội thất, thợ vận chuyển, người báo tin dữ.

    Tòa nhà bắt đầu biến hình thành sân khấu cho một vở hài kịch nhàm chán về thói đời. Họ hàng chạy vù vào, hỏi xin món đồ này, bộ đồ bếp kia, thử áo vét của cha, lục tung thùng hộp, bàn bạc om sòm như bầy ngỗng. Hội bán đấu giá đến định giá các món hàng (“Chẳng có gì được phủ bọc, chẳng đáng một xu nữa rồi”), hỉnh mũi lên, và bước ra. Đám dọn dẹp rầm rập tiến vào trong đôi ủng nặng nề và lôi đi cả núi rác. Ông quản lý nước đến đọc đồng hồ nước, ông quản lý ga đến đọc đồng hồ ga, Ông quản lý dầu đến đọc máy đo dầu. (Một trong số họ, tôi quên mất là ai rồi, kẻ đã bị cha tôi gấy ra khối phiền hà rắc rối suốt nhiều năm, nói với tôi trong bộ dạng đồng lõa trắng trợn, “Tôi không thích phải nói điều này” - nghĩa là ông ta thích — “nhưng cha anh là một lão khốn kiếp đáng ghê tỏm.”) Người môi giới nhà đất đến để mua lại vài món nội thất cho chủ mới và rốt cuộc thì lấy được một cái gương cho bản thân. Một bà chủ tiệm đồ cổ mua lại mấy chiếc mũ cũ của mẹ tôi. Một gã đồng nát đến với đội tay sai (bốn người da đen tên là Luther, Ulysses, Tommy Pride, và Joe Sapp) và chất lên xe đẩy tất cả mọi thứ từ bộ tạ thể hình cho đến cái lò nướng bánh mì hỏng. Khi đã xếp đặt xong, chẳng còn gì sớt lại. Thậm chí không có một tấm bưu ảnh. Thậm chí không một ý nghĩ.

    Nếu phải nói đến khoảnh khắc tồi tệ nhất đối với tôi trong những ngày ấy thì đó là khi tôi bước qua bãi cở trước nhà trong cơn mưa như trút để tống một ôm đầy cà-vạt của cha vào phía sau chiếc xe Hội Từ Thiện. Phải có đến hơn một trăm chiếc cà-vạt, và nhiều cái tôi thấy từ thuở thơ ấu: hoa văn, màu sắc, kiểu dáng đã hằn sâu những nhận thức đầu đời, rõ ràng như khuôn mặt của cha vậy. Nhìn thấy bản thân mình quẳng chúng đi chẳng khác gì một đống rác quả là một điều vượt quá mức chịu đựng, và đúng là như thế, vào ngay khoảnh khắc tôi thảy chúng vào chiếc xe, tôi đã đi đến ngưỡng gần nhất với sự khóc. Còn hơn cả việc nhìn thấy cỗ quan tài hạ xuống huyệt, hành động vứt bỏ những chiếc cà-vạt ấy trong mắt tôi mới là hiện thân cho khái niệm chôn vùi. Tôi cuối cùng cũng hiểu ra cha mình đã chết. Ngày hôm qua, một đứa trẻ con nhà hàng xóm đã tới đấy chơi với Daniel. Một cô bé chừng ba tuổi rưỡi gần đấy mới khám phá ra là người lớn cũng có thời là trẻ con, và thậm chí chính cha mẹ của cô cũng có cha mẹ. Có một lúc, cô bé nhấc ông nghe điện thoại lên và tiến hành một cuộc trò chuyện tưởng tượng, rồi quay sang tôi nói, “Chú Paul, là cha của chú. Ông muốn nói chuyện với chú.” Thật là kinh hoàng, tôi chợt nghĩ: có một con ma ở đầu dấy bên kia, và ông ta thực sự rất muốn nói chuyện với tôi. Phải mất một lúc tôi mới có thể đáp. “Không,” cuối cùng tôi cũng lắp bắp thành câu. “Không thể là cha chú được. Hôm nay ông không gọi điện được đâu. Ông ở nơi khác rồi.”

    Tôi đợi đến khi cô bé đặt ông nghe xuống và bước ra khỏi phòng.

    Trong chiếc tủ ở phòng ngủ của cha, tôi tìm được hàng trăm tấm ảnh — được cất giấu kỹ trong trong những phong bì làm từ xơ chuối đã bạc màu, dán lên các tấm giấy đen của những album đã bong sờn, nhồi nhét bừa bãi trong các ngăn kéo. Nhìn vào cách mà chúng được cất đi, tôi đoán ra cha chẳng bao giờ ngó ngàng đến chúng, hay thậm chí còn quên bẵng là chúng ở đó. Một cuốn album cực lớn, bọc bằng vải da hảo hạng với hàng chữ khắc bằng vàng trên bìa - Đấy là Cuộc đời chúng ta: Nhà Auster — hoàn toàn chẳng có gì bên trong. Ai đó, có thể là mẹ tôi, đã có lúc vất vả cực nhọc đặt làm album này, nhưng chẳng buồn bận tâm lấp đầy nó.

    Lúc trở về nhà, tôi đắm đuối với những tấm ảnh đó cùng một sự say mê gần như điên dại. Tôi thấy chúng bất khả cưỡng lại, quý giá, sánh ngang hàng với những thánh tích thiêng liêng. Dường như chúng có thể kể cho tôi nghe những điều tôi chưa từng được biết, hé lộ những bí mật bị giấu kín trước đấy, và tôi nghiên cứu tỉ mẩn từng tấm ảnh một, nắm bắt lấy từng chi tiết, từng bóng dáng không thể nhận diện, cho đến khi tất cả những tấm ảnh trở thành một phần của mình. Tôi không muôn điều gì lạc mất.

    Cái chết kéo thân xác của một con người ra khỏi anh ta. Trong sự sống, một con người và thân xác anh ta hợp nhất; trong cái chết, đấy là người đó và kia là thân xác của anh ta. Chúng ta vẫn bảo, “Đấy là thi thể của X,” như thể thân xác này, thứ vốn từng chính là con người ấy, không phải là hiện thân hay thuộc về anh ta, mà chính là con người có tên là X, đột nhiên chẳng còn gì quan trọng nữa. Khi một người bước vào phòng và bạn bắt tay anh ta, hay bắt tay với thân xác của anh ta, tức là bạn đang bắt tay với chính anh ta. Cái chết thay đổi điều ấy. Đấy là thi thể của X, chứ không phải đấy là X. Cách diễn đạt đã hoàn toàn khác biệt. Giờ chúng ta đang nói về hai thứ chứ không phải một, nếu ý rằng người đàn ông vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng chỉ là ở dạng một ý niệm, một tập hợp của những hình ảnh và ký ức trong tâm trí kẻ khác. Còn về phầnthân xác, chẳng có ý nghĩa gì hơn thịt và xương, một khối vật chất thuần túy.

    Việc phát hiện ra những tấm ảnh ấy có ý nghĩa quan trọng với tôi bởi chúng dường như đã xác nhận thêm lần nữa cho sự tồn tại về mặt vật chất của cha trong thế giới này, cho tôi được mộng tưởng rằng cha vẫn còn đấy. Thực tế là nhiều tấm ảnh trong số ấy tôi chưa từng được nhìn thấy, đặc biệt là những tấm ảnh từ thời cha còn trẻ, cho tôi cái cảm giác lạ lùng là được gặp ông lần đầu tiên, rằng một phần của ông chỉ mới trong đoạn khởi nguyên của sự tồn tại. Tôi đã mất cha. Nhưng cùng lúc đó, tôi đã tìm thấy ông. Miễn là tôi còn giữ những tấm ảnh ấy trước mắt mình, miễn là tôi còn nghiên cứu chúng với sự tập trung tuyệt đôi, thì dường như ông vẫn còn sống, thậm chí trong cái chết của mình. Hoặc nếu không sống, thì cũng không chết. Hoặc hơn thế nữa, nghe có vẻ siêu nhiên, ông đang bị khóa lại trong một vũ trụ chẳng hề có cái chết, nơi mà cái chết chẳng bao giờ xâm nhập nổi.

    Hầu hết những tấm ảnh ấy chẳng nói cho tôi nghe được điều gì mới, nhưng chúng giúp tôi lấp đầy những khoảng đứt gãy, khẳng định lại những ấn tượng, cung cấp bằng chứng mà trước kia chưa từng có. Chẳng hạn như một loạt ảnh chụp thời cha còn là một gã độc thân, có thể đã được chụp trong nhiều năm, đã cho ra một bản miêu tả chính xác về những phương tiện tính cách đã bị chìm khuất đi trong những năm thánh hôn nhân, một khuôn mặt của cha mà tôi chỉ bắt đầu nhìn thấy sau khi cha ly dị: cha là một kẻ ưa đùa cợt, dân chơi đô thị, cái đinh của bữa tiệc. Hết tấm ảnh này đến tấm ảnh khác cha đứng với nhiều phụ nữ, thường là hai hoặc ba người, tất cả họ đều có kiểu tạo dáng rất hoạt họa, cánh tay họ có thể đang quàng lên nhau, hoặc hai trong số họ ngồi trong lòng cha, hoặc là một nụ hôn gió chẳng hướng tới ai ngoài người chụp ảnh. Hậu cảnh: một ngọn núi, một sân quần vợt, có thể là một bể bơi hoặc một căn nhà gỗ. Có những tấm ảnh được mang về sau những cuộc ngao du dịp cuối tuần đến nhiều khu nghỉ dưỡng khác nhau ở Catskill cùng với những ông bạn độc thân khác: chơi quần vợt, vui vẻ với các cô nàng. Cha đã sống như vậy cho đến tuổi ba mươi tư.

    Đó là cuộc đời phù hợp với cha, và tôi có thể hiểu tại sao cha quay về với lối sống ấy sau khi hôn nhân tan vỡ. Với một người đàn ông chỉ thấy đời đáng chịu đựng bằng cách trôi nổi trên bể mặt của chính mình, thì việc ông hài lòng khi chỉ cho thiên hạ nhìn thấy bề nổi của mình cũng là lẽ tự nhiên. Chỉ tiêu thì ít ỏi và sự ràng buộc không hề tồn tại. Hôn nhân, trái lại, đã đóng sập cánh cửa. Sự tồn tại của bạn bó lại trong một không gian hẹp mà bạn phải không ngừng để lộ bản thân — và vì thế, không ngừng bị cưỡng chế phải nhìn vào bản thân, xem xét thế giới sâu hút của riêng mình. Khi cánh cửa được mở ra thì chẳng bao giờ tồn tại vấn đề gì cả: bạn luôn có thể chạy trốn. Bạn có thể tránh những xung đột không mong muốn, dù là với chính mình hay kẻ khác, chỉ đơn giản bằng cách bỏ đi.

    Khả năng lẩn tránh của cha là vô tận. Bởi lãnh địa của những kẻ khác là phi thực với cha, thế nên việc xâm nhập vào lãnh địa ấy cũng được thực hiện bằng cái phần mà cha tự thấy là phi thực không kém, một phần bản thể mà cha đã huấn luyện thành một diễn viên đóng vai mình trong vở hài kịch trống rỗng của toàn thể thế giới. Cái phần bản thể đại diện ấy về bản chất là sự bỡn cợt, một đứa trẻ mắc chứng tăng động, một kẻ chuyên bịa ra những chuyện khó tin. Không có gì có thể coi là nghiêm túc cả.

    Bởi chẳng có gì thực sự đáng kể, cha tự cho phép bản thân tự do làm bất cứ điều gì mình muốn (lẻn vào câu lạc bộ, đóng giả chuyên gia phê bình ẩm thực để được một bữa miễn phí), và vẻ quyến rũ mà ông đã luyện để thu phục lòng người chính là thứ khiến cho sự thu phục ấy trở thành vô nghĩa lý. Theo kiểu phù phiếm của đàn bà, cha giấu tuổi thật, bịa ra những mẩu chuyện về hoạt động làm ăn, nói vòng vo về bản thân — từ ngôi thứ ba, như thể về một kẻ cha quen biết (“Có một người bạn của tôi gặp vấn đề này; anh nghĩ xem anh ấy nên làm gì?...”). Mỗi khi tình huống trở nên ngặt nghèo, mỗi khi bị dồn sát đến bước đường phải hé lộ bản thân, cha sẽ lách qua bằng cách nói dối. Cuối cùng, sự dối trá trở thành quán tính và được phép thả phanh vì lợi ích của chính nó. Nguyên tắc là nói càng ít càng tốt. Nếu mọi người không bao giờ biết sự thật về cha, họ sẽ không thể trả đòn và đem chúng tấn công ông. Dối trá là một cách mua sự phòng vệ. Bởi vậy thứ mà mọi người nhìn thấy khi cha xuất hiện trước mặt họ không thực sự là ông, mà là con người ông đã tạo ra, một sinh vật nhân tạo mà ông có thể thao túng nhằm mục đích thao túng kẻ khác. Còn chính bản thân ông lại được nguyên dạng vô hình, một kẻ chơi rối tung hứng mấy sợi dấy điều khiển bản thể phân đôi kia từ chốn đơn độc, tối tăm phía sau tấm mành.

    Trong mười, mười hai năm cuối đời, cha có một bà bạn gái cố định, và đó là người phụ nữ đi cùng ông trong các sự kiện xã hội, kẻ đóng vai người đồng hành chính thức. Lúc này lúc khác cũng đã có vài lời bâng quơ về đám cưới (với sự nài nỉ của bà), và tất cả mọi người đều cho rằng đó là người phụ nữ duy nhất cha dính dáng đến. Tuy nhiên, sau khi cha chết, những người đàn bà khác bắt đầu bước ra ánh sáng. Người này đã yêu ông, kẻ kia đã sùng bái ông, kẻ khác nữa thì sẽ cưới ông. Bà bạn gái chính thức bàng hoàng khi biết về những người phụ nữ ấy: cha tôi chưa bao giờ hé môi nửa lời về họ với bà. Mỗi người đều được cha cấp cho một tuyến đời, và ai cũng tưởng họ đã chiếm trọn được ông. Thế rồi hóa ra, chẳng ai biết được chút ít nào về ông cả. Cha đã xoay xở để lẩn tránh được tất cả họ.

    Cô độc. Nhưng không phải ở trạng thái cô đơn. Không cô độc theo cách của Thoreau(1), đày ải bản thân để khám phá xem mình đang ở đâu; không cô độc theo cách của Jonah(2), khẩn cầu được giải thoát khỏi bụng của con cá voi. Cô độc theo lối thoái lui. Theo lối không phải nhìn thấy bản thân, hoặc không phải nhìn thấy mình bị bất kỳ kẻ nào trông thấy.


    (1) Henry Thoreau (1817-1862): tác giả người Mỹ, người cổ động cho lối sống cô đơn, gần gũi với thiên nhiên.


    (2) Jonah: Nhân vật trong sách“Jonah and the whale”, một cuốn sách kinh của người Do Thái.


    Nói chuyện với cha là một trải nghiệm của sự nỗ lực. Cho dù ông vắng mặt, như ông vẫn thường như vậy, hay tra tấn bạn bằng một tiếng cười khô khốc, một dạng thức khác của sự vắng mặt. Việc ấy giông như bạn đang cố’ gắng giúp một cụ già lẩn thẩn hiểu bạn vậy. Bạn cứ nói, và cha, không chút thái độ phản ứng nào, hoặc một thái độ chẳng liên quan gì cả, cho thấy cha chẳng hề bước theo cùng dòng chảy từ ngữ của bạn. Trong vài năm gần đấy, mỗi khi nói chuyện với cha qua điện thoại tôi lại thấy mình nói nhiều hơn thường lệ, tôi trở nên luyên thuyên hằn học, nói năng liên hồi trong nỗ lực tuyệt vọng giành được sự chú ý, để khích lên một chút phản ứng từ người ở đầu dấy bên kia. Rốt cuộc, tôi luôn cảm thấy mình thật ê chề khi phải cố gắng quá mức.

    Cha không hút thuốc, cha không uống rượu. Chẳng thèm muốn khoái lạc tình dục, không khao khát khoái lạc trí tuệ. Sách làm cha phát chán, và hiếm lắm mới có một bộ phim hay vở kịch nào mà cha không ngủ quên giữa chùng. Thậm chí lúc tiệc từng bạn cũng thấy cha phải gắng gượng giữ cho mắt mở, và đa phần là cha bỏ cuộc, ngủ thiếp đi trên chiếc ghê khi người ta vẫn quay cuồng trò chuyện xung quanh. Một người sống chẳng cần hương vị. Bạn cảm thấy như chẳng điều gì có thể xâm nhập vào ông, rằng cha chẳng còn tha thiết gì với những điều mà thế giới này mang lại nữa.

    Ba mươi tư tuổi, kết hôn. Năm mươi hai tuổi, ly dị. Ở một mặt, cuộc hôn nhân kéo dài nhiều năm, nhưng trên thực tế nó chỉ diễn ra trong vài ngày. Cha chưa bao giờ là một người đàn ông đã có gia đình, cũng chẳng phải là một người đàn ông đã ly dị, mà cả đời chỉ là một gã độc thân bất chợt có lúc giải lao là hôn nhân. Cho dù cha không hề trốn tránh trách nhiệm bề ngoài của một người chồng (ông chung thủy, chu câp đầy đủ cho vợ con, gánh vác tất cả trách nhiệm), nhưng sự thật rõ ràng là cha không được sinh ra để đóng vai trò ấy. Cha đơn giản là chẳng có chút năng khiếu gì cho việc đó cả.

    Mẹ tôi chỉ mới hai mươi mốt tuổi khi kết hôn với cha. Thành quả của cha trong mấy ngày tán tỉnh ngắn ngủi thật là giản dị. Không chút đề nghị táo bạo, không lần nào trỗi dậy cơn ghì riết đến nghẹt thở của đàn ông. Họ chỉ đôi lúc cầm tay, trao cho nhau nụ hôn chúc ngủ ngon lịch thiệp. Tình yêu, dù theo cách diễn đạt nào đi nữa, chưa bao giờ được ai trong hai người khẳng định. Khi hôn lễ diễn ra, họ chỉ biết về nhau nhiều hơn mức người dưng.


    Chẳng bao lâu sau thì mẹ nhận ra sai lầm của mình. Thậm chí trước khi tuần trăng mật của họ kết thúc (tuần trăng mật, được ghi lại đầy đủ trong những tấm ảnh tôi tìm thấy: hai người họ ngồi cạnh nhau, chẳng hạn vậy, trên một tảng đá bên bờ một mặt hồ tuyệt đối tĩnh lặng, ánh dương trải thành một dải dài phía sau họ soi triền đồi đầy thông đã bắt đầu ngập trong bóng tối, cha vòng tay ôm mẹ, và hai người nhìn nhau, cười bẽn lẽn, như thể tay chụp ảnh đã ép họ phải giữy nguyên tư thế ấy quá lâu), thậm chí trước khi tuần trăng mật ấy đi qua, mẹ đã biết cuộc hôn nhân này sẽ chẳng đâu vào đâu. Mẹ đã khóc lóc chạy về với mẹ đẻ và nói muôn bỏ chồng. Bằng cách nào đó, mẹ của mẹ đã xoay xở thuyết phục được con gái quay trở lại và cho cuộc hôn nhân ấy thêm cơ hội. Và rồi, trước khi cơn gió bụi ấy lắng xuống, mẹ phát hiện ra mình có thai. Đột nhiên mọi thứ trở thành quá muộn.

    Đôi khi tôi lại nghĩ về chuyện ấy: Chuyện tôi đã được tạo mầm tại khu nghỉ dưỡng dành cho những kẻ đi hưởng tuần trăng mật ở thác Niagara như thế nào. Chuyện ấy xảy ra ở đâu không hẳn là quan trọng. Nhưng ý nghĩ về chuyện vòng tay ôm trống rỗng đam mê, màn rồ rẫm giữa những lớp chăn lạnh giá của khách sựn không bao giờ thất bại trong việc khiến tôi thấy nhục nhã về sự tồn tại không được mong đợi của mình.

    Già tám tháng sau đó, vào buổi sáng ngày sinh nhật thứ hai mươi hai, mẹ tôi tỉnh dậy và bảo với cha rằng em bé đời ra đời rồi. Kỳ quặc, cha bảo, đứa trẻ sẽ không ra đời trong

    vòng ba tuần nữa đâu-và thản nhiên đi làm, bỏ mặc mẹ ở nhà mà không có lấy một chiếc xe.


    Mẹ đợi. Nghĩ rằng cha đã nói đúng. Mẹ đợi thêm chút nữa, rồi gọi điện thoại cho chị chồng nhờ bà chở tới bệnh viện. Bác tôi ở với mẹ hết cả ngày, cứ mấy tiếng lại gọi cha một lần để giục ông đến. Để sau đi, ông đáp, em đang bận, em sẽ đến khi nào có thể.

    Quá nửa đêm một chút thì tôi tìm được cách bước ra thế giới, mông ra trước, khóc váng lên không cần thắc mắc.

    Mẹ đợi cha xuất hiện, nhưng mãi tới sáng hôm sau cha mới xuất hiện — tháp từng mẹ của ông, người muốn xem xét đứa cháu thứ bảy. Đó là một chuyến ghé thăm ngắn ngủi, căng thẳng, rồi cha lại cuốn gói đi làm.

    Mẹ khóc, tất nhiên rồi. Dù gì đi nữa, mẹ vẫn còn trẻ, và mẹ không muốn mình có quá ít ý nghĩa với cha như vậy. Nhưng cha chẳng bao giờ có thể hiểu được điều ấy. Chẳng thể từ lúc bắt đầu, và cũng chẳng thể vào khi kết thúc. Việc thực sự có mặt ở nơi cha đang đứng là một điều bất khả. Trong suốt cả quãng đỡi cha sống, ông ở một nơi nào đó khác, lưng chừng giữa ở đấy và ở kia. Nhưng chẳng bao giờ thực sự ở đấy. Và cũng chẳng bao giờ là thực sự ở kia.

    Ba mươi năm sau, vở kịch nhỏ ấy lại tái diễn y hệt. Lần này thì tôi có mặt ở đó, chính mắt tôi đã được nhìn thấy.

    Sau khi con trai tôi ra đời, tôi đã nghĩ: chắc chắn chuyện này sẽ làm cha hài lòng. Chẳng phải người đàn ông nào cũng muốn trở thành nội sao?

    Tôi đã mong cha vỗ về thằng bé, để cha cho tôi chút minh chứng rằng cha, cuối cùng, có thể cho người ta thấy chút xúc cảm — rằng cha thực sự, rốt cuộc thì, có chung những xúc cảm như những kẻ khác. Và nếu cha có thể bày tỏ chút trìu mến với đứa cháu trai, thì chẳng phải đó cũng là cách gián tiếp để bày tỏ lòng trìu mến cho chính tôi sao? Bạn không bao giờ ngừng khao khát tình yêu từ cha mình, thậm chí cả khi bạn đã trưởng thành.

    Nhưng rồi, con người ấy không hề thay đổi. Tổng cộng cha chỉ thăm cháu nội có ba bốn lần, và không lần nào cha có thể nhận ra được thằng bé giữa cái đám khổng lồ trẻ nít không biết của ai với ai được sinh ra trên thế giới mỗi ngày. Daniel được hai tuần tuổi khi cha liếc mắt nhìn thằng bé lần đầu. Tôi vẫn còn nhớ ngày hôm ấy một cách sắc nét: Đó là một ngày Chủ nhật oi nồng vào cuối tháng Sáu, khí trời như lò hun, vùng nông thôn phủ khói xám vì hơi ẩm. Cha tôi dừng xe, nhìn vợ tôi đặt con vào nôi để nó ngủ, và bước tới chào. Ông cúi đầu xuống cái nôi chừng mười giấy, đứng thẳng dậy và nói, “Một đứa bé xinh đấy. Chúc may mắn nhé,” rồi tiếp tục đi vào nhà. Cha cũng có thể nói như thế về con cái của một kẻ lạ mặt nào đó ông tình cờ gặp khi xếp hàng ở siêu thị. Trong suốt quãng ghé thăm ngày hôm ấy, cha không hề nhìn Daniel, không một lần nào thèm đề nghị bế thằng bé.

    Tất cả chuyện đó, chỉ mới là một ví dụ.

    Tôi nhận ra không thể nào bước vào thế giới cô độc của kẻ khác. Nếu chuyện chúng ta có lúc biết được về sự tồn tại của một bản thể khác, dù chỉ ở một mức độ ít ỏi, thì cũng chỉ có thể là vì anh ta sẵn sàng để kẻ khác biết về mình. Một người sẽ nói: Tôi lạnh. Còn không anh ta chẳng nói gì cả, và chúng ta thấy anh ta run rẩy. Nhưng với kẻ không nói gì mà cũng không run rẩy thì sao? Nơi nào khó tiếp cận thì ở nơi đó có sự khó hiểu và lảng tránh, người ta không làm gì được nhiều hơn là quan sát. Nhưng việc người ta có thể hiểu được những gì mình quan sát được hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

    Tôi không muốn suy đoán bất cứ điều gì.

    Cha không bao giờ nói về bản thân, không bao giờ tỏ ra biết mình có thể nói gì đó. Như thể cuộc sống nội tại cũng lẩn tránh chính cha.

    Cha không thể nói về chuyện ấy, chính vì thế cha thường lờ nó đi trong im lặng.

    Nếu chẳng có gì khác ngoài im lặng, thì chuyện tôi cứ thế nói năng có phải là quá không cần thiết không? Và nữa, nếu có bất cứ điều gì quan trọng hơn sự im lặng, thì tôi có thấy cần phải nói ra ngay từ đầu hay không?

    Lựa chọn dành cho tôi có giới hạn. Tôi có thể giữ im lặng, nếu không thì tôi có thể nói về những điều không thể xác nhận. Ở mức độ tối thiểu, tôi muốn cứ thế thảy hết các dữ liệu thực tế ra, càng sổ toẹt chúng ra càng tốt, và để chúng tự phát biểu bất cứ điều gì chúng muôn. Nhưng thậm chí ngay cả thực tế cũng không phải lúc nào cũng nói ra sự thực.


    Cha luôn tỏ ra hết sức lãnh đạm, cách cư xử của ông quá mức dễ đoán, đến nỗi tất cả những hành động của cha đều gấy kinh ngạc. Người ta không thể tin nổi rằng có thể tồn tại một con người — kẻ chẳng có chút xúc cảm nào, kẻ đời hỏi quá ít từ người khác. Và nếu như kiểu con người ấy không tồn tại, thì có nghĩa là có một con người khác, kẻ trốn trong một người không bao giờ có mặt ở đó, và vậy thì bí quyết của vấn đề chính là việc tìm ra ông ta. Với điều kiện là ông ta có tồn tại để mà tìm.

    Tất cả để nhận thức được một việc, ngay từ khi bắt đầu, rằng cốt lõi của kế hoạch này là sự thất bại.

    Ký ức đầu tiên: sự vắng mặt của cha. Trong những năm đầu đời tôi, cha đi làm từ sáng sớm, trước khi tôi thức dậy, và trở về nhà sau khi tôi đã đi ngủ từ lâu. Tôi là con trai của mẹ, và tôi sống trong quỹ đạo của bà. Tôi là mặt trăng bé nhỏ bay quanh trái đất khổng lồ là bà, là hạt bụi trong khối cầu chịu lực hút của bà, và tôi điều khiển những con sóng, thời tiết, những cơn xúc cảm. Điệp khúc mà cha dành cho mẹ là: Đừng có nựng nịu nó quá, em làm hư nó bấy giờ. Nhưng sức khỏe của tôi không được tốt, và mẹ dùng chuyện ấy để chống chế cho sự nuông chiều dành cho tôi. Chúng tôi dành phần lớn thời gian bên nhau, mẹ với sự cô đơn và tôi với thân hình co quắp kiên nhẫn đợi chờ ở phòng khám để được ai đó dập tắt cơn cồn cào lúc nào cũng nhộn nhạo trong bụng. Thậm chí vào lúc ấy, tôi còn tuyệt vọng bám lấy mấy ông bác sĩ. đời họ ôm tôi. Ngay từ khi bắt đầu, có vẻ như tôi đã tìm kiếm cha, tìm kiếm trong hoảng loạn một ai đó nhang nhác bóng hình ông.:

    Những ký ức về sau: sự khao khát. Tâm trí tôi lúc nào cũng tìm kiếm một cái cớ dù nhỏ nhất để phủ nhận hiện thực, tôi khăng khăng giữ niềm hy vọng về một điều mình sẽ không bao giờ được trao - hoặc được trao quá ít ỏi và quá độc đoán đến mức nó có vẻ như không còn thuộc giới hạn của những trải nghiệm bình thường, ở một nơi mà tôi không bao giờ được phép sống nhiều hơn vài khoảnh khắc trong suốt cuộc đời. Không phải là vì tôi cảm thấy cha không thích mình. Đó chỉ là vì cha lúc nào cũng phân tâm, không thể nào nhìn về hướng tôi. Và hơn tất cả mọi điều, tôi muôn ông chú ý vào mình.

    Bất cứ điều gì, dù là nhỏ nhất, cũng đã là đủ. Chẳng hạn như một Chủ nhật nọ gia đình tôi tới một nhà hàng đông đúc và phải đợi xếp bàn, cha bèn đưa tôi ra ngoài, kiếm được một quả bóng bàn (từ đâu nhỉ?), rồi đặt một xu bên vệ đường và bắt đầu trò chơi với tôi: ném quả bóng vào đồng xu. Tôi hồi ấy chắc chỉ mới hơn tám hoặc chín tuổi.

    Trong dòng hồi tưởng, không gì còn có thể nhỏ nhoi hơn nữa. Và bất kể sự thật là tôi đã được cha cho vào cuộc chỉ bởi cha ngẫu nhiên đề nghị tôi chia sẻ sự nhàm chán cùng ông, cũng đã làm tôi muôn xỉu vì sung sướng.

    Đa số các lần chỉ có sự thất vọng mà thôi. Trong một khoảnh khắc cha dường như đã có thể thay đổi, như đã mở lòng ra được một chút xíu, và rồi, đột nhiên, ông chẳng còn buồn ở đó nữa. Có một lần tôi tìm cách thuyết phục được cha đưa mình đi xem bóng bầu dục (đội Giants đấu với Chicago Cardinals, ở sân vận động Yankee hoặc PoloGrounds, tôi quên mất là sân nào rồi), ông bất thình lình đứng dậy khỏi ghế khi trận đấu đi đến gần khúc cuối và

    báo: Đến giờ đi rồi. Cha muốn chạy trước đám đông và tránh việc bị kẹt xe. Mọi lời tôi nói đều chẳng thể nào thuyết phục nổi cha, và vì thế chúng tôi đi về, đơn giản là vậy, khi trận đấu đang đi đến cao trào. Tôi thấy thất vọng khủng khiếp khi theo ông đi xuống những bậc thềm bê-tông, và rồi, thậm chí còn tồi tệ hơn trong bãi đậu xe, với tiếng vọng ồn ào của đám đông vô hình đang hò hét phía sau.

    Bạn không thể nào tin rằng cha biết điều bạn muốn, chia sẻ được những gì bạn đang cảm thấy. Chuyện bạn phải tự nói với ông khiến tất cả mọi điều tiêu tan luôn từ trước, phá hỏng toàn bộ giai điệu trong mơ trước khi một nốt được ngân lên. Và rồi thậm chí ngay cả khi bạn đã nói với cha, cũng chẳng có gì làm chắc là cha sẽ hiểu ý của bạn.

    Tôi nhớ một ngày nọ rất giống ngày hôm nay. Đó là một Chủ nhật mưa phùn, ngôi nhà như lơ mơ và lặng lẽ: thế giới chậm lại một nửa. Cha tôi đang đánh một giấc ngắn, hoặc chỉ mới vừa thức dậy, và tình cờ thế nào tôi lại đang nằm trên giường cùng ông, chỉ hai cha con ở trong phòng. Kể chuyện cho con nghe đi ạ. Chắc bắt đầu phải là như thế. Và bởi vì cha chẳng làm gì khác, bởi vì cha vẫn đang lơ mơ trong cái nặng trĩu của buổi chiều, ông đã làm theo như tôi yêu cầu, ngân nga kể một câu chuyện không bỏ lỡ chi tiết nào. Tôi vẫn nhớ như in câu chuyện ấy. Cứ như là tôi vừa mới bước chân ra khỏi căn phòng, với ánh sáng xám mò của nó và đống chăn mền hỗn độn trên giường, như thể, chỉ đơn giản nhắm mắt lại, tôi có thể bước trở vào bất cứ khi nào tôi muốn.

    Cha kể về những ngày ngao du khám phá của ông ở Nam Phi. Đó là câu chuyện phiêu lưu ly kì, đầy rẫy nguy hiểm chết người, những vụ đào thoát rợn tớc gáy, và những đoạn giật gân yêng hùng không thể nào tin nổi: phát lối đi xuyên rừng với con dao rựa, đánh tan của một băng cướp với hai bàn tay không, bắn chết luôn con lừa khi nó bị gãy chân. Ngôn từ của cha thật hoa mỹ và xoắn xuýt, có thể là tiếng vọng từ một cuốn sách mà chính ông từng đọc khi còn là một cậu bé. Nhưng chính phong cách văn hóa ấy đã làm tôi mê mệt. Không chỉ bởi cha kể tôi nghe những điều mới lạ về bản thân mình, tiết lộ cho tôi về thế giới quá khứ xa xôi của ông, mà còn vì cha kể về chúng với những từ ngữ mới mẻ và lạ lùng. Thú từ ngữ ấy cũng quan trọng như chính bản thân câu chuyện vậy. Nó là một phần hữu cơ, và theo lối nào đó thì không thể nào phân biệt nổi với câu chuyện. Sự kỳ quặc quá đỗi của nó là bằng chứng cho tính xác thực.

    Tôi chẳng hề mảy may nghĩ rằng đó có thể chỉ là một câu chuyện do bịa mà nên. Trong suốt nhiều năm sau tôi vẫn tiếp tục tin nó là sự thật. Thậm chí khi đã đi qua giai đoạn có nhận thức rõ ràng hơn, tôi vẫn cảm thấy đôi điều trong đó phải là sự thật. Nó cho tôi điều gì đó để nắm lấycha mình, và tôi hết súc miễn cưỡng để buông ra. Cuối cùng thì tôi cũng có được lời giải thích cho sự lảng tránh bí ẩn ấy của mình, sự thờ ơ của cha dành cho tôi. Cha là một mẫu hình lãng mạn, một người với quá khứ bí mật đầy hấp dẫn, và cuộc sống hiện tại của ông chỉ là một trạm dừng, một cách để gặm nhấm thời giờ cho đến khi ông khởi hành chuyến chu du mới. Ông đã lên kế hoạch hết cả, đã tìm ra cách để lấy được kho vàng được chôn sâu trong lòng dãy núi AndeS.

    Thường trực trong tâm khảm tôi: nỗi khao khát làm được điều gì đó phi thường, gấy ấn tượng với cha bằng chiến tích thuộc tầm cỡ anh hùng. Cha càng xa lánh, mục tiêu của tôi càng cao. Dù khao khát của một đứa trẻ con chỉ là sự liều lĩnh và lý tưởng hóa, thì nó đồng thời cũng thực tế một cách lố bịch. Tôi chỉ mới mười tuổi, và chẳng có đứa trẻ con nào để tôi cứu khỏi một tòa nhà đang bốc cháy, không có thủy thủ nào để tôi cứu trên biển. Tuy nhiên, tôi lại là một đứa chơi bóng chày rất cừ, ngôi sao nhí trong đội Little League, và cho dù cha chẳng có chút hứng thú nào với môn bóng chày, tôi nghĩ rằng nếu cha xem tôi thi đấu, chỉ một lần thôi, cha có thể nhìn thấy ánh sáng mới trong tôi.

    Cuối cùng thì cha cũng đến. Bố mẹ của mẹ cũng ghé thăm chúng tôi vào đúng đợt ấy, và ông ngoại, người hâm mộ cuồng nhiệt của môn bóng chày, cùng đến xem với cha. Đó là trận đấu đặc biệt kỷ niệm ngày Liệt sĩ, và chỗ ngồi chật kín. Nếu tôi muốn làm một điều gì đó để lại dấu ấn tên tuổi, thì đấy chính là lúc để làm điều đó. Tôi vẫn nhớ đã nhìn thấy họ trên băng ghế gỗ, cha tôi mặc chiếc áo sơ- mi trắng không đeo cà-vạt và ông ngoại quấn một chiếc khăn tay màu trắng trên cái đầu trọc để tránh nắng — toàn bộ khung cảnh ấy giờ lóa lên dưới luồng sáng trắng trong tâm trí tôi.

    Có thể quên chuyện đó đi mà không cần phải kể rằng tôi đã phá hỏng tất cả. Tôi không vụt trúng quả nào, tôi mất đi tư thế đĩnh đạc của mình trong trận đấu và không thể nào căng thẳng hơn được nữa. Trong hàng trăm trận đấu tôi từng chơi suốt thời thơ ấu, đó là trận tồi tệ nhất.

    Sau đó, khi đi bộ về xe với cha, cha bảo tôi đã chơi một trậnrất hay. Không phải như vậy, tôi đáp, đó là một trận khủng khiếp. Chà, con đã cố gắng hết sức rồi, cha đáp. Con không thể lúc nào cũng chơi hay được.

    Không phải cha đang cốgắng động viên tôi. Cha cũng chẳng cố gắng để tỏ ra tàn nhẫn. Thực ra, cha chỉ đang nói điều mà bất cứ ai cũng nói trong tình huống ấy, như theo một quán tính. Chúng là những lời đúng đắn nên nói, và chúng cũng được nói ra với chẳng chút xúc cảm, tỏ ra lịch thiệp, với đúng thứ giọng lơ đãng cha sẽ dùng tới trong gần hai mươi năm sau khi cha nói, “Một đứa bé xinh đấy. Chúc may mắn nhé.” Tôi có thể thấy tâm trí cha đã ở nơi nào khác.

    Thực ra mà nói, chuyện ấy chẳng có gì quan trọng. Điều quan trọng là: tôi nhận ra rằng kể cả nếu tôi có làm được những điều mình kỳ vọng, thì phản ứng của cha cũng y như vậy. Tôi thành công hay thất bại cũng chẳng có chút mảy may ảnh hưởng nào tới cha. Tôi không được cha định nghĩa qua những gì tôi làm, mà ở việc tôi là cái gì, và điều này có nghĩa là cách ông nhìn nhận về tôi chẳng bao giờ thay đổi, rằng chúng tôi đã bị đóng đinh trong một môi quan hệ bất di bất dịch, tách biệt khỏi người kia bằng hai mặt của một bức tường. Thậm chí còn hơn thế nữa, tôi nhận ra rằng tôi chẳng làm được gì trong chuyện ấy. Mọi thứ chỉ thuộc về cha mà thôi. Giống như tất cả những điều khác trong cuộc đời cha, cha nhìn về tôi qua màn sương mù của sự cô độc, như thể tôi là một thứ xa vời khỏi bản thân ông. Tôi nghĩ thế giới là một vùng đất xa xôi với cha, một vùng đất mà cha chẳng bao giờ có thể thực sự bước vào, và xa xôi ở ngoài kia, giữa những bóng dáng mờ ảo cứ thấp thoáng qua lại trước mặt ông, tôi được sinh ra, trở thành con trai ông rồi lớn lên, như thể tôi cũng chỉ là một bóng dáng mờ ảo khác, hiện lên rồi biến mất trong lãnh địa chỉ thắp sáng nhờ nhờ là vùng ý thức của ông.

    Với đứa con gái, được sinh ra khi tôi ba tuổi rưỡi, có vẻ như chuyện ấy dễ dàng hơn với ông. Nhưng cuối cùng thì hóa ra chuyện ấy lại khó khăn hơn cực độ.

    Em là một đứa trẻ xinh đẹp. Mong manh hiếm có, với đôi mắt nâu tuyệt vời có thể dâng đầy nước chỉ với một chút trêu đùa. Phần lớn thời gian em chỉ muốn một mình, một dáng hình nhỏ bé lang thang trong mảnh đất tưởng tượng của yêu tinh và thần tiên, nhớn gớt nhảy múa trong bộ đầm múa ba lê voan tỉa tớt, hát thầm thì chỉ đủ mình em nghe thấy. Em là phiên bản thu nhỏ của Ophelia đầy bi đát, dường như vậy, trong cuộc đời đầy ắp những đấu tranh nội tại. Em chỉ có vài người bạn, khó khăn lắm mới chịu đến trưòng, và bị nỗi nghi ngờ bản thân quấy nhiễu, thậm chí khi còn bé xíu, em đã biến những việc hàng ngày đơn giản nhất thành cơn ác mộng của nỗi đau khổ và thất bại. Đã có những cơn cáu kỉnh, những màn khóc lóc thảm thương, và chuỗi biến đổi xúc cảm đột ngột không ngừng. Chẳng có gì được yên ổn dài lâu.

    Nhạy cảm với những sắc thái xung quanh một cuộc hôn nhân thiếu hạnh phúc hơn tôi, cảm giác bất an của em biến thành bất thường và méo mó. Ít nhất một lần trong ngày em lại hỏi mẹ “có yêu cha không.” Câu trả lời lúc nào cũng vậy: tất nhiên là có rồi.

    Đấy chẳng phải là một lời nói dốithuyết phục cho lắm. Nếu nó thuyết phục, thì em đã chẳng có nhu cầu phải hỏi lại câu đó vào ngày hôm sau.

    Ở mặt khác, thật khó mà thấy được nếu chuyện ấy là thật thì sẽ cải thiện được gì.

    Gần như là em đã tỏa ra mùi hương tuyệt vọng. Người ta khao khát được bảo vệ em ngay lập tức, để che chắn cho em khỏi sự tấn công của cuộc đời. Như tất cả mọi người, cha nuông chiều em. Em càng khóc lóc đời sự chiều chuộng thì cha càng sẵn lòng trao nó cho em. Chẳng hạn như dù em đã biết đi từ lâu lắm rồi, cha vẫn cứ khăng khăng đời bế em đi xuống cầu thang. Chẳng có gì để thắc mắc về chuyện cha làm thế vì tình yêu thương, hạnh phúc được làm thế bởi em là một thiên thần nhỏ. Nhưng ẩn dưới sự chiều chuộng ấy là một thông điệp không hiện hình là em sẽ chẳng bao giờ có thể làm được điều gì cho bản thân mình. Em chẳng phải là một con người đối với cha, mà là một thiên thần, và bởi vì em chẳng bao giờ đời được hành động như một cá thể độc lập, em sẽ chẳng bao giờ trở thành như vậy.

    Tuy nhiên mẹ tôi lại thấy được những gì đang diễn ra. Khi em gái tôi lên năm tuổi, mẹ đưa em đến một cơ sở tư vấn, với một chuyên viên tâm lý trẻ em, và vị bác sĩ khuyên rằng nên bắt đầu một đợt trị liệu. Đêm đó, khi mẹ nói với cha về kết quả của cuộc khám bệnh, cha đã nổi trận lôi đình. Không đứa con gái nào của tôi... vân vân. Ý nghĩ rằng con gái cha cần đến sự trợ giúp về mặt tâm thần chẳng khác gì bảo em bị bệnh hủi. Cha không chấp nhận chuyện ấy. Cha thậm chí không thèm bàn luận gì đến chuyện ấy.

    Đấy chính là điều mà tôi muốn nói đến. Cha từ chối nhìn vào bản thân chỉ có thể là do cha cứng đầu cứng cổ không chịu nhìn vào thế giới, để chấp nhận những bằng chứng không thể chổi cãi nhất đang thọc ngay trước mũi ông. Hết lần này đến lần khác trong đời, cha có thể nhìn chằm chằm vào môt vật gì đó, và rồi quay đi thản nhiên nói nó chẳng hề tồn tại. Chuyện ấy làm việc đối thoại với ông trở thành bất khả. Khi bạn xoay xở để tạo dựng được một cái nền ngang bằng với ông, ông sẽ lôi chiếc xẻng ra và xúc nó biến khỏi chân bạn.

    Nhiều năm sau, khi em gái tôi đã phải trải qua nhiều trận suy sụp tinh thần khốn khổ, cha tôi vẫn tiếp tục tin rằng em chẳng gặp vấn đề gì cả. Cứ như thể cha bị thiểu năng bẩm sinh nên không thể nhận ra tình trạng của em.

    Trong một cuốn sách, R. D. Laing(3) có miêu tả ông bố của một cô gái bị rối loạn tâm thần, kẻ mỗi lần tới thăm con ở bệnh viện lại nắm lấy vai cô lắc thật lực, bảo cô là “bỏ cái thói đó đi.”

    (3) R. D Laing: Ronald David Laing (1927-1989), bác sỹ tâm thần học nổi tiếng người Scotland.

    Cha tôi không nắm lấy em gái nhưng thái độ của ông về cơ bản thì cũng y hệt. Điều em cần, cha bảo, là kiếm việc mà làm, tắm rửa sựch sẽ, bắt đầu sống trong thế giới thực. Tất nhiên là em đã làm. Nhưng đó cũng chính là điều em không thể nào làm nổi. Em chỉ quá nhạy cảm thôi, cha sẽ bảo thế, em cần phải vượt qua sự nhút nhát của mình. Bằng cách quy nạp luôn vấn đề thành một trò bỡn cợt của nhân cách, ông có thể cứ thế yên tâm mà tin rằng chẳng có chuyện gì cả. Đó chẳng phải là sự mù quáng mà là sự thất bại của trí tưởng tượng. Vào khoảnh khắc nào một ngôi nhà lại có thể ngừng là một ngôi nhà? Khi mái nhà bị dỡ ra? Khi cửa sổ bị tháo ra? Khi bức tường bị đạp đổ? Vào khoảnh khắc nào nó trở thành một đống ngổn ngang? Con bé chỉ khác người thôi, cha sẽ bảo thế, nó chả có vấn đề gì đâu. Và rồi một ngày những bức tường của ngôi nhà cuối cùng cũng sụp. Tuy nhiên, nếu cánh cửa vẫn còn y nguyên đó, tất cả những gì bạn phải làm là bước xuyên qua, và bạn lại ở trong nhà. Thật dễ chịu khi được ngủ dưới những vì sao. Đừng lo về chuyện mưa gió. Chúng chẳng rơi mãi được đâu.

    Từng chút từng chút một, khi tình hình ngày càng trở nên bi đát, cha buộc phải thừa nhận chuyện ấy. Nhưng ngay cả khi đó, ở từng giai đoạn một, sự chấp nhận của cha cũng thật kỳ dị, theo một lối quái gở, gần như là tự vô hiệu hóa. Chẳng hạn, cha bị thuyết phục rằng cách có thể giúp được em là một chương trình liệu pháp vitamin sơ khởi. Đó chính là phương pháp hóa trị học để chữa bệnh tâm thần. Cho dù nó chưa bao giờ được chứng minh là một cách chữa trị hữu hiệu, phương pháp này vẫn có cả đám đông tin theo. Người ta có thể thấy được tại sao cách ấy lại thu hút cha tôi. Thay vì phải chiến đấu với một chứng bệnh làm kiệt quệ tinh thần, cha chỉ nhìn vào căn bệnh như một vấn đề sinh học, thứ bệnh mà bạn có thể chữa trị y như chữa cúm vậy. Nó biến thành một chứng bệnh ngoài da, một loại rận mà bạn có thể tống khứ đi bằng một tác động đối chiều với lực tương đương. Trong mắt cha, em gái tôi bị lãnh đạm một cách kỳ quặc trước tất cả những điều đó. Em chỉ đơn giản là một bãi đấtnơi trận chiến diễn ra, có nghĩa là tất cả những điều xảy ra chẳng ảnh hưởng gì đến em cả.

    Cha dành ra nhiều tháng cố gắng thuyết phục em bắt đầu chương trình trị liệu vitamin liều cao này — thậm chí tới mức tự uống mấy viên thuốc đó luôn, để chứng minh rằng em sẽ không bị đầu độc - và khi cuối cùng thuận theo ý cha, em cũng chẳng uống chúng lâu hơn hai hay ba tuần lễ. Mấy viên vitamin thì đắt đỏ, nhưng cha chẳng cằn nhằn gì về chuyện phải tiêu tiền. Mặt khác, cha lại giận dữ nhất định không chịu chi trả cho các cách chữa khác. Cha không tin là một gã lạ hoắc lại có thể quan tâm tới chuyện xảy ra với em. Lũ bác sĩ tâm thần chỉ là đồ lang băm, chúng chỉ hứng thú với việc bòn tiền của bệnh nhân và được lái xe sang. Cha từ chối trả các hóa đơn, khiến em không còn mấy cơ hội nhận những dịch vụ y tế công cộng xoàng xĩnh nhất. Em là một kẻ nghèo túng, không có thu nhập cá nhân, nhưng cha gần như chẳng gửi cho em chút gì.

    Thế nhưng, cha còn hơn cả hăng hái khi đời nắm hết mọi việc vào tay mình. Cho dù việc ấy chẳng mang lại cho cha hay em lợi ích gì, cha muốn em sống ở nhà mình để cha được nhận trách nhiệm chăm sóc em. Ít nhất cha có thể tin tưởng vào cảm nhận của chính mình, và cha biết rằng mình quan tâm đến em. Nhưng rồi, khi em đến (trong vòng vài tháng, sau một trong những đợt điều trị tại bệnh viện), cha chẳng thèm thay đổi lối sinh hoạt thường ngày để chăm chút cho em — vẫn vắng nhà suốt, để mặc em vạ vật quanh ngôi nhà khổng lồ như một bóng ma.

    Cha là một người lơ đễnh và cứng đầu. Nhưng mà ẩn sau những điều ấy, tôi biết cha đau khổ.

    Đôi khi, trên điệnthoại, khi ông và tôi bàn về chuyện em gái, tôi có thể nghe tiếng cha đứt đoạn dù chỉ thoảng qua, như thể cha đang cố gắng chặn một tiếng nức nở. Không giống bất kỳ điều gì mà cha từng đối mặt, căn bệnh của em gái tôi cuối cùng đã làm cha đau đớn — dù chỉ gấy ra cho ông cảm giác vô cùng tuyệt vọng. Không có nỗi đau khổ nào lớn hơn cảm giác tuyệt vọng ấy. Bạn phải chấp nhận chuyện ấy, thậm chí ngay cả khi không thể. Và rồi bạn càng chấp nhận, thì bạn càng vô vọng.

    Sự vô vọng của cha thật khủng khiếp.

    Hôm nay khi lang thang quanh ngôi nhà, không mục đích, không nặng lòng, cảm thấy mình đang bị tuột ra khỏi những gì mình viết, tôi tình cờ nhặt được đoạn viết từ lá thư của Van Gogh: “Như tất cả những người khác, tôi cảm thấy cần có gia đình và bạn bè, sự quan tâm và giao cảm thân thiện. Tôi không được làm ra từ đá hay kim loại như cái vòi nước máy hay một cột đèn.”

    Có thể đó chính là điều quan trọng: chạm đến được cốt lõi của xúc cảm loài người, bất chấp mọi thứ bằng chứng phản bác.

    Những chi tiết bé nhỏ nhất trong những tấm ảnh: không thể sửa chữa, lún xuống vũng bùn của ký ức, không thể chìm hẳn xuống cũng không thể kéo lên. Và rồi từng điều, trong chính bản thân nó thoáng hiện lại một khoảnh khắc mà như đã biến mất. Chẳng hạn như cách cha bước đi, cânbằng theo cách kỳ cục, thoăn thoắt trên hai nửa bàn chân trước, như thể cha sắp lao thẳng về phía trước, mù quáng, vào một thứ gì chưa rõ. Hoặc cách cha vục đầu xuống bàn khi ăn, vai cha căng lên, lúc nào cũng chỉ tập trung vào việc ngốn ngấu, chẳng bao giờ thưởng thức. Hoặc mùi bốc ra từ những cái xe cha dùng để đi làm: dầu rỉ, khói thải; tiếng leng keng của những dụng cụ kim loại cha sử dụng; tiếng rột roạt không ngừng khi chiếc xe di chuyển. Ký ức về một ngày tôi cùng cha lái xe ngang khu trung tâm Newark, chỉ chưa quá sáu năm trước, ông giộng chân trên bàn phanh, việc phanh gấp khiến tôi đập đầu vào bàn điều khiển: sự đột ngột của một đám người da đen bu lại quanh xe xem tôi có bị làm sao không, đặc biệt là người phụ nữ dúi một que kem va-ni cho tôi qua ô cửa sổ đang mở, và cách tôi nói, “không, cảm ơn bà,” rất nhã nhặn, quá bàng hoàng với việc biết mình thực sự muốn gì. Hoặc một ngày khác trong một chiếc xe khác, vài năm sau đó, khi cha tôi khạc ra ngoài cửa xe mà không nhận ra kính chưa được hạ, và sự hứng khởi kỳ quặc, vô biên của tôi khi thấy bãi nước miếng chảy thành dòng trên mặt kính. Và nữa, tôi nhớ chuyện khi còn bé, cha đôi khi lại dẫn tôi đi cùng tới mấy nhà hàng Do Thái ở những khu dân cư mà tôi chưa từng thấy, những nơi u tối toàn là người già, mỗi bàn lại được chiêu đãi một chai nước khoáng bé xíu, và chuyện tôi mau chóng thấy buồn nôn, để lại nguyên đĩa thức ăn, rồi co ro nhìn cha ngốn ngấu hết súp củ cải đường, bánh nhân gan gà, và thịt luộc cuốn rau cải như thế nào. Tôi, kẻ được nuôilớn như một cậu bé Mỹ, kẻ biết về tổ tiên của mình còn ít hơn biết về chiếc mũ của Hopalong Cassidy(4). Hoặc chuyện, khi tôi mười hai hay mười ba, tôi thèm đến chết được đi đâu đó với vài người bạn, tôi gọi cho cha ở sở làm để xin phép, và cha nói lại tôi, với một giọng luống cuống, không biết nên đáp lại ra sao, “Các con chỉ là một lũ nhớc,” và rồi, nhiều năm sau đó, bạn bè và tôi (một trong số họ giờ đã chết vì quá liều heroin) thường nhắc lại những lời đó như một mẩu chuyện dân gian, một chuyện cười đầy hoài niệm.

    (4) Hopalong Cassidy: một nhân vật hư cấu, chàng cao bồi do tác giả Clarence E. Mulford sáng tạo ra. Nhân vật này thường đội một chiếc mũ màu đen.

    Kích cỡ bàn tay của cha. Những nốt chai sần.

    Ăn hết lớp váng đọng trên tách sô-cô-la nóng.

    Trà với chanh.

    Đôi kính gọng sừng đen nằm vất vưởng quanh nhà: trên bệ bếp, trên mặt bàn, trên thành bồn tắm- lúc nào cũng mở gọng, nằm đó như một loại động vật lạ lùng không thể xác định chủng loài.

    Xem cha chơi quần vợt.

    Cách đầu gối của cha đôi khi lại oằn xuống khi cha rảo bước.

    Khuôn mặt cha.

    Nét hao hao giống Abraham Lincoln, và chuyện mọi người vẫn nhắc về điều đó như thế nào.

    Việc cha không sợ chó.

    Khuôn mặt cha, và một lần nữa, khuôn mặt cha.

    Những con cá vùng nhiệt đới.

    Thường thì cha dường như đánh mất sự tập trung, quên mất rằng mình ở đâu, như thế cha đã mất cảm giác về sự tiếp diễn của chính mình. Nó khiến cho cha bị ngã chúi xuống: khi đập đinh bằng búa, hàng loạt tai nạn nhỏ trong xe.

    Việc làm một người lái xe thả hồn lên mấy: đến mức đôi khi trở thành kinh hoàng. Tôi luôn nghĩ sẽ có một chiếc xe đâm trúng ông.

    Mặt khác, sức khỏe cha quá tốt đến mức không gì làm tổn thương được, khác hẳn với tình trạng thể chất ốm yếu đã đánh bại tất cả những người còn lại. Như thể không gì có thể chạm đến ông.

    Cách cha nói: như thể nỗ lực hết sức để nhô thoát khỏi sự cô độc của mình, như thể giọng cha đã bị han rỉ, như đã mất đi thói quen nói. Cha lúc nào cũng e hèm và ư hừm nhiều lần, hắng giọng, như có vẻ sẽ lắp bắp ở lưng chừng câu. Bạn cảm thấy, rất rõ ràng, rằng cha chẳng có chút thoải mái nào.

    Theo cùng cách đó, thời còn bé lúc nào tôi cũng thấy buồn cười khi nhìn cha ký tên. Cha không thể đơn giản đặt đầu bút lên mặt giấy và ký. Như thể vô thức trì hoãn lại khoảnh khắc của sự thật, cha lúc nào cũng khẽ khoát tay đầy màu mè, một cái ngoáy tay thành vòng tròn cách mặt giấy chừng một hai phân,

    như một con ruồi vo ve trong không khí rồi mới nhắm vào mục tiêu, trước khi cha thực sự đặt tay xuống mà ký. Đó là một phiên bản có sửa đổi cách mà nhân vật Norton của nam diễn viên Art Carney thường ký tên ông ta trong phim The HơneymoonerS.

    Cha thậm chí còn phát âm một số từ hơi kỳ cục. Chẳng hạn, “bên trưn” thay cho “bên trên,” như thể sự màu mè của bàn tay cha liên thông với giọng của ông. Có chút gì đó như giai điệu, như uyển chuyển trong cách nói ấy. Mỗi lúc cha nghe điện thoại, sẽ là tiếng “Xin chàooo” du dương chào đón bạn. Hiệu ứng ấy không được hài hước hay dễ mến cho lắm. Nó làm cho cha có phần ngớ ngẩn, như thể cha đang lệch pha với cả thế giới - nhưng không lệch quá nhiều. Chỉ một hai độ thôi.

    Ấy là tật máy giật ở cha.

    Trong những cơn căng thẳng, điên rồ mà cha đôi khi sa vào, cha luôn nảy ra những quan điểm rất kỳ quặc, cha không thực sự coi chúng là nghiêm túc, nhưng cha hạnh phúc được làm kẻ biện hộ của quỷ để giữ cho mọi thứ sống động. Việc trêu chọc mọi người đưa cha vào trạng thái sôi nổi, và sau sau một câu nhận xét ngớ ngẩn về riêng ai đó, cha thường bóp cẳng chân kẻ đó — vào điểm gấy nhột. Ông thực sự khoái kéo chân người ta.

    Lại chuyện cái nhà. Dù bên ngoài nhìn vào người ta có thể thấy cha đã bỏ bê ra sao, cha vẫn tin vào hệ thông riêng của mình. Như một nhà phát minh điên rồ bảo vệ cho bí mật của chiếc máy hoạt động không ngừng, cha sẽ không cho phép ai quấy nhiễu nó.

    Một lần, khi vợ tôi và tôi phải chuyển từ căn hộ này sang căn hộ khác, chúng tôi ở lại nhà cha trong vòng ba đến bổn tháng. Cảm thấy bóng tối trong nhà quá ngột ngạt, chúng tôi cuốn tất cả những rèm che trong nhà để ánh sáng tràn vào. Khi cha tôi đi làm về và thấy việc chúng tôi đã làm, ông bùng lên một cơn thịnh nộ không kiểm soát được, vượt xa khỏi giới hạn của bất cứ sự chống trả nào có thể đưa ra.

    Sự giận dữ kiểu ấy hiếm khi được ông bộc lộ - chỉ có những lúc cha cảm thấy bản thân phiền hà vì sự vi phạm vào thế giới riêng, bị quấy nhiễu bởi sự tồn tại của người khác. Các rắc rối về tiền bạc đôi khi cũng khiến cơn giận ấy bùng nổ. Hoặc nếu không thì một tiểu tiết khác: rèm che trong nhà ông, một chiếc đĩa vỡ, một chuyện vặt vãnh không đáng kể.

    Dù sao đi nữa, cơn giận đã sẵn ở trong ông — tôi luôn tin điều ấy. Như ngôi nhà đã được sắp xếp đâu vào đấy và đồng thời cũng đang rã nát từ bên trong, người đàn ông trong cha bình lặng, sự điềm tĩnh của cha gần như là siêu nhiên, và đồng thời cũng là nạn nhân của một sự xáo trộn, một sức mạnh không chặn nổi của cơn giân dữ nội tại. Cả đời, cha đã vật lộn để tránh khỏi sức mạnh ấy, chăm bón cho lối cư xử quán tính cho phép ông

    né được nó. Trông cậy vào những thói quen cố định cho phép ông thoát khỏi sự cần thiết phải nhìn vào chính mình khi phải đưa ra quyết định; những lời sáo rỗng mau chóng đậu lên môi ông (“Một đứa bé xinh xắn đấy. Chúc may mắn nhé.”) thay vì những lời cha phải bước ra và tìm kiếm. Tất cả những điều này khiến cho ông thẳng bẹt ra, về phương diện cá tính. Nhưng cùng lúc, đó cũng là điều đã cứu ông, là điều cho phép ông sống. Nói đúng hơn là ông có thể sống là nhờ vào nó.

    Từ một chiếc túi chứa các tấm ảnh rời: một tấm ảnh kiểu trừu tượng được chụp vào khoảng những năm bốn mươi. Cha phân thân thành nhiều người ngồi xung quanh một cái bàn, mỗi phân thân đó lại được chụp từ một góc khác, nên thoạt đầu bạn tưởng đó là một nhớm rất nhiều người khác nhau. Bởi bóng tối chạng vạng vấy quanh họ, bởi sự đứng yên tuyệt đối của mỗi tư thế, nên trông như thể họ tập trung lại để làm lễ gọi hồn. Và rồi, khi bạn nghiên cứu tấm ảnh, bạn bắt đầu nhận những kẻ đó chỉ là một người. Cuộc gọi hồn biến thành một cuộc gọi hồn thực sự, và như thể cha đã đến đó để triệu hồn chính mình, để đưa bản thân mình về từ cõi chết, như thể, bằng cách phân mình ra, ông đã tình cờ làm chính mình biến mất. Có năm phân thân của cha ở đó, và đặc tính của thứ ảnh chỉnh sửa cây ghép này đã từ chối khả năng tạo ra tương tác mắt giữa các phân thân ấy. Mỗi phân


    :rose:thân bị cưỡng ép luôn phải nhìn vào khoảng không, cứ như chịu sự kiểm soát của những kẻ khác, nhưng chẳng nhìn gì cả, chẳng bao giờ có thể nhìn thấy gì. Đó là một tấm ảnh của cái chết, chân dung của người vô hình.

    Cứ từ từ, tôi dần hiểu được sự kỳ quặc của nhiệm vụ mà tôi tự trao cho mình. Tôi cảm thấy như mình đang cố gắng đi tới đâu đó, như thể tôi biết mình muôn nói điều gì, nhưng càng đi xa, tôi càng thấy rõ là con đường dẫn tôi tới kẻ kia chẳng hề tồn tại. Tôi phải phát minh ra con đường, từng bước một, và điều này có nghĩa là tôi sẽ chẳng bao giờ chắc chắn rằng mình đang ở đâu. Cảm giác rằng mình đang xoay mòng mòng, của việc phải tìm kiếm rồi từ bỏ mãi mãi, của việc phải khởi hành về nhiều hướng cùng lúc. Và kể cả khi tôi xoay xở tiến lên được tí chút, tôi cũng không cảm thấy được thuyết phục rằng điều ấy sẽ đưa tôi đến với nơi tôi nghĩ mình đang đến. Không hẳn là vì bạn đang lang thang trong sa mạc thì có nghĩa là sẽ có vùng đất hứa.

    Khi tôi mới bắt đầu, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ đến rất ngẫu nhiên, như một dòng thác miên man. Thật tuyệt với khi tôi thấy cần viết ra, tôi nghĩ câu chuyện sẽ tự viết về nó. Nhưng hóa ra từ ngữ cho tới giờ xuất hiện thật chậm chạp. Thậm chí trong ngày viết lách hiệu quả nhất tôi cũng không thể viết được nhiều hơn một hoặc hai trang. Dường như tôi bị hành hạ, nguyền rủa vì sự mất tập trung của trí não trước điều mình đang làm. Hết lần này đến lần khác, tôi thấy ý nghĩa của mình trượt khỏi những điều ngay trước mắt mình.

    Ngay khi tôi nghĩ tới điều này thì nó lại gợi cho tôi về điều khác, và rồi một điều khác nữa, cho đến khi đống chồng chất của các chi tiết quá ngợp đến mức tôi thấy mình muốn nghẹt thở. Chưa bao giờ tôi nhận thấy rõ đường nứt rạn giữa suy nghĩ và viết lách như lúc này. Trên thực tế trong mấy ngày qua, tôi bắt đầu cảm thấy rằng câu chuyện mình đang cố kể dường như không có sự nối kết ngôn ngữ, rằng mức độ phi ngôn ngữ lại chính là thước đo chính xác những gì quan trọng tôi muốn nói, và rằng vào đúng cái lúc tôi dự cảm được cái gì quan trọng (giả như có thật), thì tôi lại không sao nói ra được.

    Đã có một vết thương lòng và giờ tôi nhận ra là nó thực sự sâu sắc. Thay vì chữa lành cho bản thân như tôi từng nghĩ, việc viết ra chỉ khiến cho vết thương này hở miệng. Có những lúc tôi thậm chí cảm nhận rõ nỗi đau từ nó tập trung lại trên bàn tay phải, như thể mỗi lần tôi nhấc chiếc bút và ấn lên trang giấy, bàn tay tôi lại bị toạc ra thành trăm mảnh. Thay vì chôn cất cha hộ tôi, những từ ngữ ấy đã giữ cha sống động, có thể là còn hơn bao giờ hết. Tôi không chỉ thấy cha như cha trong quá khứ, mà còn cả ở hiện tại và tương lai, và mỗi ngày ông ở đó, xâm nhập vào dòng suy nghĩ của tôi, rình bám lấy tôi không lời cảnh báo: nằm trong quan tài dưới lòng đất, thân thể cha vẫn y nguyên, móng tay và râu tớc của ông vẫn tiếp tục mọc. Có cảm giác rằng nếu tôi định hiểu điều gì, tôi phải thâm nhập vào hình ảnh bóng tối đó, tôi phải bước vào vùng tối tuyệt đối của trái đất.

    Kenosha, Wiscosin. 1911 hoặc 1912. Thậm chí cha cũng không chắc chắn về ngày tháng. Trong sự hỗn loạn của một gia đình nhập cư đông đúc, chuyện ngày sinh tháng đẻ không được coi là quan trọng cho lắm. Điều quan trọng là cha là một trong năm đứa con còn sống sớt — một con gái và bốn con trai, tất cả đều được sinh ra trong vòng tám năm — và chuyện mẹ của cha, một người phụ nữ bé tí, khắc nghiệt chỉ nói được đôi chút tiếng Anh, là người đã buộc các thành viên lại với nhau. Bà là nữ chúa, kẻ độc tài thực thụ, nhà cầm quyền đúng giữa trung tâm vũ trụ.

    Cha của cha mất năm 1919, có nghĩa là trừ đi quãng thời gian còn bé xíu ông chẳng có cha. Trong suốt thời thơ ấu của tôi cha đã kể cho tôi nghe ba câu chuyện khác nhau về cái chết của cha mình. Trong một phiên bản, ông tôi đã chết trong một tai nạn lúc đi săn. Trong phiên bản khác, ông bị ngã thang. Trong phiên bản thứ ba, ông đã bị bắn chết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất. Tôi biết sự mâu thuẫn ấy chẳng có nghĩa gì, nhưng tôi đoán điều này có nghĩa là thậm chí cha cũng chẳng biết sự thật ở đâu. Bởi vì cha còn quá bé khi chuyện ấy xảy ra — chỉ mới bảy tuổi — tôi cho rằng cha chưa bao giờ được nghe kể lại câu chuyện chính xác. Nhưng rồi, chuyện ấy cũng thật vô lý. Một trong các ông anh chắc chắn phải từng kể cho cha nghe.

    Tuy nhiên, tất cả anh chị em họ của tôi bảo với tôi là họ cũng nhận được nhiều lời giải thích khác nhau về chuyện đó từ cha mình.

    Không ai từng nói về ông nội tôi. Phải cho đến vài năm trước, tôi chưa từng thấy một tấm hình nào của ông. Cứ như thể cả gia đình đều quyết định xem như ông chưa từng tồn tại.

    Trong số những tấm ảnh tôi tìm thấy trong nhà của cha mình tháng trước có một tấm chân dung gia đình từ những ngày đầu ở Kenosha. Tất cả con cái đều có mặt trong đó. Cha tôi, chưa đầy một tuổi, đang ngồi trong lòng mẹ, và bốn đứa con khác đứng quanh bà giữa một bãi cỏ cao chưa cắt. Có hai cái cây đằng sau họ và một căn nhà gỗ thật to đằng sau mấy cái cây. Cả một thế giới dường như hiện lên cùng với tấm chân dung này: một quãng thời gian khác biệt, một nơi chốn khác biệt, một cảm giác không thể nào xóa đi được về quá khứ. Lần đầu tiên nhìn vào tấm ảnh, tôi nhận ra nó đã bị rách toạc ra ở đoạn giữa và được dán lại một cách vụng về, khiến một trong số mấy cái cây ở đằng sau như lơ lửng trong không khí. Tôi cho rằng tấm ảnh đã bị vô tình xé rách và chẳng buồn nghĩ gì về nó nữa. Tuy nhiên, lần thứ hai nhìn nó, tôi nghiên cứu chỗ rách ấy kỹ hơn và nhận ra những điều tôi đã mờ mắt mà bỏ qua trong lần trước. Tôi thấy đầu ngón tay của một người đàn ông bám lấy thân hình của một người bác; tôi thấy, rất rõ ràng, rằng một người bác khác không đặt tay lên lưng em trai mình, như thoạt đầu tôi đã lầm tưởng, mà lên một chiếc ghế đã không còn ở đó. Và rồi tôi nhận ra điểm lạ lùng trong tấm ảnh: ông nội tôi đã bị xé ra khỏi nó. Tấm ảnh trở nên kỳ dị vì một phần

    của nó đã bị loại bỏ. Ông tôi đã ngồi trong một chiếc ghế cạnh vợ với một đứa con trai đứng giữa hai đầu gối — và ông không còn ở đó. Chỉ có đầu ngón tay ông còn lại: như thể ông đang cố bò trở lại vào tấm ảnh từ một cái hố sâu của thời gian, như thể ông đã bị hút vào một chiều không gian khác.

    Tất cả những điều ấy khiến tôi run rẩy.

    Tôi biết được về cái chết của ông nội vào một dịp gần đấy. Nếu không phải vì một sự tình cờ đáng kinh ngạc, chuyện ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ được biết đến.

    Năm 1970, một người chị họ của tôi tới châu Âu nghỉ mát với chồng. Trên máy bay, chị ngồi cạnh một ông cụ và, như lẽ thường người ta vẫn làm, họ bắt chuyện để giết thời gian. Hóa ra là ông cụ đã sống ở Kenosha, Wisconsin. Chị họ tôi thấy sự tình cờ ấy thật thú vị và kể rằng cha chị đã từng sống ở đó thời bé. Vì hiếu kỳ, ông cụ hỏi họ của gia đình là gì. Khi chị đáp là Auster, cụ ông trở nên tái mét. Auster? Bà nội chị không phải là mụ đàn bà tớc đỏ bé nhỏ điên khùng đấy chứ? Phải, đó là bà tôi, chị họ tôi trả lời. Một bà tớc đỏ bé nhỏ điên khùng.

    Và rồi ông cụ kể cho chị nghe câu chuyện ấy. Chuyện đã xảy ra từ hơn năm mươi năm trước, nhưng cụ vẫn nhớ được những chi tiết quan trọng.

    Khi cụ già quay lại nhà sau kỳ nghỉ, cụ lần lại những bài báo liên quan đến câu chuyện, sao lại chúng và rồi gửi cho chị họ của tôi. Đấy là lá thư đính kèm của cụ:

    Ngày 15 tháng Sáu, 70

    — và — thân mến,

    Thật tốt khi nhận được thư của anh chị, và dù thoạt nhìn thì có vẻ công việc này rất phức tạp, nhưng tôi đã gặp may. — Fran và tôi đi ăn tối với Fred Plons, vợ ông ta, và cha của Fred là người đã mua khu chung cư ở Park Ave từ gia đình chị. — anh Plons trẻ hơn tôi khoảng ba tuổi, nhưng anh ấy khẳng định rằng vụ việc (vào thời điểm ấy) khiến anh rất chú ý và nhớ được kha khá chi tiết. - Anh ấy nói rằng ông nội của chị là người đầu tiên được chôn cất tại nghĩa trang Do Thái ở Kenosha này. — (Trước năm 1919 người Do Thái không có nghĩa trang tại Kenosha, mà chôn cất người thân yêu của họ tại Chicago hay Milwaukee.) Với thông tin ấy, tôi chẳng vất vả gì trong việc ra mộ của ông nội chị. — Và tôi có thể xác định được ngày tháng. Phần còn lại là những bản sao mà tôi gửi cho chị đấy. —

    Tôi chỉ yêu cầu là không nên cho cha chị biết những thông tin mà tôi trao cho chị — tôi không muốn ông phải thêm đau khổ sau những gì ông đã chịu đựng...

    Tôi hy vọng điều này sẽ soi tỏ hơn về lối ứng xử của cha chị suốt những năm qua.

    Gửi tới cả hai anh chị tấm lòng trân trọng nhất —

    Ken & Fran


    Những bài báo ấy đang nằm trên bàn làm việc của tôi. Giờ chính là khoảnh khắc để viết về chúng; tôi

    ngạc nhiên khi thấy mình đã cố làm mọi điều để gạt chuyện ấy sang một bên. Tôi đã trì hoãn việc ấy suốt buổi sáng. Tôi mang rác đi vứt. Tôi chơi với Daniel trong sân cả tiếng đồng hồ. Tôi đọc toàn bộ báo chí — đến tận bảng điểm xếp hạng của những trận đấu bóng chày khởi động của mùa xuân. Thậm chí ngay cả lúc này, khi tôi viết về sự miễn cưỡng phải viết, tôi thấy mình nôn nóng một cách bất bình thường: cứ sau vài từ, tôi lại nhảy bật lên khỏi ghế, dậm bước trên sàn, lắng nghe tiếng gió bên ngoài khi nó đập những máng nước bám một cách lỏng lẻo vào ngôi nhà. Thứ nhỏ nhặt nhất cũng có thể khiến tôi phân tâm.

    Tôi không e sợ sự thật. Tôi thậm chí không ngại nói ra điều ấy. Bà nội tôi đã giết ông nội. Vào ngày 23 tháng Một năm 1919, chính xác đúng sáu mươi năm trước ngày cha tôi mất, mẹ ông đã bắn chết cha ông trong căn bếp thuộc ngôi nhà của gia đình trên phốFremont ở Kenosha, Wisconsin. Sự thật ấy không làm tôi thấy phiền lòng như đáng lẽ phải như vậy. Điều khó khăn là phải thấy chúng ở trong những dòng chữ in - không được chôn giấu, phải nói là như vậy, trong lãnh địa của bí mật và trở thành một sự kiện cộng đồng. Có hơn hai mươi bài báo, hầu hết là dài, tất cả đều đăng trên tờKenosha Evening NewS.Thậm chí là qua những đoạn viết chỉ đọc được đôi chút, gần như đã bị mờ hết bởi thời gian và đã bị nhòe đi vì chỉ là bản sao, chúng vẫn khiến cho người ta phải sốc. Tôi đoán chúng đều là những bài báo điển hình vào thời đó, nhưng cũng chẳng khiến chúng bớt đi tính giật

    gân. Chúng là sự trộn lẫn giữa gièm pha và thương cảm, li kỳ hóa với yếu tố là những người liên đới đều là dân Do Thái — vì thế mà thật lạ lùng, gần như có sẵn trong định nghĩa — điều làm cho toàn bộ lối viết có một âm điệu như hạ cố, trêu ngươi. Và nữa, cứ cho là có khiếm khuyết trong cung cách, thì những chi tiết có thật cũng được nói đến. Tôi không nghĩ là chúng có thể giải thích cho tất cả mọi điều, nhưng không có gì phải thắc mắc rằng chúng đã giải thích được phần lớn. Một cậu bé không thể trải qua chuyện như vậy mà chẳng bị ảnh hưởng gì khi đã trưởng thành.

    Bên rìa những bài báo đó, tôi chỉ cố gắng đoán ra được vài mảnh tin tức nhỏ hơn vào khoảng thời gian ấy, những sự kiện trở thành thứ yếu thậm chí là không đáng kể khi so sánh với vụ giết người. Ví dụ: Vớt được xác của Rosa Luxemburg từ kênh Landwehr. Ví dụ: Hội nghị hòa bình tại VersailleS. Và cứ thế, cứ thế, ngày qua ngày, theo dòng sự kiện: vụ Eugene Debs; ghi nhận về bộ phim đầu tiên của Caruso (“Các trường hợp... được miêu tả là rất kịch tính và đầy xúc động làm run rẩy con tim”); các bản tin về cuộc nội chiến tại Nga; đám tang của Karl Liebnecht và ba mươi mốt người theo phong trào Spartacus khác (“Hơn năm mươi ngàn người tuần hành trên một đoạn đường dài tới năm dặm. Hai mươi lăm phần trăm số này đội vòng hoa. Không có tiếng la hét hoặc cười nói nào”); luật cấm rượu khắp cả nước được phê chuẩn (“ William Jennings Bryan-người đã làm cho món nước

    nho trở nên nổi tiếng - đã ở đó với một nụ cười rộng mở”); cuộc biểu tình của ngành sợi ở Lawrence, Massachusetts, dẫn đầu bởi hội Wobbly; cái chết của Emiliano Zapata, “kẻ dẫn đầu băng cướp ở nam Mexico”, Winston Churchill; Bela Kun, Lãnh tụ Lenine (nguyên văn); Woodrow Wilson; Dempsey đấu lại Willard.

    Tôi đã đọc qua cả loạt bài báo về vụ giết người hàng tá lần. Thế mà, tôi vẫn cảm thấy khó mà tin nổi là tôi không mơ về chúng. Chúng ám vào tôi với tất cả sức mạnh từ sự giảo hoạt của vô thức, làm biến dạng thực tế theo đúng cách giấc mơ vẫn làm. Bởi vì những cái tiêu đề lớn quanh vụ giết người khiến mọi thứ khác trên thế giới xảy ra trong ngày hôm ấy trở nên bé nhỏ, chúng đem đến cho vụ việc vẻ trọng đại chẳng khác gì những điều xảy ra trong đời sống riêng của chúng ta. Nó gần như là bức tranh do một đứa trẻ vẽ ra khi đứa nhỏ đang phải đối mặt với nỗi niềm không sao diễn tả nổi: điều quan trọng nhất luôn là thứ được vẽ to nhất. Bố cục bị lạc vào trong sự ưu tiên cho tỷ lệ thức - điều không được quy định bởi mắt mà bởi yêu cầu của trí não.

    Tôi đọc những bài báo đó như thông tin lịch sử. Nhưng cũng như những hình vẽ hang động trên mặt trong của chính bộ xương mình.

    Tiêu đề trong ngày đầu tiên, 24 tháng Một, chiếm hết hơn một phần ba trang đầu.

    HARRY AUSTER BỊ GIẾT

    VỢ BỊ CẢNH SÁT BẮT

    Ông Trùm Bất Động Sản Đã Bị Bắn Chết trong Bếp Ngôi Nhà của Chính Vợ Mình vào Đêm Thú Năm Sau Một Vụ Cãi Cọ Về Tiền Bạc - và Một Phụ Nữ Khác.

    BÀ VỢ NÓI CHỒNG MÌNH TỰ TỬ

    Người đã chết Có Một Vết Thương trên Cổ và bên Hông Trái và bà Vợ Thừa Nhận rằng Khẩu Súng Đã Được Sử Dụng Là Thuộc Sở Hữu Của Mình — Cậu Con Trai Chín Tuổi, Nhân Chứng của Bi Kịch, Có Thể Là Người Biết Rõ Bí Mật

    Theo bài báo, “Ông Auster và vợ đã ly thân được một thời gian và đơn xin ly hôn đang được xử lý tại Tòa Án Khu Vực quận Kenosha. Họ đã có nhiều trục trặc trong vấn đề tiền nong. Họ cũng đã tranh cãi quanh sự thật là ông Auster có quan hệ (bất chính) với một phụ nữ mà bà vợ gọi là ‘Fanny.’ Người ta tin rằng ‘Fanny’ gấy ra mâu thuẫn giữa gia đình Auster và bà vợ đã ngay lập tức rút súng ra bắn...” Bởi bà nội tôi không thú nhận gì cho đến tận ngày hai mươi tám, nên đã có nhiều bàn tán về việc chuyện gì đã thực sự xảy ra. Ông nội tôi (ba mươi sáu tuổi) về nhà lúc sáu giờ tối với “mấy bộ quần áo” cho hai đứa con trai lớn “và theo lời nhân chứng thì ông đang ở trong phòng ngủ để dỗ bé Sam, con trai út, đi ngủ. Sam

    [cha tôi] khẳng định là không nhìn thấy mẹ lấy khẩu súng ra khỏi nệm khi cậu bé được đưa vào giường ngủ đêm hôm đó.”

    Có vẻ như sau đó ông tôi đã đi vào bếp để sửa một cái công tắc điện và một trong số các ông bác của tôi cầm nến soi cho ông. “Cậu bé khẳng định rằng cậu đã trở nên hoảng loạn khi nghe thấy tiếng nổ và ánh sáng lóe lên từ một khẩu súng, bèn bỏ chạy ra khỏi phòng.” Theo lời bà nội tôi, chính chồng bà đã tự bắn mình. Bà thừa nhận là họ đã cãi nhau về tiền bạc, và “rồi ông ấy nói, bà tiếp tục, ‘phải có người phải kết thúc hoặc là cô hoặc là tôi,’ ông ấy đe dọa tôi. Tôi không biết ông ấy giữ khẩu súng. Tôi đã giấu nó dưới nệm giường của mình và ông ấy biết chuyện ấy.”

    Vì bà tôi chẳng nói được chữ tiếng Anh nào, tôi đoán là lời phát biểu này, cũng như mọi lời mà người ta gán cho bà, đều chỉ do các phóng viên bịa đặt ra. Dù bà nói gì đi nữa, cảnh sát không hề tin lời bà. “Bà Auster đã nhắc đi nhắc lại lời mình với nhiều vị cảnh sát khác nhau mà không có chút thay đổi nào trong đó và bà tỏ ra vô cùng kinh ngạc khi được thông báo là sẽ bị cảnh sát bắt giữ. Với một vẻ hết sức dịu dàng bà hôn chúc ngủ ngon bé Sam rồi tới nhà tạm giam của quận.

    “Hai cậu bé nhà Auster đã là khách của sở cảnh sát đêm qua, ngủ tại phòng tập trung và sáng nay thì có vẻ đã hồi phục sau cơn chấn động mà chúng phải chịu đựng với thảm kịch tại nhà.”

    Phần cuối bài báo, thông tin đưa ra xoay quoanh ông nội tôi. “Harry Auster xuất thân từ nước Áo. Ông đến đất nước này nhiều năm trước và đã cư ngụ tại Chicago, Canada, và Kenosha. Ông và vợ mình, theo như lời của cảnh sát, sau đó đã quay về Áo nhưng bà đã trở lại cùng chồng lúc họ chuyển đến Kenosha. Gia đình Auster mua một số căn nhà tại phường số hai và một thời gian sau việc làm ăn của ông mở rộng ra thành quy mô lớn. Ông xấy một tòa nhà chung cư ba tầng lớn ở đại lộ South Park và một cái khác được biết với tên chung cư Auster trên phố South Exchange. Sáu hoặc tám tháng trước đó ông đã gặp phải vài trục trặc tài chính...

    “Một quãng thời gian trước, bà Auster đã yêu cầu cảnh sát giúp đỡ bà trong việc theo dõi ông Auster khi bà khăng khăng cho rằng ông có quan hệ với một phụ nữ trẻ mà bà tin là cần phải điều tra. Đó chính là cách mà cảnh sát lần đầu được nghe đến người phụ nữ có tên ‘Fanny’...

    “Nhiều người đã gặp gỡ, nói chuyện với ông Auster vào chiều thứ Năm, tất cả đều khẳng định rằng ông có thái độ bình thường và chẳng có dấu hiệu gì của việc sẽ tự sát...”

    Ngày tiếp theo là quá trình điều tra về cái chết. Bác tôi, với tư cách là nhân chúng duy nhất của vụ việc, đã được gọi đến lấy lời khai. “Một cậu bé có đôi mắt buồn bã, căng thẳng vặn chiếc mũ len, viết ra những tình tiết khác trong vụ giết người bí ẩn của nhà Auster vào chiều thứ Sáu... Nỗ lực của cậu bé để giữ lấy danh dự cho gia đình thật đáng tội nghiệp. Hết lần này đến lần khác, khi được hỏi cha mẹ có cãi nhau hay không,

    cậu bé trả lời ‘ Họ chỉ nói chuyện thôi’ cho đến cuối cùng, có vẻ như đã nhớ ra lời tuyên thệ của mình, cậu bé nói thêm ‘có thể là có cãi nhau — chỉ một chút thôi ạ.’” Bài báo miêu tả ban hội thẩm như bị khuấy đảo một cách kỳ cục bởi nỗ lực để che chắn cho cả cha và mẹ của cậu bé.”

    Ý tưởng về việc tự tử rõ ràng là không rửa sạch được điều gì. Trong đoạn viết cuối cùng, phóng viên viết rằng “những người thi hành luật pháp càng lúc càng tỏ ra ngạc nhiên.”

    Rồi tới chuyện đám tang. Nó tạo cho một phóng viên ẩn danh cơ hội được tranh đua với cách diễn đạt như kịch thời Victoria. Vào thời điểm này vụ giết người không chỉ là một vụ rùm beng. Nó đã trở thành một màn giải trí sôi động.

    GÓA PHỤ TỈNH KHÔ TRƯỚC MỘ AUSTER

    Bà Anna Auster Tham Dự Lễ Tang Của Chồng,

    Harry Auster, Ngày Chủ Nhật Dưới Sự Giám Sát

    “Mắt ráo hoảnh và không có chút dấu hiệu của đau thương nào, bà Harry Auster, người bị giam giữ tại đấy vì nghi liên đới tới cái chết bí ẩn của chồng bà, Harry Auster, tới dự lễ tang của ông, vào sáng Chủ Nhật dưới sự giám sát, vì mối liên quan tới cái chết dẫn đến việc bà bị bắt giữ.

    “Dù ở nhà từ Crossin, nơi bà được chuyển đến đầu tiên kể từ đêm thứ Năm vì cái chết của chồng hay nơi chôn cất ông bà cũng không hề để lộ chút yếu lòng. Chút biểu lộ duy nhất của bà phá vỡ vẻ cứng cỏi đáng kinh ngạc trước thách thức khi trước ngôi mộ, sau khi tang lễ đã được hoàn tất, bà đời được nói chuyện với đức cha. M. Hartman, mục sư tại giáo đoàn B’nai Zadek...

    “Khi các nghi lễ đã hoàn tất, bà Auster bình thản cài khuy cổ áo lông cáo sát vào cổ và ra dấu cho các cảnh sát là bà đã sẵn sàng rời đi...

    “Sau một buổi lễ mang tính tôn giáo, đoàn đưa tang lễ tập trung trên phốWisconsin. Bà Auster hỏi rằng liệu bà có được phép đi theo đến chỗ huyệt mộ không và yêu cầu ấy vốn đã được bên cảnh sát đồng ý sẵn. Bà có vẻ hậm hực khi thấy không có chiếc xe nào được chuẩn bị cho mình, có thể bà đang hồi tưởng khoảng thời gian ngắn ngủi của sự giàu có phô phang khi chiếc xe Limousine của nhà Auster lượn quanh Kenosha...

    "... Quãng thời gian thách thức dài đến bất thường bởi vài chậm trễ trong quá trình chuẩn bị cho ngôi mộ và khi đợi, bà gọi Sam, con trai út, lại chỗ mình, rồi xăn lại cổ áo khoác của cậu chặt hơn quanh cổ. Bà khe khẽ nói với cậu bé, đấy là một ngoại lệ vì bà im lặng cho đến khi các nghi lễ thực hiện xong.

    “Một nhân vật đáng chú ý tại buổi lễ là Samuel Auster, sống ở Detroit, em trai của HarryAuster. Ông dành sự quan tâm đặc biệt cho những đứa cháu nhỏ hơn và cố an ủi chúng qua cơn đau khổ.

    “Trong cách phát biểu và cử chỉ, ông Auster tỏ ra rất cay đắng về cái chết của anh trai. Ông tỏ rõ rằng mình không tin chuyện tự tử và đặc biệt nhấn mạnh thái độ buộc tội với bà góa phụ...

    “Đức cha M. Hartman... có bài thuyết giáo tại ngôi mộ. Cha than tiếc là người đầu tiên được chôn cất tại nghĩa trang mới lại là người bị giết trong bạo lực và có đạo đức tốt đẹp. Cha ca ngợi sự nghiệp của Harry Auster cũng như xớt xa cho cái chết quá sớm của ông.

    “Bà góa phụ tỏ ra không chút xúc động trước sự ngợi ca dành cho người chồng quá cố của mình. Bà thản nhiên mở áo khoác để giáo trưởng rạch lên chiếc áo len đan tay của bà, hành động tượng trưng cho nỗi đau xớt trong quan niệm của người Do Thái.

    “Giới chức tại Kenosha thất bại trong việc gạt bỏ nghi ngờ rằng ông Auster đã bị vợ sát hại...”

    Bài báo ngày tiếp theo, 26 tháng Một, đăng tin về lời thú tội. Sau buổi gặp gỡ với giáo sĩ Do Thái của mình, bà đã yêu cầu được nói chuyện với cảnh sát trưởng. “Khi bước vào phòng, bà run rẩy một chút và hơi bối rối khi cảnh sát trưởng đưa cho bà một chiếc ghế. ‘Bà biết là cậu con nhỏ của bà đã nói gì với chúng tôi rồi đấy,’ vị cảnh sát trưởng bắt đầu khi ông nhận ra khoảnh khắc yếu mềm đã đến. ‘Bà không muốn chúng tôi nghĩ cháu đã nói dối chúng tôi, phải không nào?”

    Và bà mẹ, người đã mang bộ mặt kín bưng che giấu mọi điều kinh hoàng bên trong suốt nhiều ngày, đã xé toạc lớp ngụy trang, đột nhiên trở nên rất dịu dàng và nức nở kể ra bí mật khủng khiếp của mình. ‘Cháu không hề nói dối các ông; tất cả những điều cháu kể đều đúng. Tôi đã bắn ông ấy và tôi muốn nhận tội.’”

    Đấy là lời khai chính thức của bà: “Tên tôi là Anna Auster. Tôi bắn Harry Auster tại thành phố Kenosha, Wisconsin vào ngày 23 tháng Một năm 1919. Tôi đã nghe mọi người nhận định rằng có ba phát súng được bắn ra, nhưng tôi không nhớ rõ có bao nhiêu phát súng được bắn ra ngày hôm ấy. Lý do tôi bắn ông Harry Auster là vì thực tế rằng ông ta, Harry Auster, đã hành hạ tôi. Tôi đã như phát điên khi tôi bắn Harry Auster. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bắn ông Harry Auster cho đến khoảnh khắc tôi bắn ông ta. Tôi nghĩ đấy chính là khẩu súng tôi đã dùng để bắn ông Harry Auster. Tôi cung cấp lời khai này trên tinh thần tự nguyện, không hề có sự ép buộc nào.”

    Phóng viên tiếp tục, “Trên chiếc bàn trước mặt bà Auster đưa ra khẩu súng đã dùng để bắn chết chồng. Khi nhắc đến khẩu súng, bà run rẩy chạm vào nó và rồi rụt tay lại với một vẻ rùng mình kinh hãi rõ rệt. Không nói lời nào, cảnh sát trưởng đặt khẩu súng sang một bên và hỏi bà Auster rằng bà muốn nói điều gì không.

    ‘“Giờ thì chỉ thế thôi,’” bà trả lời mạch lạc. ‘Ngài ký cho tôi rồi tôi điểm chỉ

    “Yêu cầu của bà — trong một khoảnh khắc ngắn bà lại trở về với vẻ trịnh trọng-được thực hiện, bà xác nhận chữ ký, và yêu cầu được trở về phòng giam...”Trong phiên tòa buộc tội ngày hôm sau, lời bào chữa

    rằng không có tội đã được luật sư của bà đệ trình. “Nhồi kín trong một chiếc áo khoác vải lông và khăn choàng lông cáo, bà Auster bước vào phòng xử án... Bà mỉm cười với bạn bè trong đám đông và ngồi xuống trước bàn.”

    Với sự quan sát của chính người phóng viên, phiên tòa “khá yên ả”. Nhưng dù thế, anh ta cũng không thể bỏ qua được việc miêu tả rằng: “Một vụ việc xảy ra khi bà quay lại phòng tạm giam đã làm dấy lời bình luận về trạng thái tinh thần của bà Auster.

    “Một phụ nữ, bị bắt vì tội quan hệ bất chính với một người đàn ông đã có vợ, đã bị đưa tới nhà từ để thụ án trong phòng ngục kế bên. Khi nhìn thấy bà ta, bà Auster đã hỏi về người mới đến và biết được đầu đuôi vụ việc.

    “‘Cô ta phải bị phạt mười năm từ/ bà ta nói một cách tàn nhẫn khi cánh cửa sắt sập lại. ‘Chính cái loại đàn bà đó đã đẩy tôi vào đấy.’”

    Sau vài cuộc hội đàm rắc rối bàn về khoản bảo lãnh được báo cáo tỉ mỉ vào vài ngày sau, bà đã được thả ra. “‘Ông thấy có khả năng nào là người phụ nữ này sẽ không xuất hiện tại phiên tòa xét xử hay không?” Tòa hỏi các luật sư bào chữa. Luật sư Baker là người trả lời: “Một người phụ nữ với năm đứa con thơ thế này thì đi đâu được? Bà ấy gắn với chúng và tòa có thể thấy chúng bám lấy bà.”’


    Bốn tuần trôi qua trong im lặng. Rồi, tới ngày 8 tháng hai, có một bài về “một thông tin bổ sung khác

    về nguyên nhân vụ việc được đưa ra trên vài tờ báo tiếng Do Thái xuất bản tại Chicago. Một số tờ báo đã đăng các bài tranh cãi về vụ án của bà Auster và người ta khẳng định rằng những bài báo này thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần biện hộ dành cho bà.

    “Chiều thứ Sáu, bà Auster với một đứa con ngồi trong văn phòng luật sư của bà và những bài báo đó được đọc lên. Bà khóc nức nở như trẻ con khi người phiên dịch đọc cho luật sư nghe nội dung trong các bài báo...

    “Luật sư Baker tuyên bố vào sáng nay rằng điểm để biện hộ cho bà Auster là bà thuộc vào nhớm phạm tội trong tình trạng bị kích động...

    “Phiên tòa xử bà Auster hứa hẹn sẽ là một trong những phiên tòa xét xử tội giết người thú vị nhất từng diễn ra tại Tòa Án Khu Vực quận Kenosha và câu chuyện thú vị về nhân tính được nêu bật để biện hộ cho người phụ nữ này đang được mong chờ là sẽ được phát triển thêm tại phiên tòa xét xử.”

    Rồi không có gì khác nữa trong vòng một tháng. Vào ngày 10 tháng Ba một tiêu đề hiện lên:

    ANNA AUSTER TỪNG TOAN TỰ TỦ

    Vụ tự tử diễn ra tại Peterboro, Ontario năm 1910-bằng cách uống phenol và rồi chuyển sang khí ga.

    Luật sư đã trình thông tin này ra trước tòa nhằm xin phép trì hoãn phiên xét xử để ông có đủ thời gian chăm lo cho các bản tuyên thệ. “Luật sư Baker giữ quan điểm rằng cùng lúc đó người phụ nữ này đã là mối nguy hiểm cho hai đứa con của mình và chuyện bà từng toan tự tử rất quan trọng vì nó cho thấy trạng thái tinh thần của bà Auster.”

    Ngày 27 tháng Ba. Phiên xét xử đã được ấn định vào ngày 7 tháng Tư. Sau đó, một tuần lễ im lặng khác. Và rồi, vào ngày 4 tháng Tư, như thể tình hình có vẻ trở nên quá uể oải nên một diễn biến mới đã xảy ra.

    ÔNG AUSTER BAN BÀ VỢGÓA CỦA ANH TRAI

    “Sam Auster, em trai của Harry Auster... đã thực hiện hụt ý định trả thù cho cái chết của anh mình ngay vào lúc mười giờ hơn vào sáng nay với việc bắn vào bà Auster... Vụ bắn súng xảy ra ở ngay ngoài cửa hàng thực phẩm Miller...

    “Ông Auster bám theo bà Auster ra ngoài cửa và bắn một phát vào bà, dù bà không trúng đạn, ngã xuống

    vỉa hè và ông Auster quay lại cửa hàng rồi tuyên bố với các nhân chứng, ‘Ồ, tôi mừng vì mình đã làm thế.’ Rồi ông bình tĩnh đợi cảnh sát đến bắt ở đó...

    “Tại sở cảnh sát... ông Auster, hết sức căng thẳng, suy sụp, giải thích cho hành vi bắn súng của mình.

    ‘“ Ả đàn bà đó,’ông nói, ‘đã giết chết bốn người anh em của tôi và cả mẹ tôi. Tôi đã cố gắng giúp đỡ nhưng bà ta không để tôi giúp.’ Rồi khi bị giải vào phòng giam, ông ta nức nở: ‘Chúa sẽ dẫn đường cho tôi, tôi biết điều ấy’.

    “Ở trong phòng giam, ông Auster khẳng định là đã cố gắng hết sức để giúp đỡ mấy đứa con của người anh trai quá cố. Việc tòa án từ chối trao cho ông quyền giám sát thừa kế vì họ tuyên bố là người góa phụ vẫn có quyền hạn trong vụ việc đã bám lấy tâm trí ông gần đấy... ‘Bà ta mà góa phụ cái gì,’ ông bình luận về vụ việc sáng nay. ‘Bà ta là một kẻ giết người và không được phép có quyền gì hết...’

    “Ông Auster sẽ không bị buộc tội ngay lập tức để việc điều tra xuyên suốt vụ việc có thể được thực hiện. Cảnh sát thừa nhận là cái chết của người anh trai và những sự kiện tiếp theo có thể đã ám ảnh ông nên ông chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hành động bộc phát của mình. Ông Auster đã nhiều lần thể hiện niềm hy vọng rằng ông muốn được chết theo và mọi biện pháp cảnh giác đã được thực thi để tránh việc ông tự kết liễu cuộc đời mình...”

    Ngày hôm sau, tờ báo có thêm thông tin bổ sung này: “Ông Auster đã có một đêm đầy đau khổ trong nhà từ của thành phố. Các nhân viên cảnh sát nhiều lần thấy ông khóc lóc trong phòng giam và có vẻ rất kích động...

    “Đã có xác nhận là bà Auster đã ‘rơi vào tình trạng căng thẳng tột cùng’ sau nỗi kinh hoàng đã tấn công vào sự sống của bà ngày thứ sáu, nhưng người ta vẫn khẳng định rằng bà sẽ có mặt tại tòa án trong buổi xét xử tội trạng của bà vào tối thứ Hai,”

    Sau ba ngày cả bang tạm quên vụ việc. Căn cứ vào việc vụ giết người là không có âm mưu từ trước, luật sư của quận phần lớn dựa vào lời khai của một người là bà Mathews, nhân viên tại cửa hàng thực phẩm Miller, bà khai rằng “bà Auster vào cửa hàng ba lần trong ngày hôm đó để sử dụng điện thoại. Vào một trong ba lần đó, nhân chứng kể, bà Auster gọi cho chồng và bảo ông đến nhà sửa bóng đèn. Bà kể rằng ông Auster đã hứa sẽ đến vào lúc sáu giờ.”

    Nhưng kể cả khi bà mời ông vào nhà thì cũng không có nghĩa là bà đã định giết ông khi ông có mặt ở đó.

    Dù sao thì cũng không có gì khác. Dù sự thật là như thế nào đi nữa, bên luật sư đã khéo léo biến tất cả mọi thứ thành có lợi cho mình. Chiến thuật của ông là đưa ra những bằng chứng đáng kinh ngạc ở hai mặt trận: Một mặt, cho thấy sự không chung thủy của ông nội tôi, và mặt khác, chúng minh tiền sử tâm thần bất ổn của bà tôi — cả hai điều ấy hòa trộn vào nhau tạo thành một vụ án giết người chính đáng hoặc giết người “vì mất kiểm soát.” Bên nào thắng cũng được.

    Các điểm nhấn mạnh của luật sư Baker là nhằm chiêu dụ chút xíu sự cảm thông nào đó có thể có từ ban hội thẩm. “Ông kể ra chuyện bà Auster đã cực nhọc cùng chồng xấy dựng nên tổ ấm và cuộc sống hạnh phúc từng là của cả hai ở Kenosha sau khi đã trải qua bao năm khổ ải như thế nào... ‘Rồi sau khi đã vất vả cùng nhau xấy nên tổ ấm này,’ luật sư Baker tiếp tục,‘một mỹ nhân từ thành phố xuất hiện và Anna Auster đã gạt sang bên như một cái baorách. Thay vì nuôi sống gia đình, chồng bà đã nuôi Fanny Koplan trong một căn hộ tại Chicago. Tiền bạc mà bà đã chung sức làm ra bị hoang phí cho một người đàn bà xinh đẹp hơn và sau từng đó nỗi đau đớn hành hạ thì có gì phải thắc mắc khi tâm trí của bà trở nên rối loạn và trong một khoảnh khắc bà đã mất khả năng điều khiển được xúc cảm của mình.’”

    Nhân chứng đầu tiên của bên biện hộ là bà Elizabeth Grossman, chị gái duy nhất của bà nội tôi, người sống tại một nông trang ở gần Brunswick, New Jersey. “Bà đã đóng vai một nhân chứng xuất sắc. Bà thuật lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời bà Auster một cách đơn giản; về việc bà chào đời tại Áo, về cái chết của người mẹ khi bà Auster mới lên sáu tuổi, về cuộc hành trình của chị em bà tới đất nước này tám năm sau đó; về những ngày dài làm mũ và mũ trùm đầu ở các cửa hàng trang phục nữ ở New York; về chuyện nhờ công việc này mà cô gái nhập cư có thể kiếm được vài trăm đô-la. Bà kể về cuộc hôn nhân của cô em gái với ông Auster ngay sau khi em gái bà tròn hai mươi ba tuổi và khi công việc làm ăn của họ xuống dốc; về sự thất bại của họ với một cửa hàng kẹo nhỏ và hành trình dài tới Lawrence, KaS., nơi họ định khởi đầu lại và nơi—, đứa con đầu tiên chào đời; về việc quay trở lại New York và việc thất bại lần thứ hai trong làm ăn dẫn đến phá sản và chuyến bay của nhà Auster tới Canada; về thái độ thờ ơ của ông Auster với vợ và lũ con nhỏ và chuyện ông nói ông ‘sẽ tìm lối đi riêng’ [nguyên văn] như thế nào và việc ông nói

    với vợ sẽ mang theo năm mươi đô-la theo người để khi ông chết, người ta có thể tìm thấy nó trong người ông và dùng nó để chôn cất ông tử tế... Bà kể là thời gia đình em gái bà còn ở Canada, họ được biết đến với tên ông bà Harry Ball...

    “Nếu câu chuyện còn tồn tại chút đứt gãy không được bà Grossman giải thích thỏa đáng, thì đã được cựu nguyên soái Archie Moore và Abraham Low lo liệu, cả hai đều đến từ quận Peterboro, Canada. Những người này kể lại chuyện ông Auster rời khỏi Peterboro và nỗi đau khổ của người vợ. Ồng Auster, theo lời họ, rời khỏi Peterboro vào ngày 14 tháng Bảy năm 1909, và ngày hôm sau ông Moore phát hiện bà Auster với tình trạng bị ngạt khí ga trong ngôi nhà tồi tàn của họ. Bà và lũ trẻ nằm trên chiếc chiếu trải trên sàn khi ga phun ra từ bốn vòi đang mở. Moore kể thêm chi tiết nữa là ông đã tìm thấy một lọ đựng phenol trong phòng, trên môi của bà Auster có dấu vết của chất hóa học đó. Bà được đưa vào bệnh viện, nhân chứng khẳng định, và liệt giường trong nhiều ngày sau. Cả hai người đàn ông này đều cho biết là theo quan điểm của họ thì chẳng có gì nghi ngờ rằng bà Auster đã bộc lộ dấu hiệu mất trí vào lúc bà định kết liễu đời mình tại Canada.”

    Các nhân chứng khác bao gồm hai đứa con lớn, mỗi đứa kể lại theo trình tự thời gian các vấn đề nội bộ của gia đình. Phần lớn là vì Fanny, và những trận cãi vã thường xuyên ở nhà. “Cậu bé kể rằng ông Auster có thói quen ném đĩa và đồ thủy tinh, có một lần mẹ cậu đã bị thương rất sâu và cần phải gọi một người băng bó đến chăm sóc cho bà .

    Cậu bé khẳng định rằng cha cậu đã dùng những từ ngữ tục tĩu và sỉ nhục với mẹ mình trong những lúc ấy...”

    Một nhân chứng khác từ Chicago phát biểu rằng bà thường xuyên thấy bà nội tôi đập đầu vào tường trong những cơn giận dữ cuồng nộ. Một cảnh sát tại Kenosha kể lại đã có lần “nhìn thấy bà Auster chạy điên cuồng xuống phố ra sao. Ông mô tả rằng tớc bà ‘ít nhiều’ rối bời và bổ sung thêm là bà cư xử như một người mất trí.” Một bác sĩ cũng được gọi đến, và ông khẳng định bà mắc chứng “rối loạn hưng cảm.”

    Bà nội tôi trình bày lời khai trong ba tiếng. “Giữa những tiếng sụt sùi và đầm đìa nước mắt, bà kể lại câu chuyện đời mình với ông Auster cho đến thời điểm xảy ra ‘tai nạn’... Bà Auster đối mặt với thủ thách khi trả lời các câu hỏi với thái độ rất vững vàng, và câu chuyện của bà được kể đi kể lại ba lần mà gần y như nhau.”

    Kết luận là “luật sư Baker đã đưa ra được lời bào chữa đầy xúc động để thả tự do cho bà Auster. Trong một bài phát biểu kéo dài gần một giờ rưỡi, ông đã thuật lại hùng hồn câu chuyện của bà Auster... Nhiều lần bà Auster đã xúc động phát khóc vì lời phát biểu từ luật sư của mình và phụ nữ trong phòng xét xử cũng nhiều lần nức nở khi vị luật sư vẽ ra bức tranh đầy khổ ải của một người phụ nữ nhập cư tìm cách giữ gìn tổ ấm.” Tòa án chỉ cho ban hội thẩm hai lựa chọn kết luận: có tội hay không có tội trong việc giết người. Chỉ mất chưa đến hai giờ họ đã đưa ra kết luận. Như bảng thông báo ngày 12 tháng Tư đưa ra:

    “Vào lúc bốn giờ rưỡi chiều nay, ban hội thẩm trong phiên tòa xét xử bà Anna Auster đã đưa ra lời phán quyết rằng bị cáo không có tội.”


    Ngày 14 tháng Tư. “‘Giờ tôi thấy mình hạnh phúc hơn bất cứ lúc nào trong suốt mười bảy năm qua, bà Auster nói vào buổi chiều thứ Bảy khi bắt tay từng thành viên trong ban hội thẩm sau khi lời phán quyết được đưa ra. ‘Khi Harry còn sống,’ bà nói với một người trong số họ, ‘tôi luôn lo sợ. Tôi chưa bao giờ biết được hạnh phúc thực sự. Giờ tôi hối hận vì ông ấy đã phải chết dưới tay tôi. Giờ tôi hạnh phúc như tôi vẫn từng mong ước...’

    “Khi bà Auster rời khỏi phòng xử án, bà đã được gặp con gái mình... và hai đứa con nhỏ hơn, những đứa trẻ đã kiên nhẫn chờ đợi trong phòng xử án để nghe phán quyết thả tự do cho mẹ chúng...

    “Tại nhà giam của quận, ông Sam Auster... trong lúc không thể hiểu hết mọi thứ, đã nói ông sẵn lòng nghe theo quyết định của mười hai thành viên hội thẩm đoàn.

    “‘Đêm qua khi tôi nghe tin về lời phán quyết,’ ông nói khi được phỏng vấn vào sáng Chủ Nhật, ‘tôi ngã vật xuống sàn. Tôi không thể tin nổi là bà ta lại có thể tự do trong sạch sau khi giết chết anh trai tôi cũng như chồng mình. Tất cả đều quá sức chịu đựng của tôi, tôi không hiểu nổi, nhưng giờ tôi phải để tất cả qua đi. Tôi đã cố gắng một lần để dàn xếp theo cách của mình và thất bại, tôi không thể làm gì khác ngoài chuyện chấp nhận những gì tòa đã nói.”

    Ngày hôm sau, ông cũng đã được thả. ‘“Tôi sẽ quay lại với công việc tại nhà máy’, ông Auster nói với luật sư quận. ‘Ngay khi kiếm đủ tiền tôi sẽ dựng một tấm bia đá trên mộ anh trai mình và sẽ cống hiến sức lực của mình để hỗ trợ cho các con của một trong các anh trai tôi đang sống tại Áo, người đã hy sinh khi chiến đấu cho quân đội Áo.’

    “Cuộc thẩm vấn sáng nay cho biết một sự thật rằng Sam Auster là người cuối cùng còn sống trong năm anh em nhà Auster. Ba người khác đã chiến đấu cho quân đội Áo và cả ba đều đã hy sinh tại chiến trường.”

    Trong bài báo cuối cùng về vụ việc, đoạn cuối có ghi “Bà Auster đang lên kế hoạch mang bọn trẻ tới miền Đông vài ngày... Có thông tin rằng bà Auster quyết định làm điều này theo lời khuyên của các luật sư, họ đã nói rằng bà nên chuyển tới một ngôi nhà mới và bắt đầu một cuộc đời mới ở nơi không ai biết đến vụ xét xử.”

    Tôi nghĩ đó là một kết thúc có hậu. Ít nhất là đôi với những người đọc báo ở Kenosha, luật sư Baker thông minh, và, không nghi ngờ gì, cho bà nội tôi. Không có thông tin gì thêm sau đó, tất nhiên, về gia tài của gia đình Auster. Những thông tin công khai ghi lại được kết thúc với lời thông báo về việc họ lên đường đến miền Đông.

    Bởi cha hiếm khi nói chuyện với tôi về quá khứ, tôi chỉ biết được chút ít về những gì xảy ra sau đó. Nhưng qua vài điều mà ông nhắc đến, tôi đã có thể hình dung tương đối rõ về tình trạng mà cả gia đình đã trải qua.

    Ví dụ, họ phải di chuyển liên tục. Không có gì là lạ khi cha tôi chuyển trường hai, hoặc thậm chí ba lần trong một năm. Bởi họ không có tiền, cuộc sông trở thành một chuỗi những lần chạy trốn khỏi những người cho thuê nhà và chủ nợ. Trong một gia đình vốn đã khép chặt thế giới của riêng mình, lối sông du mục này lại càng tạo ra bức tường vấy kín lấy họ. Chẳng có gì đáng để nhắc đến: không nhà, không thành phố, không bạn bè có thể cậy nhờ. Chỉ có duy nhất chính gia đình đó. Họ gần như sống trong sự cách ly.

    Cha tôi là em bé, và trong suốt đời mình cha tiếp tục nhìn lên ba người anh. Thời còn bé cha được gọi là Sonny. Cha bị hen suyễn và các chứng dị ứng, học giỏi, chơi trong đội bóng bầu dục và chạy thi ở cự ly 440 mét cho đội điền kinh tại Central High ở Newark. Ông tốt nghiệp phổ thông vào năm đầu tiên của giai đoạn đại suy thoái, theo học luật ban đêm trong một hay hai kỳ gì đó, rồi bỏ học, y như các anh trai đã từng làm trước đó.

    Bốn anh em gắn chặt với nhau. Có một điều gì đó gần như là cổ điển trong lòng trung thành của họ với những người còn lại. Cho dù họ có những khác biệt, và ở nhiều phương diện thì còn chẳng ưa nhau, tôi nghĩ về họ như bốn cá thể tách biệt nhưng tụ lại thành một bộ lạc, hình ảnh một bộ tứ quý trong cỗ bài. Ba người họ - ba đứa em — hợp lại thành các đối tác làm ăn và sống chung trong một thành phố, và người thứ tư, sống chỉ cách đó hai thành phố, được ba người em sắp xếp công việc cho. Gần như chẳng ngày nào mà cha tôi không gặp các anh em trai. Điều đó diễn ra trong suốt cả cuộc đời ông: tất cả mọi ngày trong suốt hơn sáu mươi năm.

    Họ bắt chước thói quen của nhau, cách ăn nói, những cử chỉ nhỏ, hòa lẫn vào nhau đến mức không thể nào nói được ai mới là khởi nguồn của bất kỳ thái độ hay ý tưởng nào từng được đưa ra. Tình cảm của cha tôi là thứ không thể bẻ cong: Ông không bao giờ nói một lời chống đối lại bất cứ người anh nào. Và nữa, đó lại là một điều khác được định nghĩa không phải từ điều ông làm mà dựa trên chính bản thân ông. Nếu một trong số các anh tỏ vẻ coi thường ông hoặc làm điều gì đó chướng mắt, cha tôi sẽ vẫn cứ thế từ chối phán xét điều ấy. Ông ấy là anh tôi, cha sẽ bảo vậy, như thể điều ấy giải thích được cho tất cả.

    Tình huynh đệ là nguyên tắc đầu tiên, là đòi hỏi không được phép bác bỏ, là điều khoản đầu tiên và duy nhất của niềm tin. Như người ta tin vào Chúa, khỏi cần thắc mắc.

    Là đứa em nhỏ nhất, cha tôi là người trung thành nhất trong bộ tứ và đồng thời cũng là người ít được coi trọng nhất. Ông làm việc chăm chỉ nhất, là người hào phóng nhất với các cháu trai cháu gái, và điều ấy chẳng bao giờ được đánh giá đầy đủ, sự trân trọng dành cho thành ý ấy còn ít hơn nhiều. Mẹ tôi nhớ lại rằng trong ngày cưới của bà, tại bữa tiệc sau hôn lễ, một trong các ông anh đã gạ gẫm bà. Chuyện ông ấy có làm được âm mưu phóng túng đó hay không là chuyện khác. Nhưng chỉ riêng việc trêu ghẹo mẹ tôi như thế cho thấy sự thật trần trụi về việc ông ấy nghĩ

    gì về cha tôi. Bạn không làm trò ấy trong ngày cưới của một người đàn ông, cho dù đó là em trai của mình.

    Trung tâm của bộ lạc ấy là bà nội tôi, một Mammy Yokum Do Thái chính hiệu, một bà mẹ có một không hai. Khắc nghiệt, bảo thủ, bà chủ. Lòng trung thành chung dành cho bà là thứ giữ các anh em sát gần nhau. Thậm chí ngay cả khi đã là người trưởng thành, với vợ con của riêng mình, họ vẫn thành kính trở về nhà bà mỗi thứ Sáu để ăn bữa tối - không có gia đình đi cùng. Mối quan hệ mẹ con họ mới là điều quan trọng, và nó ngự trị lên mọi điều khác. Chắc phải có chút gì đó hài hước trong chuyện ấy: bốn người đàn ông cao lớn, mỗi người cao đến hơn một thước tám mươi, trông chờ vào một bà cụ già, thấp hơn họ đến ba mươi phân.

    Một vài lần hiếm hoi họ đến cùng các bà vợ, một người hàng xóm tình cờ bước vào và kinh ngạc khi thấy có cả một gia đình đông đúc. Đấy là gia đình bà đấy à, bà Auster? ông hỏi. Phải, bà trả lời, với nụ cười rạng rỡ vì tự hào. Đấy là Đấy là Đấy là Và đấy là Sam. Người hàng xóm có vẻ hơi sốc. Và những quý cô dễ thương này, ông hỏi. Họ là ai?

    Ồ, bà trả lời với cái phẩy tay hờ hững. Đó là vợ của Đó là vợ của Đó là vợ của Và đó là vợ của Sam.

    Bức tranh về bà trên các trang báo Kenosha chẳng có chút sai lệch nào. Bà sống cho các con. (Luật sư Baker: Một người phụ nữ với năm đứa con thơ thế này thì đi đâu được? Bà ấy gắn với chúng và tòa có thể thấy chúng bám lấy bà.)

    Cùng lúc đó, bà là bạo chúa, được sinh ra để gào thét và điên cuồng. Khi bà giận dữ, bà có thể lấy cán chổi ghè vào đầu các con. Bà đòi hỏi một sự phụng thờ, và bà có được điều đó.

    Một lần, khi cha tôi đã dành dụm được một số tiền lớn là khoảng mười hay hai mươi đô-la từ việc đi giao báo để mua cho mình một chiếc xe đạp mới, mẹ ông bước vào phòng, đập vỡ con lợn tiết kiệm của ông và lấy hết tiền của ông mà không buồn nói lời xin lỗi. Bà cần chỗ tiền đó để thanh toán các hóa đơn, và cha tôi chẳng có sự viện trợ, chẳng có nơi nào để tủi thân khóc lóc. Khi cha kể tôi nghe chuyện này, chủ đích của ông không phải là kể lể bà mẹ đã cư xử sai ra sao, mà để minh họa cho việc lợi ích của gia đình luôn quan trọng hơn lợi ích của bất kỳ một thành viên nào. Ông có thể đã không vui, nhưng ông không than phiền về điều đó.

    Đó là một luật lệ tráo trở. Với một đứa trẻ, điều đó có nghĩa là bầu trời có thể sụp lên đầu nó bất kỳ lúc nào, rằng nó không bao giờ có thể chắc chắn về điều gì. Vì thế, nó học được rằng không bao giờ tin ai. Thậm chí chính bản thân nó. Ai đó sẽ luôn tiến tới và chứng minh rằng suy nghĩ của nó đã sai, rằng điều đó thật vô căn cứ. Nó học được rằng đừng bao giờ quá mong muốn điều gì.

    Cha tôi sống cùng mẹ cho đến khi ông nhiều tuổi hơn tôi bấy giờ. Ông là đứa con cuối cùng rời nhà ra sống độc lập, là đứa bị bỏ lại đằng sau để

    chăm sóc bà. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu nói ông là cậu ấm của mẹ. Ông quá độc lập, đã thấm nhuần tinh thần bước vào con đường của bậc nam nhi từ các anh. Cha đối với bà rất ngoan, có trách nhiệm và chu đáo, nhưng luôn giữ một khoảng cách, thậm chí có phần giễu cợt. Sau khi cha kết hôn, bà thường gọi cha, làu bàu với cha về chuyện này chuyện kia. Cha tôi có thể bỏ ống nghe xuống bàn, bước tới bên kia phòng và bận rộn với vài việc vặt trong mấy phút, rồi quay lại chỗ điện thoại, nhấc nó lên, nói vài lời vô thưởng vô phạt cho bà biết là ông đang ở đó (ừ hử, ừ hử, ừm, đúng vậy), và rồi lại lảng ra chỗ khác, quay đi quay lại, cho đến khi bà trút sạch nỗi niềm ra.

    Phần hài hước của sự ngoan ngoãn là vậy. Và đôi khi nó thực sự giúp ích cho ông.

    Tôi vẫn nhớ một sinh vật bé nhỏ, run rẩy ngồi ở phòng khách trước của ngôi nhà dành cho hai gia đình ở khu Weequahic tại Newark đọc tờ Jewish Daily Forward.Cho dù tôi biết mình phải làm thế mỗi khi gặp bà nội, nhưng tôi vẫn thấy rúm người lại khi hôn chào bà. Mặt bà quá nhăn nheo, da bà mềm mại như không phải của loài người. Tệ hơn nữa là mùi của bà - một thú mùi mà mãi về sau tôi mới có thể nhận ra đó là mùi long não, thứ mà chắc chắn là bà đã nhét vào trong mấy cái ngăn kéo tủ của mình và là thứ mà, sau nhiều năm, đã ngấm vào trong vải vóc áo quần. Thứ mùi hôi hám này bám chặt lấy định nghĩa về “bà” trong trí óc tôi.

    Như tôi vẫn còn nhớ, bà rõ ràng là chẳng hứng thú gì với tôi. Chỉ có một lần duy nhất bà tặng tôi quà, đó là một cuốn sách dành cho trẻ em đã qua tay một hay hai người, một cuốn tiểu sử của Benjamin Franklin. Tôi vẫn nhớ là mình đã đọc nó từ đầu đến cuối và vẫn có thể nhắc lại vài đoạn. Chẳng hạn đoạn vợ tương lai của Franklin, cười lăn khi lần đầu nhìn thấy ông — đi dọc các con phốPhiladelphia với một cái bánh mì to tướng kẹp dưới nách. Cuốn sách có bìa màu xanh và được minh họa với những hình vẽ đen trắng. Tôi khi ấy chắc chừng bảy, tám tuổi.

    Sau khi cha tôi chết, tôi phát hiện ra một cái rương đã từng thuộc về mẹ ông trong hầm của nhà ông. Nó được khóa kỹ, và tôi quyết định mở bật nó ra bằng cái búa và máy khoan, nghĩ rằng nó có thể chứa những bí mật đã bị chôn vùi, một kho báu đã bị lạc mất từ lâu. Khi cái bản lề rơi ra và tôi mở nắp, thì lại ở đó, nồng nặc — thứ mùi ấy, bốc về phía tôi, ngay tức thì, có thể sờ vào được, như thể đó chính là bà tôi vậy. Tôi cảm thấy như thể mình vừa mở nắp quan tài của bà.

    Chẳng có gì thú vị trong đó: một bộ dao khắc, một đống trang sức nhái. Đồng thời có một cuốn sách được bọc giấy nhựa cứng, một cái hộp bát giác có quai xách. Tôi đưa cái đó cho Daniel, và thằng bé ngay lập tức dùng nó làm một cái ga-ra di động cho đám xe hơi, xe tải bé xíu của nó.

    Cha tôi làm việc chăm chỉ suốt cả đời. Lên chín tuổi cha đã có công việc đầu tiên. Lúc mười tám tuổi cha đã có cửa tiệm sửa chữa máy phát thanh cùng với một người anh. Trừ một khoảng thời gian ngắn ngủi cha làm việc với tư cách trợ lý trong phòng thí nghiệm của Thomas Edison (chỉ để một ngày sau đó lại mất việc vì Edison biết cha là người Do Thái), cha không làm thuê cho ai ngoài chính mình. Cha là một ông chủ yêu cầu cao, đòi hỏi hơn nhiều so với bất cứ kẻ lạ mặt nào.

    Tiệm sửa chữa máy phát thanh dần biến thành một của hàng đồ gia dụng, và rồi lại tiếp tục trở thành một cửa hàng nội thất lớn. Từ đó cha bắt đầu nhúng chân vào bất động sản (chẳng hạn như mua một ngôi nhà cho mẹ ông ở), cho đến khi lĩnh vực này thay thế luôn cái của hàng để làm tâm điểm tập trung rồi trở thành ngành kinh doanh của ông. Sự hợp tác với hai người anh đi theo suốt cùng ông từ bước này sang bước khác.

    Dậy sớm mỗi sáng, trở về lúc khuya muộn, và giữa hai việc đó là công việc, chẳng có gì ngoài công việc. Công việc là tên của đất nước cha trú ngụ, và cha là một trong những kẻ ái quốc vĩ đại nhất. Tuy vậy, không thể nói rằng công việc mang lại khoái cảm cho ông. Cha làm việc hăng say vì cha muốn kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Công việc là để dẫn đến một kết cục — dẫn đến tiền. Nhưng kết cục ấy cũng chẳng làm cho cha cảm thấy hài lòng. Như ông Karl Marx thời trẻ từng viết: “Nếu tiền là mối ràng buộc gắn kết tôi với đời sông loài người, gắn kết xã hội với tôi, gắn kết tôi với tự nhiên với nhân loại, thì tiền chẳng phải là mối ràng buộc của mọi ràng buộc ư? Liệu nó có thể đừng khuyếch tánra và buộc lấy mọi thứ? Vì thế, chẳng phải nó là kẻ đại diện phổ quát của sự chia rẽ?”

    Cả đời cha mơ rằng sẽ trở thành một triệu phú, trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới. Chính bản thân tiền bạc không phải là thứ cha cần nhiều đến thế, mà là thứ mà nó đại diện: không chỉ là việc thành công trước mắt cả thế giới, mà là cách khiến cha trở nên bất khả xâm phạm. Có tiền còn có ý nghĩa nhiều hơn việc có thể mua mọi thứ: nó có nghĩa là cả thế giới sẽ không ảnh hưởng được đến bạn. Tiền với ý nghĩa là sự bảo vệ chứ không phải là khoái cảm. Đã sống không tiền khi còn nhỏ, và vì thế dễ bị tổn thương trước những sự bất thường của thế giới, ý niệm về sự giàu có với ông vì vậy cũng đồng nghĩa với lối thoát: khỏi nguy hiểm, khỏi khốn khổ, khỏi nỗi phải là nạn nhân. Cha không cố mua hạnh phúc, mà chỉ đơn giản là mua sự vắng mặt của bất hạnh. Tiền bạc là thuốc trị bách bệnh, là hiện thân của đáy sâu con người ông, là thứ ít đắt đỏ nhất trong sự tồn tại của một con người. Ông không muốn tiêu tiền, ông chỉ muốn có nó, biết chắc là nó có ở đó. Tiền không phải là tiên dược mà là một thứ thuốc trừ tà: là lọ thuốc nhỏ bạn mang trong túi khi tiến vào rừng rậm — phòng trưòng hợp bạn bị rắn độc cắn.

    Có những lúc, cha chống đối việc tiêu tiền dữ dội đến múc gần giống một chứng bệnh. Không bao giờ đến mức cha phải từ chối các nhu cầu của bản thân (khi nhu cầu của cha là cực tối thiểu), nhưng kín đáo hơn, mỗi khi cha phải mua cái gì,

    cha sẽ chọn lấy cách giải quyết rẻ nhất. Thú mua bán mặc cả này là một cách sống.

    Ẩn sâu trong thái độ này là một thứ tri giác cổ sơ luận. Mọi sự khác biệt đều bị loại bỏ, mọi thứ được cô rút về thành mẫu thức chung bé nhất. Thịt là thịt, giày là giày, bút là bút. Chẳng quan trọng gì chuyện bạn có thể chọn giữa đồ ăn thừa và bít-tết hảo hạng, rằng có loại bút bi dùng xong quẳng đi giá ba mươi chín xu và cái bút mực năm mươi đô-la có thể dùng cả hai chục năm. Thứ đồ thực sự cao cấp gần như chỉ để bị ghét cay ghét đắng: nó có nghĩa là bạn phải trả đến một mức giá phóng đại, và chuyện ấy nghe thật phi đạo đức. Ở một mức độ phổ biến hơn, lối sống này tự chuyển vào một trạng thái khiếm khuyết giác quan vĩnh viễn: bằng cách nhắm tịt mắt, cha ngăn cản bản thân tiếp xúc gần gũi với hình dáng và chất liệu của thế giới, loại mình ra khỏi cơ hội được trải nghiệm khoái cảm trước cái đẹp. Thế giới mà ông hướng tới là một chôn thực dụng. Mỗi thứ có một giá trị và một giá tiền, và vấn đề là bạn phải kiếm được những thứ bạn cần với mức giá càng gần khít với giá trị của nó càng tốt. Từng thứ phải chỉ được tìm hiểu vấn đề chức năng của nó, được đánh giá chỉ ở chuyện nó trị giá bao nhiêu, không bao giờ được đánh giá như một vật thể chứa đựng những thuộc tính đặc biệt của riêng nó. Theo một cách nào đó, tôi tưởng tượng rằng thóiấy đã biến thế giới thành một chốn mờ nhạt trong mắt cha. Đóng đồng phục, không màu, không có chiều sâu. Nếu bạn chỉ nhìn vào thế giới ở mặt tiền bạc, cuối cùng bạn sẽ chẳng hề nhìn thấy thế giới.

    Thời còn bé, đã có lúc tôi thực sự thấy xấu hổ vì cha giữa chốn công cộng. Lảu bảu với mấy người trông coi cửa hàng, nổi đóa vì mức giá cao, cãi cọ như thể sự tồn tại của ông đang lâm nguy. Ký ức không thể lẫn đi đâu được về cảm giác mọi thứ vón cục lại trong lòng tôi, về chuyện muốn thà ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này trừ chính nơi tôi đang đứng. Riêng một lần đi mua găng tay bóng chày với cha là đặc biệt nhất. Trong suốt hai tuần, ngày nào tôi cũng tới cửa hàng sau trường để ngắm nghía chiếc găng tôi thích. Rồi, khi cha dẫn tôi tới cửa hàng ấy để mua nó, cha nổi trận lôi đình trước người bán hàng đến mức tôi e cha sắp xé ông ấy ra thành từng mảnh. Khiếp sợ, chán nản cùng cực, tôi bảo cha khỏi bận tâm, rằng tôi chẳng hề thích chiếc găng ấy chút nào. Khi chúng tôi rời khỏi cửa hàng, cha đề xuất ra việc mua cho tôi một cây kem ốc quế. Cái găng ấy chẳng có gì tốt, cha bảo. Cha sẽ mua cho con một chiếc tốt hơn vào lúc khác.

    Tốt hơn, tất nhiên, có nghĩa là dởm hơn.

    Chỉ trích việc quá lãng phí ánh sáng trong nhà. Cha lúc nào cũng đòi mua những chiếc bóng độ oát thấp.

    Cái cớ để không bao giờ đưa chúng tôi đi xem phim. “ Sao phải ra ngoài và tiêu cả gia tài khi nó sẽ xuất hiện trên ti-vi chỉ sau một hay hai năm nữa?”

    Những bữa ăn hiếm hoi của cả gia đình ở nhà hàng: chúng tôi luôn phải gọi những món rẻ nhất trong thực đơn. Chuyện ấy trở thành một loại lễ nghi. Phải, cha sẽ bảo, gật đầu, lựa chọn tốt đấy.

    Nhiều năm sau, khi vợ tôi và tôi sống ở New York, cha thỉnh thoảng lại đưa chúng tôi đi ăn. Kịch bản lúc nào cũng được soạn sẵn y nguyên: vào đúng lúc chúng tôi cho nốt miếng thức ăn cuối cùng vào miệng, ông sẽ hỏi, “Các con sẵn sàng đi chưa?” Thậm chí không thể nào xem xét chuyện tráng miệng.

    Cha cực kỳ khó chịu với chỗ ngồi của mình. Cha không có khả năng ngồi yên, để trò chuyện chút đỉnh, để “thư giãn”

    Chuyện ấy làm bạn cũng thấy căng thẳng cùng với ông. Bạn thấy cha lúc nào cũng đang cấp tập ra đi.

    Cha yêu thích những mánh lới thông minh nho nhỏ, tự hào với bản thân khi có khả năng lừa phỉnh được thế giới trong chính quy luật của nó. Sự ranh mãnh trong những phương diện tầm thường nhất của cuộc sống, cũng lố bịch như khi nó làm người ta chán ngán. Với mấy cái xe, cha lúc nào cũng tháo rời mấy thiết bị đo lường, gian lận về số dặm đã đi để đảm bảo với bản thân là khi bán lại sẽ có giá. Trong nhà, cha luôn tự tay làm những việc sửa chữa thay vì thuê một người chuyên nghiệp. Bởi vì cha có khiếu với máy móc và biết mọi thứ hoạt động như thế nào, cha thường tạo ra những lối tắt kỳ cục, dùng bất cứ vật

    liệu gì trong tay để bày ra một lối giải quyết kỳ quặc vô tác dụng(4)

    (4) Nguyên văn “Rube Goldberg”: tên của một họa sĩ tranh châm biếm nổi tiếng của nước Mỹ. Ông thường vẽ ra những bức tranh miêu tả các phát minh phức tạp. Từ Rube Goldberg trở thành một thành ngữ trong ngôn ngữ Mỹ chỉ những cỗ máy phức tạp chỉ để thực hiện các chức năng đơn giản.

    với các vấn đề liên quan đến máy móc và điện — hơn là bỏ tiền ra để giải quyết cho đúng đắn.

    Các phương án dài hạn không bao giờ khiến ông hứng thú. Ông cứ thế vá chỗ này víu chỗ nọ, một mẩu đằng này một mẩu đằng kia, không bao giờ cho phép con tàu của mình chìm hẳn, nhưng cũng không cho nó cơ hội để nổi thực sự.

    Cách cha ăn mặc: như thể bị lạc hậu khỏi thời đại đến hai mươi lần. Những bộ vét sợi nhân tạo rẻ tiền từ mấy cái sạp ở cửa hàng giảm giá; những đôi giày chưa được đưa ra khỏi hộp từ thùng của mấy căn hầm bán đồ đổ đống. Hơn cả việc minh chứng cho thói hà tiện của ông, thái độ coi thường thời trang này càng tô rõ hình ảnh ông như một kẻ không thực sự tồn tại trong thế giới. Quần áo ông mặc như một cách thể hiện cho sự cô độc, một cách khẳng định chắc nịch rằng ông không có mặt. Cho dù cha có sẵn tiền, đủ để trả cho bất cứ thứ gì cha muốn, cha vẫn trông như một kẻ nghèo nàn, một kẻ quê mùa cục mịch vừa từ dưới ruộng chui lên.

    Trong những năm cuối đời, điều này có thay đổi chút ít. Việc trở lại là kẻ độc thân có lẽ đã khiến cha choáng váng: cha nhận ra rằng phải chỉnh đốn lại bản thân sao cho tươm tất nếu muốn có một cuộc sống xã hội. Điều ấy không có nghĩa là cha bước ra ngoài mua vài bộ quần áo đắt tiền, nhưng ít nhất màu sắc trong tủ của ông cũng thay đổi: màu nâu xỉn và xám bị vứt bỏ để thay vào những màu sắc tươi sáng hơn, phong cách lỗi mốt nhường chỗ cho vẻ hào nhoáng hơn, bảnh bao hơn. Quần kẻ ô, giày trắng, áo cổ rùa màu vàng, giày với khóa to. Nhưng bất chấp những nỗ lực này, cha chẳng bao giờ trông hòa hợp với những thứ quần áo đó. Chúng không phải là một phần hữu cơ với tính cách cha. Chúng khiến bạn nghĩ đến một cậu nhớc được cha mẹ diện cho.

    Với sự hứng khởi của cha dành cho tiền bạc (nỗi khao khát được trở nên giàu có, nỗi không thể tiêu tiền), thì chuyện cha kiếm tiền giữa những người nghèo nghe có vẻ khá thích hợp. So với họ, cha là người đàn ông giàu khủng. Và nữa, bằng cách ở cả ngày giữa những người gần như chẳng có tài sản gì, cha có thể giữ trước mắt mình cảnh tượng mà cha chắc là sợ hãi nhất trên thế giới: không có tiền. Nó đặt mọi thứ trong điểm nhìn của ông. Cha không tự coi mình là keo kiệt — mà khôn ngoan, một người biết giá trị của đồng đô-la. Cha phải thận trọng. Đó là thú duy nhất đứng giữa cha và cơn ác mộng về cảnh bần cùng.

    Vào thời điểm việc kinh doanh đạt tới đỉnh cao, cha và các ông anh sở hữu cả trăm tòa nhà. Lãnh thổ của họ là khu công nghiệp khắc nghiệt ở phía

    bắc New Jersey-Jersey City, Newark- và gần như tất cả người thuê nhà của họ là người da đen. Ai đó đã gọi là “chủ của khu ổ chuột,” nhưng trong trường hợp này thì đó không phải là từ có thể diễn tả đúng hay tương đối phù hợp. Không phải là ở việc cha không sống ở khu nhà mình cho thuê. Cha ở đó, và cha dành hàng giờ để khiến cho một nhân viên tận tâm nhất cũng phải muốn nổi khùng.

    Công việc ấy là một màn tung hứng không ngừng. Lúc nào cũng có các vụ mua và bán các tòa nhà, mua và sửa chữa các đồ đạc cố định, quản lý nhiều đội thợ sửa chữa, việc cho thuê các căn hộ, giám sát công việc quản lý, lắng nghe lời phàn nàn của người thuê, đối phó với các đội thanh tra nhà ở, liên tục qua lại với các công ty cung cấp điện và nước, chưa kể đến việc phải đến tòa án thường xuyên - ở cả tư cách nguyên đơn và bị đơn — để kiện những kẻ trốn trả tiền, để trả lời cho những chất vấn về phá hoại. Tất cả mọi thứ thường xảy ra đồng thời, một sự tấn công nhằm vào một đích từ đủ hướng cùng lúc. Vào bất cứ một ngày nào đi nữa thì không thể có chuyện mọi thứ đều được giải quyết. Bạn không về nhà vì bạn đã xong việc, mà bởi đã muộn quá và bạn hết thời gian. Ngày hôm sau, mọi vấn đề lại đang chờ bạn — và nhiều rắc rối mới cũng đã ở sẵn đó. Chuyện ấy không bao giờ kết thúc. Trong mười lăm năm cha chỉ đi nghỉ có hai lần.

    Cha là người dễ mủi lòng với những người thuê nhà –cho phép họ trì hoãn việc trả tiền thuê, cho con cái họ quần áo, giúp họ tìm việc-và họ tin

    tưởng ông. Các cụ già, sợ bị cưóp, sẽ nhờ ông cất những tài sản giá trị nhất ở trong két tại văn phòng. Trong số tất cả các anh em, cha là người mà kẻ khác tìm đến khi gặp rắc rối. Không ai gọi ông là ông Auster. Họ luôn gọi ông là ông Sam.

    Khi dọn dẹp ngôi nhà sau khi cha qua đời, tôi tình cờ tìm được lá thư ở đáy tủ bếp. Trong số tất cả những thứ tôi tìm thấy, tôi vui nhất với lá thư này. Nó có vẻ đã cân bằng được các đối cực, cho tôi một bằng chứng sống động khi trí óc tôi lang thang quá xa với thực tế. Lá thư đề gửi cho “ông Sam,” và những dòng chữ viết tay gần như không thể đọc nổi.

    Ông Sam thân mến,

    Tôi biết ông rất ngạc nhiên khi nghe tin từ tôi. trước hết(6) có lẽ tôi nên tự giới thiệu. Tôi là Nash.

    Tôi là chị dâu Albert Groover - Bà Groover và Albert từng sống ở số 285 Phố thông ở thành phố Jersey từ hồi xưa và bà Banks cũng là Chị tôi. nếu ông vẫn nhớ.

    Ông đã đồng ý cho các con và tôi thuê nhà ở số 327 Johnston Ave ngay ở Góc gần ông bà Groover và Chị tôi.

    Tuy vậy sau đó tôi đã chuyển đi khi vẫn nợ 40 đô-la tiền thuê. Đó là hồi năm 1964 nhưng tôi không hề quên là mình nợ số tiền đặt cọc ấy. Thế nên đấy là tiền trả ông. cảm ơn ông đã đối rất tốt với các con và

    tôi thời đó. đấy là lòng trân trọng của tôi vì những điều ông đã làm. Tôi hy vọng ông vẫn nhớ những ngày ấy. Vì ông không bao giờ bị tôi quên.

    Khoảng ba tuần trước tôi đã gọi đến văn phòng nhưng không có ở đó, cầu Chúa Nhân Từ Ban phước lành cho ông. Tôi hiếm khi đến thành phốJersey chứ không thì đã ghé qua thăm ông.

    Dù sao tôi cũng rất vui khi trả được món nợ này. Chỉ thế thôi.

    Với lòng chân thành,

    J.B Nash

    (6) Tất cả các lỗi chính tả trong bức thư này đều tuân theo cách trình bày của nguyên tác.

    Thời còn bé, tôi thỉnh thoảng lại cùng ông đi thu tiền thuê. Tôi còn quá nhỏ để hiểu được những gì mình nhìn thấy, nhưng vẫn nhớ ấn tượng mà những cảnh tượng ấy mang lại, như thể, chính vì tôi không hiểu gì, thứ nhận thức nguyên thô từ những trải nghiệm này thấu thẳng vào tôi, nơi chúng vẫn còn ở đến ngày nay; ngay tức thì như mảnh dăm đâm vào đầu ngón tay.

    Những tòa nhà bằng gỗ với hành lang tối tăm không được chăm sóc. Và đằng sau mỗi cánh cửa, cả bầy trẻ con chơi đùa trong căn hộ trống hoác; một bà mẹ, lúc nào cũng rầu rĩ, làm việc quá sức, mệt mỏi, cúi gập người trên bàn ủi. Ráo riết nhất là thứ mùi, như thể sự nghèo nàn còn hơn cả việc thiếu tiền, mà thiếu cả những giác quan, mùi hôi hám xâm nhập vào trí não khiến bạn không thể nghĩ gì nữa. Mỗi khi bước vào một tòa nhà với cha, tôi lại nín hơi không dám thở, như thể mùi hôi ấy có thể làm tôi đau.

    Mọi người lúc nào cũng rất vui mừng được gặp con trai ông Sam. Tôi được trao cho không biết bao nhiêu nụ cười và cái xoa đầu.

    Một lần, khi tôi lớn hơn một chút, tôi nhớ rằng đang ngồi trong xe với cha bon dọc con phố ở thành phốJersey và thấy một thằng bé mặc chiếc áo phông tôi đã mặc chật từ nhiều tháng trước. Đó là một chiếc áo rất độc đáo với sự kết hợp kỳ quặc giữa những sọc vàng và xanh da trời, chẳng có gì thắc mắc về chuyện đó chính là chiếc áo từng thuộc về tôi. Chẳng hiểu vì sao, tôi thấy mình ngập tràn nỗi xấu hổ.

    Lớn hơn nữa, ở tuổi mười ba, mười bốn, mười lăm, tôi thỉnh thoảng lại theo cha để kiếm chút tiền cùng với mấy người thợ mộc, thợ sơn và thợ sửa chữa. Lần nọ, vào một ngày nóng đến phát khiếp giữa mùa hè, tôi được giao việc giúp một người trát hắc ín cho mái nhà. Người đó tên là Joe Levine (một người đàn ông da đen đã đổi họ thành Levine để thể hiện lòng biết ơn với một người bán thực phẩm Do Thái đã từng giúp đỡ ông thời trẻ), và ông là người giúp việc mà cha tôi tin tưởng, trông cậy nhất. Chúng tôi kéo cả loạt thùng chứa năm mươi ga-lông hắc ín lên nóc nhà và rải thứ chất đó khắp mái với mấy cái chổi. Ánh mặt trời rọi thẳng xuống cái mái phẳng lì đen sì ấy thật tàn bạo, và sau chừng nửa giờ gì đó tôi bắt đầu thấy chóng mặt, trượt chân lên một mảng hắc ín còn ướt, rơi xuống và chẳng hiểu sao đáp trúng một cái thùng đang mở nắp và hắc ín bắn đẫm người.

    Khi tôi quay lại văn phòng sau đó vài phút, cha thấy buồn cười hết sức. Tôi nhận ra tình huống thật buồn cười, nhưng tôi quá xấu hổ không thể đùa tếu về chuyện ấy. Phải cảm ơn cha tôi, ông không giận cũng chẳng trêu chọc tôi. Cha cười, nhưng theo cái cách khiến tôi cũng phải buồn cười theo. Rồi cha bỏ ngang việc mình đang làm, đưa tôi sang bên tiệm Woolworth bên kia đường, mua cho tôi quần áo mới. Chuyện ấy làm tôi thấy đột nhiên trở nên gần gũi với ông.

    Cùng với năm tháng trôi qua, công việc kinh doanh ngày càng kém đi. Bản thân việc kinh doanh ấy không có gì sai, nhưng bản chất tự nhiên của kinh doanh là vậy: vào một lúc nào đó, ở một địa điểm nào đó, nó không còn có thể tồn tại nữa. Các thành phố tan rã, và chẳng ai tỏ ra buồn quan tâm. Thứ từng một thời ít nhiều khiến cha đầy việc phải làm, giờ trở thành một kiếp nô dịch đơn giản. Trong những năm cuối đời cha thấy ghét phải đi làm.

    Việc phá hoại trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức việc sửa chữa trở thành một cử chỉ vô nghĩa lý. Ngay khi máy bơm được lắp đặt vào một tòa nhà thì các ống nước đã bị bọn trộm tháo sạch. Cửa sổ liên tục bị vỡ, cánh cửa bị đập, các hành lang bị lở lói, hỏa hoạn khởi phát. Và cùng lúc, cũng chẳng thể nào bán chúng đi. Không ai

    muôn mua mấy tòa nhà. Cách duy nhất để thoát khỏi chúng là cứ để mặc đó và để các thành phố tự lo lấy. Một lượng tiền khổng lồ đã bị mất đi theo lối ấy, cũng như toàn bộ lao động của cuộc đời. Cuối cùng, vào thời điểm cha tôi chết, chỉ còn lại chừng sáu hoặc bảy tòa nhà. Toàn bộ đế chế đã tan rã.

    Lần cuối cùng tôi ở thành phố Jersey (ít nhất mười năm trước) nơi đó đã trông như một vùng đất trải qua thảm họa, như thể nó đã bị bọn phá hoại cướp phá. Những con phố xám xịt, tan hoang; rác rưởi dồn đống khắp nơi; vật vô chủ lăn qua lăn lại vô mục đích. Văn phòng của cha bị cướp nhiều lần đến nỗi giờ chẳng còn sớt lại gì ngoài chiếc bàn kim loại xám, vài chiếc ghế, và ba hay bốn cái điện thoại. Thậm chí không có cả máy đánh chữ, không chút màu sắc nào. Nó không còn là một nơi để làm việc nữa, mà là một căn phòng của địa ngục. Tôi ngồi xuống và nhìn ra ngoài bờ sông bên kia đường. Không ai bước ra, không ai đi vào. Những vật thể sống duy nhất là hai con chó hoang lừ đừ đi lại.

    Việc làm sao cha có thể dựng mình dậy và đi tới đó mỗi ngày vượt quá sức hiểu của tôi. Sức mạnh của thói quen, hoặc là sự lì đầu cứng cổ thuần túy. Nơi này không chỉ ủ ê rầu rĩ, mà còn nguy hiểm. Cha đã bị cướp giật nhiều lần, và một lần bị kẻ tấn công đá vào đầu một cách thô bạo đến mức khả năng nghe của cha bị hư hại vĩnh viễn.

    Trong suốt bốn hay năm năm cuối đời, lúc nào trong đầu cha cũng có tiếng reng reng văng vẳng, tiếng rầm rừ không bao giờ dứt, thậm chí ngay cả khi cha ngủ. Các bác sĩ nói chẳng có cách nào chữa được chứng tật đó cả.

    Cuối cùng, cha không bao giờ bước ra phố mà không mang theo một chiếc mỏ lết trong tay phải. Cha đã sáu mươi lăm tuổi, và cha không muốn mạo hiểm thêm lần nữa. Hai câu chợt hiện lên trong đầu tôi sáng nay khi tôi đang chỉ cho Daniel cách bác trứng.

    ‘“Và giờ tôi muốn biết,’ người phụ nữ nói, với một nỗ lực khủng khiếp, ‘tôi muôn biết liệu có thể tìm thấy một người cha khác giống ông ấy trong thế giới này hay không.’” (Isaac Babel)

    “Con cái lúc nào cũng có xu hướng hoặc là coi thường hoặc là tán dương cha mẹ chúng, và với một đứa con trai ngoan thì cha nó lúc nào cũng là người cha tốt nhất, chẳng liên quan mấy đến những lý do khách quan có thể đem ra mà ngưỡng mộ ông ta.” (Proust)

    Giờ tôi nhận ra mình chắc phải là một đứa con tồi. Hoặc, nếu không phải là tồi hẳn, thì ít nhất cũng là một đứa con đáng thất vọng, nguồn gốc của nỗi xấu hổ và nỗi buồn. Với cha thì thật vô lý khi ông đẻ ra một thi sĩ để làm con trai mình. Ông cũng chẳng hiểu nổi tại sao một nam thanh niên với hai tấm bằng từ đại học Columbia lại nhận công việc làm một thủy thủ tầm thường trên con tàu chở dầu ở vùng Gulf tại Mexico, và rồi, chẳng cần nguyên do lý lẽ, bỏ tới Paris và bỏ ra bốn năm sống cái đời mài bút nuôi thân.

    Cách miêu tả cha thường dùng nhất để mô tả tôi làđau óc để trên mấy, hoặc không thì tôi “chân không chạm đất.” Dù nói bằng cách nào đi nữa, tôi cũng có vẻ chẳng có gì đáng kể trong mắt cha, như thể tôi là một thứ hơi nước hoặc một kẻ không hoàn toàn tồn tại trong thế giới. Trong mắt cha, bạn trở thành một phần của thế giới bằng cách làm việc. Với định nghĩa, công việc là thứ mang lại cho bạn tiền bạc. Nếu nó không mang lại tiền, thì đó không phải là công việc. Viết lách, vì thế, không phải là việc, đặc biệt là viết thơ. Cùng lắm thì đó là một thú vui, một cách giết thời gian trang nhã giữa những điều thực sự có giá trị. Cha tôi nghĩ tôi phung phí tài năng, từ chối việc lớn lên.

    Dù sao đi nữa, vẫn có một sự nối kết tồn tại giữa chúng tôi. Chúng tôi không gần gũi, nhưng vẫn giữ liên lạc. Một cuộc gọi hàng tháng hay đại loại thế, có thể ba hay bốn chuyến thăm hỏi mỗi năm. Mỗi khi sách hay tập thơ của tôi được xuất bản, tôi lại ngoan ngoãn gửi cho cha một bản, và cha thường gọi điện cảm ơn tôi. Mỗi khi tôi viết một bài báo cho tạp chí, tôi sẽ để dành lại một tờ và đảm bảo là sẽ tặng ông trong lần gặp tới. The Neiv York Review of Bookschẳng có nghĩa lý gì với cha, nhưng mấy bài trong Commentarythì khá gấy ân tượng. Tôi nghĩ cha cho rằng nếu người Do Thái xuất bản bài của tôi, thì có thể là cũng có gì đáng kể đấy.

    Một lần, khi tôi đang sống ở Paris, cha viết thư bảo với tôi rằng đã tới thư viện công cộng đọc mấy bài thơ của tôi vừa được đăng trên Poetrygần đấy. Tôi tưởng tượng ra cảnh cha ngồi trong một căn phòng lớn, vắng ngắt, vào lúc sáng sớm trước khi đi làm: ngồi ở một trong số những cái bàn dài với chiếc áo khoác ngoài vẫn ở trên người, gù cổ lên những từ ngữ chắc hẳn là chẳng thể hiểu nổi với cha.

    Tôi đã cố giữ hình ảnh tưởng tượng ấy, cùng với những hình ảnh khác không bao giờ chịu biến mất.

    Một lực hút hoàn toàn bí ẩn, tràn lấn của sự mâu thuẫn. Giờ tôi hiểu được hiện trạng này sẽ bị phá vỡ bởi hiện trạng khác, rằng mỗi ý nghĩ lại đem lại một ý nghĩ khác đối lập. Không thể nào nói ra một điều gì mà không có nghĩa đối ngược: cha tốt, hoặc cha xấu; cha là thế này, hoặc cha là thế kia. Tất cả đều đúng. Tất cả chúng đều đúng. Có những lúc tôi cảm thấy rằng tôi đang viết về ba hay bốn người đàn ông, mỗi người một khác biệt, mỗi người lại đối lập với những người còn lại. Vụn vố. Hoặc những chuyện vặt hiện ra dưới hình dạng của kiến thức.

    Phải.

    Những mảnh ký vụt qua về lòng bác ái. Vào

    những lúc hiếm hoi thế giới không phải là mối đe dọa với cha, động lực sống của cha dường như là trở thành người nhân từ. “Cầu Chúa lòng lành Ban phước cho ông.”

    Bạn bè gọi cho cha mỗi khi họ gặp rắc rối. Mộtchiếc xe bị kẹt lại ở đâu đó giữa đêm, và cha tôi có thể lê thân ra khỏi giường để tới cứu giúp. Trong một số mặt thì những kẻ khác thật dễ dàng lợi dụng ông. Cha từ chối việc phàn nàn về bất cứ điều gì.

    Một sự kiên nhẫn đã tiệm cận với cái ngưỡng của siêu nhân. Cha là người duy nhất mà tôi từng biết có thể dạy người khác lái xe mà không nổi giận hoặc bỏ ngang trong cơn bực bội. Bạn có thể lao thẳng vào một cây cột điện, và cha vẫn không tỏ ra chút cáu bẳn nào.

    Bất khả xâm phạm. Và bởi vì thế, vào một số lúc gần như là tĩnh tại.

    Bắt đầu từ khi vẫn còn là một chàng trai trẻ, cha đã luôn luôn quan tâm đến đứa cháu họ lớn nhất — đứa con duy nhất của người chị duy nhất. Bác tôi đã sống một cuộc đời bất hạnh, tả tơi vì cả loạt cuộc hôn nhân trắc trở, và con trai bác chính là kẻ chịu nỗi khổ: bị gửi tới các trường của quân đội, chưa bao giờ thực sự được có mái ấm. Được thúc đẩy, tôi nghĩ, bởi không có gì hơn là lòng nhân từ và cảm giác trách nhiệm, cha tôi đã dang tay che chở cho cậu bé ấy. Cha dưỡng nuôi anh với những lời động viên không ngừng, dạy anh cách thích nghi với thế giới. Sau đó, anh giúp cha trong việc kinh doanh, và mỗi khi anh gặp vấn đề gì, cha luôn sẵn lòng lắng nghe và cho lời khuyên. Thậm chí sau khi ông anh họ tôi đã cưới vợ và có gia đình riêng, cha tôi vẫn tiếp tục bày tỏ lòng quan tâm đi kèm hành động, cho họ ở nhờ trong nhà mình độ hơn một năm, trân trọng tặng quà cho những đứa con trai con gái của anh vào ngày sinh nhật chúng và thường xuyên tới nhà họ ăn tối.

    Người anh họ này xúc động với cái chết của cha hơn bất cứ người họ hàng nào. Khi cả đại gia đình tụ họp tại lễ tang, anh tiến đến chỗ tôi ba hay bốn lần và bảo, “Anh vừa mới tình cờ gặp bác hôm nọ. Bọn anh đáng lẽ sẽ ăn tối cùng nhau vào tối thứ sáu.”

    Từ ngữ anh dùng được nhắc đi nhắc lại y nguyên trong tất cả các lần. Như thể anh không còn biết mình đang nói gì nữa.

    Tôi cảm thấy như thể chúng tôi đã bị đảo ngược vị trí, rằng anh là đứa con trai đang xớt xa đau khổ và tôi là người anh họ đầy cảm thông. Tôi muốn vòng tay quanh vai anh và bảo cha anh quả là một người đàn ông tốt. Sau tất cả, anh mới là đứa con trai thực sự, anh là đứa con trai mà tôi không bao giờ có thể trở thành.

    Trong vòng hai tuần vừa rồi, những dòng viết của Maurice Blanchot vang vọng trong đầu tôi: “Có một điều cần được hiểu: tôi không nói ra điều gì kỳ vĩ hoặc thậm chí là đáng kinh ngạc. Thứ kỳ vĩ bắt đầu từ khoảnh khắc tôi ngừng lời. Nhưng tôi không còn có thể nói về nó nữa.”

    Để bắt đầu với cái chết. Để tìm cách quay trở lại với sự sống, và rồi, cuối cùng lại quay về với cái chết.

    Hoặc là: sự phù phiếm của việc cố gắng nói bất kỳ điều gì với bất kỳ ai.

    Năm 1972 cha tới thăm tôi ở PariS. Đó là lần duy nhất cha tới châu Âu.

    Năm ấy tôi đang sống trong một căn phòng dành cho người giúp việc nhỏ xíu trên tầng sáu chỉ đủ rộng để đặt một cái giường, một cái ghế và một cái chậu rửa mặt, cửa sổ và ban công nhỏ xíu hướng thẳng ra mặt

    một thiên thần bằng đá nhô ra từ nhà thờSt. Germain Auxerrois: bảo tàng Louvre ở bên phía trái, Les Halles ở hút bên phải, và đồi Montmartreở thẳng phía trước xa xa. Tôi thích căn phòng ấy rất đỗi, và nhiều bài thơ sau này được in trong cuốn sách đầu tay của tôi được viết ở đấy.

    Cha không lên kế hoạch ở đấy cho lâu, thậm chí bạn khó có thể gọi đó là một kỳ nghỉ: bốn ngày ở London, ba ngày ở Paris, và rồi về nhà. Nhưng tôi hài lòng với ý nghĩ được gặp cha và chuẩn bị tinh thần để cho ông có được một quãng thời gian vui vẻ.

    Tuy vậy, đã có hai việc đã xảy ra khiến cho điều ấy trở thành không thể. Tôi bị ốm mê mệt vì nhiễm cúm; và tôi phải đi Mexico vào ngay sau ngày cha tới để làm người chấp bút cho một dự án.

    Tôi đợi ông suốt cả buổi sáng ở tiền sảnh của khách sạn du lịch nơi ông đã đặt phòng, vã mồ hôi đầm đìa vì sốt, gần như mê sảng vì mệt nhọc. Khi cha không xuất hiện vào giờ đã hẹn, tôi ở lại chờ thêm chừng một hay hai tiếng nữa, rồi cuối cùng đành từ bỏ và trở về phòng ngã vật ra giường.

    Sau đó, vào buổi chiều cha đến và gõ lên cánh cửa phòng tôi, đánh thúc tôi dậy khỏi cơn ngủ mê. Cuộc gặp gỡ như tạo ra từ sách của Dostoyevsky: ông bố trưởng giả tới thăm con trai ở một thành phố nước ngoài và thấy thi sĩ nghèo đói cô đơn trong một gác xép, mồ hôi đầm đìa vì sốt. Cha sốc trước những gì mình thấy, kinh hãi với chuyện có người có thể sống trong căn phòng như thế,

    và chuyện ấy đã đẩy ông tới hành động: cha bắt tôi mặc áo khoác vào, kéo tôi đến một bệnh viện gần đó, rồi mua mấy viên thuốc được kê cho tôi. Sau đó, cha không cho phép tôi ngủ qua đêm ở phòng mình. Tôi chẳng có tư cách nào để từ chối, vì thế tôi đồng ý ngủ trong khách sạn với ông.

    Ngày hôm sau tôi chẳng khỏe hơn chút nào. Nhưng có việc phải hoàn thành, tôi đành dựng mình dậy để làm. Vào buổi sáng tôi đưa cha tới căn hộ rộng mênh mông ở đại lộ Henri Martin của nhà sản xuất phim, người đã phái tôi tới Mexico. Trong năm qua tôi đã làm rồi bỏ cho ông đó, làm cả mớ việc kỳ quặc — dịch dọt, lên đề cương kịch bảnnhững thứ chỉ nằm ở bên lề các bộ phim, vốn chẳng làm tôi hứng thú. Mỗi dự án mới lại ngu ngốc hơn dự án trước đó, nhưng thù lao thì cao, và tôi cần tiền. Giờ ông cần tôi giúp bà vợ người Mexico viết cuốn sách mà bà đã ký hợp đồng với một nhà xuất bản Anh: Quetzalcoatl và những bí mật của con rắn có lông. Vụ này có vẻ hơi quá mức, và tôi đã từ chối ông nhiều lần trước đó. Nhưng sau mỗi lần tôi nói không, mức giá ông đưa ra lại cao lên, cho đến giờ tôi đã được trả quá nhiều tiền đến mức không thể ngoảnh mặt đi nữa. Tôi chỉ phải đi có một tháng, và tôi được trả trướcbằng tiền mặt.

    Đó chính là vụ trao tiền mà cha tôi chứng kiến. Lần này, tôi có thể thấy cha rất ấn tượng. Tôi không chỉ dẫn cha vào một chốn xa hoa và giới thiệu cha với một người đàn ông làm ăn kinh

    doanh với con số hàng triệu, mà người đàn ông ấy còn bình thản đẩy qua bàn cho tôi một bó tờ một trăm đô-la và chúc tôi có một chuyến đi vui vẻ. Tất nhiên, chính chỗ tiền đã tạo ra sự khác biệt, khi cha tôi được nhìn thấy bằng chính mắt mình. Tôi thấy đó như là một vinh quanh, như thể tôi bằng cách nào đó đã được giải oan. Lần đầu tiên cha buộc phải nhận ra rằng tôi có thể tự lo thân theo cách của mình.

    Cha nảy ra ham muôn che chở, lo lắng cho tình trạng ốm yếu của tôi. Giúp tôi gửi tiền vào ngân hàng, cười nói đùa bỡn. Rồi bắt một chiếc taxi cho hai cha con và đi cùng tới sân bay với tôi. Một cái bắt tay rõ chặt vào phút cuối. Chúc may mắn, con trai. Diệt hết chúng đi.

    Còn phải nói.

    Giờ thì chẳng có gì trong suốt nhiều ngày...

    Bất chấp những lý do trì hoãn tôi tự đưa ra cho bản thân, tôi hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi càng tới gần với kết cục của điều mình có thể nói, tôi càng cảm thấy khó có thể nói bất cứ điều gì. Tôi muốn trì hoãn khoảnh khắc kết thúc, và cách này ngăn cản bản thân tôi sa vào những suy nghĩ tôi chỉ vừa mới khởi đầu, rằng phần hay hơn của câu chuyện vẫn còn ở phía trước. Dù những ngôn ngữ này có vẻ vô ích thế nào đi nữa, chúng cũng đã đứng giữa tôi và sự im lặng vốn vẫn tiếp tục làm

    tôi kinh sợ. Khi tôi bước vào sựyên lặng ấy, thì có nghĩa là cha tôi đã mãi mãi biến mất. Chiếc thảm xanh cáu bẩn ở nhà tang lễ. Và gã chủ trì, ngọt xớt, chuyên nghiệp, bị bệnh chàm và mắt cá sưng vù, đang điểm lại cả danh sách các mục cần chi tiêu như thể tôi sắp mua cả bộ nội thất phòng ngủ bằng thẻ tín dụng. Gã đưa cho tôi một chiếc phong bì đựng chiếc nhẫn cha đã đeo khi mất. Đờ đẫn sờ lên chiếc nhẫn khi những cuộc trò chuyện cứ tiếp tục đều đều, tôi nhận thấy mặt trong của viên đá bị đóng cặn bởi một thứ dầu xà phòng. Vài khoảnh khắc trôi qua cho đến khi tôi nhận ra được mối liên quan, và nó hiện lên hiển nhiên đến khó chịu: thứ dầu đó được dùng để gõ nhẫn ra khỏi ngón tay cha. Tôi cố hình dung ra người mà công việc của anh ta là những thứ như vậy. Tôi không cảm thấy kinh sợ hay hứng thú. Tôi nhớ là đã thầm nghĩ: Tôi phải bước vào thế giới của những sự kiện, lãnh địa của những sự riêng biệt khủng khiếp. Chiếc nhẫn làm bằng vàng, với một biểu tượng màu đen tượng trưng cho tình huynh đệ của hội Tam Điểm.

    Gã chủ trì cứ liên tục nói với tôi rằng gã đã quen cha tôi “từ thời xưa,” ngụ ý về sự gần gũi và tình bạn mà tôi biết chắc là chưa từng tồn tại. Khi tôi cho hắn thông tin để đăng cáo phó lên báo, hắn tranh lời tôi với những sự kiện không có thật, lau chau chặn trước tôi để chứng minh hắn biết cha rõ ra sao. Mỗi khi chuyện ấy xảy ra, tôi lại ngắt lời và chỉnh lại thông tin của hắn. Ngày hôm sau, khi cáo phó xuất hiện trên mặt báo, nhiều chi tiết không thật vẫn được in ra.

    Ba ngày trước khi qua đời, cha tôi đã mua một chiếc xe mới. Cha đã lái nó một lần, có thể là hai, và khi tôi quay lại nhà sau lễ tang, tôi thấy nó ngự trong ga-ra, không còn hoạt động, như một sinh vật khổng lồ chết non. Sau đó, cũng ngày hôm ấy, tôi một mình ra chỗ ga-ra vài lần. Tôi ngồi sau tay lái xe, hít thở thứ mùi công nghiệp mới tinh của nó. Bảng đo cự li đã chạy chỉ sáu mươi bảy dặm. Đó tình cờ thay cũng là tuổi của cha: sáu mươi bảy năm. Sự ngắn ngủi ấy làm tôi muốn ốm. Như thể đó là khoảng cách giữa sự sống và cái chết. Một hành trình ngắn ngủi, còn không bằng một chuyến đi sang thành phố bên cạnh.

    Nỗi ân hận lớn nhất: Tôi không được trao cho cơ hội nào để nhìn thấy cha sau khi ông chết. Tôi cứ ngu ngổc tưởng rằng quan tài sẽ được mở nắp trong lễ tang, và rồi, khi nó không được mở thì đã quá muộn để làm bất cứ điều gì.

    Chuyện không bao giờ được nhìn thấy ông khi đã chết đẩy tôi vào nỗi đau đớn mà tôi chẳng hề chờ đón. Không phải vì chuyện cái chết của ông trở

    nên ít thực hơn tí chút, mà vì giờ, mỗi khi tôi muốn nhìn thấy chuyện ấy, mỗi khi tôi muốn sờ được vào sự thực của nó, tôi lại phải bắt đầu tưởng tượng. Chẳng có gì để nhớ. Chẳng có gì ngoài sự trống rỗng.

    Khi huyệt mộ được gỡ tấm phủ để nhận chiếc quan tài, tôi nhận thấy một cái rễ cây cam lớn chọc thẳng vào cái hố ấy. Nó tạo ra được sự thanh thản kỳ lạ trong tôi. Trong một khoảnh khắc ngắn sự thật trần trụi về cái chết không còn có thể giấu đằng sau ngôn ngữ hay cử chỉ lễ nghi. Nó ở đấy: không trung gian, không tô điểm, không thể nào ngoảnh mặt đi được. Cha tôi được đưa sâu hơn xuống lòng đất, và vào lúc, khi chiếc quan tài cuối cùng cũng mục nát, cơ thể cha sẽ góp phần nuôi dưỡng chiếc rễ ấy. Hơn bất cứ điều gì đã được nói và làm ngày hôm ấy, chuyện này thật có lý với tôi.

    Giáo sĩ thực hiện các thủ tục lễ tang cũng là người đã chủ trì lễ trưởng thành của tôi mười chín năm trước. Lần cuối tôi gặp ông, ông còn là một người mày mặt nhẵn nhụi, trẻ măng. Giờ ông đã già, với bộ râu bạc xùm xòa. Ông không biết cha tôi, trên thực tế là chẳng biết gì về cha, và trong nửa giờ trước khi buổi lễ bắt đầu tôi ngồi cạnh ông để nói cho ông nghe những gì nên nói trong điếu văn. Ông ghi lại ý trên mấy mảnh giấy. Khi tới lúc đứng lên nói, ông đã nói với xúc cảm tràn trề. Đối tượng là một người mà ông chưa từng biết, nhưng ông vẫn phát biểu như thể ông đang nói ra từ tận đáy lòng. Đằng sau mình, tôi có thể nghe thấy đám đàn bà sụt sùi. Ông đã nói theo lời tôi gần như là từng chữ một.

    Tôi nhận ra rằng mình đã bắt đầu viết câu chuyện từ lâu, trước cả khi cha tôi qua đời.

    Đêm nối đêm, nằm thao thức trên giường, mắt tôi mở ra trong bóng tối. Sự bất lực khi tìm giấc ngủ, sự bất lực tránh khỏi việc nghĩ về chuyện ông chết như thế nào.

    Tôi thấy mình đổ mồ hôi giữa những tấm chăn, cố gắng tưởng tượng chuyện bị lên cơn đau tim thì cảm thấy ra sao. Adrenalin dâng lên suốt cơ thể tôi, đầu tôi boong boong, và toàn bộ cơ thể tôi như dồn hết vào khoảng nhỏ bên trong lồng ngực. Sự cần thiết phải trải qua đúng nỗi sợ hãi đó, nỗi đau đớn chết người đó.

    Và rồi, vào đêm, những giấc mơ ùa về, gần như đêm nào cũng vậy. Trong một giấc mơ thuộc số đó, thứ vừa đánh thức tôi dậy vài giờ trước, tôi nghe cô con gái tuổi mới lớn của bạn gái cha tôi bảo rằng cô bé, cô con gái ấy, đã có thai với cha tôi. Vì cô bé còn quá trẻ, mọi việc đã được thỏa thuận là vợ chồng tôi sẽ nuôi đứa con sau khi nó được sinh ra. Đứa bé sẽ là con trai. Ai cũng biết trướcđiều ấy.

    Kể ra thì đó cũng là thật, có thể, sau khi câu chuyện này kết thúc, nó sẽ tự diễn tiến, thậm chí khi từ ngữ đã cạn.

    Cụ ông thanh lịch ở chỗ đám ma chính là ông chú của tôi, Sam Auster, giờ đã gần chín mươi tuổi. Cao, tớc râu nhẵn nhụi, giọng nói the thé khọt khẹt. Không một lời về sự kiện năm 1919, và tôi cũng không có gan để hỏi. Tôi chăm sóc cho Sam khi nó còn bé, ông bảo. Nhưng chỉ có thế thôi.

    Khi được hỏi ông có muốn uống gì không, ông yêu cầu môt ly nước nóng. Chanh không ạ? Không, cảm ơn cháu, chỉ nước nóng thôi.

    Lại là Blanchot: “Nhưng tôi không còn có thể nói về nó”.

    Từ ngôi nhà: Một bản thông báo rằng cha mẹ tôi đã ly dị từ quận St. Clair ở bang Alabama. Chữ ký ở cuối trang: Ann. W. Love.

    Từ ngôi nhà: một cái đồng hồ đeo tay, vài cái áo len, một cái áo khoác, một cái đồng hồ báo thức, sáu cái vợt tennis, và một cái xe Buick hoen rỉ hiếm khi chạy. Một bộ đĩa, một cái bàn cà phê, ba hay bốn cái đèn. Một cái tượng Johnnie Walker lấy từ phòng uống rượu cho Daniel. Một album ảnh trống trơn, Đấy Là Đời Chúng Ta: Nhà Auster.

    Đầu tiên thì tôi nghĩ chuyện giữ mấy món đồ này thật dễ chịu, rằng chúng sẽ nhắc tôi về cha và giúp tôi nghĩ về ông khi tôi đi tiếp đời mình. Nhưng đồ vật, dường như, không chỉ là đồ vật. Tôi bắt đầu quen với chúng, tôi phải bắt đầu nghĩ đến chúng như là đồ của chính mình. Tôi xem giờ bằng đồng hồ của cha, tôi mặc áo len của cha, tôi lái chiếc xe của cha. Nhưng tất cả những điều ấy không có gì khác hơn một ảo tưởng về sự gần gũi. Tôi đã chiếm đoạt chúng. Cha tôi đã biến mất khỏi chúng, trở nên vô hình một lần nữa. Và sớm hay muộn thì chúng cũng hỏng, cũng vỡ thành từng mảnh, và bị vứt đi. Tôi không tin điều ấy sẽ có chút ý nghĩa gì đó.

    “...nó giữ lại điều tốt đẹp là chỉ kẻ nào làm việc thì mới có bánh mì, chỉ kẻ nào chịu đớn đau thì mới có thể an nghỉ, chỉ kẻ nào anh dũng đi xuống địa ngục

    mới cứu được người mình yêu, chỉ kẻ nào dám vung dao mối giết được Issac... Kẻ không làm việc sẽ phải ghi lại những gì đã viết về các trinh nữ Israel, kẻ sinh ra gió, nhưng chỉ kẻ sẵn lòng lao động mới sinh ra được chính cha mình.” (Soren Kierkegaard(6))

    (6) Soren Kierkegaard(1813-1855): nhà triết học, thi sĩ người Đan Mạch.

    Đã hơn hai giờ sáng. Một gạt tàn đầy ngập, một ly cà phê đã cạn, và hơi lạnh đầu xuân. Một tấm ảnh của Daniel trong thời điểm hiện tại, khi con đang nằm ngủ say trong chiếc cũi trên lầu. Để kết thúc chuyện này.

    Để tự hỏi con sẽ làm gì với mấy trang viết này khi con đủ lớn để đọc chúng.

    Và một tấm ảnh của cơ thể bé xíu ngọt ngào oai dũng, khi con đang nằm ngủ say trong chiếc cũi trên lầu. Để kết thúc chuyện này.


    Sách của ký ức

    “Khi kẻ chết nhỏ nước mắt, họ cũng bắt đầu hồi sinh,”

    Quạ nghiêm trang nói.

    “Tôi rất xin lỗi vì phải cãi lại người bạn và đồng nghiệp lừng danh của tôi,” Cứ đáo, “nhưng như tôi băn khoăn, tôi nghĩ khi kẻ chết nhỏ nước mắt, thì có nghĩa là họ không muốn chết.”

    Collodi, Cuộc phiêu lưu của Pinochio

    Anh trải tờ giấy trắng lên mặt bàn trước mặt và viết những từ ngữ này với cây bút của mình. Nó đã từng. Nó sẽ không bao giờ lại như thế nữa.

    Sau đó, cũng ngày hôm ấy, anh quay lại phòng mình. Anh tìm một xếp giấy và đặt chúng xuống cái bàn trước mặt. Anh viết cho đến khi lấp kín hết trang giấy bằng những từ ngữ. Sau đó, khi đọc qua những gì mình đã viết, anh thấy khó khăn khi giải mã những từ ngữ ấy. Những từ mà anh cố hiểu được dường như không nói lên điều mà anh nghĩ mình đã nói. Rồi anh đi ra ngoài ăn tối.

    Đêm đó, anh nói với bản thân rằng ngày mai là một ngày khác. Những từ ngữ mới lại láo xáo trong đầu anh, nhưng anh không viết chúng ra. Anh quyết định tự gọi mình là A. Anh bước tới bước lui giữa chiếc bàn và cửa sổ. Anh bật đài phát thanh lên rồi lại tắt nó đi. Anh hút một điếu thuốc.

    Rồi anh viết. Nó đã từng. Nó sẽ không bao giờ lại như thế nữa.

    Đêm Giáng Sinh 1979. Cuộc sống của anh dường như không còn neo ở thì hiện tại. Mỗi khi anh bật đài lên và nghe tin tức thế giới, anh lại thấy mình đang hình dung về những từ ngữ diễn tả lại điều đã xảy ra nhiều năm về trước. Thậm chí ngay cả khi anh đang đứng trong hiện tại, anh vẫn cảm thấy như mình đang nhìn về nó từ tương lai, và thứ hiện tại-như là-quá khứ này quá thiếu phù hợp đến nỗi những sự kiện kinh hoàng khác trong ngày, điều vốn thường làm anh bất bình, cũng trở thành chẳng đáng để ý, như thể giọng nói trong đài đang đọc một bài diễn sử về nền văn minh đã lụi tàn nào đó.

    Sau đó, khi đã có trí óc đã sáng sủa hơn, anh vẫn nhắc về tình trạng xúc cảm ấy là “nỗi hoài niệm về hiện tại”.

    Để theo sát sự diễn tả chi tiết của hệ thống ghi nhớ ký ức cổ điển, cần hoàn thành các bảng phân loại, biểu đồ, những hình biểu tượng. Chẳng hạn Raymond Lull hay Robert Fludd, chưa nói tới Giordano Bruno, chàng Nolan vĩ đại đã bị thiêu sống trong những năm 1600. Các địa điểm và hình ảnh với vai trò là chất xúc tác để nhớ tới các địa điểm và hình ảnh khác. Các thuật ghi nhớ. Để đi theo quan điểm Bruno nhấn mạnh là cấu trúc tư duy của loài người tương thích với cấu trúc tự nhiên. Và vì thế đi đến kết luận là tất cả mọi điều, theo một tiêu chí nào đó, đều nối kết với tất cả những thứ khác.

    Cùng lúc đó, như thể diễn ra song song với nhiều điều kể trên, một khảo cứu ngắn gọn về căn phòng. Chẳng hạn như hình ảnh của một người đàn ông đang ngồi một mình trong phòng. Như lời Pascal: “Mọi nỗi đau khổ của con người bắt nguồn từ một điều duy nhất: anh ta không thể ngồi yên lặng trong phòng mình.” Như trong câu: “anh viết Sách của Ký ức trong căn phòng này.”

    Sách của Ký ức.

    Cuốn Một.

    Giáng sinh năm 1979- Anh ở New York, cô đơn trong căn phòng nhỏ ở số 6 Phố Varick. Giống như nhiều tòa nhà ở quanh khu này, tòa nhà đó không được dùng vào việc gì khác ngoài mục đích làm văn phòng. Tàn dư của cuộc sống tại nơi này trước đấy vẫn còn ở khắp nơi quanh anh: hệ thống đường ống bí ẩn, trần nhà bằng thiếc bám đầy bồ hóng, bộ tản nhiệt nhả hơi phì phò. Mỗi khi mắt anh tình cờ dừng lại ở ô kính ố mờ trên cánh cửa, anh có thể đọc được những dòng chữ in to vụng về bị đảo ngược: R. M Pooley, Thợ sửa điện có chứng nhận. Mọi người chẳng bao giờ sống ở đó. Đó là một căn phòng dành cho máy móc, ông nhổ và mồ hôi.

    Anh không thể gọi đó là nhà, nhưng trong suốt chín tháng qua đó là tất cả những gì anh có. Một vài tá sách, một cái nệm trải trên sàn, một cái bàn, ba cái ghế, một cái bếp điện và một cái chậu đựng nước lạnh đã mòn. Nhà vệ sinh ở cuối hành lang, nhưng anh chỉ dùng đến nó khi cần đại tiện. Việc tiểu tiện anh làm luôn tại chỗ chậu rửa.

    Trong ba ngày qua thang máy ngừng hoạt động, và vì ở tận tầng trên cùng, anh thấy ngại phải đi ra ngoài.

    Chuyện phải leo đến mười lượt cầu thang khi quay trở về không khủng khiếp đến mức đó, nhưng anh thấy nản chí với việc làm mình kiệt sức với cả hành trình ấy chỉ để quay lại một chốn ảm đạm như vậy. Bằng cách ở lì trong căn phòng này nhiều ngày liên tục, anh thường có thể lấp đầy thời gian với dòng suy nghĩ, và cách ấy dường như cũng xóa tan đi cảm giác thê lương, hoặc ít nhất khiến anh không còn biết đến nó nữa. Mỗi lần ra ngoài, anh mang theo dòng suy nghĩ ấy cùng mình, và trong quãng thời gian anh vắng mặt, căn phòng lại xóa hết đi những nỗ lực để sưởi ấm nó của anh. Khi anh trở lại, anh lại bắt đầu quá trình ấy từ đầu, và chuyện ấy yêu cầu phải có lao động, lao động tinh thần thực sự. So với tình trạng cơ thể của anh sau lượt leo cầu thang (ngực phập phồng như ống bễ, chân cứng và nặng như thân cây), nỗ lực nội tại này với chừng đó sức lực phải mất nhiều thời gian hơn mới có thể bắt đầu. Trong thời gian chuyển tiếp, trong sự rỗng không giữa khoảnh khắc anh mở cánh cửa và khoảnh khắc anh bắt đầu xua đuổi đi sự trống rỗng, tâm trí anh đập vào một nỗi sợ hãi không lời. Như thể anh buộc phải quan sát chính mình tan biến, như thể, bằng cách bước qua ngưỡng cửa của căn phòng, anh đã đi vào một chiều không gian khác ngự trị trong một lỗ đen.

    Bên trên anh, những đám mây mờ bồng bềnh ngang qua ô cửa sổ lem luốc trên trần nhà, trôi

    khuất vào màn đêm Manhattan. Bên dưới anh, anh nghe thấy tiếng xe cộ hối hả xuôi về phía đường hầm Holland: những dòng xe hướng về nhà ở New Jersey trong đêm trước Giáng sinh. Căn phòng bên yên lặng. Anh em nhà Pomponio, những người đến đó mỗi sáng để hút xì gà và cần mẫn gọt những chữ cái dùng để quảng cáo bằng nhựa - một dịch vụ họ duy trì bằng cách làm việc mười hai đến mười bốn tiếng mỗi ngày - có thể đang ở nhà, chuẩn bị sẵn sàng để ăn một bữa tối ngày lễ. Thế là tốt nhất. Gần đấy, một trong số họ ngủ đêm tại cửa hàng, và tiếng ngáy của anh ta lúc nào cũng khiến A. mất ngủ. Người đàn ông đó ngủ ngay đối diện A., ở bên phía bên kia bức tường mỏng ngăn cách hai căn phòng, và hết giờ này sang giờ khác A. nằm trên giường, nhìn chằm chằm vào bóng đêm, cố gắng bắt nhịp suy nghĩ với dòng chảy miên man và tan dần của những giấc mơ sưng họng, rắc rối của người đàn ông. Tiếng ngáy dần dần vỡ ra, và ở cao trào của mỗi chu kỳ chúng trở nên rất dài, the thé, gần như là kích động, như thể, khi đêm xuống, bộ phận phát ra tiếng ngáy phải bắt chước tiếng ồn của cỗ máy đã giữ lấy anh ta lúc ban ngày. Được một lần A. có thể trông mong vào một giấc ngủ yên ả, không bị gián đoạn. Thậm chí cả sự xuất hiện của ông già Santa cũng không làm phiền anh.

    Ngày đông chí: thời điểm u tối nhất trong năm. Ngay khi thức dậy vào buổi sáng, anh đã cảm thấy ngày đang trôi tuột khỏi mình. Không có ánh sáng nào để anh ngoạm vào, không có cảm giác nào

    về thời gian biểu hiện ra. Thay vào đó, là cảm giác về các cánh cửa bị đóng chặt, hoặc khóa đã bị đổi chiều. Đó là một mùa đóng kín, một khoảnh khắc dài của việc tự nhốt mình. Thế giới bên ngoài, thế giới hữu hình của vật chất và các cơ thể, cũng chẳng có ý nghĩa gì hơn sự chuyển động của tâm trí anh. Anh cảm thấy mình trôi trượt qua các sự kiện, lãng đãng bay như một bóng ma xung quanh sự tồn tại của chính anh, như thể anh sống lảng vảng đâu đó gần bản thân mình - không hẳn ở là ở đấy, nhưng cũng không hẳn là ở bất kỳ nơi nào khác. A. có cảm giác đã bị nhốt lại, và cùng lúc cũng có thể bước xuyên qua những bức tường kia. Anh ghi lại đâu đó giữa ranh giới của những ý nghĩ: bóng tối trong những mảnh xương; ghi chép lại những thứ này.

    Trong ngày, hơi nóng tỏa ra từ các lò sưởi đạt mức cao nhất. Thậm chí cả lúc này, giữa lúc mùa đông lạnh nhất, anh vẫn phải mở tung các ô cửa sổ. Tuy nhiên vào đêm thì chẳng có tí hơi ấm nào cả. Anh mặc nguyên đồ đi ngủ, với hai hoặc ba chiếc áo len, cuộn chặt mình trong một chiếc túi ngủ. Trong suốt cuối tuần, cả ngày cả đêm đều chẳng có chút hơi ấm nào, và gần đấy cũng đã có những lúc anh ngồi ở bàn, cố gắng viết mà không còn cảm giác về chiếc bút trong tay nữa. Bản thân việc thiếu thoải mái ấy không làm anh phiền lòng. Nhưng nó có khả năng làm anh mất cân bằng, đẩy anh vào trạng thái liên tục quan sát nội tâm của mình. Bất chấp việc vẻ ngoài của mình, căn phòng không phải là nơi trốn tránh khỏi thế giới. Chẳng có gì ở đấy chào đón anh, không có lời hứa hẹn về ngày lễ

    sinh dưỡng nào kéo anh vào sự lãng quên. Bốn bức tường này chỉ giữ kín những dấu hiệu của sự ồn ã bên trong anh, và để có thể tìm thấy chút bình yên giữa những thứ vây quanh ấy, anh phải đào sâu và sâu hơn vào bản thân mình. Nhưng anh càng đào sâu, thì càng còn ít thứ để đào thêm. Chuyện đó dường như không thể chối cãi. Sớm hay muộn, anh sẽ khai thác kiệt cùng bản thân.

    Khi đêm xuống, điện năng giảm xuống còn một nửa, rồi lại tăng lên, rồi lại xuống, chẳng vì lý do gì cả. Cứ như thể bóng đèn bị điều khiển bởi một vị thần linh nghịch ngợm nào đó. Công ty Con Edison chẳng có tài liệu gì về nơi này, và chưa từng có ai phải trả tiền điện. Cùng lúc đó, công ty điện thoại cũng phủ nhận việc biết tới sự tồn tại của A.. Chiếc điện thoại đã ở đấy suốt chín tháng, hoạt động trơn tru, nhưng anh chưa từng nhận được một tờ hóa đơn nào. Khi anh gọi tới để chấn chỉnh lại vấn đề, họ khăng khăng rằng họ chưa từng nghe thấy tên anh. Bằng cách nào đó, anh đã thoát được sự kiểm soát của những chiếc máy tính, và không có một cuộc gọi nào của anh được ghi lại. Tên anh không có trong sổ sách. Nếu thích, anh có thể dùng những khoảng thời gian rỗi rãi để gọi tới những nơi xa xôi. Nhưng trên thực tế thì anh chẳng muốn nói chuyện với ai. Không phải ở California, không phải ở Paris, không phải ở Trung Quốc. Thế giới đã co lại thành kích cỡ của một căn phòng đối với anh, và khi nào nó còn bắt anh phải hiểu về nó, anh phải ở lại nơi mình đang ở. Và nếu anh không tìm được nơi ở này, việc nghĩ tới việc tìm đến một nơi khác thật là ngớ ngẩn.

    Cuộc sống bên trong một con cá voi. Lời chú giải vềJonah, và là điều từ chối nói ra thành lời. Văn bản song hành: Gepetto trong bụng của con cá mập (cá voi trong bản của Disney), và chuyện Pinocchio đã cứu ông như thế nào. Người ta có phải lặn xuống biển và cứu lấy cha mình để trở thành cậu bé thực sự?

    Lời phát biểu khởi nguyên của những chủ đề này. Những diễn giải khác nằm phía sau.

    Rồi con tàu chìm. Crusoe trên hoang đảo. “Cậu trai ấy có thể đã hạnh phúc nếu chịu ở nhà, nhưng nếu anh lên đường ra khơi anh sẽ trở thành kẻ khốn khổ bí ẩn nhất từng được sinh ra.” Sự ý thức về cô độc. Hoặc trong câu của George Oppen: “vụ đắm tàu của một cá thể.”

    Cảnh tượng về những con sóng vây quanh, mặt nước cũng vô tận như không trung, và con quái vật đuổi phía sau. “Tôi bị tách rời khỏi nhân loại, là kẻ lưu đày, người bị tống cổ khỏi xã hội loài người.”

    Và Thứ Sáu? Không, chưa đến đoạn ấy. Không có Thứ Sáu, ít nhất là không phải ở đấy. Tất cả mọi thứ xảy ra trước khoảnh khắc ấy. Hoặc nếu không thì: những con sóng đã xóa tan mọi dấu chân.

    Bình luận đầu tiên về quy luật của tình cờ.

    Chuyện bắt đầu như thế này đấy. Người bạn nọ kể cho anh nghe một câu chuyện. Nhiều năm đã trôi qua, và rồi anh lại thấy mình suy nghĩ về câu chuyện

    ấy. Mọi thứ không khởi phát với câu chuyện ấy. Thay vào đó, trong việc nhớ lại nó, anh bắt đầu nhận thức rằng điều gì đó đang xảy ra với mình. Vì câu chuyện đã không hiện đến với anh trừ phi có bất cứ thứ gì gợi lại những ký ức của nó không sẵn bắt nó phải cảm nhận thấy. Anh không hề biết mình đã đào xuống mảnh đất của những ký ức cơ hồ đã biến mất, và hiện giờ một điều gì đó đã trồi lên, anh thậm chí không thể đoán bao lâu thì cuộc khai quật này mới chấm dứt.

    Trong quãng thời gian chiến tranh, cha M. đã trốn khỏi quận Nazi suốt nhiều tháng trong một căn phòng gọi là chambre de bonnetại PariS. Cuối cùng, ông đồng ý bỏ trốn, tìm cách đến được nước Mỹ, và bắt đầu một cuộc đời mới. Nhiều năm trôi qua, hơn hai mươi năm, M. được sinh ra, lớn lên, và giờ đã tới học tập tại PariS. Một lần, anh phải mất nhiều tuần khó khăn để tìm nơi ở. Ngay khi anh sắp bỏ cuộc trong vô vọng, anh tìm thấy một chambre de bonne. Ngay lập tức sau khi chuyển vào, anh viết một lá thư cho cha để báo tin vui. Một tuần sau anh nhận được thư trả lời: địa chỉ của con, cha M. viết, chính là tòa nhà mà cha đã trốn trong thời gian chiến tranh. Sau đó ông tiếp tục miêu tả chi tiết căn phòng. Hóa ra đó chính là căn phòng mà con trai ông đã thuê.

    Vì thế, chuyện bắt đầu với căn phòng này. Và rồi chuyện bắt đầu với căn phòng ấy. Và hơn tất cả ở đó có một người cha, có một đứa con trai, và có chiến tranh. Để nói về nỗi sợ hãi, và để nhớ rằng người đàn ông đã trốn trong căn phòngnhỏ là một người Do Thái. Cũng để ghi lại: thành phố đó là Paris, là nơi A. vừa mới từ đó quay về (ngày mười lăm tháng Mười Hai), và trong suốt cả một năm trời anh từng sống ở một chambre de bonnetại Paris — nơi anh viết cuốn thơ đầu tiên, và nơi cha anh, trong chuyến đi tới châu Âu, đã từng tới thăm anh. Để nhớ về cái chết của cha. Và hơn tất cả, để hiểu điều quan trọng nhất — rằng câu chuyện của M. chẳng có ý nghĩa gì cả.

    Dù sao đi nữa, đó là nơi mọi chuyện bắt đầu. Từ ngữ đầu tiên xuất hiện vào khoảnh khắc không có gì còn có thể giải thích, một khoảnh khắc bất chợt của trải nghiệm thách thức mọi cảm giác. Để lùi bước và chẳng nói gì nữa. Hoặc mặt khác, để nói với bản thân mình: đấy là điều đã theo đuổi ta. Và rồi nhận ra, gần như cũng đúng trong nhịp thở ấy, đấy chính là điều ta theo đuổi.

    Anh trải tờ giấy trắng lên bàn trước mặt và viết những từ ngữ này với cây bút của mình. Lời đề từ có thể có cho Sách của Ký ức.

    Rồi anh mở ra một cuốn sách của Wallace Stevens (Opus Posthumous)và viết lại câu sau.

    “Trong sự tồn tại của hiện thực diệu kỳ, ý thức chiếm chỗ của trí tưởng tượng.”

    Sau đó, cùng ngày, anh viết liên từ tì trong vòng ba hay bốn tiếng. Rồi khi đọc lại những gì mình đã viết, anh chỉ thấy một đoạn viết là có chút thú vị.

    Cho dù anh không biết chắc đoạn ấy dùng để làm gì, anh quyết định sẽ sử dụng để tham khảo trong tương lai, và chép lại nó vào một cuốn sổ tay có dòng kẻ.

    Khi người cha qua đời, anh viết, người con trai trở thành cha của chính con trai mình. Anh nhìn vào con trai và thấy bản thân mình trong gương mặt của cậu bé. Anh tưởng tượng về điều cậu bé thấy khi nhìn vào anh và thấy mình biến thành cha của mình trước đấy. Không hiểu tại sao, anh thấy xúc động vì điều ấy. Không chỉ hình ảnh của cậu bé làm anh xúc động, thậm chí cũng không phải việc hình dung ra rằng mình đang đứng trong vị thế của cha mình, mà là điều anh thấy trong cậu bé từ quá khứ đã biến mất của mình. Đó là nỗi hoài niệm về phần đời riêng mà anh cảm nhận, có thể, ký ức của thời thơ ấu với tư cách là đứa con trai của cha mình. Không hiểu tại sao, anh thấy mình run lên vào khoảnh khắc ấy vì cả hạnh phúc và buồn đau, nếu điều ấy có thể xảy ra, như thể anh vừa tiến lên trước vừa lùi lại sau, bước tới tương lai và lùi vào quá khứ. Và rồi có những lúc, thường xuyên có những lúc, khi những cảm giác ấy quá mạnh khiến cuộc đời anh như không còn cư ngụ trong hiện tại.

    Ký ức về một địa điểm, ví dụ như một tòa nhà, một dãy cột, mái đua, mái cổng. Cơ thể bên trong một tâm trí, như thể chúng ta đang bước dạo quanh đó, đi từ nơi này sang nơi kế tiếp, và âm thanh của chân khi ta bước, đi từ nơi này sang nơi kế tiếp.


    “Người ta vì thế"phải chiếm hữu cơ số địa điểm,” Cicero viết, “nơi có đèn chiếu sáng tốt, được sắp xếp gọn gàng sáng sủa, chừa ra các khoảng trống vừa phải; và những hình ảnh sống động, được định nghĩa sắc sảo, bất thường, lẫn thứ có sức mạnh đụng độ và xuyên thấu linh hồn một cách mau chóng... Với một địa điểm quá giống những chiếc bàn sáp hay giấy cói, hình ảnh giống như chữ nghĩa, và sự sắp xếp cũng như tháo dỡ các hình ảnh cũng giống như kịch bản, và nói cũng như đọc.”

    Anh trở về từ Paris cách đấy mười ngày. Anh phải đến đó vì công việc, và đó là chuyến đi nước ngoài đầu tiên trong vòng hơn năm năm nay. Việc di chuyển, những cuộc nói chuyện liên miên, những trận uống túy lúy với bạn bè cũ, sự xa cách với cậu con trai nhỏ, cuối cùng đã khiến anh tơi tả. Còn một vài ngày rỗi rãi vào cuối chuyên đi, anh quyết định tới Amsterdam, một thành phố anh chưa từng đến. Anh nghĩ: những bức họa. Nhưng một khi đã tới đó, điều mà anh không hề lên kế hoạch thực hiện lại khiến cho anh ấn tượng nhất. Không vì lý do cụ thể nào (đờ đẫn nhìn qua một cuốn sách hướng dẫn anh thấy trong phòng khách sạn), anh quyết định tới ngôi nhà của Anne Frank, giờ đã được bảo quản như một bảo tàng. Đó là một buổi sáng Chủ Nhật, trời xám vì mưa, và những con phố dọc các bờ kênh vắng tanh. Anh bước lên chiếc cầu thang dốc và hẹp bên trong ngôi nhà và bước vào chái nhà bí mật. Khi anh đứng trong căn phòng của Anne Frank,

    căn phòng nơi cuốn nhật ký đã được viết ra, giờ đấy trống trơn, với những tấm ảnh đã bạc màu của những ngôi sao Hollywoodcô sưu tập vẫn còn dán trên tường, anh đột nhiên thấy mình đang khóc. Không phải khóc nức nở, vốn có thể để phản ứng với một nỗi đau đớn sâu thẳm bên trong, mà là khóc trong im lặng, nước mắt chảy dọc xuống má, như thể chỉ thuần túy đáp lại với thế giới. Vào khoảnh khắc ấy, anh sau này nhận ra, rằng cuốn Sách của Ký ức đã bắt đầu. Như trong câu sau: “cô viết nhật ký của mình trong căn phòng này.”

    Từ cửa sổ căn phòng ấy, đối diện với sân sau, bạn có thể nhìn thấy cửa sổ phía sau ngôi nhà mà Descartes từng sống. Giờ có những đứa trẻ đang chơi xích đu trong sân, đồ chơi vương vãi trong đám cỏ, những bống hoa xinh đẹp bé xíu. Khi anh nhìn ra ngoài cửa sổ ngày hôm ấy, anh tự hỏi liệu những đứa trẻ có đám đồ chơi ấy có biết chút ít gì về những điều đã từng xảy ra ba mươi lăm năm trước ở nơi mà anh đang đứng. Và nếu chúng biết, thì việc lớn lên trong bóng đổ của căn phòng Anne Frank sẽ như thế nào.

    Nhắc lại lời Pascal: “Tất cả sự bất hạnh của loài người khởi đầu từ một điều duy nhất: anh ta không có khả năng giữ im lặng trong căn phòng của mình.” Vào đúng lúc đó những lời ấy bước vào Pensées, Descartes viết cho một người bạn tại Paris trong căn phòng của mình thuộc tòa nhà Amsterdam. “Liệu có đất nước nào,” ông hỏi đầy hoa mỹ, “mà ở đó người ta có thể tận hưởng tự do một cách sung sướng như ở đấy?” Tất cả mọi điều, theo một lối nào đó, có thể được coi như sự chú giải của tất cả những điều khác.

    Để tưởng tượng rằng Anne Frank, chẳng hạn thế, nếu cô tiếp tục sống sớt qua chiến tranh, đọc Meditationscủa Descartes khi đang là một sinh viên đại học tại Amsterdam. Để tưởng tượng sự cô độc quá khắc nghiệt, không thể nguôi ngoai, tới mức người ta có thể ngừng thở trong suốt nhiều năm.

    Anh chú ý thấy, với một sự thích thú nhất định, rằng sinh nhật của Anne Frank trùng với sinh nhật con trai anh. Mười hai tháng Sáu. Dưới chòm sao Song tử. Hình ảnh của một cặp song sinh. Một thế giới mà tất cả mọi thứ đều sinh đôi, thế giới mà một điều luôn xảy ra hai lần.

    Ký ức: chốn không gian mà một điều nào đó được xảy ra thêm lần thứ hai.

    Sách của ký ức. Cuốn Hai.

    Chúc thư cuối cùng cùng Israel Lichtenstein. Warsaw; 31 tháng Bảy, 1942.

    “Với lòng nhiệt thành và say mê tôi đã lao mình vào công việc để giúp tập hợp lại các tài liệu lưu trữ. Tôi đã được tin cậy để trở thành người bảo hộ. Tôi giấu những tài liệu ấy. Ngoài tôi ra, không ai biết về chúng. Tôi chỉ hé lộ với Hersh Wasser bạn tôi, cũng là cố vấn của tôi... Chúng được giấu kỹ. Cầu Chúa cho chúng được bảo quản tốt. Đấy chính là những tài liệu lưu trữ hoàn thiện nhất, tốt nhất mà chúng tôi có được trong hoàn cảnh hiện tại kinh hoàng này... Tôi biết rằng chúng ta không chịu đựng được mãi mãi.


    Sống sớt và tiếp tục tồn tại sau những vụ giết người và thảm sát ấy là điều không thể. Vì thế tôi viết chúc thư này. Có thể tôi chẳng có gì đáng để được nhớ đến, nhưng chỉ vì nỗ lực làm việc trong Cộng đồng Oneg Shabbat của tôi, và vì phải đối mặt với nguy hiểm khi tôi là kẻ giấu toàn bộ các tài liệu. Đó là một điều nho nhỏ đáng để tôi đứng ra. Tôi mạo hiểm cả tính mạng của người vợ thân yêu Gele Seckstein và vật báu của tôi, cô con gái nhỏ, Margalit... Tôi không muốn bất cứ sự biết ơn nào, bất cứ tượng đài nào, bất cứ lời ca ngợi nào. Tôi chỉ muốn được nhớ đến. Gele Seckstein, nghệ sĩ, cả tá tác phẩm, tài năng, không thể nào xoay xở được một cuộc triển lãm, không khoe ra với cộng đồng. Trong suốt ba năm chiến tranh làm việc với bọn trẻ với tư cách một nhà giáo dục, giáo viên, làm các đạo cụ cho sân khâu, trang phục biểu diễn cho các tác phẩm của bọn trẻ, nhận giải thưởng. Giờ cùng với tôi, chúng tôi chuẩn bị nhận cái chết... Tôi muốn con gái nhỏ của tôi được nhớ đến, Margalit, giờ được 20 tháng tuổi. Đã nói thạo tiếng Do Thái, chỉ nói tiếng Do Thái thuần túy. Đã bắt đầu nói tiếng Do Thái rất rõ từ lúc 9 tháng tuổi, về trí thông minh thì con xếp ngang hàng với các bé 3, 4 tuổi. Tôi không muốn khoác lác về con. Người chứng kiến điều này, nói với tôi về điều này là một giáo viên tại trường học ở số 68 Nowolipki... Tôi không thấy xớt xa về đời mình hay đời vợ mình. Nhưng tôi thấy xớt xa cho đời cô gái nhỏ tài năng ấy. Con cũng xứng đáng được nhớ đến...

    Có thể chúng tôi là người chuộc tội cho toàn bộ người DoThái khắp thế giới. Tôi tin vào sự sống sớt của dân tộc chúng tôi. Người Do Thái sẽ không bị tuyệt diệt. Chúng tôi, người Do Thái ở Ba Lan, Czechoslovakia, Lithuania, Latvia, là những nguòi phải gánh chịu nỗi khổ cho toàn bộ dân Israel ở những vùng đất khác.”

    Đứng nhìn và quan sát. Ngồi xuống. Nằm trên giường. Đi bộ trên phố. Ăn các bữa tại Square Diner, một mìnhtrong một cái quán, báo chí trải trên cái bàn trước mặt. Bóc thư từ. Viết giấy tờ. Đứng và quan sát. Đi bộ xuyên các con phố. Nghe được từ một người bạn gốc Anh, T., rằng gia đình của hai người đều xuất thân từ một thành phố (Stanislav) ở Đông Âu. Trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, nó vẫn là một phần của đế chế Áo-Hung; giữa các cuộc chiến tranh nó là một phần của Ba Lan; và giờ, từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai, là một phần của Liên bang Xô-viết(7).

    (7) Stanislav: hiện nay đã được đổi tên là Ivano-Frankivsh, thuộc Ukraine.

    Trong lá thư đầu tiên từ T. thì có một vài bằng chứng cho thấy họ rốt cuộc là họ hàng. Tuy nhiên, lá thư thứ hai cho thấy một sự xác nhận rõ ràng hơn. T. biết được từ một bà dì cao tuổi là hồi ở Stanislav gia đình T. tương đối giàu có; gia đình A., ngược lại (và chuyện này khớp với mọi thứ anh từng biết), khá nghèo. Chuyện là một trong số các họ hàng của A. (một ông chú hay ông anh họ hay đại khái vậy) đã từng sống tại một ngôi nhà gỗ nhỏ trên đất gia đình T.. Ông ta đem lòng yêu cô tiểu thư của

    nhà chủ, ngỏ lời cầu hôn, và bị từ chối. Từ đó ông rời khỏi Stanislav vĩnh viễn.

    Điều đặc biệt thú vị mà A. tìm được trong câu chuyện ấy là tên của người đàn ông ấy giống hệt như tên con trai mình.

    Vài tuần sau đó, anh đọc hết toàn bộ mục sau trong Từ điển bách khoa Do Thái:

    AUSTER, DANIEL (1893-1962). Luật sư người Israel và thị trưởng vùng Jerusalem. Ông Auster, sinh ra tại Stanislav (thời đó là Tây Galicia), học luật tại Vienna, tốt nghiệp năm 1914, và chuyển tới Palestine. Trong chiến tranh thế giới thứ Nhất, ông phục vụ tại tổng hành dinh của lực lượng viễn chinh ở Damascus, nơi ông hỗ trợ Arthur Ruppin trong việc gửi các gói trợ giúp tài chính từ Constantinople tới ngườiyishuv(8) đói khổ. Sau chiến tranh, ông thành lập một văn phòng luật tại Jerusalem, đại diện cho rất nhiều nhân vật Do Thái Ả-rập, và làm việc với tư cách thư ký cho Bộ Pháp Luật của Hội ủy thác Do Thái Phục Quốc(9) (1919, 20). Năm 1934, ông Auster đã được bầu làm hội viên hội đồng Jerusalem; và từ năm 1936— 38 và 1944-45 ông giữ quyền thị trưởng. Ông Auster đại diện cho vụ người Do Thái chống lại việc quốc tế hóa Jerusalem diễn ra trước thời Liên Hợp Quốc năm 1947-48.

    (8) Yishuv: từ chỉ dân Do Thái sống ở Palestine.

    (9) Zionist Commisson: Một tổ chức thuộc Hội Do Thái Phục Quốc tại Anh thành lập, mục đích là đưa người Anh sang Palestine nghiên cứu về tình hình nơi đấy và đưa ra các lời khuyên cho chính phủ Anh.

    Năm 1948, ông Auster (người đại diện cho đảng Tiến Bộ) đã được bầu làm thị trưởng của Jerusalem, người đầu tiên giữ chức vụ ấy tại Israel độc lập. Ông Auster tại vị cho đến năm 1951. Ông cũng là một thành viên của Hội đồng Lâm thời tại Israel năm 1948. Ông lãnh đạo Hội liên hiệp Hợp quốc Israel từ lúc nó bắt đầu đến khi ông qua đời.”

    Trong suốt ba ngày tại Amsterdam, anh bị lạc lối. Quy hoạch của thành phố tạo theo hình tròn (một loạt các vòng tròn đồng tâm, bị cắt đôi bởi những con kênh, một chuỗi các cây cầu bé xíu xếp song song, cái này lại nối với cái kia, rồi cái kia, như thể dài đến bất tận), và bạn không thể cứ thế đơn giản “đi theo” các con phố như bạn vẫn làm ở các thành phố khác. Để tới nơi nào đó thì bạn cần biết trước nơi mình định đến. A. không làm vậy, vì anh là một khách lạ, và hơn nữa anh thấy bản thân từ chối một cách kỳ quặc việc kiếm lấy một tấm bản đồ. Trong ba ngày ấy trời mưa, và trong suốt ba ngày ấy anh cứ thế đi bộ thành vòng tròn. Anh nhận ra rằng nếu so sánh với New York (hay New Amsterdam, như anh vẫn hứng khởi nói bản thân sau khi quay lại), Amsterdam là một chốn bé xíu, và người ta có thể nhớ hết tên các con phố ở đấy trong mười ngày. Và nữa, thậm chí nếu anh đi lạc, thì chẳng phải anh vẫn có thể hỏi đường từ các khách bộ hành sao? Về mặt lý thuyết thì có thể, nhưng trên thực tế anh không thể nào làm được việc ấy. Không phải vì anh ngại ngùng trước người lạ, cũng không phải anh không thể nói được.

    Chính xác hơn, anh cảm thấy ngại phải nói tiếng Anh với người Hà Lan. ỞAmsterdamgần như ai cũng nói tiếng Anh làu làu. Sự dễ dàng trong giao tiếp, tuy nhiên, lại khiến anh thất vọng, như thể việc ấy bằng cách nào đó đã cướp mảnh đất này khỏi sự xa lạ. Không phải anh đi tìm sự lạ lùng mới mẻ, nhưng sự thể như thành phố không còn là chính nó nữa — như thể người Hà Lan, bằng cách nói tiếng Anh, đã phủ nhận đặc tính Hà Lan trong họ. Nếu anh có thể chắc chắn rằng không ai hiểu mình, anh không ngần ngại chạy tới một người lạ và nói tiếng Anh, trong một nỗ lực hài hước để người ta hiểu ý mình: với từ ngữ, cử chỉ, nét mặt... Và vì như thế, anh không muốn phá hoại tính chất Hà Lan của người Hà Lan, cho dù bản thân họ từ lâu đã cho phép kẻ khác phá hoại. Vì thế anh không nói gì cả. Anh lang thang. Anh đi bộ lòng vòng. Anh cho phép bản thân mình đi lạc. Về sau anh phát hiện ra, đôi khi, anh chỉ cách nơi mình muốn đến có vài bước, nhưng không biết rẽ lối nào, rồi lại đi sai hướng, nên cứ thế tự lôi mình đi xa hơn, xa hơn khỏi nơi anh nghĩ là mình đang đến. Anh chợt thấy là có thể anh đang lang thang quanh vòng tròn của địa ngục, rằng thành phố này đã được thiết kế theo nguyên mẫu của âm phủ, dựa theo vài hình ảnh đại diện cổ điển của nơi này. Rồi anh nhớ rằng nhiều biểu đồ khác nhau về địa ngục đã được các tác giả thời thế kỷ mười sáu dùngtrong hệ thống ghi nhớ về chủ đề này. (Chẳng hạn như Cosmas Rossellius, trong cuốn Thesaurus Artificiosae, Venice, 1579). Và nếu Amsterdam là địa ngục, và nếu

    địa ngục là ký ức, thì anh nhận ra rằng có thể việc đi lạc của mình cũng có vài mục đích. Dứt ra khỏi tất cả những điều vốn quen thuộc với anh, không thể nào khám phá ra một chút gì gợi nhớ, anh thấy những bước chân mình, bằng việc chẳng đưa anh đi tới đâu, chẳng đưa anh đến đâu khác ngoài chính mình. Anh lang thang trong thế giới nội tại, và anh đi lạc. Không hề làm anh khó chịu, trạng thái đi lạc này trở thành nguồn vui, niềm hứng khởi. Anh hít nó sâu tới tận xương tủy. Như thể trên đà tiến tới nguồn kiến thức đã bị chôn giấu trước kia, anh hít sâu tới tận xương tủy và bảo với mình, gần như là đắc thắng: mình bị lạc.

    Cuộc sống của anh dường như không còn neo đậu trong hiện tại. Mỗi lần thấy một đứa trẻ, anh lại cố tưởng tượng nó sẽ trông như thế nào khi đã lớn. Mỗi lần thấy một cụ già, anh lại cố tưởng tượng xem người đó trông như thế nào khi còn là một đứa trẻ.

    Chuyện ấy luôn tồi tệ nhất với phụ nữ, đặc biệt là khi người phụ nữ ấy trẻ và xinh đẹp. Anh không thể ngăn mình nhìn xuyên qua lớp da trên mặt cô ta và tưởng tượng những mảnh xương vô hình đằng sau nó. Và khuôn mặt càng xinh đẹp, thì mong muốn tìm kiếm trong nó những dấu hiệu tuổi già đang xâm lăng của anh càng mãnh liệt: những nếp nhăn mới chớm, nhưng cái cằm thế nào-cũng- chảy xệ, những ánh nhìn đờ đẫn đầy thất vọng trong mắt. Anh muốn đặt một khuôn mặt này lên khuôn mặt khác:

    người phụ nữ này ở độ tuổi bốn mươi; người phụ nữ này ở độ tuổi sáu mươi; người phụ nữ này ở độ tuổi tám mươi; như thể, thậm chí khi đang đứng trong hiện tại, anh cảm thấy mình buộc phải săn đuổi tương lai, lần theo cái chết đang sống trong mỗi con người.

    Một thời gian sau, anh đọc được những suy nghĩ tương tự trong một lá thư của Flaubert gửi tới Louise Colet (tháng Tám, 1846) và kinh ngạc vì sự giống nhau: "... Tôi luôn cảm nhận được tương lai và phản đề của tất cả mọi điều luôn hiện ra trước mắt tôi. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một đứa trẻ mà không nghĩ về chuyện nó lớn lên, hay nhìn một cái nôi mà không nghĩ tới nấm mồ. Hình ảnh một phụ nữ khỏa thân làm tôi nghĩ đến bộ xương của cô ta.”

    Đi bộ dọc qua các hành lang của bệnh viện và nghe tiếng người đàn ông đang bị cắt bỏ chân gào la thảm thiết: Đau quá, đau quá. Mùa hè năm ấy (1979), mỗi ngày dài hơn cả tháng, đi xuyên thành phố tới bệnh viện ấy, hơi nóng không thể chịu đựng nổi. Giúp ông ngoại lắp răng giả. Cạo mặt cho ông cụ với chiếc máy cạo chạy điện. Đọc cho ông nghe điểm tin các trận đấu bóng chày từ tờ NewYork Post.

    Lời phát biểu ban đầu của những chủ đề này. Những đoạn bổ sung nối sau.

    Lời bình luận thứ hai về bản chất của cơ hội.

    Anh nhớ mình đã cúp học trong một ngày tháng tư mưa phùn năm 1962 cùng cậu bạn D. và tới sân vận động Polo Grounds để xem trận đấu đầu tiên của đội New York MetS. Sân vận động gần như trống trơn (người tới chỉ khoảng tám chín nghìn), đội Mets thảm bại trước đội Pittsburgh PirateS. Hai người bạn ngồi kế một cậu bé đến từ Harlem, và A. vẫn nhớ cảm giác thoải mái dễ chịu của cuộc trò chuyện giữa ba người họ suốt thời gian diễn ra trận đấu.

    Anh quay lại Polo Grounds chỉ một lần vào mùa ấy, và đó là một trận đấu đôi(10) dành cho ngày lễ (ngày Tưởng niệm: Ngày của ký ức, ngày của cái chết) của đội Dodgers, hơn năm mươi nghìn người đứng dậy để xem, mặt trời chói lọi, và một buổi chiều của những sự kiện điên rồ trên sân đấu: ba trận liên tiếp, chạy chốt với bóng trong sân, hai lần cướp bóng.

    (10) Nguyên văn “double header”: trận đấu bao gồm hai lượt đấu của cùng hai đội bóng chày trước cùng một lượt khán giả.

    Anh đi với cùng một người bạn ngày hôm ấy, và họ ngồi trong một góc xa tít của sân vận động, không giống như chỗ ngồi tốt mà họ đã xoay xở lẻn vào được ở trận trước. Có một lúc họ rời khỏi chỗ ngồi đi ra chỗ quầy bánh mì kẹp, và ở đó, chỉ cách vài bậc bê-tông lại chính là cậu bé họ từng gặp hồi tháng Tư, lần này ngồi cạnh mẹ. Họ đều nhận ra nhau và chào hỏi thân mật, ai cũng kinh ngạc trước sự gặp lại tình cờ ấy. Và đừng nhầm lẫn: sự lạ lùng của việc gặp gỡ ấy là vô cùng lớn. Giống như hai người bạn, A. và D., cậu bé giờ đang ngồi với mẹ chưa từng đến xem một trận đấu nào từ hồi tháng Tư.


    Ký ức là căn phòng, là cơ thể, là xương cốt, như bộ xương đóng khung căn phòng mà ở đó cơ thể trú ngụ. Như một hình ảnh: “Người đàn ông ngồi một mình trong phòng.”

    “Sức mạnh của ký ức thật là phi thưồng,” Saint Augustine quan sát được. “Đấy là một chốn linh thiêng mênh mông, không thể đo đếm nổi. Ai có thể dò hết được chiều sâu của nó? Và đó cũng là chốn cất giữ linh hồn tôi. Cho dù đó là một phần của bản thể tôi, tôi không thể hiểu được toàn bộ bản thân mình. Vậy nên, điều này có nghĩa là trí óc quá hẹp để có thể chứa đựng nó hoàn toàn. Nhưng đâu là phần của nó mà chính nó không lưu giữ? Liệu phần ấy có nằm đâu đó bên ngoài chứ không phải bên trong nó? Vậy thì, sao đó có thể là một phần của nó, nếu phần ấy không được chứa đựng trong nó?”

    Sách của ký ức. Cuốn Ba.

    Chuyện xảy ra ở Paris, năm 1965, trải nghiệm đầu tiên của anh về những khả năng vô hạn trong không gian hữu hạn. Qua cơ hội gặp gỡ một người lạ mặt trong một tiệm cà phê, anh được giới thiệu với S.. A. chỉ mới mười tám tuổi vào thời điểm ấy, đang nghỉ mùa hè giữa trung học và đại học, và anh chưa bao giờ đến Paris trước đó. Đấy là những ký ức đầu tiên của anh về thành phố ấy, nơi anh trải qua một phần lớn cuộc đời sau này, và họ dính chặt không thoát ra nổi với ý tưởng về một căn phòng.

    Place Pinel nằm trong quận nội thị thứ mười ba, nơi S. sinh sống, giữa những người thuộc tầng lớp lao động,và thậm chí là chôn lưu lại những dấu ấn cuối cùng của Parisxưa — Parismà ta vẫn nói đến nhưng không còn tồn tại ở đó nữa. S. sống trong một không gian nhỏ đến mức thoạt đầu nó như muôn chống lại bạn, ngăn cản việc bị bước vào. Sự xuất hiện của một người cũng làm căn phòng chật chội, hai người thì sẽ làm nó nghẹt luôn. Chuyện di chuyển trong nó mà cơ thể bạn không va phải những chiều kích nhỏ nhất, tâm trí bạn không va phải những điểm cực kỳ nhỏ nhoi mà nó chứa đựng là điều không thể. Chỉ khi nào bắt đầu thở được thì bạn mới cảm thấy căn phòng nở rộng ra, và để tâm trí bạn khám phá những khoảng với quá xa, không thể dò được của không gian ấy. Khi đã có toàn bộ vũ trụ trong căn phòng ấy, một hệ không gian thu nhỏ chứa đựng tất cả những gì mênh mông nhất, xa xôi nhất, không được biết đến nhất. Đó là một cái đền, không lớn hơn cơ thể con người là mấy, nhưng trong nghĩa tụng ca thì nó có ý nghĩa cao hơn cơ thể: sự hiện diện cho thế giới nội tại của một con người, thậm chí đến từng chi tiết nhỏ nhất. S. thực sự đã tập hợp quanh mình những thứ có bên trong ông. Căn phòng ông sống là không gian đáng mơ ước, và các bức tường của nó giống như làn da của một cơ thể thứ hai ôm quanh anh, như thể cơ thể chính anh đã được chuyển hóa trở thành trí óc, một thứ khí cụ của thứ suy nghĩ tinh khiết nhất. Đó là dạ con, là bụng của con cá voi, chốn khởi nguyên của trí tưởng tượng. Bằng cách

    đặt mình vào bóng tối ấy, S., đã phát minh ra cách mơ với đôi mắt mở.

    Là một cựu sinh viên của Vincent D’Indy(11), S. đã từng được coi là một trong những nhà soạn nhạc đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, trong suốt hai mươi năm, không một bản nhạc nào của ông được biểu diễn nơi công cộng.

    (11) Vincent D’Indy(1851-1931): nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp.

    Ngây thơ trong tất cả mọi điều, nhưng đặc biệt là về chính trị, ông đã phạm sai lầm khi cho hai bản nhạc của mình được biểu diễn tại Paris trong thời gian chiến tranh - Symphơnie de Feuvà Hommage à Jules Verne, mỗi bản yêu cầu phải có sự tham gia của hơn một trăm ba mươi nhạc công. Đó là vào năm 1943, thời quyền lực của quân chiếm đóng Nazi vẫn còn mạnh nhất. Khi chiến tranh kết thúc, mọi người kết luận rằng S.là kẻ đồng lõa, và cho dù chẳng có gì để suy diễn xa hơn từ sự thật, ông đã bị dán nhãn đen trong nền âm nhạc nước Pháp — bằng những lời bóng gió và sự đồng tình trong im lặng, chứ không phải là sự công kích trực tiếp. Dấu hiệu duy nhất cho thấy có đồng nghiệp nào đó vẫn nhớ tới ông là tấm thiệp Giáng sinh ông vẫn nhận được từ Nadia Boulanger(12).

    (12) Nadia Boulanger(1887-1979): tên đầy đủ

    juliette Nadia Boulanger. Nhà soạn nhạc và giáo viên của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng trong thế kỷ XX của nước Pháp.

    Là một kẻ nói lắp, một người đàn ông trẻ con rất dễ bị vang đỏ dụ dỗ, ông quá thiếu mưu mẹo, quá ngốc nghếch trong thế giới hiểm độc, đến nỗi không thể tự bảo vệ mình khỏi những kẻ vu cáo giấu mặt. Ông chỉ đơn giản rút lui, giấu mình đằng sau mặt nạ của vẻ lập dị. Ông tự xưng mình là một mục sư dòng Chính thông (ông là người Nga), nuôi bộ râu dài, mặc áo chùng đen, và đổi tên là Abbaye de la Tour du Caíame, cùng lúc ấy vẫn tiếp tục — thất thường, giữa những cơn ngẩn ngơ - với công việc của đời mình: ba bản nhạc giao hưởng, bốn bản hợp xướng phải mất mười hai ngày mới biểu diễn xong. Trong nỗi đau đớn của mình, trong những hoàn cảnh cùng khổ của đời mình, ông lại tìm đến A. và quan sát, lắp bắp trong tuyệt vọng, đôi mắt xám của ông lóe lên, “Tất cả mọi điều là một phép màu. Chưa bao giờ có thời đại nào tuyệt vời hơn thời đại này”.

    Mặt trời không chiếu được vào phòng ông ở Place Pinel. Ông che kín cửa sổ với những bộ quần áo màu đen nặng nề, và chút ánh sáng đến từ những chiếc đèn mờ ảo được xếp đặt có mục đích. Căn phòng không rộng hơn một toa xe lửa hạng hai, và ít nhiều có chung hình dạng: hẹp, trần cao, với một cái cửa sổ duy nhất ở phía cuối. S.đã nhồi nhét vào chốn bé xíu này với cơ man đồ đạc, đống đổ nát của toàn bộ cuộc đời: sách, ảnh, bản thảo, những vật quý giá riêng tư — tất cả những thứ có dấu ấn gì đó với ông. Các giá sách, chất chen chúc với đống đồ đạc ấy, đầy đến tận trần nhà ở cả bốn bức tường, cái nào cũng ọp ẹp, cũng võng xuống, cũng ngả vào bên trong, như thể chỉ cần một chút chao đảo thoảng qua cũng phá tan cấu trúc ấy và khiến cả núi đồ đạc đổ ào xuống người ông. S.sống, làm việc, ăn, và ngủ trên giường. Ngay bên trái ông, được đóng khít vào tường, là một bộ giá nhỏ kín đáo, chứa tất cả những gì ông cần để sống qua ngày: bút mực, bút chì, mực, giấy viết nhạc, hộp đựng thuốc lá, máy phát thanh, dao gọt bút chì, chai rượu vang, bánh mì, sách, kính lúp. Bên phải là một cái quầy bằng kim loại với một chiếc khay gắn bên trên nóc, thứ ông có thể kéo vào kéo ra, về phía chiếc giường hoặc đẩy ra xa, và đó là thứ ông sử dụng vừa làm bàn ăn vừa là bàn làm việc. Đấy là cuộc sống như Crusoe từng sống: đắm tàu giữa trung tâm thành phố. Ở đó chưa có điều gì S. chưa nghĩ đến. Trong cảnh bần hàn, ông đã xoay xở cung cấp cho nhu cầu bản thân hiệu quả hơn nhiều nhà triệu phú làm được. Bằng chứng không thể chổi cãi, ông là một người theo chủ nghĩa hiện thực, thậm chí trong vẻ lập dị của mình. Ông đã nghiên cứu xuyên suốt bản thân để biết điều gì cần thiết cho sự sống sớt của mình, và ông chấp nhận những lời châm chọc như một điều kiện của cuộc sống. Trong thái độ của ông chẳng có gì là hèn nhát hay giả dối, không có gì cho thấy một sự trốn tránh kiểu ẩn dật. Ông ca tụng tình trạng của mình với lòng say mê và nhiệt huyết vui tươi, và khi A. nhìn lại điều ấy vào lúc này, anh nhận ra mình chưa từng thấy ai cười sảng khoái và thường xuyên đến thế.

    Bản nhạc vĩ đại mà S. đã dành suốt mười lăm năm qua để soạn, vẫn còn lâu mới đến đoạn hoàn tất. S.nói về nó như một “tác phẩm đang trong quá trình thực hiện,” cố tình bắt chước Joyce, người ông hết sức ngưỡng mộ, hoặc không thì như Dodecaỉogue, thú mà ông miêu tả là tác-phẩm-để-hoàn-thành-cần hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện. Xem ra ông không bao giờ hình dung ra việc mình hoàn thành bản nhạc. Ông dường như chấp nhận sự không tránh khỏi của thất bại như một tiên đề thần học, và điều mà với kẻ khác là một sự thất vọng bế tắc thì với ông chỉ là một khởi nguồn của niềm hy vọng vô tận đầy viển vông, ở một vài khoảnh khắc trước đó, có thể là ở khoảnh khắc đen tối nhất, ông đã coi cuộc sống của mình ngang bằng với sự sáng tạo, và giờ ông không còn có thể phân biệt được hai thứ đó với nhau. Mọi ý tưởng đều tràn vào tác phẩm của ông; ý tưởng trong sáng tạo trở thành mục đích trong cuộc sống. Để thấu triệt được những điều trong lãnh địa của những khả năng — một tác phẩm có thể sẽ được hoàn thành, và vì thế tách rời khỏi bản thân ông - có thể sẽ phá hỏng mất cấu trúc đó. Vấn đề là phải chịu thiếu thốn, nhưng ông đã chịu như vậy để làm được điều lạ thường nhất mà ông có thể yêu cầu cho bản thân mình. Kết quả cuối cùng, nghịch lý thay, là lại là sự hèn mọn, một cách để gá sự nhỏ nhoi của ông trong mối quan hệ với Chúa. Chỉ có trong trí óc của Chúa thì những giấc mơ như của S. mới trở thành sự thật. Nhưng bằng cách mơ mộng theo lối của mình, S. đã tìm được cách trở thành một phần của tất cả những điều vượt cao trên ông, kéo ông thêm một vài nấc về phía gần tới trung tâm của sự vĩnh cửu.

    Trong vòng hơn một tháng mùa hè năm 1965, A. tới thăm S. từ hai tới ba lần mỗi tuần. Anh không biết ai khác ngoài ông ở thành phố đó, và vì thế S. trở thành người dẫn đường cho anh ở nơi ấy. Anh có thể hoàn toàn biết chắc rằng S. sẽ đón anh, chào anh đầy nhiệt tình

    (phong cách Nga; ba nụ hôn lên má: trái, phải, trái), và còn hơn cả hăm hở để được nói chuyện. Nhiều năm sau, vào thời điểm suy sụp lớn trong đời tư, anh nhận ra điều đã liên tục kéo anh đến những cuộc gặp với S. là chúng cho phép anh được trải nghiệm, lần đần tiên trong đời, cảm giác có một người cha.

    Cha ruột của anh là một con người xa lạ, gần như luôn vắng mặt mà anh chỉ có chút ít điểm chung, S., về phần ông, có hai đứa con trai đã trưởng thành, và cả hai đều ngoảnh mặt khỏi tấm gương ông tự tạo ra và lĩnh hội với một thái độ nghiệt ngã, không khoan nhượng đối với thế giới. Bên trên sự giao tiếp đầy tự nhiên tồn tại giữa họ, S. và A. cùng khơi gợi ra một nhu cầu đồng nhất: một người cần đứa con trai chấp nhận mình như là chính mình, kẻ kia cần một người cha chấp nhận mình như là chính mình. Chuyện này còn được nhấn mạnh thêm vì nét tương đồng trong ngày sinh: S. sinh ra cùng một năm với cha A.; A. cùng năm với đứa con trai nhỏ của S.. Với A., S. đã giúp anh thỏa mãn nỗi khao khát có một người cha với một sự kết hợp kỳ lạ giữa lòng bao dung và kỳ vọng. Ông lắng nghe anh với thái độ nghiêm túc và coi việc phấn đấu trở thành một nhà văn của anh như một việc hiển nhiên mà một thanh niên có thể hy vọng làm được. Nếu cha của A., với tác phong tồn tại đầy xa lạ, đóng kín bản thân giữa thế giới, đã làm A. cảm thấy đời mình thật vô dụng, như thể chẳng có gì anh làm có thể tác động được đến ông, S., với bản tính dễ tổn thương và nghèo nàn của mình, cho phép A. trở thành điều cần thiết đối với ông. A. mang thức ăn tới cho ông, cung cấp rượu và thuốc lá cho ông, đảm bảo ông không bị đói — điều rõ là một mối nguy hiểm thực sự. Đó chính là một đặc điểm của S.: ông không bao giờ hỏi xin ai bất cứ điều gì. Ông chờ đợi thế giới đến với ông, giao phó sự cứu giúp cho may rủi. Sớm hay muộn thì ai đó cũng sẽ xuất hiện mà thôi: vợ cũ, một đứa con trai, một người bạn. Thậm chí sau đó, ông cũng chẳng hỏi. Nhưng ông cũng chẳng từ chối.

    Mỗi lần A. đến với một bữa ăn (thường là gà quay, từ một quầy thịt ở Place d’Italie), thì nó sẽ trở thành một bữa yến tiệc giả đò, một lý do để ăn mừng. “A, thịt gà,” S. reo lên, cắn vào miếng đùi. Và rồi reo lên lần nữa, khi nhai miếng thịt, nước thịt chảy xuống râu của ông: “A, thịt gà,” với một một tràng cười như ma nhập, tự cáo lỗi, như để thức nhận sự mỉa mai trong nhu cầu của mình và khoái cảm không thể phủ nhận mà món ăn mang lại cho ông. Tat cả mọi điều trở nên kỳ cục và sáng bừng lên trong tràng cười ấy. Thế giới bị đảo ngược, quét trôi đi, và ngay lập tức tái sinh với sự mỉa mai siêu hình. Trong thế giới ấy không có chỗ cho những người không nhận thức được sự kỳ cục của chính mình.

    Những cuộc gặp gỡ sau đó với S.. Những lá thư giữa Paris và New York, một vài tấm ảnh được trao đổi, tất cả giờ đều đã bị thất lạc. Trong năm 1967: một lần ghé thăm sau nhiều tháng. Vào thời điểm đó S. đã từ bỏ chiếc áochùng thầy tu và lấy lại tên thật. Nhưng thứ trang phục ông khoác lên trong những chuyến du ngoạn nho nhỏ dọc các con phố ở khu ông ở cũng tuyệt tác không kém. Mũ bê-rê, áo sơ-mi lụa, khăn choàng, quần kẻ ô nặng nề, giày cưỡi ngựa bằng da, gậy chống bằng gỗ mun với tay nắm bạc: một hình ảnh về Paris qua con mắt Hollywood, thời 1920. Không có gì ngạc nhiên, có lẽ vậy, khi con trai của S. trở thành một nhà sản xuất phim.

    Tháng Hai năm 1971, A. quay lại Paris, nơi anh sẽ ở lại trong vòng ba năm rưỡi. Cho dù anh không còn ở đó chỉ như một khách du lịch, điều này có nghĩa là thời gian lưu lại ở đấy của anh được trả tiền, anh vẫn tới gặp S. như một thói quen bình thường, có thể là một tháng một lần. Mối liên kết vẫn còn ở đó, nhưng cùng với thời gian trôi qua, A. bắt đầu tự hỏi liệu thực tế đó có phải là ký ức về mối liên kết trước đấy, hình thành từ sáu năm trước, chống đỡ cho mối liên kết trong hiện tại. Sự thể là sau khi A. quay lại New York (tháng Bảy năm 1974), anh không còn viết lá thư nào cho S.. Không phải là anh không nghĩ đến ông. Nhưng ký ức về ông, hơn là nhu cầu được tiếp tục liên lạc với S. trong tương lai, là điều giờ đấy A. quan tâm. Bằng cách này anh bắt đầu cảm thấy, rõ như thể trong chính làn da anh, sự trôi đi của thời gian. Nó đủ để anh nhớ. Và điều này, trong chính bản thân nó, đã là một khám phá đáng kinh ngạc.

    Và thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn nữa, là khi anh cuối cùng quay lại Paris (tháng mười một, 1979), sau khi biệt tích suốt năm năm, anh không thể tìm đến S..

    Chuyện đó xảy ra bất chấp quyết tâm thực sự làm điều đó nơi anh. Mỗi buổi sáng trong nhiều tuần lưu lại đó, anh thức dậy và bảo với mình, hôm nay mình phải dành thời gian để gặp S., và rồi, khi ngày trôi qua, anh lại bịa ra những cái cớ để không tới gặp ông. Sự trốn tránh này, anh bắt đầu nhận ra, là một sản phẩm của sợ hãi. Nhưng sợ điều gì? Sợ việc bước trở lại với quá khứ của chính mình? Của việc phát hiện ra hiện tại trái ngược với quá khứ, và biến đổi nó, tiếp theo sẽ là phá hủy ký ức về quá khứ mà anh muốn giữ gìn? Không, anh nhận ra, không có gì đơn giản như thế. Vậy thì đó là cái gì? Ngày trôi qua ngày, và cuối cùng thì chuyện cũng trở nên rõ ràng. Anh sợ rằng S. đã qua đời. Thật vô lý, anh biết. Nhưng khi cha A. vừa mới chết chưa đầy năm trước, và vì S. đã trở nên quan trọng với anh trong mối liên hệ với suy nghĩ của anh về cha mình, anh cảm thấy cái chết của người này sẽ tự động kéo theo cái chết của người kia. Bất chấp những gì anh cố gắng tự nhủ, anh thực sự tin vào điều đó. Hơn hết anh nghĩ: Nếu mình đến gặp S., thì mình sẽ biết là ông đã chết; nhưng nếu mình tránh xa khỏi ông, điều ấy có nghĩa là ông còn sống. Vì vậy, bằng cách duy trì sự xa cách, A. cảm thấy mình đang giúp S. ở lại trong thế giới này. Ngày qua ngày, anh dạo quanh Paris với hình ảnh S. trong đầu. Một trăm lần trong ngày, anh tưởng tượng mình bước vào căn phòng nhỏ ở Place Pinel. Và cứ vậy, anh không thể nào dám bước chân tới đó. Đó là khi anh nhận ra mình đang sống trong trạng thái câu thúc cực điểm.

    Lời bình luận thêm về bản chất của cơ hội.

    Từ lần cuối anh gặp S., vào khoảng cuối những năm sống ở Paris (1974), một tấm ảnh đã được giữlại. A. và S. đứng bên ngoài, cạnh cánh cửa dẫn vào nhà S.. Người này khoác vai người kia, và trên mặt họ tỏa ra ánh sáng không thể nhầm lẫn của tình bạn và tình đồng chí. Tấm ảnh ấy là một trong vài món vật kỷ niệm mà A. mang theo cùng mình đến căn phòng ở phố Varick.

    Khi nghiên cứu lại tấm ảnh vào lúc này (đêm Giáng sinh 1979), anh chợt nhớ đến một tấm ảnh khác anh thường thấy trên tường nhà S., S. thời còn trẻ, có thể là mười tám, mười chín tuổi, đứng cùng với một cậu bé chừng mười hai, mười ba. Cùng với không khí của tình bạn ấy, cùng nụ cười, cùng tư thế tay choàng vai ấy. Cậu bé, S. đã kể cho anh, là con trai của Marina Tsvetayeva(13).

    (13) Marina Tsvetayeva(1892-1941): nữ thi sĩ người Nga dưới thời Xô-viết.

    Marina Tsvetayeva, người đứng ngang hàng Mandelstam trong tâm trí A. như những thi sĩ vĩ đại nhất của nước Nga. Nhìn vào tấm ảnh năm 1979 này với anh là nhìn vào cuộc đời bất khả của bà, kết thúc khi bà treo cổ vào năm 1941. Trong nhiều năm giữa thời kỳ nội chiến và lúc qua đời, bà sống trong cộng đồng người Nga di cư tại Pháp, cũng là cộng đồng mà S. được nuôi lớn, ông biết bà và trở thành bạn của con trai bà,

    Mur. Marina Tsvetayeva, người đã viết: “Có thể đó là cách tốt hơn/ Để thống trị thời gianvà thế giới/ Để đi qua mà không để lại dấu vết -/ Để đi qua và không để lại bóng hình/ trên những bức tường”; người đã viết: “Tôi không muốn điều này, không phải/ điều này (nhưng xin nghe đây, thật khẽ,/ muốn là điều các cơ thể làm/ và giờ chúng ta chỉ là những bóng ma)...”; người đã viết: “Trong thế giới hầu hết là tín đồ Công giáo này/ Tất cả thi sĩ đều là dân Do Thái.”

    Khi A. và vợ anh quay lại New York năm 1974, họ chuyển tới một căn hộ ở đường Riverside. Trong số các hàng xóm của họ trong tòa nhà có một bác sĩ già người Nga, Gregory Altschuller, một người đang sắp sửa bước vào tuổi tám mươi, vẫn theo đuổi công việc nghiên cứu tại một bệnh viện của thành phố và là người, cùng với vợ mình, có mối quan tâm lớn với văn chương. Cha của bác sĩ Altschuller là bác sĩ riêng của Tolstoy, và ngự trên một chiếc bàn trong căn hộ ở phố Riverside là một tấm ảnh khổng lồ chụp đại văn hào với chòm râu, được đề tặng đầy đủ, với một bàn tay to không kém, dành cho người bạn và bác sĩ của ông. Trong cuộc nói chuyện với bác sĩ Altschuller con, A. biết được một điều khiến anh kinh ngạc không thua gì một hiện tượng phi thường. Trong một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành Prague, cuối mùa đông năm 1925, người đàn ông này đã đỡ đẻ cho con trai của Marina Tsvetayeva: chính là đứa con trai sau này lớn lên thành câu bé trong tấm ảnh treo trên tường nhà S.. Hơn thế nữa: đấy là đứa bé duy nhất mà ông đỡ đẻ trong suốt sự nghiệp làm bác sĩ của mình.

    “Chuyện xảy ra trong đêm,” bác sĩ Altschuller gần đấy viết, “ngày cuối cùng của tháng Giêng, năm 1925... Tuyết đang rơi, một cơn bão khủng khiếp đã phủ trắng tất cả mọi thứ. Một cậu bé người Czech chạy đến chỗ tôi từ khu làng nơi Tsvetayeva sống cùng với gia đình mình, cho dù chồng bà không ở cùng bà vào lúc ấy. Con gái bà cũng đi với bố. Marinachi có một mình.

    “Cậu bé hối hả chạy vào phòng và bảo: ‘Pani Tsvetayeva cần ông đến ngay chỗ bà vì bà đã trở dạ rồi! Ông phải nhanh nhanh lên, em bé sắp ra rồi.’ Tôi nói gì được đây? Tôi mau chóng mặc đồ vào đi xuyên qua rừng, tuyết ngập đến đầu gối, trong cơn bão gào rú. Tôi mở cánh cửa và bước vào. Trong ánh sáng lờ nhờ của chiếc bóng điện duy nhất tôi thấy một chồng sách nằm trong góc; chúng gần như chạm hẳn vào trần nhà. Đống rác tích lại trong nhiều ngày dồn ở góc phòng khác. Và Marina ở kia, hút thuốc liên tục trên giường, đứa bé đang trên đường ra. Hoan hỉ chào tôi: ‘Ông suýt nữa thì đến chậm!’ Tôi nhìn quanh phòng tìm một thứ gì đó sạch sẽ, một mẩu xà phòng. Không có gì, thậm chí một cái khăn tay sạch cũng không, không có lấy một mảnh gì. Bà đang nằm trên giường, hút thuốc và mỉm cười, nói: ‘Tôi bảo ông đỡ đẻ cho con tôi. Ông đến - và giờ là việc của ông, không phải của tôi’...

    “Tất cả mọi việc diễn ra đủ suôn sẻ. Tuy nhiên, đứa bé, được sinh ra với một vòng dây rốn quấn quanh cổ khiến nó gần như không thở nổi. Nó trông xanh lè...

    “Tôi hì hục làm hết khả năng để hồi phục chức năng hô hấp của đứa bé và cuối cùng nó cũng bắt đầu thở; nó chuyển từ xanh sang hồng. Trong suốt lúc ấy Marina chỉ hút thuốc, im lặng, không phát ra một âm thanh nào, nhìn chằm chằm vào đứa bé, vào tôi...

    “Ngày hôm sau tôi quay lại và rồi tới thăm đứa bé vào mỗi Chủ Nhật trong suốt nhiều tuần lễ. Trong một lá thư (ngày 10 tháng Năm, 1925), Marina viết: ‘Altschuller điều khiển mọi việc liên quan đến Mur với niềm tự hào và tình yêu. Trước khi ăn, Mur uống một thìa nước chanh không đường. Cách ăn uống của thằng bé dựa trên công thức của giáo sư Czerny, người đã cứu mạng hàng nghìn đứa trẻ sơ sinh tại Đức suốt chiến tranh. Altschuller tới gặp Mur mỗi Chủ Nhật. Gõ lên người, thính chẩn, làm mấy việc đo lường tính toán. Rồi ông ghi lại cho tôi cách cho Mur ăn trong tuần tới, cho cháu ăn gì, bao nhiêu bơ, bao nhiêu chanh, bao nhiêu sữa, làm sao để từ từ tăng cân nặng lên. Lần tới thăm nào ông cũng nhớ lần trước ông đã viết lại gì, không cần mang theo tờ ghi chép nào... Đôi khi tôi có nỗi khao khát điên rồ là nắm lấy bàn tay ông mà hôn’...

    “Thằng bé lớn nhanh và trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh được mẹ và bạn bè bà yêu quý. Tôi gặp nó lần cuối khi nó chưa được một tuổi. Vào lúc đó Marina chuyển đến Pháp nơi bà sống trong suốt mười bốn năm tiếp theo. George (tên chính thức của Mur) đến trường và trở thành một học sinh giỏi văn, nhạc và nghệ thuật. Năm 1936, chị gái nó, Alia, khi ấy ở độ tuổi đầu đôi mươi, rời khỏi gia đình và

    nước Pháp quay trở lại nước Nga Xô-viết, theo chân cha nó. Marina ở lại với đứa con rất nhỏ của bà và cô đơn tại Pháp... trong tình trạng cực kỳ khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 1939, bà xin visa nhập cảnh vào Xô-viết và trở lại Moscow cùng con trai. Hai năm sau đó, tháng Tám năm 1941, cuộc đời bà đi đến một kết thúc bi kịch.

    “Cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Cậu bé George Efron chiến đấu ở tiền tuyến. ‘Tạm biệt văn chương, âm nhạc, trường học,’ cậu viết cho chị gái. Cậu ký dưới thư ‘Mur.’ Khi là người lính, cậu chứng tỏ mình là một chiến sĩ anh hùng không sợ hãi, tham gia vào nhiều trận đánh, và hy sinh vào tháng Bảy năm 1944, là một trong hàng trăm nạn nhân của một trận chiến diễn ra gần làng Druika ở mặt trận phía Tầy. Cậu chỉ mới hai mươi tuổi.”

    Sách của Ký ức. Cuốn Bốn.

    Nhiều trang để trống. Để dành chỗ cho nhiều hình minh họa. Anh cũ của gia đình, cho mỗi người trong gia đình anh, quay trở lại với càng nhiều thế hệ càng tốt. Để nhìn vào chúng với sự trân trọng tuyệt đối.

    Sau đó, hàng loạt bản sao, bắt đầu với những chân dung Rembrandt vẽ con trai mình, Titus. Để dồn tất cả chúng vào: từ đôi mắt của một cậu bé năm 1650 (tớc vàng óng, mũ cài lông đỏ) cho đến chân dung của Titus năm 1655 “bối rối trước bài học của mình” (đăm chiêu, ngồi ở bàn của mình, la bàn lủng lẳng một bên tay, tay kia chống cằm), tới Titus năm 1658 (mười bảy tuổi, đội chiếc mũ đỏ đẹp tuyệt, và, như một nhà phê bình từng viết, “Họa sĩ đã vẽ con mình với cùng một kiểu thâm nhập thường để lưu lại chính những đặc điểm của mình”) cho tới bức tranh vẽ Titus cuối cùng còn lại, khoảng đầu những năm 1660: “Gương mặt dường như thuộc về một cụ ông già yếu ớt vật lộn với bệnh tật. Tất nhiên, chúng ta nhìn vào tranh với kiến thức đã có — chúng ta biết rằng Titus sẽ chết trước cha mình...”

    Tiếp theo là bức chân dung vẽ năm 1602 của Sir Walter Raleigh và cậu con trai tám tuổi Wat (họa sĩ không rõ danh tính) treo trong National Portrait Gallery tại London. Lưu ý: tư thế thiếu tự nhiên tương đồng giữa họ. Cả cha và con đều nhìn về phía trước, tay trái đặt lên hông, chân phải chĩa ra thành một góc bốn mươi lăm độ, chân trái hướng về phía trước, và vẻ cương quyết mờ nhạt trên mặt cậu con bắt chước cái nhìn thẳng đầy tự tin và uy quyền của ông bố. Để ghi nhớ: khi Raleigh được thả ra sau mười ba năm bị giam giữ tại Tháp London (1618) và khởi hành chuyến đi bi đát tới Guiana để rửa sạch thanh danh, Wat đã đi cùng ông. Hãy nhớ rằng Wat, lãnh đạo một đội quân liều mạng chiến đấu chống lại quân Tây Ban Nha, mất mạng trong một khu rừng rậm. Raleighviết cho vợ: “Ta chưa bao giờ biết nỗi đau khổ là gì cho đến lúc này.” Và vì thế ông quay lại Anh để cho đức vua chặt đầu mình.

    Tiếp theo là nhiều hình ảnh khác, có thể là hàng tá: Con trai của Mallarmé, Anatole; Anne Frank (“Đấy là tấm ảnh cho thấy tôi như tôi vẫn muốn trông như vậy. Nhờ vậy tôi chắc chắn có cơ hội tới được Hollywood. Nhưng giờ đây, thật không may, tôi thường trông khác lắm”); Mur, những đứa trẻ ở Campuchia; những đứa trẻ ở Atlanta. Những đứa trẻ đã chết. Những đứa trẻ sẽ biến mất, những đứa trẻ rồi sẽ chết. Himmler: “Tôi đã đi đến quyết định là sẽ tiêu diệt tất cả những đứa trẻ Do Thái khỏi bề mặt trái đất.” Không có gì ngoài các tấm ảnh. Bởi vì, ở một điểm nào đó, ngôn từ dẫn người ta đến với kết luận là chúng chẳng nói lên được gì nữa. Bởi những tấm ảnh ấy là thứ không thể nói thành lời.

    Anh đã dành một phần đáng kể của quãng đời trưởng thành để đi dạo qua các thành phố, trong số đó có nhiều thành phố ở các nước khác. Anh đã dành phần lớn hơn của quãng đời trưởng thành để gù lưng trên một mảnh gỗ hình chữ nhật, tập trung vào mảnh giấy trắng thậm chí còn nhỏ hơn. Anh đã dành phần lớn hơn của quãng đời trưởng thành đứng lên ngồi xuống bước tới bước lui. Thế giới chúng ta đã biết có những giới hạn. Anh lắng nghe. Khi anh nghe thấy gì đó, anh bắt đầu lắng nghe lại. Rồi anh đợi. Anh quan sát và đợi. Và khi anh bắt đầu nhìn thấy gì đó, anh lại quan sát và đợi. Thế giới chúng ta đã biết có những giới hạn.

    Căn phòng. Đề cập ngắn gọn đến căn phòng và/hoặc những mối nguy hiểm bị che giấu bên trong nó. Và trong hình ảnh: Holderlin(14) trong phòng ông.

    (14) Friedrich Holderlin (1770-1843) là nhà thơ trữ

    tình lớn của Đức. Để hồi sinh lại những ký ức của bí ẩn, ba tháng chu du bằng cách đi bộ, một mình vượt qua những ngọn núi vùng Massif Central, ngón tay ông nắm chặt lấy khẩu súng trong túi; hành trình từ Bordeaux tới Stuttgart (hàng trăm dặm) báo trước cho đợt suy sụp tinh thần năm 1802.

    “Bạn thân mến... Tôi đã không viết cho anh trong suốt một quãng thời gian dài, và trong khi đang ở Pháp nhìn thấy vùng đất cô đơn sầu thảm này; những người đàn ông, đàn bà chăn cừu của vùng Nam Pháp và những cá nhân xinh đẹp, đàn ông và đàn bà, những người lớn lên trong tình trạng chính trị bất ổn định và đói khát... Những phẩm chất mạnh mẽ, ngọn lửa thiên đường và sự im lặng của nhân dân, cuộc sống của họ giữa thiên nhiên, sự hạn chế của họ, sự mãn nguyện của họ, không ngừng làm tôi xúc động, và như ai đó từng nói về những người anh hùng, tôi có thể tạ tin mà nói với mình rằng Apollo đã tìm đến tôi.”

    Đến được Stuttgart, “xám ngoét, rất gầy gò, với đôi mắt hoang dã trống rỗng, mái tớc dài, và ăn mặc như một gã ăn mày,” ông đứng trước mặt bạn mình là Matthison và chỉ nói ra một từ: “Holderlin.”

    Sáu tháng sau, Suzette thân yêu của ông qua đời. Vào năm 1806, mắc chứng hoang tưởng, và sau đó, ba mươi sáu năm, gần nửa đời mình, ông sống cô đơn trong tòa tháp được Zimmer, người thợ mộc từ Tubingen, xây cho mình –zimmer, trong tiếng Đức nghĩa là phòng.



    GỬI ZIMMER

    Những chỉ tay cũng khác nhau như những con đường hay như

    Giới hạn của những ngọn núi, và như chúng ta

    Dưới này, trong sự thuận hòa, trong sự chuộc lỗi Trong bình yên vĩnh cửu, một vị chúa sẽ kết thúc nơi ấy

    Ở phần cuối cuộc đời của Holderlin, một vị khách tới thăm lâu đài và nhắc tới tên Suzette. Thi sĩ trả lời: “A, Diotima của ta. Đừng nói với ta về Diotima của ta. Mười ba đứa con trai nàng sinh cho ta. Một là Giáo hoàng, đứa khác ở Sultan, đứa thứ ba là Hoàng đếnước Nga....” Và rồi: “Ông có biết chuyện gì đã xảy ra với nàng không? Nàng phát điên, đúng thế đấy, điên, điên, điên.”

    Trong những năm ấy, chuyện kể lại là, Holderlin hiếm khi bước ra ngoài. Khi ông rời khỏi phòng, thì chỉ là để đi dạo vô mục đích dọc vùng nông thôn, nhét đầy túi với đá sỏi và những bống hoa mình hái, thứ mà sau đó ông sẽ xé nát vụn. Ở thành phô, bọn học trò cười cợt ông, và lũ trẻ sợ hãi chạy biến đi khi ông tiến tới chào hỏi chúng. Về cuối đời, trí óc ông trở nên hỗn loạn đến mức ông bắt đầu tự gọi mình bằng nhiều cái tên khác nhau - Scardinelli, Killalusimeno - và một lần, khi một người tới thăm chậm trễ trong việc rời khỏi phòng ông, ông dẫn ông ta ra cửa và nói, với ngón tay giơ cao cảnh báo: “Ta là Chúa Bề trên”.

    Trong những năm gần đây, đã có nhiều suy đoán mới về cuộc đời của Holderlin trong căn phòng ấy. Một người cho rằng bệnh điên của Holderlin chỉ là giả mạo, và đó là cách ông đáp trả với những phản ứng chính trị đầy mâu thuẫn bao trùm lên nước Đức theo sau cuộc cách mạng Pháp, thi sĩ muốn rút lui khỏi thế giới. Ông sống, như người ta nói, dưới tầng hầm của tòa tháp. Theo như giả thuyết này, tất cả những tài liệu ghi chép về bệnh điên của Holderlin (1806-1843) trên thực tế được soạn ra bằng mật mã bí mật, thuộc về cách mạng. Thậm chí có cả một vở kịch phát triển theo ý kiến này. Trong cảnh cuối của vở kịch đó, chàng trai Marx trẻ trung đã đến thăm Holderlin tại tòa tháp của ông. Chúng ta được đưa đẩy tới một dự đoán là từ cuộc gặp gỡ này, chính nhà thơ già nua đang chờ chết đã trở thành nguồn cảm húng cho Marx viết ra Bản thảo kinh tế và triết học 1844. Nếu chuyện này là sự thật, thì Holderlin không chỉ là nhà thơ Đức vĩ đại nhất trong thế kỷ mười chín, mà còn là nhân vật trung tâm của lịch sử tư tưởng chính trị: cầu nối giữa Hegel và Marx. Với một sự thật được tài liệu ghi nhận là thời còn trẻ Holderlin và Hegel từng là bạn bè. Họ là bạn đồng môn tại một trưòng dòng ở Tubingen.

    Tuy nhiên, suy đoán về những điều ấy chỉ khiến A. thấy chán ngắt. Anh chẳng gặp khó khăn gì với việc chấp nhận sự tồn tại của Holderlin trong căn phòng. Anh có thể đi xa đến mức khẳng định Holderlin chẳng thể sống sót nổiở đâu khác. Nếu không nhờ lòng nhân ái và tốt đẹp của Zimmer, thì có thể đời Holderlin đã kết thúc sớm từ lâu.

    Lẩn trốn vào trong một căn phòng không có nghĩa là con người đó đã bị che mắt. Bị điên không có nghĩa là con người ấy trở nên câm điếc. Rõ ràng hơn hết, căn phòng ấy đã đưa Holderlin trở lại với cuộc sống, trả lại cho ông bất cứ điều gì cuộc đời đã để dành lại cho ông để ông sống. Như Jerome bình luận về Sách về Jonah, tụng ca đoạn văn miêu tả Jonah trong bụng con cá voi: “Bạn sẽ phải nghi nhớ rằng nơi bạn tưởng là kết thúc của Jonah, thì đó chính là nơi an toàn nhất với anh.”

    “Hình ảnh của một người đàn ông có mắt,” Holderlin viết, trong năm đầu tiên của đời mình trong căn phòng ấy, “trong khi mặt trăng có ánh sáng. Vua Oedipus có một con mắt cũng có thể là quá nhiều. Nỗi thống khổ của người đàn ông này, dường như là không thể diễn tả nổi, không thể nói ra, không thể bộc lộ. Nếu những vở kịch tái hiện lại những điều này, thì đó là lý do. Nhưng điều gì ùa đến với tôi khi tôi nghĩ tới anh vào lúc này? Nhưng những con suối kết thúc điều gì đó cuốn tôi đi, nó loang rộng ra như châu Á. Tất nhiên, nỗi đau đớn này, Oedipus cũng từng nếm. Tất nhiên, đó chính là lý do. Liệu Hercules có từng chịu đựng không? Thực sự... Để chiến đấu với Chúa, như Hercules, đó chính là nỗi thống khổ. Và sự bất tử giữa thói ghen tỵ của người đời, góp phần vào đó, cũng là một nỗi thống khổ. Nhưng đấy cũng là nỗi thông khổ, khi một người đầy tàn nhang, bị tàn nhang phủ kín người không chừa chỗ nào. Mặt trời xinh đẹp gây ra chuyện đó: vì nó giận dữ với mọi điều. Nó dẫn lối cho những người thanh niên cùng

    với bạn bè anh ta với vẻ đường mật của tia sáng chói lọi như với những đóa hồng. Nỗi thống khổ mà Oedipus chịu đựng dường như là vậy, như khi một người nghèo than thở về thứ ông ta thiếu thốn. Con trai của Laios, kẻ lạ mặt nghèo nàn ở Hy Lạp! Sự sống là cái chết và cái chết là một kiểu của sự sống.”

    Căn phòng. Sự biện bác lại với bề trên. Hoặc: Những lý do để ở trong phòng.

    Sách của ký ức. Cuốn Năm.

    Hai tháng sau cái chết của cha mình (tháng Giêng, 1979), cuộc hôn nhân của A. tan vỡ. Những trục trặc đã ủ bệnh được một thời gian, và cuối cùng thì đi đến quyết định là ly thân. Nếu có một điều lý giải để anh chấp nhận sự chia ly này, để đau khổ và để thấu hiểu thì đó là tính quy luật không tránh khỏi, là một điều lớn lao khác mà anh phải nuốt trôi là hệ quả mà nó kéo theo: phải xa rời đứa con trai. Ý nghĩ về điều đó thật không thể chịu đựng nổi với anh.

    Anh chuyển vào căn phòng của mình trên phố Varick ngày đầu xuân. Trong vài tháng tiếp theo anh chạy đi chạy lại giữa căn phòng và ngôi nhà ở quận Dutchess nơi anh và vợ từng sống suốt ba năm vừa qua. Suốt tuần: cô đơn ở thành phố; cuối tuần: viếng thăm vùng nông thôn, cách đó trăm dặm, nơi anh ngủ ở chốn vốn từng là phòng làm việc của mình và chơi với con trai, chưa đầy hai tuổi, và đọc

    cho nó nghe những câu chuyện từ các cuốn sách quý giá của thời kỳ ấy: Đi nào các bác xe, Mũ để bán, Mẹ ngỗng.

    Không bao lâu sau khi anh chuyển vào căn phòng ở phố Varick, cậu bé Etan Patz sáu tuổi biến mất khỏi nhà ở cùng khu dân cư. Ở ngã rẽ nào A. bước tới cũng có một tấm hình của cậu bé (trên cột điện, cửa sổ các cửa hàng, các bức tường trống), đề những chữ: CON MẤT TÍCH. Bởi khuôn mặt của đứa trẻ ấy không quá mức khác biệt so với khuôn mặt cậu bé con của chính anh (và thậm chí có khác đi chăng nữa thì cũng vậy mà thôi), mỗi lần nhìn thấy tấm ảnh chụp khuôn mặt đó anh lại nghĩ đến con trai mình — và với chính xác định nghĩa ấy: con mất tích. Một buổi sáng nọ, Etan Patz được mẹ bảo đi xuống lầu dưới để đợi xe bus đến trường (đấy là ngày đầu tiên sau một đợt đình công kéo dài của các tài xế xe bus và cậu bé hăm hở muốn được tự làm việc nho nhỏ ấy, coi đó là một hành động sơ khởi cho sự độc lập), và rồi không bao giờ xuất hiện nữa. Cho dù điều gì đã xảy ra với cậu, thì nó cũng đã xảy ra mà chẳng để lại dấu vết nào. Cậu có thể đã bị bắt cóc, cậu có thể đã bị giết, hoặc có thể cậu đơn giản là đi lang thang và bỏ mạng ở một nơi nào đó không ai nhìn thấy. Điều duy nhất mà người ta có thể chắc chắn là cậu bé đã biến mất — như thể tan vào bề mặt trái đất. Báo chí rùm beng lên vì câu chuyện này (phỏng vấn cha mẹ, phỏng vấn các thám tử được giao vụ này, những

    bài báo về tính cách của cậu bé: cậu thích chơi trò gì, cậu thích món ăn gì), và A. bắt đầu nhận ra sự hiện diện của thảm kịch ấy- chồng xếp lên một thảm kịch khác bé nhỏ hơn buộc phải thừa nhận của chính anh — là không thể thoát khỏi. Mỗi thứ rơi xuống trước mắt anh dường như không có gì khác hơn một hình ảnh có sẵn trong tâm trí anh. Nhiều ngày trôi qua, và mỗi ngày một chút nỗi đau đớn trong anh được kéo lộ ra ngoài. Cảm giác về mất mát tớm lấy anh, và nó không chịu buông anh ra. Có những lúc sự mất mát ấy trở nên quá lớn, và quá ngột ngạt, đến mức anh nghĩ nó sẽ không bao giờ buông anh ra.

    Vài tuần sau, vào đầu mùa hè. Một tháng Sáu New York rực rỡ: ánh sáng rõ ràng rọi xuống những viên gạch; bầu trời xanh, trong suốt, chính là thứ màu xanh ngắt thậm chí có thể quyến rũ cả Mallarmé.

    Ông của A. (về đằng mẹ) dần dần đi về phía cái chết. Chỉ một năm trước ông vẫn diễn ảo thuật trong bữa tiệc sinh nhật đầu tiên của con trai A., nhưng giờ, ở tuổi tám mươi lăm, ông trở nên yếu đến nỗi không thể đứng dậy nếu không có người đỡ, không thể di chuyển mà không cần tới một nỗ lực căng thẳng đến mức chỉ nghĩ về việc di chuyển thôi cũng khiến ông kiệt sức. Có một cuộc họp gia đình trong văn phòng bác sĩ, và kết luận là đưa ông tới bệnh viện của vị bác sĩ tại Đại lộ East End và phố Tám mươi tám (chính là bệnh viện mà vợ ông đã qua đời vì bệnh xơ cứng teo cơ một bên — bệnh của Lou Gehrig — mười một năm trước đó). A. có mặt tại cuộc họp gia đình ấy, giống mẹ anh và chị gái của mẹ anh, hai người con của ông ngoại. Vì không người nào có thể ở lại New York, cả nhà thỏa

    thuận là A. sẽ chịu mọi trách nhiệm. Mẹ A. quay lại nhà ở California để chăm sóc cho ông chồng ốm thập tử nhất sinh của mình, trong khi bác gái của A. chuẩn bị đi Paris để thăm đứa cháu nội đầu tiên, đứa con gái mới sinh của cậu con trai duy nhất. Tất cả mọi việc, dường như, đã thực sự trở thành vấn đề của sống và chết. Ở điểm đấy, A. đột nhiên nhận ra mình đang nghĩ (có lẽ vì ông ngoại luôn làm anh nhớ về W.C. Fields) về một cảnh trong phim của Fields làm 1932, Million Dollar Legs: Jack Oakey chạy điên cuồng để bắt kịp một chiếc xe ngựa chở khách đang khởi hành và nài xin người lái xe dừng lại; “Đó là vấn đề sống chết!” anh gào lên. Và người lái xe bình thản và cay độc trả lời: “Có vấn đề nào mà lại không như thế?”

    Trong cuộc họp gia đình ấy, A. có thể nhìn thấy nỗi sợ hãi trên khuôn mặt ông ngoại. Có một lúc ông cụ bắt gặp ánh mắt anh và chỉ lên bức tường đằng sau bàn làm việc của vị bác sĩ, treo đầy những bằng khen, chứng chỉ được đóng khung, giải thưởng, bằng cấp và giấy chứng nhận rồi gật đầu hiểu biết, như thể muốn nói, “Khá ấn tượng, nhờ? Gã này sẽ chăm sóc tốt cho ông đấy.” Ông cụ lúc nào cũng được thuyết phục bởi những trò khoe khoang này. “Ông vừa nhận được một lá thư từ chủ tịch ngân hàng Chase Manhattan,” ông sẽ kể vậy, cho dù trên thực tế chẳng có gì nhiều hơn một lá thư theo mẫu. Tuy nhiên, ngày hôm ấy ở văn phòng bác sĩ, A. thấy đau đớn khi nhìn thấy: sự từ chối nhận ra điều đang đập thẳng vào mắt mình của ông cụ. “Tôi thấy tất cả những việc ấy đều tốt, bác sĩ ạ, ” ông ngoại

    anh nói. “Tôi biết anh sẽ lại giúp tôi khỏe mạnh hơn mà.” Và nữa, gần như trái ngược với mong muốn của mình, A. thấy ngưỡng mộ khả năng của sự mù lòa này. Sau đó trong ngày hôm ấy, anh giúp ông ngoại đóng đồ vào một cái túi để đưa tới bệnh viện. Cụ già thảy ba bốn món đồ làm ảo thuật vào trong túi. “Tại sao ông phải mang theo mấy thứ ấy?” A. hỏi. “Để ông có thể giải trí cho mấy cô y tá,” ông ngoại anh trả lời, “phòng khi mọi thứ chán quá.” A. quyết định ở lại căn hộ của ông ngoại trong suốt thời gian ông anh ở bệnh viện. Nơi đó không thể bị bỏ trống (ai đó phải trả hóa đơn, nhận thư từ, tưới nước cho cây), và nó quá mức thoải mái so với căn phòng ở phố Varick. Hơn tất cả, cần giữ lấy một ảo tưởng rằng ông cụ sẽ quay trở lại. Cho đến khi cái chết xảy ra, luôn có khả năng là sẽ không có cái chết, và cơ hội đó, dù chỉ mong manh, vẫn phải được chờ đợi.

    A. ở lại căn hộ ấy trong sáu hoặc bảy tuần lễ tiếp theo. Đó chính là nơi mà anh vẫn thường tới thăm từ những ngày đầu đời: tòa nhà cao, lừng lững, có hình dáng lạ lùng đứng ở góc Central Park South và Columbus Circle. Anh tự hỏi thời còn bé anh đã dành ra bao nhiêu giờ đồng hồ nhìn ra dòng xe cộ khi chúng chạy vòng quanh bức tượng Christopher ColumbuS. Qua chính những ô cửa sổ ở tầng sáu ấy anh đã quan sát những đoàn diễu hành mừng ngày lễ Tạ ơn, thấy việc xây dựng Colosseum, dành hết cả buổi chiều đếm số lượng người khi họ đi bộ dọc con phố bên dưới. Giờ anh đang được vây quanh bởi chính nơi này, với cái bàn điện thoại kiểu Tấy, bầy thú làm xiếc làm bằng

    thủy tinh của bà ngoại và cái máy giữ ẩm cũ kỹ. Anh đã bước thẳng về thời thơ ấu của mình.

    A. tiếp tục hy vọng về chuyện tái hợp với vợ anh. Khi cô đồng ý tới ở tại căn hộ trong thành phố với con trai, anh cảm thấy có thể một cơ hội thực sự sẽ đến. cắt khỏi những thứ vật dụng và mối quan tâm của đời riêng mỗi người, họ có vẻ như ổn định yên bình với không gian trung tính này. Nhưng không ai trong hai người sẵn sàng đi đến thừa nhận đấy không phải là một ảo tưởng, một hành động của ký ức kết cặp với một hành động của niềm hy vọng không có cơ sở.

    Mỗi buổi chiều A. lại đi tới bệnh viện bằng cách đi hai chuyến xe bus, dành ra một hoặc hai giờ cho ông ngoại, và rồi trở về bằng hành trình y hệt. Lịch trình ấy kéo dài trong khoảng mười ngày. Rồi thời tiết thay đổi. Một trận nóng khốn khổ ụp xuống New York, và thành phố trở thành cơn ác mộng của mồ hôi, kiệt sức, và tiếng ồn. Không thứ gì trong số đó có lợi cho cậu bé con (bị nhốt trong căn hộ với cái máy điều hòa nhiệt độ kêu khè khè, hoặc đi thơ thẩn dọc các con phố đầy hơi nước với mẹ), và rồi khi thời tiết không chịu thay đổi (độ ẩm đạt mức kỷ lục trong nhiều tuần lễ), A. và vợ anh quyết định rằng cô và cậu bé con nên quay trở lại vùng nông thôn.

    Anh ở lại căn hộ của ông ngoại một mình. Ngày hôm nay là sự lặp lại của ngày hôm trước. Nói chuyện với các bác sĩ, chuyến đi đến bệnh viện, thuê rồi sa thải các y tá riêng, lắng nghe những phàn nàn của ông ngoại, chỉnhlại chiếc gốì dưới đầu ông. Luôn có một cơn rùng mình chạy xuyên qua anh mỗi lần anh liếc vào cơ thể trần trụi của ông cụ. Những cánh tay cẳng chân gầy rộc, cặp tinh hoàn quắt lại, cơ thể đã rút thành hơn bốn mươi lăm ký. Đấy từng là một người đàn ông béo tốt, người có cái bụng tròn quay đáng tự hào luôn lao ra trước mỗi bước chân của ông hướng ra thế giới, và giờ ông gần như chẳng còn ở đó nữa. Nếu A. đã từng trải nghiệm về một kiểu chết trong đầu năm ấy, một cái chết quá đột ngột đến mức thậm chí khi tự nhiên trao ông cho cái chết thì nó cũng tước đi của anh sự hiểu biết về cái chết ấy, thì giờ anh được trải nghiệm về cái chết ở một hình thức khác, và kiểu này thì chậm, rút kiệt sự sống, cách từ bỏ sự sống ngay giữa lòng sự sống, cuối cùng đã dạy cho anh điều mà anh đã biết từ lâu.

    Gần như ngày nào cũng có một cuộc gọi từ bà thư ký cũ của ông ngoại anh, một phụ nữ đã làm việc trong văn phòng ông cụ hơn hai mươi năm. Sau cái chết của bà ngoại anh, bà đã trở thành người phụ nữ đồng hành bền chắc nhất của ông, người phụ nữ đáng trân trọng mà ông đã hé lộ cho nhiều người biết trong những dịp lễ nghi: họp mặt gia đình, đám cưới, đám ma. Mỗi lần bà gọi, bà lại đưa ra những câu hỏi thừa thãi về sức khỏe của ông ngoại anh, và rồi đề nghị A. sắp xếp cho bà tới thăm ở bệnh viện. Vấn đề nằm ở sức khỏe tồi tệ của chính bà.

    Cho dù không già (cùng lắm là cuối độ tuổi sáu mươi), bà bị mắc chứng Parkinson, và đôi khi phải sống trong viện dưỡng lão ở Bronx. Sau nhiều cuộc nói chuyện (giọng bà quá thều thào trên điện thoại khiến A. phải bỏ hết sức ra tập trung lắng nghe cũng chỉ nắm được một nửa điều bà nói), cuối cùng thì anh đồng ý gặp bà trước bảo tàng Metropolitan, nơi những chiếc xe bus đặc biệt từ chỗ nhà dưỡng lão chở các bệnh nhân có thể đi lại được tới để tận hưởng một buổi chiều Manhattan. Vào một ngày đặc biệt, lần đầu tiên trong suốt gần một tháng, trời mưa. A. đến sớm hơn giờ đã hẹn, trước tới hơn một tiếng, đứng trên bậc thềm của bảo tàng, giữ cho đầu khô với một tờ báo và đảo quanh tìm bà cụ. Cuối cùng, quyết định là bỏ cuộc, anh làm một vòng cuối cùng quanh khu ấy. Và đó là khi anh tìm thấy bà cụ: cách một hay hai dãy nhà gì đó ở đại lộ số Năm, đứng dưới một cái cây non đáng thương, như thể cố bảo vệ mình khỏi cơn mưa, một chiếc mũ bằng nhựa trong suốt trùm lên đầu, dựa lên chiếc gậy chống, thân hình cúi xuống, với tất cả vẻ lập cập, sợ hãi việc phải bước đi, nhìn chằm chằm xuống vỉa hè ướt nhẹp. Lại là giọng nói thều thào ấy, và A. gần như phải dí tai mình vào miệng bà để nghe bà nói — chỉ để lượm lặt được vài lời tẻ ngắt vụn vặn: lão lái xe bus quên không cạo râu, báo chí không được giao đến. A. lúc nào cũng thấy người phụ nữ chán ngắt, và thậm chí khi bà khỏe mạnh anh cũng phải miễn cưỡng với việc tốn thêm năm phút nữa ở cạnh bà. Giờ anh thấy mình gần như nổi giận, phẫn nộ với lối bà

    cố làm ra để mong anh thương xót cho mình. Anh chém vào bà trong tâm trí vì tội đã trở thành một sinh vật đáng khinh với lòng say mê bản thân.

    Mất hơn hai mươi phút nữa anh mới có thể bắt được một chiếc taxi. Và rồi cả một thử thách dài bất tận để dẫn bà tới được chỗ cửa xe rồi đặt bà vào taxi. Giày của bà kéo lê trên vỉa hè: một phân rồi dừng lại; một phân nữa rồi dừng lại, một phân nữa, rồi một phân nữa. Anh giữ lấy cánh tay bà và động viên bà suốt quãng đường. Khi họ đến được bệnh viện và anh cuối cùng cũng xoay xở gỡ được bà ra khỏi ghế sau của chiếc taxi, họ bắt đầu hành trình chậm chạp tới lối vào. Ngay ở cửa, vào chính khoảnh khắc A. nghĩ rằng họ sẽ tới được đích, bà chợt cứng người lại. Đột nhiên bà bị bóp chặt với nỗi sợ hãi đến nỗi không di chuyển nổi, và vì thế bà không di chuyển nổi. Dù A. có nói gì với bà, dù anh có cố gắng dịu dàng dỗ dành bà tiến bước, bà vẫn không hề nhúc nhích. Mọi người đi vào đi ra — bác sĩ, y tá, người tới thăm — và họ cứ đứng đó, A. và người phụ nữ không cứu vãn nổi, bị khóa lại giữa dòng người qua lại ấy. A. bảo bà cứ đứng yên đợi ở đó (như thể bà có thể làm được việc gì khác), và bước vào tiền sảnh, nơi anh tìm thấy một cái xe lăn còn trống, thứ anh lấy trộm dưới mắt của bà

    quản lý đa nghi. Rồi anh đẩy người bạn đồng hành không cứu vãn nổi ấy vào xe lăn, đẩy bà qua tiền sảnh về phía thang máy, mặc kệ tiếng la ó của bản quản lý: “Bà ấy có phải là bệnh nhân không? Cụ bà kia có phải là bệnh nhân không? Xe lăn chỉ dành cho bệnh nhân thôi.”

    Khi anh đẩy bà vào trong phòng của ông ngoại, ông cụ đang lơ mơ, không ngủ cũng chẳng thức, lần chần trong trạng thái đờ đẫn trên ranh giới của ý thức. Ông tỉnh lại bởi âm thanh khi họ bước vào để nhận thức về sự xuất hiện của họ, và rồi, khi cuối cùng hiểu được chuyện gì đang xảy ra, ông mỉm cười lần đầu tiên trong nhiều tuần. Nước mắt đột nhiên dâng đầy trong mắt ông. Ông nắm lấy tay người phụ nũ và bảo với A., như thể nói với cả thế giới (nhưng yếu ớt, yếu ớt chưa từng thấy): “Shirley là người yêu dấu của ông. Shirley là người ông yêu.”

    Vào cuối tháng Bảy, A. quyết định dành một cuối tuần bên ngoài thành phô. Anh muốn thăm con trai, và cần một chút giải lao khỏi cái nóng và bệnh viện. Vợ anh vào New York, để cậu bé con ở lại với bố mẹ cô. Họ đã làm gì trong thành phố vào ngày hôm ấy thì anh không nhớ được, nhưng chiều muộn hôm ấy thì anh đã đi ra bãi biển ở Connecticut nơi cậu bé đã ở cả ngày với ông bà. A. thấy con trai ngồi trên một cái xích đu, và những từ đầu tiên bật ra khỏi miệng cậu bé (đã được bà ngoại dạy suốt cả buổi chiều) thật đáng kinh ngạc với sự trôi chảy của nó. “Con rất vui được gặp bố, bố ơi,” cậu bé thốt lên.

    Cùng lúc đó, giọng nói nghe thật xa lạ với A.. Cậu bé đường như bị hụt hơi, và cậu nói từng từ với đoạn ngắt ở từng âm tiết một. A. không nghi ngờ rằng đã có gì khôngổn. Anh nài nỉ tất cả rời khỏi bãi biển và trở về nhà. Cho dù cậu bé đang ở trạng thái vui vẻ, thứ giọng nói kỳ quặc,

    gần như là của một thứ máy móc này tiếp tục xuyên qua anh, như thể cậu là một hình nộm của người chuyên nói giọng bụng. Hơi thở của cậu cực kỳ nhanh: phập phồng, hít rồi thở, hít rồi thở, như cách thở của một con chim nhỏ. Trong vòng một giờ, A. và vợ anh lục lọi danh sách các bác sĩ nhi khoa, cố gắng liên lạc với người còn làm việc (đã là giờ ăn tối trong một chiều thứ Sáu). Ở lần thứ năm hoặc sáu gì đó, họ tìm được một nữ bác sĩ trẻ gần đấy bắt đầu hành nghề tại khu vực. Nhờ chút cơ may, cô tình cờ vẫn nán lại ở văn phòng tầm giờ ấy, và cô bảo họ đến đó ngay. Không rõ vì cô mới vào nghề, hay vì bản tính hăm hở của mình, cuộc thăm khám của cô với cậu bé khiến A. và vợ anh rơi vào cơn hoảng sợ. Cô bảo cậu bé đứng lên bàn, nghe nhịp tim, đếm số lần thở của cậu trong mỗi phút, quan sát lỗ mũi, ánh xanh trên da mặt cậu bé. Rồi điên cuồng chạy vào trong văn phòng, cố gắng dựng lên một cái máy trợ thở phức tạp: một cỗ máy bơm hơi với vải trùm, làm người ta nhớ lại một chiếc máy chụp ảnh từ thế kỷ mười chín, nhưng cậu bé không chịu chui đầu vào trong tấm trùm, và tiếng huýt của hơi nước lạnh làm cậu sợ. Cô bác sĩ bèn thử một mũi adrenalin. “Chúng ta sẽ thử mũi này,” cô nói, “và nếu nó không có tác dụng thì ta sẽ tiêm cho cháu mũi khác.” Cô đợi vài phút, làm lại một lượt đo đếm nhịp thở lần nũa, và rồi tiêm cho cậu mũi thú hai. vẫn không có tác dụng gì. “Thếđấy,” cô bảo. “Chúng ta phải đưa cháu đến bệnh viện thôi.” Cô thực hiện cú điện thoại cần thiết, và với một thứ năng lượng

    nhỏ của mình, cô bảo A. và vợ anh theo chân cô đến bệnh viện, tới đâu, làm gì, và rồi dẫn họ ra ngoài, nơi họ rời đi với những chiếc xe khác nhau. Phán đoán của cô là bệnh sưng phổi với phức hợp hen suyễn - điều mà sau này, với việc chụp X quang và những bài xét nghiệm đàng hoàng tại bệnh viện, đã được xác nhận là đúng.

    Cậu bé được đặt vào phòng chăm sóc đặc biệt ở khu bệnh nhi, tiêm thuốc và thăm khám bởi các y tá, không thể la hét khi thứ thuốc lỏng chảy xuống cổ họng, được truyền và đặt vào trong một chiếc cũi rồi được chụp kín với một lớp màn chụp bằng nhựa trong suốt — mà làn khói ô-xy lạnh được truyền qua một chiếc van trên thân màn. Cậu bé nằm trong chiếc màn ấy trong ba ngày ba đêm. Cha mẹ được phép liên tục ở cạnh cậu, và họ thay phiên nhau ngồi cạnh chiếc cũi, đầu và tay thò xuống dưới cái màn, đọc sách cho cậu nghe, kể chuyện, chơi trò chơi, khi người kia ngồi trong phòng đọc sách dành riêng cho người lớn, quan sát gương mặt của những bậc cha mẹ khác đang có con nằm viện: không ai trong số những người xa lạ ấy dám bắt chuyện với người khác, khi tất cả họ chỉ nghĩ đến một điều duy nhất, và nói về chuyện ấy chỉ có thể làm nó tồi tệ hơn.

    Bố mẹ cậu bé muốn kiệt sức, khi thứ thuốc truyền vào mạch máu cậu phần lớn được bào chế từ adrenalin. Họ truyền cho cậu liều năng lượng hỗ trợ-hơn mức bình thường của tất cả các cậu bé hai tuổi-và phần lớn thời giancủa họ dành ra cho việc dỗ cho cậu yên, ngăn cản cậu bò ra khỏi cái màn. Với A., đấy chỉ là một chút hậu quả. vấn đề căn bệnh của cậu bé, vấn đề là nếu họ không mang cậu đến bác sĩ kịp lúc thì có thể cậu đã chết rồi, (và nỗi kinh hoàng bao trùm lấy anh là khi anh nghĩ: nếu nhỡ anh và vợ quyết định ở lại qua đêm trong thành phố, giao phó cậu bé cho ông bà ngoại — những người, ở độ tuổi già cả, đã mất khả năng quan sát những chi tiết, và những người, trên thực tế, không nhận ra cách thở lạ lùng của cậu bé trên bãi biển và giễu cợt A. khi anh nhắc đến chuyện ấy), tất cả những điều đó khiến cho việc vất vả dỗ dành cậu bé trở thành chẳng đáng kể với A.. Chỉ cần ngẫm nghĩ đến trường hợp cậu bé chết, với ý nghĩ về cái chết của cậu hiện rõ lên trên mặt anh ở văn phòng bác sĩ, cũng đã đủ để anh coi việc hồi phục của cậu bé như một sự phục sinh, một phép màu xảy ra với anh nhờ lá bài may rủi.

    Tuy nhiên, vợ anh bắt đầu tỏ ra căng thẳng. Có một lúc cô bước ra chỗ A. lúc này đang ngồi ở phòng chờ dành cho người lớn, và bảo: “Em đầu hàng, em không xoay xở nổi với nó nữa rồi” — và có một nỗi giận dữ nhắm đến cậu bé trong giọng cô, sự giận dữ trầm trọng hóa ấy, làm một điều gì đó trong A. vỡ vụn. Ngu xuẩn, tàn nhẫn, anh muốn trừng phạt vợ mình vì sự ích kỷ ấy, và trong khoảnh khắc ấy sự hòa hợp mới tạo lại được giữa họ trong vòng một tháng qua biến mất: lần đầu tiên trong tất cả những năm họ sống cùng nhau, anh phản đối cô. Anh lao ra khỏi phòng và đi tới cạnh giường đứa con.

    Sự hư vô của thời hiện đại. Màn giải lao giữa lực kéo của những mảnh đời song trùng.

    Ỏ Paris mùa thu năm ấy anh đã tham dự một buổi tiệc tối do bạn anh tổ chức, J. một nhà văn Pháp nổi tiếng. Có một người Mỹ khác trong số khách mời, một học giả nghiên cứu chuyên sâu về thi ca Pháp hiện đại, và bà nói với A. về một cuốn sách bà đang trong quá trình biên tập: tuyển tập bài viết của Mallarmé. Bà tự hỏi A. đã bao giờ dịch Mallarmé chưa?

    Thực tế là anh đã từng. Hơn năm năm trước, không lâu sau khi chuyển vào căn hộ ở đường Riverside, anh đã dịch cả loạt những đoạn mà Mallarmé viết bên cạnh giường của đứa con đang chết dần, Anatole, năm 1879- Đấy là những tác phẩm chìm trong sự vô danh tuyệt đối: ý tứ của những bài thơ sẽ không bao giờ được viết ra. Chúng thậm chí không được phát hiện ra cho đến cuối những năm 1950. Năm 1974, A. đã dịch nháp hơn ba mươi hay bốn mươi đoạn viết ấy rồi gạt bản thảo qua một bên. Khi anh quay lại căn phòng của mình ở phố Varick ở Paris (tháng Mười Hai năm 1979, chính xác một trăm năm sau khi Mallarmé vội vã viết những đoạn chết chóc ấy cho con trai mình), anh bới ra tập bản nháp viết tay và bắt đầu tiếp tục làm việc cho tới bản dịch cuối cùng. Những tác phẩm đó sau này được đăng trên Paris Review,cùng với một tấm ảnh của Anatole trong bộđồ lính thủy. Từ lời tựa của anh: “ Vào ngày 6 tháng mười, 1879, con trai duy nhất của Mallarmé, qua đời khi mới

    tám tuổi sau một trận ôm kéo dài. Căn bệnh, được chẩn đoán là chứng thấp khớp trẻ em, đã từ từ lan rộng từ chi này sang chi kia và cuối cùng xâm chiếm hết toàn bộ cơ thể. Trong nhiều tháng Mallarmé và vợ ông đã tuyệt vọng ngồi cạnh giường của Anatole khi các bác sĩ thử nhiều phương thuốc và áp dụng các phương pháp chữa trị không thành công. Cậu bé đã được đưa khỏi thành phố về vùng nông thôn và quay lại thành phố. Ngày 22 tháng Tám, Mallarmé viết cho bạn mình là Henry Ronjon kể về ‘cuộc vật lộn giữa sự sống và cái chết mà đứa con yêu bé nhỏ tội nghiệp phải trải qua... Nhưng nỗi đau đớn thực sự là sinh linh bé nhỏ ấy có thể sẽ biến mất. Phải thú thực là điều ấy quá khủng khiếp đối với tôi; tôi không thể nào đối mặt với ý nghĩ ấy.’”

    Chính là ý nghĩ ấy, A. nhận ra, đã buộc anh quay lại với những dòng viết này. Hành động dịch chúng ra không phải là một hoạt động văn chương. Đó là cách để anh giãi bày khoảnh khắc kinh hoàng của chính mình trong văn phòng bác sĩ mùa hè năm đó: chuyện ấy quá khủng khiếp đối với tôi, tôi không thể đối mặt với ý nghĩ ấy. Vì chỉ với khoảnh khắc ấy, sau này anh nhận ra, anh cuối cùng đã thức nhận toàn bộ ý nghĩa của tình phụ tử trong mình: cuộc đời của cậu bé có ý nghĩa lớn lao hơn cuộc đời của chính anh; nếu anh cần phải chết để cứu con mình, anh sẽ sẵn lòng chết. Và vì thế chỉ trong khoảnh khắc sợ hãi đó anh đã trở thành, một lần và mãi mãi, cha của con anh. Dịch bốn mươi hoặc xấp xỉ mảnh viết của Mallarmé có thể

    là điều chẳng có mấy ý nghĩa, nhưng trong tâm trí anh nó tương đương với việc đưa ra lời tạ ơn với sự sống của con trai mình. Một lời tạ ơn gửi tới cái gì? Có thể là không gì cả. Tới nhận thức của anh trước sự sống. Tới sựhư vô của thời hiện đại.

    Con có thể, với đôi bàn tay

    bé nhỏ, kéo cha

    vào chung huyệt mộ-con

    có quyền-

    -cha

    người theo con, cha

    để mặc mình bị cuốn theo-

    -nhưng nếu con

    muốn, cả hai

    chúng ta, thì hãy trở thành...


    đồng minh,

    một vị thần, cao cả

    và phần đời

    còn lại của cha

    Cha sẽ dùng để


    không - không thể

    làm gì với những cái chết

    vĩ đại-...

    chừng nào chúng ta

    còn sống, con

    sẽ sống- trong chúng ta

    chỉ khi nào chúng ta

    chết thì nó mới chết

    -và những tiếng chuông

    của tử thần sẽ gióng lên vì con


    *


    cánh buồm

    hoa tiêu

    dòng sông,

    sự sống của con

    đi qua, trôi theo

    *


    Mặt trời lặn

    và gió

    giờ biến mất, và

    gió của hư vô

    đang thổi

    ( ở đấy, sự hư vô

    của thời hiện đại)

    *

    cái chết- khẽ thầm thì

    cha không là ai cả

    cha thậm chí không biết mình là ai

    (với những kẻ chết mà

    không biết họ đã chết

    hay thậm chí họ không chết

    vì trẻ em


    ít nhất

    - hay

    các anh hùng - đột ngột chết

    về mặt khác

    vẻ đẹp của cha

    được tạo nên từ

    những khoảnh khắc cuối cùng

    khuôn mặt xinh đẹp

    sáng sủa — chắc hẳn là

    cha, mà không có chính cha

    *

    Ồ! con hiểu rằng

    nếu cha bằng lòng

    sống - để dường như

    quên lãng con –

    đó chỉ là cách

    nuôi dưỡng nỗi đau

    và vì thế sự lãng quên

    bề ngoài ấy

    có thể khơi thêm

    nhiều giọt nước mắt kinh hoàng vào


    khoảng khắc

    ngẫu nhiên, giữa

    cuộc đời này

    khi con

    xuất hiện trước cha

    tiếng than khóc thực sự trong

    căn phòng —

    không phải ở nghĩa trang —

    đồ đạc nhà mình


    chỉ để tìm thấy

    sự vắng mặt -

    trong hiện tại

    của những bộ quần áo nhỏ

    vân vân —


    không - cha sẽ không

    từ bỏ

    hư vô

    người cha - cha

    cảm thấy hư vô

    xâm chiếm mình

    Bình luận ngắn về từ “hào quang.”

    Anh nghe từ này lần đầu trong mối liên hệ với con trai khi anh khoe hình cậu bé với một người bạn tốt, R., một nhà thơ Mỹ đã sống tám năm ở Amsterdam. Họ đi uống với nhau tại một quán bar tối hôm ấy, bị vây quanh bởi đám người chen chúc và âm nhạc ồn ào. A. lôi một tấm ảnh chụp lấy ngay khỏi ví của anh và đưa nó cho R., người bạn ngắm nghía tấm ảnh rất lâu. Rồi anh quay sang A., hơi say một chút, nói với một giọng chứa chan cảm xúc: “Nó có chung vầng hào quang như Titus.”

    Khoảng một năm sau, ngay sau cuốn “Lăng mộ cho Anatole” đăng trên Paris Review,A. tình cờ tới thăm R.. R. (lúc này đã cực kỳ yêu thích con trai A.) giải thích với A.: “Một chuyện phi thường đã xảy ra với tớ ngày hôm nay. Tớ đang ở trong một hiệu sách, lật qua nhiều tờ tạp chí, và tớ tình cờ mở tờ Paris Reviewtới trang có ảnh của con trai Mallarmé. Thoạt tiên tớ tưởng đó là con cậu. Nét giống nhau thật đáng giật mình đấy.”

    A. nói: “Nhưng đó là bản dịch của tớ mà. Tớ là người yêu cầu họ sử dụng tấm ảnh ấy. Cậu không biết chuyện ấy à?

    Và rồi R. trả lời: “Tớ chưa kịp đọc đến đấy. Tớ quá ấn tượng vì tấm ảnh nên tớ phải gấp tờ tạp chí lại. Tớ trả nó lại giá và bước ra khỏi của hàng.”

    Ông ngoại anh duy trì thêm được hai hoặc ba tuần nữa. A. quay lại căn hộ nhìn xuống bùng binh Columbus, con trai anh giờ đã qua cơn nguy hiểm, cuộc hôn nhân của anh giờ đã vĩnh viễn chấm dứt. Có thể nói đó là những ngày tồi tệ nhất đối với anh. Anh không thể làm việc, anh không thể nghĩ. Anh bắt đầu bỏ bê bản thân, chỉ ăn mấy món độc hại (bữa tối đông lạnh, pizza, mì Trung Quốc mang về), và để mặc căn hộ cho nó ra sao thì ra: quần áo bẩn dồn

    đống lại ở góc phòng ngủ, đĩa chưa rửa xếp đầy trong chậu. Nằm trên đi-văng, hút hết điếu này sang điếu khác, anh xem phim cũ trên ti-vi và đọc những cuốn sách li kỳ bí ẩn hạng hai. Anh không cố gắng liên lạc với người bạn nào. Người mà anh có gọi — cô gái anh gặp ở Paris khi anh mười tám tuổi - đã chuyển tới Colorado.

    Một đêm nọ, chẳng vì lý do cụ thể nào, anh ra ngoài đi lang thang quanh khu dân cư không người ở West Fifties và bước vào một cái bar không mặc áo. Khi anh ngồi ở bàn uống một ly bia, anh đột nhiên thấy mình đang ngồi cạnh một phụ nữ trẻ khỏa thân đầy khêu gợi. Cô lén tới cạnh anh và bắt đầu diễn tất cả những chuyện dâm ô cô sẽ làm cho anh nếu anh chịu trả tiền dẫn cô “ra phòng sau.” Có một cái gì đó rất hài hước trắng trợn và thẳng thắn trong cách tiếp cận của cô khiến anh cuối cùng cũng đồng ý với đề nghị của cô. Cách tốt nhất, họ quyết định, là cô nên mút dương vật của anh, khi cô tuyên bố là có tài năng vượt bậc với thủ thuật ấy. Và thực thế, cô lao thân vào việc ấy với một sự hăng hái khiến anh khá khiếp hãi. Khi anh ra trong miệng cô một lát sau đó, với một cơn lũ tinh dịch tràn dồn dập và kéo dài, chợt thấy, ở ngay đúng khoảnh khắc ấy, điều không ngừng cồn cào trong anh: rằng có hàng triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh như vậy — hoặc đại khái là bằng số lượng con người trên thế giới — có nghĩa là, trong bản thân anh, mỗi con người lưu giữ tiềm năng cơ hội của toàn bộ thế giới. Và chuyện gì sẽ xảy ra, liệu nó có xảy ra, là một loạt đầy những khả thể: một lũ những đứa ngu xuẩn và thiên

    tài, xinh đẹp và dị tật, thánh thiện, rối loạn, ăn cắp, buôn bán chứng khoán, và nghệ sĩ đi dây. Vì thế, mỗi người là toàn bộ thế giới, mang trong mình mã gene của toàn bộ nhân loại. Hoặc, như Leibniz đã miêu tả: “Mỗi loại vật chất là một tấm gương sống động bất diệt của toàn vũ trụ.” Với thực tế là, chúng ta đều khởi nguồn từ chung một loại vật chất trở thành sự sống cùng với vụ nổ đầu tiên của ánh chớp đầu tiên trong sự trống rỗng mênh mông của không gian. Hoặc như anh tự nhủ, ở khoảnh khắc ấy, khi dương vật anh bùng nổ trong miệng của người phụ nữ trần truồng ấy, người mà tên giờ đây anh đã quên. Anh nghĩ: phân tử bé nhất. Và rồi, cho dù cuối cùng đã kiềm chế được, anh nghĩ về con tinh trùng tế vi lén lút tìm cách tranh đường thâm nhập vào cơ thể vợ anh, khoảng ba năm trước, để trở thành con trai anh.

    Ngoài ra thì không gì khác. Anh tàn úa. Anh nhễ nhại trong hơi nóng mùa hè. Như Oblomov(15) thời hiện đại cuộn người trên đi-văng, anh không cử động trừ khi bắt buộc.

    (15) Oblomov: tên nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nga Ivan Goncharov(TK XIX).

    Có một chiếc ti-vi gắn cáp trong căn hộ của ông ngoại anh, với nhiều kênh truyền hình hơn mức A. từng biết. Mỗi lần anh bật nó lên cũng đều có một trận bóng chày đang diễn ra. Anh không chỉ có thể theo dõi đội Yankees và Mets của New York, mà còn cả đội Red Sox của Boston,

    Phillies của Philadelphia, và Braves của Atlanta. Chưa kể đến phần cộng thêm thỉnh thoảng lại được chiếu vào buổi chiều: các trận đấu thuộc những giải đấu lớn nhất Nhật Bản, chẳng hạn vậy (và sự hứng thú dành cho tiếng trống liên hồi trong suốt trận đấu của anh), hay, còn lạ lùng hơn, giải vô địch Tiểu liên đoàn từ Long Island. Vùi mình vào những trận đấu này cũng là cách để cảm nhận tâm trí anh tranh đấu để bước vào một vùng đất của cấu trúc nguyên sơ. Bất châp sự hỗn loạn của sân đấu, bóng chày dâng bản thân nó cho anh như một hình ảnh không chuyển động, và vì thế cũng là một chốn mà tâm trí anh có thể nghỉ ngơi, an toàn trong chốn ẩn dật tránh xa khỏi sự bất ổn của thế giới.

    Anh đã dành toàn bộ thời thơ ấu để chơi môn thể thao ấy. Từ những ngày xám xịt đầu tháng Ba cho đến những buổi chiều lạnh cóng tháng Mười. Anh đã chơi giỏi, với lòng đam mê gần như ám ảnh. Không chỉ vì nó cho anh cảm thấy những khả năng của riêng mình, thuyết phục anh rằng anh không hoàn toàn vô vọng trong mắt của những kẻ khác, mà còn là thứ kéo anh ra khỏi vòng kim cô đơn độc của thời kỳ đầu tuổi ấu thơ. Nó kết nạp anh vào thế giới của những kẻ khác, nhưng đồng thời cũng là thứ anh giữ lại được cho riêng mình. Bóng chày là chốn giàu tiềm năng cho mộng tưởng. Anh mơ mộng về nó liên tục, mặc lên mình bộ đồng phục của New York Giants và đường hoàng bước vào vị trí chặn chốt thứ ba trong sân Polo Grounds, với đám đông hò la điên cuồng khi người ta đọc tên anh trên loa. Ngày này qua ngày khác, anh từ trường về nhà và

    ném quả bóng lên những bậc thềm, vờ rằng mỗi cử động là một phần của trận đấu Liên cúp Thế giới đang hiện lên trong đầu. Lúc nào cũng đi tới tình huống một mất một còn, chỉ còn một chốt chặn, và đội Giants dẫn một điểm. Anh lúc nào cũng là người đập bóng cuối cùng ấy, và anh lúc nào cũng là người thực hiện cứ chạy chốt quyết định chiến thắng.

    Khi ngồi cho qua những ngày mùa hè đằng đẵng trong căn hộ của ông ngoại, anh bắt đầu thấy được sức mạnh của bóng chày với anh là sức mạnh của ký ức. Ký ức với cả hai nghĩa của từ ấy: như một chất xúc tác để nhớ lại đời mình và như một cấu trúc tự tạo để hệ thống hóa quá khứ. Chẳng hạn, năm 1960, năm Kennedy được bầu làm tổng thống; đồng thời cũng là năm A. được làm lễ Bar Mitzvah, năm mà anh được coi là bước vào thế giới đàn ông. Nhưng hình ảnh đầu tiên in đậm trong tâm trí anh là năm 1960 được đề cập là cú chạy chốt của Bill Mazeroski đánh bại đội Yankees trong Liên cúp Thế giới. Anh vẫn có thể thấy quả bóng bay vút qua hàng rào của sân Forbes — cái hàng rào cao, tối, treo chen chúc những con số màu trắng — và với việc hồi tưởng lại xúc cảm trong khoảnh khắc ấy, thú khoái cảm đột ngột và dữ dội tức thời, anh có thể tái nhập vào quá khứ của chính mình, đứng trong một thế giới nếu không nhờ thế đã bị mất đi.

    Anh đọc trong một cuốn sách: từ năm 1893 (năm trước khi ông nội anh được sinh ra), sau khi ụ phát bóng bị lùi lại mười thước, hình dáng của sân đấu không thay đổi gì nữa.

    Sân bóng chày là một phần của ý thức. Hình dáng nguyên sơ của những đường kẻ trắng, cờ xanh, và đất nâu cũng là một biểu tượng quen thuộc như những vì sao hay đường kẻ sọc. Tương phản lại với tất cả những điều khác trong đời sống Mỹ suốt thế kỷ này, bóng chày vẫn y như cũ. Ngoại trừ một vài thay đổi nhỏ (cờ nhân tạo, chày được thiết kế tốt hơn), môn thể thao được chơi ngày nay thật không khác gì với môn thể thao mà Wee Willie Keeler hay Baltimore Orioles ngày xưa từng chơi: những chàng trai trẻ trong các tấm ảnh đã qua đời từ lâu, với bộ râu bẻ quặp và dáng đứng tựa anh hùng.

    Chuyện xảy ra ngày nay chỉ là phiên bản có chút khác biệt so với chuyện xảy ra ngày hôm qua. Ngày hôm qua vọng lại ngày hôm nay, và ngày mai sẽ dự báo trước cho ngày tiếp theo. Quá khứ của bóng chày chuyên nghiệp vẫn ở nguyên đấy. Có bản ghi hình của mọi trận đấu, bảng biểu ghi lại từng cú đập, lỗi, và mỗi khi bóng về chốt. Người ta có thể đong đếm mức độ mạnh yếu, so sánh cầu thủ này với cầu thủ kia, đội này với đội khác, nói về những người đã chết như họ vẫn còn sông. Chơi bóng khi còn bé cũng đồng thời là để tưởng tượng về việc chơi bóng khi đã trưởng thành, và sức mạnh của sự tưởng tượng đó xuất hiện trong cả những trận đấu tình cờ thông thường nhất. Không biết bao nhiêu giờ đồng hồ trong suốt thời thơ ấu, A. tự hỏi, đã được tiêu tốn cho việc bắt chước tướng đập bóng của Stanmusial (chân chụm lại, gối chùng, lưng gù lại thành hình của một chiếc thước cong bằng kim loại) hoặc cách

    bắt bóng của Willie Mays? Theo một mối quan hệ tương hỗ, với những người lớn lên để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, họ luôn ý thức được rằng họ đang sống giấc mơ của thời thơ ấu — oách hơn, được trả tiền để tiếp tục làm trẻ con. Mà giới hạn của những giấc mơ thơ ấu ấy cũng không bị hạn chế. Trong chính tuổi thơ Do Thái của mình, A. vẫn nhớ sự bối rối trước những lời nói cuối cùng của Passover Seder, “Năm tới ở Jerusalem,” với điệp khúc lạc quan bất tận trước sự thất vọng của người hâm mộ, “Chờ tới năm sau đi,” như thể người này là lời dẫn giải cho người kia: cướp được cờ là bước chân vào miền đất hứa. Bóng chày dường như đã bị trói buộc vào đầu anh như một trải nghiệm tôn giáo vậy.

    Ngay vào lúc ấy, khi A. chuẩn bị lún vào vũng lầy của bóng chày, thì Thurman Munson bị giết. A. ghi nhận được rằng Munson là đội trưởng Yankee đầu tiên từ sau Lou Gehrig, rằng bà của anh đã chết vì chứng bệnh của Lou Gehrig, và cái chết của ông anh sẽ tiếp nối sau cái chết của Munson.

    Báo chí tràn ngập bài viết về người bắt bóng. A. luôn luôn ngưỡng mộ cách chơi bóng trên sân của Munson: cú đập bóng ăn một chớp nhoáng bên phải, cơ thể bè bè chậm chạp chạy quanh sân cỏ, sự nóng giận dường như nuốt chửng bản thân khi ông lo phần trách nhiệm của mình đằng sau tấm bảng. Bấy giờ A. đã tiến sang việc tìm hiểu công việc của Munson với trẻ em và những khó khăn mà

    ông đã gặp với cậu con trai bị tăng động của chính mình. Mọi thứ dường như cứ lặp đi lặp lại chính mình. Thực tế là một chiếc hộp Trung Quốc, một chuỗi dài vô tận của hết lần hộp này tới lần hộp khác. Lại một lần nữa ở đấy, không phải ở bất cứ nơi nào khác, chủ đề lại quay về: lời nguyền về người cha vắng mặt. Dường như chính Munson là người duy nhất có quyền năng dỗ yên cậu bé. Bất cứ khi nào ông ở nhà, cơn bùng nổ của cậu bé dừng lại, cơn cuồng điên của cậu giảm bớt. Munson đã học cách lái máy bay để có thể về nhà với con trai mình thường xuyên hơn trong các mùa bóng chày, và chính chiếc máy bay đó đã giết chết ông.

    Rõ ràng là hồi ức của A. về bóng chày gắn liền với những kỷ niệm về ông ngoại. Ông ngoại đã đưa anh đến xem trận đấu đầu tiên, đã nói chuyện với anh về các cầu thủ ngày xưa, đã cho anh thấy rằng nói chuyện về bóng chày cũng thú vị như xem thi đấu. Thời còn bé, A. được đưa tới văn phòng trên đường Năm mươi bảy, bày trò chơi với các máy đánh chữ và máy làm tính cộng cho đến khi ông ngoại sẵn sàng lên đường, và sau đó cùng anh rảo bộ nhàn nhã xuống Broadway. Nghi thức luôn luôn bao gồm một vài lượt chơi Pokerino trong một khu giải trí, một bữa ăn trưa nhanh gọn, và sau đó lên tàu điện ngầm đến một trong các khu thi đấu của thành phố. Bấy giờ, khi ông ngoại của anh đã tan biến trong cái chết, họ vẫn tiếp tục nói chuyện về bóng chày. Đó là một chủ đề họ vẫn có thể cùng hướng đến. Mỗi lần đến thăm bệnh viện, A. lại mua một tờ New York Post,

    và sau đó ngồi cạnh giường của ông cụ, đọc cho ông nghe về các trận đấu của ngày hôm trước. Đó là mối liên lạc cuối cùng của ông với thế giới bên ngoài, và nó chẳng hề đau đớn, một chuỗi các thuật ngữ ông có thể hiểu với đôi mắt nhắm nghiền. Bất cứ điều gì khác cũng có thể là quá mức.

    Những ngày cuối, với giọng nói thều thào không thành tiếng, ông ngoại nói rằng ông đã bắt đầu nhớ lại về đời mình. Ông đã đào vét thời niên thiếu ở Toronto của mình, hồi tưởng các sự kiện đã xảy ra từ cách đó tám mươi năm trước: bảo vệ em trai mình chống lại một băng chuyên bắt nạt, giao bánh vào chiều thứ Sáu cho các gia đình Do Thái trong khu phố, tất cả những chuyện lặt vặt, đã bị lãng quên từ lâu, giờ trở lại với ông khi ông nằm bất động trên giường, trở nên rất đỗi quan trọng trong vầng hào quang của hồi ức. “Nằm ở đấy giúp ông có cơ hội hồi tưởng,” ông nói với A., như thể có một nguồn năng lượng mới được ông phát hiện trong chính mình. A. có thể cảm nhận được khoái cảm mà nó mang lại cho ông. Dần dần, nó đã bắt đầu thống trị nỗi sợ hãi đã hiện hữu trên khuôn mặt của ông ngoại anh suốt mấy tuần qua. Ký ức là điều duy nhất giữ ông sống, và như thể ông trì hoãn việc chết càng lâu càng tốt để tiếp tục được hồi tưởng.

    Ông biết, nhưng ông sẽ không nói là mình biết. Cho đến tuần cuối cùng, ông không ngừng nói về việc quay trở lại căn hộ của mình, và từ “chết” không lần nào được nhắc đến. Ngay cả vào ngày cuối cùng, ông chờ đợi cho đến khoảnh khắc tận cùng nhất mới nói lời tạm biệt. A. đang

    rời đi, bước đi qua ngưỡng cửa sau một buổi thăm nom, thì ông ngoại gọi anh quay trở lại. Thêm một lần nữa, A. đứng bên cạnh giường. Ông cụ nắm lấy bàn tay của anh và bóp chặt hết sức có thể. Rồi: một khoảnh khắc lâu thật lâu. Cuối cùng, A. cúi xuống và hôn lên khuôn mặt ông ngoại của mình. Không ai trong hai người nói lời nào.

    A. nhớ một người chuyên lên kế hoạch, người tạo ra các khoản thỏa thuận, một người với lòng lạc quan kỳ quặc và phi thực tế. Còn ai khác có thể đặt tên con gái mình là Queenie với một khuôn mặt đầy tự tin? Vào ngày sinh của cô ông đã tuyên bố, “nó sẽ là một nữ hoàng,” và không thể kiềm chế được niềm phấn khích. Ông tuôn ra những lời khoác loác, những cử chỉ đầy ẩn ý, về việc sống một cuộc đời hội hè. Vô số trò đùa, vô số bạn thân, một trực giác về thời điểm không chê vào đâu được. Ông đánh bạc với bọn tháu cáy, lừa dối vợ mình (càng già thì bồ càng trẻ), và không bao giờ mất hứng thú với bất cứ phương diện nào. Những bài phát biểu của ông thì sang sảng mê ly. Một cái khăn không bao giờ chỉ là một cái khăn, mà phải là “một cái khăn Thổ Nhĩ Kỳ.” Một kẻ ghiền ma túy là bạn “con quỷ nghiện.” Ông không bao giờ nói “Tôi thấy...,” mà phải là, “Tôi có cơ hội được chứng kiến...”. Với những mánh lới ấy, ông xoay xở làm sao để thế giới hài lòng, để biến nó thành một chốn kỳ thú, quyến rũ hơn với bản thân. Ông chơi những trò khủng và ngấu nghiến thứ sản phẩm phụ của sự màu mè: tiếp viên trưởng gọi ông là ngài B.,

    các cậu bé chuyển hàng cười tươi trước phần tiền thưởng hậu hĩnh, cả thế giới nhấc mũ lên trước ông. Ông đã chuyển từ Canada tới New York ngay sau chiến tranh thế giới thứ Nhất, một cậu bé Do Thái nghèo tìm kiếm cơ hội, và cuối cùng ông đã thu xếp được đâu vào đấy. New York là niềm đam mê của ông, và trong những năm cuối đời ông từ chối chuyển đi, gạt phăng lời đề nghị của con gái về một cuộc đời ở California đầy ánh nắng với những lời sau này trở thành lời từ chối nối tiếng: “Cha không thể rời khỏi New York. Đấy là nơi màn kịch diễn ra.”

    A. vẫn nhớ một ngày khi anh năm hoặc sáu tuổi. Ông bà ngoại đến thăm, và ông anh đã làm một trò ảo thuật cho anh xem, một vật bé nhỏ nào đó ông tìm thấy trong cửa hàng đồ trang trí. Vào lần ghé thăm tiếp theo, khi ông không có màn biểu diễn mới nào, A. lên cơn hờn dỗi vì thất vọng. Từ đó, lúc nào cũng có một màn ảo thuật mới: các đồng xu biến mất, những chiếc khăn lụa bay ra từ không khí, một cỗ máy biến mảnh giấy trắng thành tiền, một quả bóng cao su to biến thành năm quả bóng cao su nhỏ khi bạn bóp chặt nó trong tay, một điếu thuốc bị dập trong một chiếc khăn tay mà không để lại vết cháy, một bình sữa đổ vào chiếc ống cuộn từ báo mà không hề bị chảy. Điều vốn khởi đầu chỉ là để mua vui cho cậu cháu ngoại đã trở thành một thứ nghề thực sự đối với ông. Ông biến bản thân mình thành một nhà ảo thuật nghiệp dư tài năng. Một nghệ sĩ với bàn tay biến hóa đầy thông minh, và ông có niềm tự hào đặc biệt khi giành được thẻ

    thành viên Hiệp hội Nhà ảo thuật. Ông có mặt tại mọi bữa tiệc sinh nhật thời thơ ấu của A. với phép thuật và tiếp tục biểu diễn cho tới tận năm cuối đời, đi diễn tại các câu lạc bộ dành cho người già tại New York với một trong số các bà bạn gái của mình (và bà nhếch nhác với núi tóc đỏ giả trên đầu) người thường hát một bài, tự đệm nhạc cho mình với chiếc đàn accordion, giới thiệu ông với cái tên Zavello Vĩ đại. Đó là một lẽ tự nhiên. Cuộc đời ông bị thổi phồng trong sự bịp bợm của ảo giác, ông đã giành được nhiều hợp đồng kinh doanh bằng việc dụ cho mọi người tin vào mình (thuyết phục họ rằng thứ vốn không tồn tại là có tồn tại, và ngược lại) thì chuyện bước lên sân khấu và lừa họ theo lối chính thống hơn chỉ còn là chuyện nhỏ. Ông có khả năng thu hút sự chú ý của mọi người, và tất cả những người thấy ông đều nhận ra rằng ông khoái chí với việc được trở thành trung tâm của mọi sự chú ý như thế nào. Không ai ít hoài nghi hơn một nhà ảo thuật. Ông biết, và tất cả mọi người biết, rằng mọi thứ ông làm là một trò giả vờ. Mấy mánh ấy không hẳn là để lừa đảo mọi người, mà để họ thấy sung sướng muốn bị lừa: vì thế tạo ra không gian mà mối buộc giữa nguyên nhân-hậu quả được nới lỏng trong vài phút, quy luật tự nhiên bị hủy bỏ. Như lời Pascal từng viết trong Pensées: “Chẳng thể có một tiền đề hợp lý nào để không tin vào phép thần kì.”


    Ông của A., tuy vậy, không chỉ giới hạn mình trong riêng ảo thuật. Ông cũng mê nói bỡn, thứ mà ông gọi

    là “truyện kể”, không kém — tất cả chúng được viết ra trong một cuốn sổ tay mà ông luôn mang theo trong túi áo khoác. Vào một thời điểm nào đó trong tất cả các cuộc hội họp gia đình, ông lại lôi cuốn sổ tay ra, lật giở nhanh trong một góc phòng, bỏ nó lại vào túi, ngồi xuống một chiếc ghế, và rồi bắt đầu sa vào một tràng luyên thuyên chữ nghĩa kéo dài cả giờ. Ký ức ở đấy cũng là những tiếng cười. Không phải, như với S., một tràng cười dội lên từ bụng, mà là một tràng cười gian nan vọng ra từ phổi, một vòng ngân nga dài dòng của âm thanh bắt đầu bằng tiếng khùng khục rồi phân tán, cuối cùng, nhạt dần nhạt dần thành tiếng hí hí nửa chừng. Đó cũng là cách mà A. thích nhớ về ông: ngồi trong ghế và làm cho mọi người cười.

    Thế nhưng kỹ năng tuyệt vời nhất của ông ngoại anh, không phải là làm trò ảo thuật hay kể chuyện đùa, mà là một thứ trò ếm bùa không thể hiểu nổi khiến mọi thành viên trong gia đình bàn tán hết cả năm. Đó là một trò chơi có tên Pháp sư. Ông ngoại A. sẽ lôi ra một bộ bài, bảo tất cả mọi người chọn lấy một lá, lá nào cũng được, và giơ nó lên để tất cả mọi người cùng thấy. Năm cơ. Rồi ông tới chỗ chiếc điện thoại, quay số, đề nghị được nói chuyện với Pháp sư. Đúng rồi, tôi muốn nói chuyện với Pháp sư, ông sẽ nói vậy. Một khoảnh khắc sau ông chuyền cái ông nghe quanh bàn, và vọng ra từ cái loa sẽ là một giọng nói, một giọng đàn ông, nói đi nói lại: năm cơ, năm cơ, năm cơ. Rồi ông sẽ cảm ơn ngài Pháp sư, dập máy, và đứng đó cười toe toét với tất cả mọi người.

    Nhiều năm sau, khi cuối cùng thì bí mật cũng được giải thích cho A. nghe, mọi chuyện hóa ra rất đơn giản. Ông ngoại anh và một người bạn thỏa thuận đóng vai Pháp sư cho người kia. Câu hỏi, Tôi có thể nói chuyện với Pháp sư không, trở thành một mật hiệu, và người đàn ông phía bên kia đầu dây sẽ bắt đầu đọc ra hết chất cờ: Pích, Cơ, Rô, Nhép. Khi ông đọc đúng, người gọi sẽ nói gì đó, gì cũng được, chỉ để báo đừng nói thêm nữa, và rồi Pháp sư sẽ đọc lần lượt các con số: Át, hai, ba, bốn, năm... Khi ông đọc đúng số ấy, người gọi lại nói gì đó, và vị Pháp sư sẽ dừng lại, ghép hai yếu tố ấy với nhau, và nhắc đi nhắc lại nó qua ống nói: năm cơ, năm cơ, năm cơ.

    Sách của ký ức. Cuốn Sáu.

    Anh cảm thấy thật kỳ diệu, thậm chí trong cả chính trải nghiệm thực sự nguyên bản của mình, khi cảm thấy chân mình đứng trên mặt đất, cảm thấy lá phổi mình phồng lên và va chạm với không khí anh hít vào, khi biết rằng nếu anh cứ đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia thì anh có thể bước từ nơi anh đang đứng tới nơi anh muốn đến. Anh cảm thấy thật kỳ diệu khi trong vài buổi sáng, ngay sau khi thức dậy, lúc anh cúi xuống buộc dây giày, anh cảm thấy lòng ngập tràn niềm vui căng đầy, một niềm vui cùng lúc vừa tự nhiên vừa đồng điệu với thế giới, rằng anh cảm thấy mình đang sống trong khoảnh khắc hiện tại ấy, một hiện tại bao quanh và thấm vào anh, anh thấy bàng hoàng với nhận biết đầy đột ngột và mạnh mẽ rằng anh đang sống.

    Và niềm hạnh phúc anh phát hiện trong bản thân mình vào khoảnh khắc ấy thật là kỳ diệu. Cho dù chuyện ấy có kỳ diệu hay không, thì anh cũng thấy niềm hạnh phúc kia thật kỳ diệu.

    Đôi khi có cảm giác như chúng ta đang lang thang quanh một thành phố mà chẳng có mục đích nào. Chúng ta bước xuống phố, ngẫu nhiên rẽ vào một con phố khác, ngừng lại để ngắm nghía những khe gò đắp nổi của một tòa nhà, cúi xuống để nghiên cứu một vết than trên vỉa hè gợi nhắc cho ta về những bức tranh mà ta ngưỡng mộ, nhìn vào khuôn mặt những người đi ngang qua ta trên phô, cố gắng hình dung ra cuộc đời họ mang theo bên trong mình, bước vào một quán ăn rẻ tiền cho bữa trưa, bước ra ngoài và tiếp tục con đường tới dòng sông (nếu thành phố này có một dòng sông), để ngắm những con thuyền khi chúng trôi qua, hoặc một con tàu lớn đậu ở bến cảng, có thể sẽ lẩm nhẩm hát một mình khi bước đi, hoặc có thể huýt sáo, hoặc có thể cố nhớ lại điều chúng ta đã quên. Đôi khi dường như chúng ta chẳng đi đâu cả khi bước quanh thành phố, rằng chúng ta chỉ tìm cách giết thời gian, và chỉ có sự mệt mởi mới khuyên chúng ta nên dừng ở

    đâu và khi nào. Nhưng cũng như bước chân này chắc chắn sẽ dẫn tới bước chân khác, ý nghĩ này chắc chắn sẽ nối đuôi theo ý nghĩ trước đó, và trong một sự kiện thì một ý nghĩ sinh ra nhiều hơn một ý nghĩ khác (có thể là hai hay ba ý nghĩ, bình đẳng với nhau về tất cả những hệ

    quả sau đó), việc không chỉ theo ý nghĩ từ khởi nguyên cho đến đoạn kết luận mà còn phải lần ngược lại ý nghĩ ban đầu để theo chân ý nghĩa thứ hai tới kết luận của nó, rồi quay sang ý nghĩ thứ ba và cứ thế, với cách này, nếu chúng ta cố gắng dựng nên hình ảnh quá trình hoạt động của tâm trí, một mạng lưới các đường đi sẽ bắt đầu được vẽ ra, giống như hình ảnh của mạch máu trong cơ thể con người (trái tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), hoặc như hình ảnh một bản đồ (các con phố, chẳng hạn thế, nhất là một thành phố lớn, hoặc thậm chí những con đường, như trong bản đồ ở các nhà ga, trải rộng, cắt đôi, và uốn khúc quanh co hết cả châu lục), vì thế điều chúng ta thực sự làm khi rảo bước qua thành phố là suy nghĩ, và suy nghĩ theo cách mà những ý nghĩ ấy tạo ra một hành trình, và hành trình ấy không nhiều hơn cũng chẳng ít hơn những bước chân chúng ta bước, vì thế, vào đoạn cuối, chúng ta có thể an tâm mà nói rằng mình đã trải qua một hành trình, và thậm chí chúng ta không rời khỏi phòng, thì đó vẫn là một hành trình, và chúng ta có thể an tâm mà nói rằng chúng ta đã ở đâu đó, thậm chí ngay cả khi chúng ta chẳng biết đó là nơi nào.

    Anh lấy từ giá sách một cuốn sổ mỏng anh mua từ mười năm trước ở Amherst, Massachusetts, một món quà kỷ niệm anh mua nhân dịp ghé thăm nhà của Emily Dickinson, nghĩ ngợi về cảm giác kiệt sức kỳ lạ xâm chiếm anh vào cái ngày anh đứng trong căn phòng của nữ thi sĩ: thở hắt ra, như thể anh vừa mới trèo lên trên đỉnh của một ngọn núi. Anh bước quanh căn phòng nhỏ, tràn ngập ánh nắng, nhìn vào tấm khăn trải giường trắng, những món nội thất được đánh bóng loáng, nghĩ về một nghìn bảy trăm bài thơ đã được viết ở đó, cố gắng nghĩ về chúng như một phần của bốn bức tường kia, và thất bại trong nỗ lực ấy. Nếu từ ngữ luôn luôn tồn tại trong thế giới, anh nghĩ, thì thậm chí nếu không có thế giới nào để bước vào, thế giới đã có sẵn ở đó, trong căn phòng ấy, điều ấy có nghĩa là căn phòng đã xuất hiện trong các bài thơ chứ không phải là ngược lại. Giờ đấy anh đọc, trên trang cuối của cuốn sổ, trong đoạn phát biểu kỳ quặc của một người viết vô danh:

    “Trong căn phòng ngủ kiêm phòng làm việc này, Emily đã thông báo rằng linh hồn có thể nhập vào cộng đồng riêng của nó. Nhưng bà nhận ra rằng ý thức vừa là giới hạn vừa là tự do, vì thế thậm chí ở đấy bà chính là con mồi của sự tự cầm từ trong nỗi tuyệt vọng hay sợ hãi... Với những vị khách nhạy cảm, căn phòng của Emily chứa đựng một bầu không khí dồn nén nhiều trạng thái xúc cảm của nữ thi sĩ bao gồm cả sự chế ngự, căng thẳng, giận dữ, thoái lui hay tràn đầy cảm hứng. Có thể nhiều hơn bất cứ chốn di tích nào của nền văn học Mỹ, nơi đấy biến sự lao động cần cù trong thế giới nội tại vốn là thói quen của dân tộc, thu nhỏ trong Emily, trở thành biểu tượng.”


    Bài hái đi cùng với Sách của Ký ức, Solitude, do Billie Holiday hát. Trong bản thu ngày 9 tháng năm, 1941 của

    Billie Holiday và dàn đồng ca của bà. Thời gian trình diễn: ba phút mười lăm giấy. Như sau: Trong nỗi cô độc của em anh ám ảnh/ Với sự mơ màng của những ngày trôi qua./ Trong nỗi cô độc của em anh mỉa mai chế giễu/ Với những ký ức không bao giờ chết... Với tên tác giả ghi là D. Ellington, E. De Lange và I. MillS.

    Phép ẩn dụ đầu tiên về giọng nói của phụ nữ. Được tiếp nối bởi sự liên hệ với nhiều kẻ khác.

    Bởi vì anh tin rằng có giọng nói của sự thật — cứ coi như là có một thứ là sự thật, và cứ coi như sự thật có thể nói - thì nó phải được phát ra từ miệng của một phụ nữ.

    Một chuyện cũng có thật khác là đôi khi ký ức cũng quay về với anh bằng giọng nói. Đó là giọng nói vang lên bên trong anh, và đó không cần thiết phải là chính giọng của anh. Nó nói với anh bằng chất giọng có thể kể các câu chuyện cho một đứa trẻ, và chưa kể đôi khi giọng nói ấy trêu bỡn anh, hoặc yêu cầu anh phải chú ý, hoặc nguyền rủa anh theo những câu chẳng rõ ràng. Đôi khi nó cố tình bóp méo các câu chuyện nó đang kể cho anh, thay đổi các thành tố cho phù hợp với ý thích, phục vụ cho thú vui kịch tính hơn là sự thật. Rồi anh phải nói chuyện lại với nó bằng giọng của chính mình và bảo nó dừng lại, và thế là trả nó về cõi tĩnh lặng mà nó sinh ra. Vào lúc khác thì nó hát cho anh nghe. Cũng có lúc khác nó thầm thì. Và rồi có lúc nó chỉ ngâm nga, hoặc ê a, hoặc gào khóc trong đau đớn. Và

    thậm chí khi nó không nói gì, anh biết là nó vẫn ở đó, và trong sự im lặng khi giọng nói ấy chẳng nói gì, anh lại chờ nó cất tiếng.

    Jeremiah: “Rồi tôi nói, A, Chúa Bề Trên! khoan đã, tôi không thể nói: bởi vì tôi là một đứa trẻ. Nhưng Chúa trời nói với tôi, nói rằng không, ta là một đứa trẻ, vì ngươi sẽ đi đến tất cả những nơi ta phái ngươi tới, và ta bảo ngươi nói gì thì ngươi phải nói nấy... Rồi Chúa đưa tay ra, và chạm vào miệng tôi. Rồi Chúa nói với tôi, đứng yên, ta phải đặt lời của ta vào miệng ngươi.”

    Sách của Ký ức. Cuốn Bảy.

    Lời khen đầu tiên dành cho cuốn Sách của Jonah.

    Là nỗi kinh ngạc ngay tức thì trước sự lạ lùng của nó khi so sánh với các cuốn sách tiên tri khác. Tác phẩm ngắn ngủi này, cuốn sách duy nhất được viết ra với ngôi thứ ba, là một câu chuyện về sự cô độc lại kịch tính hơn bất cứ đoạn nào trong Kinh thánh, và chưa kể nó lại còn như được kể ra từ bên ngoài sự cô độc ấy, chữ “thân” đã biến mất khỏi “bản thân”. Nó không thể nói về bản thân, vì thế, bị loại bỏ như một kẻ khác. Như trong lời của Rimbaud: “Je est un autre.” [Tôi là một kẻ khác}

    Jonah không chỉ ngần ngại với việc nói (như

    Jeremiah chẳng hạn), mà anh từ chối nói. “Giờ lời của Chúa vọng tới jonah... Nhưng Jonah vùng dậy để trốn thoát khỏi sự hiện diện của Chúa.” Jonah bỏ chạy. Anh đặt một vé lên tàu. Một cơn bão khủng khiếp nổi lên, và cánh thủy thủ sợ họ sẽ bị chìm. Tất cả mọi người đều cầu nguyện cho tàu cập bến an toàn. Nhưng Jonah “đã bỏ xuống hầm bên của con tàu, anh nằm xuống, và mau chóng thiếp đi.” Ngủ, như là cách trốn thoát tận cùng khỏi thế giới. Ngủ như một hình ảnh của cô độc. Oblomov cuộn tròn trên ghế, mơ rằng mình đã quay trở lại với bụng bầu của mẹ. Jonah nằm trong bụng con tàu; Jonah trong bụng con cá voi.

    Thuyền trưởng tìm thấy Jonah và bảo anh cầu Chúa đi. Trong khi đó, đám thủy thủ đã thảy thẻ xem ai phải chịu trách nhiệm vì cơn bão, và cây thẻ rơi trúng Jonah.

    “Và rồi anh nói với họ, nhấc tôi lên, và quẳng tôi xuống biển; để xem biển có bình yên lại với các anh không; vì tôi biết là vì tôi mà cơn thịnh nộ này nhắm lên các anh.

    “Dù những kẻ trên tàu chèo lái khổ sở thế nào để đưa tàu về đất liền, họ cũng không thể, vì biển tạo ra, và nổi cơn thịnh nộ chống lại họ...

    “Vì thế họ nhấc bổng Jonah và quăng anh xuống dưới biển; thế là biển dẹp cơn cuồng phong của nó.”

    Câu chuyện huyền thoại về con cá voi tuy thế vẫn rất nổi tiếng, con cá khổng lồ đã nuốt chửng Jonah theo bất cứ nghĩa nào cũng không phải là đại sứ của sự hủy diệt. Con cá cứu anh khỏi chết đuối trên biển. “Mặt nước cuốn xoáy lấy tôi, thậm chí cả tâm hồn tôi: xoáy sâu hút chặt, rong rêu quấn chặt quanh đầu.” Trong đáy sâu của sự cô độc ấy, cũng tương tự như đáy sâu của im lặng, như thể

    việc từ chối nó cũng giống như việc chối từ ngoảnh mặt nhìn vào kẻ khác (Jonah vùng lên để trốn chạy khỏi sự hiện diện của Chúa) — điều đó nói lên rằng: kẻ nào tìm kiếm cô độc thì tức là tìm kiếm sự im lặng; kẻ không nói là kẻ cô đơn; cô đơn, thậm chí tới chết — Jonah đã chạm mặt với bóng tôi của cái chết. Chúng ta được nghe kể rằng “Jonah đã ở trong bụng con cá ba ngày ba đêm,” và ở đâu đó, trong chương viết Zohar, chúng ta lại được nghe kể, “ba ngày ba đêm”: điều ấy có nghĩa là trong suốt ba ngày người đàn ông kia đã nằm trong nấm mồ của mình trước khi bụng anh nổ tung”. Và khi con cá khạc Jonah ra trên nền đất khô ráo, Jonah được trả lại với sự sống, như thể cái chết anh tìm thấy trong bụng con cá là sự chuẩn bị cho một cuộc đời mới, một cuộc đời đã đi qua cái chết, và vì thế cũng là cuộc đời cuối cùng có thể lên tiếng. Vì cái chết đã làm anh khiếp sợ đến mức phải mở miệng ra: “Tôi gào lên bởi lý do là nỗi đau đớn của tôi dành cho Chúa, và ngài nghe thấy tôi, tôi gào vọng ra từ bụng của địa ngục, và họ nghe thấy tiếng tôi.”

    Trong bóng tối của nỗi cô độc là cái chết, chiếc lưỡi cuối cùng cũng nới lỏng ra, và vào khoảnh khắc nó bắt đầu lên tiếng nói, đã có một câu trả lời. Và thậm chí khi không có câu trả lời, người đàn ông vẫn cất tiếng.

    Lời tiên tri. Như trong đoạn sau: Hãy tự nói về tương lai, không phải bằng kiến thức mà bằng trực giác. Một nhà tiên tri thực sự biết hết. Những nhà tiên tri giả thì đoán mò.

    Đó chính là vân đề lớn nhất của Jonah. Nếu anh nói lên thông điệp của Chúa, nói với dân Ninevite rằng họ sẽ bị tiêu diệt trong vòng bốn mươi ngày vì sự tàn độc của họ, anh biết chắc rằng họ sẽ hối hận, và vì thế sẽ được tha thứ. Bởi anh biết Chúa “nhân từ, từ từ mới nổi giận và có lòng nhân ái bao la.”

    “Vì thế nhân dân thành phố Ninevah tin vào Chúa, và tuyên bố sẽ ăn chay, và mặc áo vải bao bố, từ đấng tối cao cho tới phận hèn mọn nhất.”

    Và nếu dân Ninevite được tha thứ, thì điều ấy có không làm cho lời tiên tri của Jonah trở thành sai hay không? Vậy thì có không anh là một nhà tiên tri giả? Thế thì nghịch lý nằm ngay trung tâm của cuốn sách: lời tiên tri chỉ đúng khi anh không nói nó ra. Nhưng rồi, tất nhiên, sẽ chẳng có lời tiên tri nào cả, và Jonah cũng chẳng phải là nhà tiên tri nào nữa. Nhưng thà không phải là một nhà tiên tri còn hơn là làm một nhà tiên tri giả cầy. “Vì thế giờ đấy, hỡi Chúa, hãy lấy đi, con cầu xin, sự sống của con, vì con thà chết còn hơn là sống.”

    Vì thế, Jonah im bặt. Vì thế, Jonah bỏ chạy khỏi sự tồn tại của Chúa và gặp phải lời nguyền tàu chìm. Hay có thể nói rằng, sự tan vỡ của một cá nhân.

    Sự giảm trừ của nhân quả.

    A. vẫn nhớ môt khoảnh khắc của thời thơ ấu (năm anh mười hai, mười ba tuổi gì đó). Anh đang lang thanh vô mục đích với một cậu bạn tên

    D. trong buổi chiều tháng Mười Một. Chẳng có gì xảy ra. Nhưng trong môi cậu bé, vào thời điểm ấy, đều có cảm giác của những khả thể vô tận. Không có gì xảy ra. Hoặc cũng có thể nói rằng chính cảm giác về những khả thể ấy, trên thực tế, lại chính là điều đang xảy ra.

    Khi họ bước đi trong bầu không khí lạnh lẽo xám xịt chiều hôm ấy, A. chợt dừng lại và thông báo với bạn mình: Một năm sau kể từ ngày hôm nay sẽ có gì đó vĩ đại xảy ra với chúng ta, điều gì đó sẽ thay đổi cuộc đời chúng ta mãi mãi.

    Một năm đó trôi qua, và vào cái ngày đã định, chẳng có gì vĩ đại xảy ra hết. A. giải thích với D.: Dù sao đi nữa; điều quan trọng sẽ xảy ra vào năm sau. Rồi năm thứ hai trôi qua, vẫn điều y như vậy xảy ra: chẳng có gì. Nhưng A. và D. không nản lòng. Trong suốt những năm học trung học, họ vẫn tiếp tục giữ kỷ niệm của ngày hôm ấy. Không có lễ nghi chào mừng gì cả, chỉ có sự ghi nhận. Ví dụ, gặp nhau trên hành lang nhà trườg và bảo: thứ Bảy chính là ngày ấy đấy. Không phải vì họ vẫn chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra. Nhưng, kỳ cục hơn, sau nhiều năm cả hai người càng trở nên gắn bó hơn với ký ức về lời tiên đoán.

    Tương lai bất định, bí mật của những điều chưa xảy ra: anh nghiệm thấy cả điều đó cũng được bảo quản trong ký ức. Và đôi khi anh thấy kinh ngạc rằng bản thân lời tiên đoán mù quáng, trẻ con đã được nói ra hai mươi năm trước,sự tiên niệm về điều vĩ đại chính là sự vĩ đại; trí óc anh trôi tuột vào niềm hạnh phúc về những điều chưa biết.

    Với một thực tế đã xảy ra là nhiều năm đã trôi qua. Và vẫn cứ tới mỗi cuối tháng Mười Một, anh lại thấy mình nhớ về ngày hôm ấy.

    Lời tiên tri. Khi là thật. Như trong Cassandra(16), nói lên từ chiếc vỏ sò cô độc của nàng. Như giọng của một phụ nữ.

    (16) Casandra là con gái vua Priam và hoàng hậu Hecuba của thành Troy.

    Tương lai sa xuống hiện tại từ môi của nàng, điều nào cũng xảy ra chính xác y như tiên đoán, và số phận của nàng là không bao giờ được ai tin. Người đàn bà điên, con gái của Priam: “tiếng kêu của con chim báo điềm gở” từ kẻ phát ra tiếng đau thương/ Buông ra nỗi kinh hoàng khi nàng nhai lá nguyệt quế,/ Và chẳng bao lâu nữa, như con nhân sư đen đúa, / Tru lên trọn khúc ca kỳ bí.” (Cassandra của Lycophron, bản dịch của Royston, 1806). Để nói về tương lai là việc phải dùng thứ ngôn ngữ lúc nào cũng ở trước bản thân nó, ký thác những điều chưa từng xảy ra trong quá khứ, lên những điều “đã rồi” lúc nào cũng ở phía sau nó, tạo ra khoảng cách giữa lời nói và hành động, từ sau từ, kẽ nút bắt đầu mở rộng, và với ai đó thì việc ngắm nhìn sự trống rỗng ấy trong một khoảng thời gian sẽ khiến họ thấy chóng mặt, cảm thấy bản thể mình rơi vào vực thẳm.

    A. nhớ cảm giác sung sướng anh từng cảm thấy ở Paris năm 1974, khi anh phát hiện ra một ngàn bảy trăm dòng thơ của Lycophron (khoảng năm 300 trước công nguyên), vốn là lời độc thoại của Cassandra dằn vặt trong tù ngục

    trước khi Troy sụp đố. Anh biết đến bài thơ qua bản dịch tiếng Pháp của Q., một cây bút bằng đúng tuổi anh (hai mươi tư). Ba năm sau đó, khi anh gặp Q., trong một quán cà phê trên đường Condé, anh hỏi anh ấy có biết bản dịch tiếng Anh nào không. Bản thân Q. không đọc hay nói tiếng Anh, nhưng có, anh ấy từng nghe đến một bản, do Huân tước Royston nào đó chuyển ngữ từ hồi đầu thế kỷ mười chín. Khi A. quay lại New York năm 1974, anh tới thư viện của đại học Columbia để tìm cuốn sách. Thật đáng kinh ngạc, anh tìm thấy nó. Cassandra, dịch từ nguyên bản tiếng Hy Lạp bởi Lycophron cùng với các ghi chép; Cambridge, 1806.

    Bản dịch này là tác phẩm duy nhất dưới mọi hình thức được thực hiện dưới ngòi bút của Huân tưóc Royston. Ông đã hoàn thành bản dịch từ khi vẫn còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp trường Cambridge và đã tự thân xuất bản bài trường thi đó dưới dạng một ấn bản đắt giá. Rồi ông tiếp tục hành trình truyền thông khắp châu lục sau lễ tốt nghiệp. Bởi Napoleon bành trướng tại Pháp, ông không hướng đến phía Nam — điều vốn là lẽ thường gặp đối với một thanh niên có sở thích như ông — thay vào đó lại đi lên phía Bắc, đến với các quốc gia Scandinavia, và rồi năm 1808, khi đang du hành qua vùng nước nguy hiểm của vùng biển Baltic, đã bị đắm tàu ở gần bờ biển nước Nga. Ông chỉ mới hai mươi tư tuổi.

    Lycophron: “kẻ vô danh”. Trong bài thơ ngổn ngang, làm người ta phải ngơ ngác của ông, chẳng có gì được gọi

    tên, tất cả mọi thứ để chỉ để gợi liên tưởng đến thứ khác. Người ta mau chóng lạc trong mê cung của sự chằng chịt, và rồi vẫn tiếp tục đi xuyên qua nó, bị ếm bùa bởi quyền năng trong giọng nói của Cassandra. Bài thơ là một cơn lũ ngôn từ, thở ra lửa, bị lửa nghiến ngấu, tự xóa chính mình ở đỉnh điểm cảm giác. “Lời của Cassandra,” như miêu tả của một người bạn của A. (B.: trong một bài giảng, thật kỳ cục, về thi pháp của Holderlin — thứ thi pháp mà anh so sánh với phong thái nói năng của Cassandra), “dấu hiệu tế vi nhất này — deutungslos — một chữ còn hơn cả đáng kinh ngạc, chữ của Cassandra, chữ mà không bài giảng nào có thể mô tả được, một từ, mỗi lần, và mọi lần, được nói ra để chẳng nói gì...”

    Sau khi đọc hết bản dịch của Royston, A. nhận ra rằng một tài năng vĩ đại đã mất đi trong vụ đắm tàu ấy. Thứ tiếng Anh của Royston cuốn đi cùng với thứ cú pháp đầy giận dữ, khéo léo tung hứng, khiến cho việc đọc bài thơ cũng là việc cảm thấy bị mắc kẹt trong khuôn miệng của Cassandra.

    Dòng 240

    Lời nguyền! họ mắc phải lời nguyền từ thiên đường kia!

    Sớm phải ra khơi, trong tay đoàn người

    Mái chèo mạnh mẽ run rẩy tách sóng triều đổ

    Lúc những bài hát, thánh ca cùng lời hát mừng

    Sẽ quyến rũ thánh thần, dành cho người sẽ trỗi dậy

    Từ đền Delphic của Apollo, khói tủa

    Với vô số trậnlửa thiêu: sẽ vui xiết bao khi được nghe

    Enorches, nơi ánh sáng của ngọn nến được treo cao

    Soi sáng những cuộc chè chén đáng sợ của chàng, và rồi tỏa xuống

    Quân Savage đổ dồn trên cánh đồng lúa

    Điên cuồng phá hủy, buộc những dây nho

    Cùng sức mạnh gân guốc của chàng, ném chúng xuống đất.

    Dòng 426

    ... rồi Hy Lạp

    Đôi với tội lỗi này, chính tội lỗi này đây, sẽ khóc thương

    Vô số con trai: không bình đựng di cốt, chỉ có đá

    Giữ lấy xương tàn; không bạn bè tiễn đưa

    Rót rượu đen tiễn biệt người chết

    Một cái tên, một hơi thở, một âm thanh trống rỗng

    vẫn còn đây,

    Phiến đá cẩm thạch vô hồn vẫn ấm nóng bởi nước mắt thương xót

    Của cha mẹ, một đứa trẻ mồ côi, và những người vợ góa!

    Dòng 1686

    Sao phải đổ công sức vô ích? vào gió, và sóng,

    Gió bỏ mặc, sóng làm ngơ, và bóng tối cây rừng không màng đến

    Ta ngân nga, ta cất tiếng ca cho bài hát vô nghĩa

    của mình

    Tai ương mà Lepsieus đã đổ lên đầu ta

    Đẩy lời ta vào trong sự ngờ vực

    Vị thần đố kỵ! bởi từ chiếc ghế trinh nguyên của mình

    Ta đã làm ngài đắm say, mà không màng đáp lại tình yêu

    Nhưng số phận nằm trong giọng nói của ta, sự thật trên môi ta;

    Những gì phải đến, sẽ đến, và khi hiểm họa đang dâng tràn

    Sụp lên đầu đàn ông, đàn bà vội vã trốn chạy khỏi chỗ ngồi

    Đất nước mình tan tành, không con người hay Thần Thánh nào cứu nổi,

    Kẻ bất hạnh xiết rên, “Ở nàng không có lời ngoa,

    Sự thật là tiếng kêu của con chim báo điềm gở.”


    Nó khiến A. phải tính tới chuyện của Royston và Q. đã dịch bài thơ này khi vẫn ở độ tuổi đầu hai mươi. Bất chấp một thế kỷ rưõi chia cách họ, cả hai đều được trao cho một quyền năng đặc biệt với ngôn ngữ của riêng mình dưới hình thức một bài thơ. Có một lúc, A. chợt nghĩ là có thể Q. là tái sinh của Royston.Cứ khoảng chừng trăm năm hoặc thế, Royston lại tái sinh để dịch bài thơ này sang một ngôn ngữ khác, và như Cassandra mang số phận không được ai tin, tác phẩm của Lycophron có thể sẽ chẳng được ai đọc, hết thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiệm vụ vô ích vì thế là: viết một cuốn sách luôn luôn bị gấp lại. Trí tuệ chìm xuống đáy biển, và tiếng động kinh hoàng của gỗ gãy, cột buồm lao sập vào những con sóng. Để hình dung về ý nghĩa

    của Royston vào khoảnh khắc cơ thể anh đập xuống mặt nước. Để hình dung sự tàn phá của cái chết ấy.

    Sách của Ký ức. Cuốn Tám.

    Vào thời điểm sinh nhật lần thứ Ba, thị hiếu của con trai A., về văn chương bắt đầu mở rộng từ những cuốn sách nặng về minh họa, đơn giản dành cho em bé sang những cuốn sách thiếu nhi trí tuệ hơn. Hình minh họa vẫn là nguồn vui lớn, nhưng không còn thiêng liêng nữa. Bản thân câu chuyện đã bắt đầu giữ được sự chú ý của thằng bé, và khi A. đọc tới trang không hề có tranh, anh có thể thấy cậu bé con nhìn rất tập trung về phía trước, chẳng nhắm vào cái gì, vào sự trống rỗng của không khí, vào bức tường trống không, hình dung về điều mà những từ ngữ đang kể cho nó. “Thật vui khi tưởng tượng thứ chúng ta không thể thấy,” cậu bé từng nói với cha mình, khi họ đi dọc xuống phố. Một lần khác, cậu bé bước vào phòng tắm, đóng cửa lại, và không chịu ra ngoài. A. hỏi qua cánh cửa đóng: “Con làm gì trong đó thế?” “Con suy nghĩ,” cậu bé đáp. “Con phải ở một mình mới nghĩ được.”

    Từng chút từng chút, cả hai đều thấy mình bị hút vào một cuốn sách. Cuốn sách về Pinocchio. Đầu tiên là bản của Disney, và rồi mau chóng chuyển sang nguyên bản, với phần lời của Collodi và minh họa của Mussino. Cậu bé không bao giờ thấy chán khi nghe đọc chương viết về cơn bão trên biển, đoạn kể về chuyện Pinocchio đã tìm

    thấy Gepetto trong bụng của con Cá mập Hung bạo như thế nào.

    “Ôi, cha ơi, cha thân yêu! Có phải cuối cùng con cũng tìm thấy cha? Giờ con sẽ không bao giờ, không bao giờ rời xa cha nữa!”

    Gepetto giải thích: “Biển xanh giận dữ và con sóng bạc lật úp con thuyền. Rồi một con Cá mập Hung bạo nhô lên từ biển sâu và, ngay khi nó thấy cha trong làn nước, nó bơi nhanh về phía cha, đưa lưỡi ra, và nuốt chửng cha đơn giản như cha nuốt một viên sô-cô-la bạc hà.”

    “Và cha bị nhốt trong này bao lâu?”

    “Từ ngày ấy đến nay, đã hai năm dài đằng đẵng — hai năm, Pinocchio của cha...”

    “Và cha sống thế nào? Cha tìm thấy cây nến ở đâu? Và những que diêm để châm nó lên — cha lấy chúng từ đâu?” “Trong cơn bão ngoạm lấy thuyền của cha, một con tàu lớn cũng đã chịu chung số phận. Tất cả các thủy thủ đều được cứu sống, nhưng con tàu thì chìm xuống đáy đại dương, và chính cái con Cá mập Hung bạo nuốt chửng cha, đã nuốt chửng hết phần lớn con tàu ấy... Nhờ may mắn, con tàu ấy chứa đầy thịt, thức ăn dự trữ, bánh quy, bánh mì, các chai rượu, nho khô, pho mát, cà phê, đường, nến sáp, và các hộp diêm. Với tất cả những vật được ban ấy, cha đã có thể sống sót suốt hai năm, nhưng giờ cha chỉ còn chút mảnh vụn thức ăn cuối cùng. Hôm nay chẳng còn sót lại gì trong chạn và cây nến con thấy ở đấy chính là cây cuối.”

    “Và rồi, con yêu, chúng ta tìm thấy bản thân mình trong bóng tổì.”

    Với A. và con trai, những người thường chia xa trong suốt năm qua, có chút gì đó thỏa mãn sâu sắc trong đoạn văn miêu tả cuộc tái ngộ ấy. Đặc biệt hơn, Pinocchio và Gepetto cũng chia xa trong suốt toàn bộ cuốn sách. Gepetto được bác thợ mộc bậc thầy Cherry, trao cho một mảnh gỗ bí ẩn biết nói trong chương thứ hai. Ở chương thứ ba, ông cụ đẽo ra cậu bé người gỗ. Thậm chí trước cả khi Pinocchio được hoàn thành, những trò quậy và láu cá của nó đã bắt đầu. “Mình đáng bị vậy,” Gepetto tự nhủ. “Mình nên nghĩ đến chuyện này trước khi mình đẽo ra nó. Giờ thì quá muộn rồi.” Vào lúc ấy, như mọi đứa trẻ vừa ra đời, Pinocchio chỉ có những ý muốn thuần khiết, những nhu cầu bản năng chẳng có ý thức. Rất mau chóng, chỉ qua vài trang sau, Gepetto đã dạy con trai ông đi đứng, cậu bé người rối mau chóng trải nghiệm cảm giác đói và làm chân mình bị cháy, để cha phải làm lại cho cậu. Ngày hôm sau Gepetto bán chiếc áo khoác của ông để mua cho Pinocchio một cuốn sách A-B-C để đi học (“Pinocchio hiểu... và, không thể nào cầm được nước mắt, cậu nhảy lên cổ cha và hôn ông hết cái này đến cái khác”), và rồi, hơn hai trăm trang sách tiếp theo, họ không hề gặp lại nhau. Toàn bộ phần còn lại của cuốn sách kể về câu chuyện Pinocchio đi tìm cha- và cuộc kiếm tìm con trai của Gepetto. Ở một số đoạn, Pinocchio nhận ra

    rằng cậu muốn trở thành một cậu bé thực sự. Nhưng rồi sự thể cũng trở nên rõ ràng là chuyện ấy sẽ không thể xảy ra cho đến khi cậu gặp lại cha mình. Các chuyến phiêu lưu, nỗi bất hạnh, những lối vòng, những hướng giải quyết mới, những nỗi kham khổ, tình huống ngẫu nhiên, quá trình, bước lùi, và qua tất cả là bình minh của lương tâm. Sự ưu việt của nguyên bản do Collodi viết so với bản phóng tác của Disney nằm trong sự miễn cưỡng phải để cho động lực ngầm ẩn của câu chuyện lộ ra. Chúng vẫn y nguyên, trong một dạng thức tiền-ý thức, tựa như mơ, còn ngược lại, trong bản của Disney những điều ấy đều được nói toẹt cả ra, thông thiết hóa, và vì thế làm nó bị biến hình đổi dạng. Trong bản của Disney, Gepetto cầu nguyện có đứa con trai; trong bản của Collodi, ông chỉ đơn giản tạo ra nó. Hành động vật lý là đẽo ra chú rối (từ một mảnh gỗ biết nói, một mảnh gỗ sống, như mô phỏng lại lời của Michaelangelo về điêu khắc: hình thể ấy đã nằm sẵn trong chất liệu; người nghệ sĩ chỉ đơn giản bỏ bớt những thành phần dư thừa cho đến khi hình dáng thực sự được hé lộ, ngụ ý rằng Pinocchio đã có trước cơ thể của cậu: nhiệm vụ của cậu trong suốt cuốn sách là tìm ra được cơ thể ấy, hay nói một cách khác là tự tìm thấy mình, điều ấy có nghĩa câu chuyện này nói về sự trưởng thành chứ không phải sự sinh ra), hành động đẽo nên chú rối đã là đủ để chứa đựng ý tưởng về lời cầu nguyện, và chắc chắn là nó sẽ sâu sắc hơn nếu không bị nói ra. Cũng tương tự như nỗ lực của Pinocchio để có được tuổi thơ thực sự. Trong phiên bản

    Disney, cậu được nàng tiên xanh yêu cầu phải “dũng cảm, trung thực và vị tha,” như thể có một công thức dễ dàng để kiểm soát bản thân. Trong bản của Collodi, không có chỉ dẫn nào cả. Pinocchio cứ thế mà mò mẫm, đơn giản là sống, và từng chút từng chút tới được sự thức nhận về chuyện cậu có thể trở thành cái gì. Cải thiện duy nhất của Disney mang lại cho câu chuyện, và cả ở điểm đó cũng có thể phải cân nhắc, là ở đoạn cuối, trong tập đào thoát khỏi bụng con Cá mập Hung bạo (Cá voi Quái vật). Trong bản của Collodi, cái miệng con cá được mở ra (nó bị bệnh hen và đau tim) và để lên kế hoạch trốn thoát thì Pinocchio không cần gì hơn lòng dũng cảm. “Rồi, cha yêu ơi, không còn thời gian để mất đâu. Chúng ta phải bỏ trốn.”

    “Bỏ trốn! Bằng cách nào?”

    “Chúng ta chạy ra khỏi miệng Cá mập và lặn xuống biển.”

    “Con nói rất hay, nhưng cha đâu biết bơi, Pinocchio yêu quý.”

    “Thế thì có làm sao đâu? Cha có thể trèo lên vai con và con, con bơi rất cừ, con sẽ đưa cha tới bờ an toàn.”

    “Chỉ là mơ mộng thôi, con trai của cha!” Gepetto trả lời, lắc đầu và cười buồn. “Con nghĩ là một chú rối, chỉ cao có một thước, có sức mạnh để đưa cha trên vai và bơi ư?” “Mình cứ thử xem sao! Và trong bất cứ trường hợp nào, nếu số phận ghirằng chúng ta sẽ phải chết, thì ít nhất cha con mình cũng được chết cùng nhau.” Không nói thêm lời nào nữa, Pinocchio nhấc cây nến khỏi tay bác thợ mộc và

    bước lên trước để soi đường, cậu nói với cha: “Đi theo con và đừng có sợ.”

    Tuy nhiên, trong bản của Disney, còn cần tới tài trí nữa. Miệng con cá voi ngậm chặt, và khi nó mở ra, nó chỉ cho nước chảy vào, chứ không phải chảy ra. Pinocchio đưa ra quyết định thông minh là nhóm một đống lửa ở một bên con cá voi — nơi khiến nó phải hắt xì, vì thế đẩy cả chú rối và cha chú ra ngoài biển. Nhưng sự cải biên này khiến hại nhiều hơn lợi. Bởi hình ảnh có ý nghĩa lớn lao của câu chuyện này đã bị loại bỏ mất: Pinocchio bơi qua vùng nước hoang, gần như bị chìm xuống dưới sức nặng của Gepetto, tìm lối trong đêm xám xịt (trang 296 của bản in tại Mỹ), với mặt trăng soi bên trên họ, một nụ cười nhân từ hiện trên mặt nó, và cái miệng mở ngoác khổng lồ của con cá phía sau. Người cha trên lưng đứa con: hình ảnh rõ ràng được gợi lên ở đấy là Aeneas cõng Anchises trên lưng thoát từ đống hoang tàn của thành Troy, mỗi lần A. đọc câu chuyện thật to cho con trai nghe, anh không thể nào không nhìn thấy (đó không phải là kết quả của suy nghĩ, khi mà những điều ấy xảy ra rất nhanh trong tâm trí anh) sự va đập của những hình ảnh khác, xoay mòng mòng ra từ cốt lõi những suy tư của anh: Cassandra, chẳng hạn thế, tiên đoán trước được sự tàn lụi của Troy, những thứ kéo theo sau sự thất bại ấy như hành trình lang thang và rồi dẫn đến việc tìm thấy Rome của Aeneas, và trong sự lang thang ấy lại là hình ảnh của sự lang thang khác: những người Do Thái trong sa mạc, thứ mà, tới lượt nó, lại dẫn tới những mảnh

    vụn hình ảnh khác: “Năm sau ở Jerusalem,” và với nó là tấm chân dung của người thân của anh trong Bách khoa Toàn thư Do Thái, người mang tên con trai anh.

    A. đã quan sát rất kỹ khuôn mặt của con trai trong quá trình đọc Pỉnocchio.Anh kết luận rằng hình ảnh của Pinocchio cứu Gepetto (bơi với ông cụ bám trên lưng) đã mang lại ý nghĩa của câu chuyện cho cậu bé. Một cậu bé lên ba thực sự hẵng còn rất bé. Một mẩu bé xíu đối lập lại với khối đồ sộ là người cha, cậu mơ về việc sở hữu một sức mạnh phi thường để bành trướng được sự hiện hữu không đáng kể của bản thân. Cậu vẫn còn quá bé để hiểu rằng một ngày nào đó cậu sẽ trở nên cao lớn y như cha, và thậm chí khi chuyện ấy được giải thích cặn kẽ cho cậu nghe, thì thực tế vẫn mở ra cơ hội cho những suy diễn sai lầm. “Và một ngày nào đó con sẽ cao bằng cha, và cha sẽ bé y như con.” Sự thú vị của những cuốn truyện tranh về các siêu anh hùng có thể trở nên dễ hiểu từ góc nhìn đó. Đó là giấc mơ được trở nên to lớn, trở thành một người trưởng thành. “Siêu nhân làm gì ạ?” “Anh ấy bảo vệ mọi người.” Trong khi đó hành động bảo vệ ấy về mặt thực tế lại là điều người cha làm: anh bảo vệ cậu bé con khỏi nguy hiểm. Và trong khi cậu bé con thấy Pinocchio, chính cái chú rối ngấy thơ đã sa hết vào bất hạnh này tới bất hạnh khác, người muốn trở nên “ngoan” và không thể nào tránh được việc biến thành “hư,” chính cái chú rối đầy yếu ớt ấy, kẻ thậm chí không thực sự là một cậu bé, trở thành một hình tượng của sự cứu chuộc, chính là người bảo vệ cha cậu khỏi khoảnh khắc của cái

    chết. Chuyện ấy quả hoàn toàn kỳ diệu từ góc nhìn của một cậu bé con. Và điều ấy, ngay trong tâm trí của một người cha vốn cũng đã từng là một cậu bé, một cậu con trai, đối với người cha của chính anh, cũng đã từng rất diệu kỳ. Puer aeternus. Cậu con trai bảo vệ cha.

    Bình luận khác về quy luật của sự tình cờ.

    Anh không muốn vô tình bỏ qua việc hai năm sau khi gặp S. tại Paris, anh tình cờ gặp cậu con trai út của S. trong một cuộc thăm viếng — qua các kênh liên kết và hoàn cảnh chẳng hề liên quan chút nào với S.. Người thanh niên này,P. người đúng cùng độ tuổi với A., đang miệt mài trên con đường tiến đến một vị trí có quyền lực đáng kể với một nhà sản xuất phim quan trọng người Pháp. Bản thân A. sau này cũng làm việc cho nhà sản xuất ấy, làm rất nhiều loại công việc kỳ cục cho ông ta vào năm 1971 và 1972 (dịch, chấp bút), nhưng không có việc nào đáng kể cả. Điều đáng nói là trong khoảng từ giữa tới cuối thập niên bảy mươi, P. đã xoay xở để đạt được vị trí đồng sản xuất, và cùng với con trai của nhà sản xuất người Pháp kia đầu tư vào phim Superman, tác phẩm cần tới nhiều triệu đô, A. đọc được, rằng nó được mô tả là tác phẩm nghệ thuật tiêu tốn nhiều tiền nhất trong lịch sử của thế giới phương Tây.

    Đầu mùa hè năm 1980, không bao lâu sau khi con trai lên ba, A. và cậu bé cùng tận hưởng một tuần ở vùng nông thôn, trong một căn nhà thuộc về những người bạn đang đi nghỉ mát. A. đọc thấy trên báo chí là Superman

    đang được chiếu tại rạp chiếu địa phương và quyết định đưa cậu bé, với cơ may ít ỏi là cậu sẽ chịu ngồi xem đến hết, đến xem. Với nửa đầu bộ phim, cậu bé rất bình thản, mải mê ăn hộp bỏng ngô, thầm thì những câu hỏi như A. đã dạy phải làm, và xem xét những hành tinh nổ tung, tàu tên lửa, và vũ trụ với rất ít thắc mắc. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra. Siêu nhân bắt đầu bay, và ngay lập tức cậu bé quên mất tác phong ngoan ngoãn của mình. Miệng há hốc, cậu bé con đứng hẳn lên ghế và hất đổ hộp bỏng ngô, chỉ thẳng tay vào màn hình và bắt đầu gào lên: “Nhìn kìa! Nhìn kìa! Anh ấy bay!” Hết phần còn lại của bộ phim, cậu lạc vào thế giới của mình, khuôn mặt cậu phủ ngập trong nỗi niềm sợ hãi và thích thú, liến thoáng đưa ra các câu hỏi với cha, cố gắng thấu nhận những gì cậu vừa thấy, phân vân, cố gắng thấu nhận thêm lần nữa, phân vân. Cuối bộ phim, thì mọi chuyện trở nên hơi quá mức với cậu. “Nhiều bom nổ quá,” cậu thốt lên. Cha cậu hỏi cậu có muốn ra ngoài không, và cậu bảo có. A. bèn bế cậu lên và đưa cậu ra khỏi rạp chiếu - bước vào một cơn bão điên cuồng. Khi họ chạy về phía chiếc xe, cậu bé bảo (nhấp nha nhấp nhổm trong vào tay A.), “Tối nay chúng ta phiêu lưu ra trò, cha nhỉ?”

    Suốt phần còn lại của mùa hè, siêu nhân là niềm đam mê, ám ảnh của cậu bé, là mục đích xuyên suốt của đời cậu. Cậu từ chối mặc mọi chiếc áo ngoài chiếc áo màu xanh có chữ S in đằng trước. Mẹ cậu may cho cậu một chiếc mũ, và mỗi lần cậu đi ra ngoài, cậu sẽ đòi đội nó, chạy xuống phố với hai tay duỗi ra phía trước, như thể đang bay, chỉ dừng lại để thông báo với từng vị khách dưới mười tuổi tình cờ bước qua đường rằng: “Ta là siêu nhân đấy!” A. cảm thấy rất buồn cười với tất cả những việc ấy, vì anh có thể nhớ lại những điều y hệt từ tuổi thơ của chính mình. Không phải sự ám ảnh ấy làm anh kinh ngạc; cũng không phải là sự tình cờ quen biết với người đàn ông đã làm ra bộ phim tạo nên sự ám ảnh ấy. Thực ra đó là chuyện này. Mỗi lần anh thấy con trai mình đóng giả siêu nhân, anh không thể nào ngừng nghĩ về người bạn tên S., như thể chữ Strên chiếc áo phông của con trai anh không phải viết tắt cho Superman mà cho tên của bạn anh. Và anh vẫn tự hỏi về trò tráo trở mà tâm trí không ngừng trêu đùa anh, sự bất thình lình chuyển từ điều này sang một điều khác, như thể đằng sau mỗi điều có thật này lại có một điều khác ẩn bóng, tồn tại trong tâm trí anh, sống động không khác gì những thứ trước mắt anh, và rốt cuộc anh thấy lạc lối trong việc phân biệt anh thực sự đang nhìn thấy điều gì. Và vì thế, lúc chuyện ấy xảy ra, xảy ra thường xuyên, thì đời anh không còn neo ở hiện tại nữa.

    Sách của Ký ức. Cuốn Chín.

    Trong hầu hết phần đời trưởng thành của mình, anh kiếm sông bằng cách dịch sách của các tác giả khác. Anh ngồi tại bàn đọc cuốn sách bằng tiếng Pháp rồi cầm bút lên và viết ra chính cuốn sách ấy bằng tiếng Anh. Nó vừa là chính cuốn sách ấy vừa không phải là cuốn sách ấy, và

    sự kỳ lạ của hành động ấy không bao giờ thất bại trong việc khiến anh kinh ngạc. Mỗi cuốn sách là một hình ảnh của sự cô độc. Đó là một vật thể hữu hình người ta có thể cầm lên, đặt xuống, mở ra đóng lại, và những từ ngữ thể hiện lại sự cô độc của một con người trong nhiều tháng, nếu không phải nhiều năm, vì thế mỗi từ ngữ người ta đọc trong một cuốn sách có thể nói với họ rằng họ đang đối diện với một mảnh của sự cô độc ấy. Một người đàn ông ngồi cô đơn trong phòng và viết. Cho dù cuốn sách nói về nỗi cô đơn hay sự đồng hành, nó vẫn cần phải là một sản phẩm của cô độc. A. ngồi xuống trong căn phòng của chính mình để dịch cuốn sách của một người khác, và như thể anh đã bước vào sự cô độc của người đàn ông ấy và biến nó thành của mình. Nhưng chắc chắn điều đó là không thể. Vì một khi sự cô độc bị xâm phạm, một khi nỗi cô độc đã được người khác tiếp sức, thì đó không còn là nỗi cô độc nữa, mà trở thành một sự đồng hành. Thậm chí khi chỉ có một người đàn ông trong phòng, thì ở đó vẫn có hai nguòi. A. hình dung mình như một bóng ma của người đàn ông kia, người vừa ở đấy vừa không ở đấy, và người có cuốn sách vừa giống hệt vừa không giống hệt với cuốn sách mà anh đang dịch. Vì thế, anh tự nhủ, ta có thể vừa đơn độc vừa không đơn độc trong cùng một khoảnh khắc.

    Một từ trở thành một từ khác, một điều trở thành điều khác. Cách ấy, anh tự nhủ, cũng là cách ký ức hoạt động. Anh hình dung ra một tòa tháp khổng lồ bên trong anh.


    Có một văn bản, và nó tự dịch mình sang vô số các ngôn ngữ khác. Câu cú trào ra khỏi người anh cùng với tốc độ của suy nghĩ, và mỗi từ đến từ một ngôn ngữ khác nhau, một ngàn cái lưỡi cùng kêu la bên trong anh, sự hỗn loạn của chúng vọng qua mê cung của những căn phòng, hành lang, cầu thang của tòa nhà cao hàng trăm tầng. Anh nhắc lại. Trong không gian của ký ức, tất cả mọi thú vừa là chính nó vừa là một thứ khác. Và rồi anh đột ngột nhận ra rằng tất cả mọi điều anh cố gắng để ghi lại trong Sách của Ký ức, tất cả những gì anh đã viết, không là gì khác hơn việc diễn dịch lại một hay hai khoảnh khắc trong đời anh — những khoảnh khắc anh từng sống qua trong đêm Giáng sinh 1979, trong căn phòng tại số 6 phố Varick.

    Khoảng khắc bừng sáng soi dọc bầu trời của cô độc.

    Pascal trong căn phòng mình đêm 23 tháng Mười Một, 1654, khâu vật kỷ niệm vào gấu quần áo, vì thế

    ở bất cứ khoảnh khắc nào, trong suốt cuộc đời ông, ông có thể thấy dưới bàn tay mình sự ghi chép lại của phút xuất thần ấy.

    Năm của Kiêu hãnh 1654 Ngày Thứ Hai, 23 tháng Mười Một, bữa tiệc của Saint Clemen, Đức Cha và những kẻ tử vì đạo, và những người khác trong danh sách những kẻ tử vì đạo, và trong phút lâm chung của Saint Chrysogomus và những kẻ tử vì đạo khác.

    Từ khoảng mười rưỡi đêm cho đến mười hai rưỡi.

    Lửa.

    “Chúa của Abraham, Chúa của Isaac, Chúa của Jacob,”

    không phải là của các triết gia và nhà khoa học

    Chắc chắn. Chắc chắn. Cảm giác. Hạnh phúc. Yên bình.

    • • •

    Sự vĩ đại của linh hồn con người.

    • • •

    Hạnh phúc. Hạnh phúc. Hạnh phúc. Nước mắt hạnh phúc.

    • • •

    Ta sẽ không quên lời của họ.Amen.

    • • •

    Băn khoăn về sức mạnh của ký ức.

    Mùa xuân năm 1966, không bao lâu sau khi gặp người vợ tương lai, A. được cha cô (một giáo sư ngành ngữ văn Anh tại đại học Columbia) mời tới căn hộ của gia đình ở đại lộ Morningside ăn tối, uống cà-phê. Khách mời cho bữa tối bao gồm Francis Ponge và vợ ông, và bố vợ tương lai của A. nghĩ rằng chàng thanh niên A. (mới chỉ mười chín tuổi vào lúc đó) có thể lấy làm vui sướng khi được gặp nhà văn nổi tiếng. Ponge, thi sĩ bậc thầy về những vật thể, có lẽ đã phát minh ra thứ thi pháp tồn tại chắc chắn ở thế giới ngoại biên hơn bất cứ ai khác, đang dạy một khóa tại Columbia trong kỳ học ấy. Vào lúc đó A. đã có thể nói tiếng Pháp khá lưu loát. Vì Ponge và vợ ông không nói được tiếng Anh, gia đình nhà vợ tương lai gần như không nói tiếng Pháp, A. đã tham gia vào cuộc trò chuyện nhiều hơn mức anh tưởng, khi anh có bản tính e thẹn và thiên hướng giữ im lặng mỗi

    khi có thể. Anh vẫn nhớ vềPonge như một người đàn ông sống động đầy kiêu hãnh với đôi mắt xanh lấp lánh.

    Lần thứ hai A. gặp Ponge là vào năm 1969 (cho dù đó cũng có thể là vào năm 1968 hoặc 1970) tại một bữa tiệc tôn vinh Ponge do G., một giáo sư tại đại học Barnard, người dịch tác phẩm của ông, tổ chức. Khi A. bắt tay Ponge, anh giới thiệu bản thân rằng có thể ông không nhớ, nhưng họ đã từng gặp nhau tại New York nhiều năm trước. Trái lại, Ponge đáp, ông vẫn nhớ khá rõ buổi tốì hôm ấy. Ông nói về căn hộ đã từng diễn ra bữa tối ấy, miêu tả lại từng chi tiết, từ khung cảnh bên ngoài cửa sổ, cho tới màu của chiếc ghế bành và cách sắp xếp nội thất trong mỗi căn phòng. Một người nhớ chính xác mọi thứ ông ta chỉ mới thấy một lần, những thứ chẳng có vai trò gì trong cuộc sông của ông ngoài một khoảnh khắc thoáng qua, khiến A. kinh ngạc như thấy một hành động siêu nhiên. Anh nhận ra rằng Ponge không có sự phân biệt giữa thế giới của viết lách và thế giới của quan sát. Không có từ nào được viết ra mà không có sự quan sát từ trước, và vì thế để tìm lối hiện lên trang giấy thì nó trước hết phải là một phần của cơ thể, một sự tồn tại hữu hình mà người ta từng sống theo đúng cách người ta sống với trái tim, dạ dày, bộ não của mình. Ký ức, vì thế, không hẳn là quá khứ tồn tại bên trong chúng ta, mà là một bằng chúng cho thấy cuộc đời chúng ta trong hiện tại. Nếu một người đàn ông thực sự tồn tại giữa những thứ xung quanh, ông ta chắc hẳn không thể suy nghĩ về chính mình, mà về những thứ mình thấy. Ông ta phải quên đi bản thân để được tồn tại ở đó. Và từ sự lãng

    quên ấy sức mạnh của ký ức trỗi dậy. Đó là cách sống một cuộc đời để không thứ gì bị mất đi.

    Câu “người có trí nhớ tốt sẽ không nhớ bất cứ thứ gì vì anh ta không quên bất cứ thứ gì,” mà Beckette từng viết về Proust cũng đúng. Và cũng đúng là người ta phải phân biệt giữa ký ức tự ở lại và không tự ở lại, như Proust đã làm trong suốt cuốn tiểu thuyết dày của mình về quá khứ.

    Tuy nhiên, thứ mà A. cảm thấy mình đang làm, khi anh viết cuốn sách của chính mình, lại không thuộc vào một trong hai kiểu ký ức ấy. A. vừa có vừa không có trí nhớ tốt. Anh đã quên đi nhiều, nhưng anh cũng nhớ được nhiều. Khi anh viết, anh cảm thấy mình đang di chuyển vào phía trong (của bản thân) và cùng lúc ra phía ngoài (thế giới). Điều anh trải qua, có thể, trong mấy khoảnh khắc của đêm Giáng sinh năm 1979, khi anh ngồi một mình tại căn phòng trên phố Varick, là điều này: sự thức nhận đột ngột ụp lên anh rằng thậm chí cô đơn, trong sự tận cùng cô độc của căn phòng, anh cũng không cô đơn, hoặc, chính xác hơn, anh đã không chỉ còn là bản thân mình. Ký ức, vì thế, không đơn giản là sự tái khẳng định cho quá khứ của riêng ai, mà là sự đắm chìm vào quá khứ của người khác, điều có thể mô tả thành: lịch sử - thứ người ta vừa là một thành tố vừa là nhân chứng, vừa là một phần vừa tách rời ra. Tất cả mọi thứ, vì thế, đều xuất hiện trong tâm trí anh cùng lúc, như thể mỗi yếu tố lại phản chiếu lại ánh sáng của tất

    cả những yếu tố khác, và đồng thời tỏa ra vầng hào quang riêng biệt và không thể dập tắt của mình.Nếucóbấtcứlý donàođể anh ngồitrong căn phòng nàybấy giờ,thìđólà vì có một điều gì đó trong bản thân anh đang khao khát được nhìn tất cả mọi thứ trong một lúc, để tận hưởng sự hỗn loạn của tất cả chúng với nét nguyên sơ, đồng thời nơi chúng. Trong khi đó, việc kể lại chúng cần phải chậm, một nỗ lực tinh tế của việc cố nhớ lại những điều đã từng được nhớ. Chiếc bút sẽ không thể di chuyển đủ nhanh để viết xuống tất cả những từ ngữ được khám phá ra trong không gian của ký ức. Một thứ gì đó đã bị mất đi mãi mãi, những thứ khác có thể sẽ được nhớ lại, và những thứ khác có thể mất đi và tìm thấy lại và lại mất đi. Không có cách nào để chắc chắn về bất cứ chuyện gì.

    Lời đề từ có thể của Sách của Ký ức.

    “Suy nghĩ đến một cách ngẫu nhiên, và đi một cách ngẫu nhiên. Không có cỗ máy nào giữ được chúng hay có được chúng. Một ý nghĩ đã trốn thoát: tôi đang cố gắng để viết nó ra, thay vào đó tôi lại viết rằng nó đã trốn khỏi tôi.” (Pascal)

    “Khi tôi viết ra suy nghĩ của mình, đôi khi nó trốn thoát tôi; nhưng điều ấy làm tôi nhớ lại sự yếu ớt của chính mình, điều mà tôi lúc nào cũng quên. Nó dạy cho tôi nhiều như ý nghĩ đã bị lãngquên của tôi. Vì tôi đấu tranh chỉ để biết được sự trống không của mình.”(Pascal)

    Sách của Ký ức. Cuốn Mười.

    Khi anh nói về căn phòng, anh không có ý định bỏ quên những ô cửa sổ đôi khi xuất hiện trong căn phòng ấy. Căn phòng không cần phải trở trành hình ảnh của một ý thức đóng kín, và khi một người đàn ông hoặc một người đàn bà đứng hay ngồi trong căn phòng thì không có gì xảy ra ở đó cả, anh nhận ra như vậy, ngoài sự im lặng của suy nghĩ, sự im lặng khi cơ thể vật lộn với việc đặt suy nghĩ vào từ ngữ. Anh cũng không có ngụ ý rằng chỉ có sự đau khổ mới chiếm chỗ trong bốn bức tường ý thức, như trong lời ám chỉ dành cho Holderlin và Emily Dickinson trước đấy. Chẳng hạn, anh nghĩ về những người phụ nữ của Vermeer, một mình trong căn phòng của họ, với ánh sáng chói lòa của thế giới thực tràn qua cửa sổ, dù nó đóng hay mở, và sự tĩnh lặng tuyệt đối của những nỗi cô độc ấy, cảm giác đau đớn gợi lên từ những biến thiên mỗi ngày bên trong ấy. Anh đặc biệt nghĩ về bức họa anh từng thấy trong chuyến đi tới Amsterdam, Người đàn bà mặc áo xanh, bức họa đã khiến anh bất động và trầm tư trong Rijksmuseum. Khi một nhà phê bình đã viết: “Bức thư, tấm bản đồ, bụng bầu của người phụ nữ, chiếc ghế trống, chiếc hộp mở, ô cửa sổ không được nhìn thấy - tất cả đều gợi nhắc hoặc làm biểu trưng tự nhiên cho sự vắng mặt, của điều không được nhìn thấy, của những tâm trí khác, mong muốn khác, quãng thời gian và không gian khác, của một thế giới mở rộng ra bên ngoài giới hạn của khung tranh, và của những chân trời lớn hơn, trải rộng hơn chứa đựng và chạm đến

    bên ngoài khung cảnh gói gọn trước đôi măt bạn. Và chưa kể đó là sự viên mãn và việc tự khỏa lấp bản thân của thời khắc hiện tại mà Vermeer muốn nhấn mạnh — với niềm tin là khả năng định hướng và những gì nó chứa đựng đã được đầu tư với những giá trị siêu hình.”

    Thậm chí hơn cả những vật thể đã được đề cập trong danh sách trên, chất lượng của ánh sáng chiếu xuyên qua ô cửa sổ không được nhìn thấy về phía bên trái của người xem cũng dịu dàng kéo sự chú ý của anh ta về phía bên ngoài, về thế giới ngoài bức vẽ. A. nhìn thật kỹ vào khuôn mặt của người phụ nữ, và khi thời gian trôi qua anh gần như bắt đầu nghe thấy âm thanh bên trong đầu người phụ nữ ấy khi cô đọc lá thư trong tay. Cô, mang bầu rất to, mang nét yên bình từ thế giới nội tại của người mẹ, với lá thư được lấy ra khỏi hộp, không có nghi ngờ gì là đã được đọc hàng trăm lần; và ở đó, treo trên tường bên tay phải cô, là tấm bản đồ thế giới, hình ảnh của tất cả mọi thứ tồn tại bên ngoài căn phòng ấy: ánh sáng kia, dịu dàng phủ lên khuôn mặt cô và chiếu sáng bộ váy bầu của cô, cái bụng tròn căng chứa đầy sự sống, và màu xanh của nó tắm trong sự lung linh, một luồng sáng xanh xao gần như hóa trắng. Còn nhiều tác phẩm tương tự tiếp nối theo: Người đàn bà rớt sữa, Người đàn bà cầm cân, Người đàn bà đang đeo ngọc trai, Thiếu nữ cạnh cửa sổ với chiếc bình đựng nước, Cô gái đọc lá thứ bên ô cửa sổ mở. “Sự viên mãn và tự khỏa lấp của khoảnh khắc hiện tại”.

    Chính Rembrandt và Titus đã lôi kéo A. đến Amsterdam theo một phương thức nào đó, nơi anh bước vào những căn phòng và thấy mình đối diện với những người phụ nữ (những người phụ nữ của Vermeer, Anne Frank), chuyến đi của anh tới thành phố ấy cùng lúc cũng như khởi đầu của một chuyến hành hương về quá khứ của chính anh. Một lần nũa, sự chuyển động bên trong anh được thể hiện dưới dạng những bức họa: một trạng thái xúc cảm tìm thấy sự thể hiện bằng chất liệu hữu hình trong tác phẩm nghệ thuật, như thể sự cô độc của người khác trên thực tế là tiếng vọng cho sự cô độc của chính anh.

    Trong trường hợp này thì đó là Van Gogh, và bảo tàng mới đã được xây để chứa những tác phẩm của ông. Giống như những chấn thương ban đầu được chôn trong vô thức, mãi mãi kết nối với hai vật thể chẳng liên quan với nhau (chiếc giày này là cha tôi; đóa hồng này là mẹ tôi), các bức họa của Van Gogh đứng trong tâm trí anh như hình ảnh của tuổi mới lớn, của sự diễn dịch cho những xúc cảm sâu thẳm nhất nơi anh trong quãng thời gian ấy. Anh thậm chí có thể lấy làm chắc chắn về điều ấy, chỉ ra những sự kiện và cách phản ứng của anh trước chúng qua các địa điểm và thời gian (chính xác cả địa điểm và thời gian: năm, tháng, ngày, thậm chí cả giờ). Tuy nhiên, điều quan trọng không hẳn là trình tự qua thời gian mà là hệ quả của nó, sự vĩnh cửu trong không gian của ký ức. Vì thế, để ghi nhớ, một ngày tháng Tư khi anh mười sáu tuổi, bỏ học cùng một cô bé anh đem lòng mến yêu: thật say đắm và vô vọng đến nỗi

    ý nghĩ vể nó vẫn còn nhức nhối. Để nhớ lại con tàu, và rối chuyến phà tới New York (con phà ấy, giờ đã biến mất từ lâu: được đúc bằng thép, tỏa khói ấm, đã hoen rỉ), và rồi tới dự một buổi triển lãm lớn giới thiệu các bức họa của Van Gogh. Để nhớ lại rằng anh đã đứng đó như thế nào, run lên vì hạnh phúc, như thể việc ngắm nhìn các tác phẩm ấy đã nhập chung vào sự tồn tại của cô gái, đã biến mất đầy bí ẩn trong tình yêu anh dành cho cô.

    Vài ngày sau đó, anh bắt đầu viết một chùm thơ (giờ đã mất hết) dựa trên những bức tranh anh được thấy, mỗi bài thơ lại có tên của một bức họa do Van Gogh vẽ. Đó là những bài thơ thực sự mà anh từng viết. Còn hơn là một cách để bước vào thế giới của các bức tranh, những bài thơ là nỗ lực để ghi dấu lại ký ức của ngày hôm ấy. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua thì anh mới nhận ra được chuyện này. Chỉ tới lúc ở Amsterdam, khi nghiên cứu lại những bức tranh mà anh từng thấy cùng cô bé (nhìn lại chúng lần đầu tiên kể từ lúc đó — gần nửa cuộc đời anh đã trôi qua), thì anh mới nhớ tới việc đã viết ra những bài thơ ấy. Vào đúng lúc ấy cán cân mới hiện lên rõ ràng với anh: hành động viết cũng là hành động ghi nhớ. Trên thực tế thì, ngoài chính các bài thơ ấy, anh đã không quên bất cứ điều gì.

    Đứng trong Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam (tháng mười hai, 1979) trước bức tranh Căn phòng ngủ, được hoàn thành tại Arles, tháng mười, 1888.

    Van Gogh viết cho em trai: “Lần này nó chỉ đơn giản là phòng ngủ của anh... cần phải để cho não hoặc trí tưởng tượng nghỉ ngơi khi nhìn vào bức tranh...

    “Bức tường có màu tím nhạt. Sàn nhà lát gạch đỏ.

    “Gỗ đóng giường và ghế có màu vàng của bơ tươi, khăn lót giường và gối có màu xanh vỏ chanh rất nhạt.

    “Khăn phủ giường màu đỏ thắm. Ô cửa sổ màu xanh.

    “Bàn phấn màu cam, chậu rửa màu xanh dương.

    “Cánh cửa màu hoa cà.

    “Và đó là tất cả - không có gì trong căn phòng này với ô cửa chớp đóng kín...

    “Đấy là cách trả thù cho sự nghỉ ngơi ép buộc mà anh đã ngoan ngoãn tuân theo...

    “Anh sẽ vẽ phác thảo những căn phòng khác cho em vào một ngày nào đó.”

    Tuy nhiên, khi A. tiếp tục nghiên cứu bức tranh, anh không thể ngăn được cảm giác rằng Van Gogh đã làm một điều tương đối khác với những gì ông lên kế hoạch. Ấn tượng đầu tiên của A. thực sự là cảm giác về một sự bình thản, về sự “nghỉ,” như họa sĩ đã mô tả nó. Nhưng cuối cùng, khi cố gắng làm quen với căn phòng được vẽ lại trong tranh anh bắt đầu cảm thấy nó như một nhà tù, một không gian bất khả, một hình ảnh, không phải là một chốn để sống mà của một tâm trí đã bị bắt phải sống ở đó. Quan sát thật kỹ. Chiếc giường chặn một cánh cửa, chiếc ghế chặn một cánh cửa khác, cửa chớp đóng chặt: bạn không thể bước vào, và một khi bạn đã bước vào, bạn

    sẽ không thể bước ra. Bị nhồi cứng giữa những món đồ và những vật thể hàng ngày của căn phòng, bạn bắt đầu nghe thấy tiếng khóc ai oán trong bức tranh ấy, và một khi bạn đã nghe thấy nó, nó sẽ không dừng lại. “Tôi khóc bởi nỗi oán ghét của mình...” Nhưng rồi chẳng có lời đáp nào cho tiếng khóc ấy. Người đàn ông trong bức tranh này (và đấy là một bức chân dung tự họa, chẳng có gì khác bức tranh vẽ khuôn mặt của một người đàn ông, với mắt, mũi, môi và hàm) đã cô đơn quá lâu, đã vật lộn quá nhiều trong hố sâu cô độc. Thế giới kết thúc ở cánh cửa ngăn cách ấy. Căn phòng không phải là sự tái hiện của nỗi cô độc, mà nó là cốt lõi của chính nỗi cô độc ấy. Một thứ nặng nề, khó thở, và không thể thể hiện ra ở bất cứ bình diện nào ngoại trừ chính nó. “Và đó là tất cả - không có gì trong căn phòng này với ô cửa chớp đóng kín...”

    Bình luận thêm về quy luật của tình cờ.

    A. đến London và rời đi từ London, dành ra một vài ngày cuối của chuyến đi để thăm mấy người bạn Anh. Cô gái của chuyến phà và những bức tranh của Van Gogh là người Anh (cô lớn lên ở London, sống tại Mỹ từ khoảng năm mười hai đến mười tám tuổi, và sau đó quay lại London để học tại một trường mỹ thuật), và việc đầu tiên trong chuyến đi của anh là chia sẻ nhiều giờ đồng hồ cùng cô. Sau nhiều năm kể từ ngày tốt nghiệp trung học, họ đã giữ mối liên lạc ở mức độ chặt chẽ nhất, đã gặp nhau năm hay sáu lần. A. đã đi qua cơn say đắm của mình từ lâu, nhưng anh

    không hề loại bỏ cô hoàn toàn ra khỏi tâm trí, ở một mặt nào đó vẫn bám víu lấy lòng say mê ấy, cho dù bản thân cô đã mất đi tầm quan trọng với anh. Đã nhiều năm trôi qua kể từ lần cuối họ gặp nhau, và giờ anh thấy việc ở cạnh cô thật ảm đạm, gần như là ngột ngạt. Cô vẫn xinh đẹp, anh nghĩ, và nỗi cô độc dường như đã đóng kín cô, theo cái cách một quả trứng bọc kín lấy một con chim chưa nở. Cô sống một mình, gần như chẳng có bạn bè. Nhiều năm qua cô đã dấn thân vào việc điêu khắc gỗ, nhưng cô từ chối cho bất cứ ai nhìn thấy. Mỗi lần hoàn thành một tác phẩm, cô lại phá hủy nó, và rồi bắt đầu cái mới. Một lần nữa, A. lại đối mặt với sự cô độc của người đàn bà. Nhưng ở đấy nó đã tự thu mình lại và khô cạn tới tận cội nguồn.

    Một hay hai ngày sau đó, anh tới Paris, và cuối cùng là tới Amsterdam, và sau đó lại quay về London. Anh tự nhủ: không có thời gian gặp lại cô đâu. Vào một trong số những ngày trước khi anh trở lại New York, anh định đi ăn tối với một người bạn (T., người bạn đã tưởng rằng họ có thể là anh em họ) và quyết định dành ra buổi chiều tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, nơi một cuộc triển lãm lớn về các bức họa “Hậu Ấn tượng” đang được tổ chức. Tuy nhiên, dòng khổng lồ người xem kéo về bảo tàng, khiến anh thấy khó mà ở lại cả buổi chiều, như anh đã lên kế hoạch, và thấy mình còn có tới ba tới bốn tiếng dư thừa trước bữa tối đã hẹn. Anh tìm tới môt chỗ bán cá và khoai tấy rán rẻ tiền ở khu Soho ăn trưa, cố gắng quyết định xem mình nên làm gì trong khoảng thời gian rỗi. Anh trả tiền, rời khỏi nhà

    hàng, rẽ vào một góc, và ở đó, khi cô đứng nhìn chằm chằm vào một ô cửa sổ trưng bày của cửa hàng giày dép lớn, anh nhìn thấy cô.

    Không phải ngày nào anh cũng tình cờ gặp ai đó trên các con phố London (ở thành phố có hàng triệu dân ấy, anh chỉ biết vài ba người), và cuộc gặp gỡ này có vẻ như hoàn toàn tự nhiên với anh, thậm chí là một sự kiện tầm thường. Anh mới bắt đầu nghĩ về cô trong khoảnh khắc trước đó, hối hận vì đã quyết định không gọi cho cô, và giờ thì cô ở đó, đột nhiên đứng ngay trước mắt anh, anh không thể nào không cảm thấy anh đã cầu mong cô xuất hiện.

    Anh bước về phía trước và gọi tên cô.

    Các bức họa. Hay sự sụp đổ của thời gian trong hình ảnh.

    Trong buổi triển lãm tại Học viện Hoàng gia anh tới tại London ấy, có rất nhiều bức tranh của Maurice DeniS. Khi ở Paris, A. đã tới thăm bà góa phụ của thi sĩ Jean Follain (Follain, người đã chết trong một vụ tai nạn năm 1971, chỉ vài ngày trước khi A. chuyển tới Paris) vì liên quan tới một bộ sưu tập các bài thơ Pháp mà A. đang chuẩn bị, trên thực tế chính là lý do đưa anh quay lại châu Âu. Madame Follain, anh sớm biết, là con gái của Maurice Denis, và có rất nhiều bức tranh của cha bà được treo trên tường của căn hộ. Bản thân bà giờ đã ở cuối độ tuổi bảy mươi, có thể là tám mươi, và A. rất ấn tượng trước phong cách Paris cương quyết, giọng nói lạo xạo, sự tận tụy dành cho các tác phẩm của người chồng quá cố của bà.

    Một bức tranh trong căn hộ có tên: Madelaine à 18 mois (Madelaine lúc 18 tháng), mà Denis đã viết ở lề trên cùng của bức họa. Đó chính là cô bé Madelaine đã lớn lên và trởthành vợ của Follain và là người vừa mời A. bước vào căn

    hộ của mình. Trong một khoảnh khắc, không hề biết, bà đứng ngay trước bức tranh ấy, bức đã được vẽ ra gần tám mươi năm trước, và A. thấy, cho dù đã có cả một khoảng thời gian đáng kinh ngạc ngăn cách, khuôn mặt của đứa trẻ trong tranh và khuôn mặt của cụ bà đứng trước mặt anh y hệt như nhau. Trong đúng giây phút ấy, anh cảm thấy anh đã cắt qua được ảo giác thời gian của nhân loại và trải nghiệm nó theo đúng bản chất: không lâu hơn một cái chớp mắt. Anh đã thấy toàn bộ cuộc đời đứng trước mặt anh, và nó đã bị đổ sụp trong khoảnh khắc ấy.

    O. nói với A. trong một cuộc trò chuyện, mô tả lại cảm giác khi trở thành một ông già. O., giờ ở độ tuổi bảy mươi, trí nhớ suy giảm, khuôn mặt nhăn nheo như một lòng bàn tay khép nửa. Nhìn vào A. và lắc đầu với sự mỉa mai chết sững. “Thật là một điều lạ lùng xảy ra với một cậu bé con.”

    Phải, có khả năng chúng ta sẽ không lớn lên, và thậm chí khi chúng ta già đi, chúng ta vẫn là những đứa trẻ như chúng ta luôn là thế. Chúng ta nhớ lại bản thân mình của một thời đã qua, và chúng ta cảm thấy mình vẫn như thế. Chúng ta biến mình thành người như trong hiện tại, và chúng ta vẫn là chúng ta như cũ, bất chấp năm tháng.

    Chúng ta không thay đổi vì bản thân mình. Thời gian làm chúng ta già đi, nhưng chúng ta không thay đổi.

    Sách của Ký ức. Cuốn Mười Một.

    Anh vẫn nhớ lần quay về nhà từ bữa tiệc cưới vào năm 1974, vợ anh đi cạnh anh trong bộ váy trắng, đoạn anh lấy chiếc chìa khóa cửa khỏi túi tra vào ổ, và rồi, khi vặn cổ tay, anh cảm thấy phần đầu chìa gãy ngang bên trong ổ khóa.

    Anh vẫn nhớ rằng mùa xuân năm 1966, không lâu sau khi anh gặp vợ tương lai, một phím trên cây đàn piano của cô bị hỏng: Fa thăng cung đô trung. Mùa hè năm ấy hai người đi chơi ở một khu dân nghèo của Maine. Một ngày, khi dạo qua một khu dân cư bị bỏ hoang gần đó, họ lang thang vào trong một hội trường cũ đã không được sử dụng trong nhiều năm. Tàn tích xã hội của một cộng đồng người ngổn ngang khắp chỗ ấy: mũ đội đầu của người da đỏ, danh sách tên tuổi, rác rưởi của những đám đông nhậu nhẹt. Hội trưồng phủ đầy bụi và vắng tanh, trừ một cây đàn piano đứng ngay ngắn ở một góc. Vợ anh bắt đầu chơi (cô chơi rất cừ) và phát hiện ra tất cả các phím đều hoạt động trù phím Fa thăng cung đô trung.

    Vào chính khoảnh khắc ấy, có thể, A. đã nhận ra thế giới sẽ tiếp tục trốn tránh anh tới mãi mãi.

    Nếu một tiểu thuyết gia dùng những sự kiện nho nhỏ về những phím đàn piano bị hỏng này (hay vụ chiếc chìakhóa bị gãy bên trong cánh cửa trong ngày cưới), độc giả sẽ buộc phải ghi nhớ, để kết luận rằng tác giả đang cố gắng

    nói lên một điểm nào đó về cá tính của ông hay thế giới. Người ta có thể nói ra những ý nghĩa biểu tượng, hoặc ngầm ý, hoặc đơn giản theo một cơ chế quen thuộc (ngay khi một điều xảy ra nhiều hơn một lần, thậm chí theo lối ngẫu nhiên, thì một khuôn mẫu đã thành hình, một hình dáng đã được lên khuôn). Với tác phẩm hư cấu, người ta kết luận rằng có một thông điệp ý thức ẩn đằng sau câu chữ trên trang giấy. Đối với sự hiện diện của những điều đang xảy ra trong thứ được gọi là thế giới thực, người ta chẳng kết luận gì cả. Câu chuyện được bịa ra hàm chứa tất cả ý nghĩa, cho dù câu chuyện thực tế chẳng có bất kỳ ý nghĩa nào bên ngoài bản thân nó. Nếu một người đàn ông bảo với bạn: “Tôi sẽ tới Jerusalem,” bạn sẽ nghĩ thầm, hay quá, anh ấy tới Jerusalem. Nhưng nếu một nhân vật trong tiểu thuyết cũng nói những từ ấy, “Tôi sẽ đến Jerusalem,” thì phản úng của bạn không còn như vậy nữa. Bạn nghĩ, trước hết, là về Jerusalem: lịch sử của nó, vai trò tôn giáo của nó, nhiệm vụ của nó với tư cách là một vùng đất linh thiêng. Bạn nghĩ về quá khứ, hoặc về hiện tại (vấn đề chính trị, tức là cũng phải nghĩ về quá khứ gần đây) và về tương lai, như trong câu: “Năm sau ở Jerusalem.” Và hơn tất cả, bạn có thể liên kết những ý nghĩ đó vào bất cứ điều gì bạn từng biết về nhân vật đang sắp tới Jerusalem và dùng những giả thiết ấy để đi tới các kết luận sau đó, gọt sắc lại quan điểm, nghĩ về toàn bộ cuốn sách một cách vững chắc hơn. Và rồi,một , trang cuối đã được đọc và cuốn sách được khép lại, sự phân tích bắt đầu: về tâm lý,

    tính lịch sử, tính xã hội, cấu trúc, ngữ văn, tôn giáo, tình dục, triết lý, dù đơn lẻ hay trong những kết hợp khác nhau, tùy thuộc vào khuynh hướng của bạn. Dù có khả năng để giải thích cuộc đời thực thông qua bất kỳ một hệ thống nào trong số đó (rốt cuộc thì mọi người đều tìm đến các linh mục và chuyên gia tâm lý; mọi người đôi khi cố gắng hiểu cuộc đời mình với những điều kiện lịch sử), thì nó cũng chẳng đạt được cùng một hiệu quả. Một thứ gì đó bị bỏ sót: sự vĩ đại, sự thấu hiểu được các thế hệ, ảo tưởng về những hiện thực siêu hình. Người ta nói: Don Quixote đã bị mất trí, bị mắc kẹt trong thế giới của trí tưởng tượng. Người ta nhìn vào gã điên trên thế giới (A. nhìn vào đứa em gái bị bệnh tâm thần, chẳng hạn), và không nói gì hết. Đó là sự đáng buồn của một cuộc đời bị lãng phí, có thể vậy — nhưng chẳng có gì khác hơn.

    Bấy giờ và mãi mãi, A. thấy mình nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật cùng với đôi mắt anh dùng để nhìn vào thế giới. Đọc sản phẩm của trí tưởng tượng theo lốì này tức là phá hoại nó. Chẳng hạn, anh nghĩ, về lời giải thích của Tolstoy về opera trong Chiến tranh và Hòa bình. Không có gì được ưu tiên trong đoạn văn ấy, và vì thế tất cả mọi thứ bị teo nhỏ lại thành lốbịch. “Trong màn hai có một tượng đài được làm bằng giấy trên sân khấu, và một lỗ tròn trên tấm phông biểu trưng cho mặt trăng. Bóng tối được xóa đi bằng đèn chiếu sàn và những nốt trầm được tạo ra bằng cách thổi tù và và kèn contrabass khi một nhóm người xuất hiện từ cả hai bên cánh gà mặc áo choàng đen và huơ cao

    những thứ trông giống dao găm. Rồi vài người khác chạy lên sân khấu và bắt đầu kéo theo cô trinh nữ đã từng mặc đồ trắng giờ chuyển sang màu xanh nhạt. Họ không kéo cô đi luôn, mà còn tốn nhiều thì giờ ca hát với cô, cho đến phút cuối cùng họ cũng kéo cô đi, và ở hậu cảnh có cái gì đó bằng kim loại đập loảng xoảng ba lần, tất cả mọi người quỳ xuống hát một bài cầu nguyện. Tất cả những hành động ấy liên tục bị gián đoạn bởi tiếng hò hét hứng khởi của khán giả.”

    Cũng có một phương cách tương tự và đối lập khác để nhìn vào thế giới dù nó chỉ đơn thuần là một sự mở rộng của trí tưởng tượng. Cả chuyện này cũng xảy ra với A., nhưng anh khinh ghét việc phải chấp nhận nó như một cách giải quyết đúng đắn. Giống như tất cả mọi người, anh khao khát một ý nghĩa. Giống như tất cả những người khác, cuộc đời anh quá vụn vặt đến nỗi mỗi lần anh thấy sự liên kết giữa hai mảnh vỡ anh sẽ cố tìm kiếm ý nghĩa cho sự kết nối ấy. Sự kết nối ấy có tồn tại. Nhưng gán cho nó ý nghĩa, nhìn lên khỏi thực tế đơn giản là nó có tồn tại, thì cũng là xây dựng một thế giới tưởng tượng giữa lòng thế giới thực, và anh biết nó sẽ không đứng vững. Vào khoảnh khắc can đảm nhất, anh ôm trọn lấy sự vô nghĩa ấy như nguyên tắc tối thượng, và rồi anh hiểu rằng nghĩa vụ của anh là nhìn vào điều ngay trước mắt mình (cho dù nó đồng thời cũng có bên trong anh) và nói ra điều anh nhìn thấy.

    Anh ở trong căn phòng của mình trên phố Varick. Cuộc đời anh chẳng có ý nghĩa gì. Cuốn sách anh đang viết chẳng có

    ý nghĩa gì. Có thế giới, và những điều người ta gặp phải trong thế giới ấy, và để nói về chúng thì phải ở trong thế giới. Một chiếc chìa khóa gãy trong ổ khóa, và một thứ gì đó đã xảy ra. Điều đó cũng để nói, một chiếc chìa khóa đã gãy trong ổ khóa. Một chiếc đàn piano đã tồn tại ở hai địa điểm khác nhau. Một thanh niên, hai mươi năm sau, loanh quanh sao đó lại sống ở đúng căn phòng mà cha anh từng phải đối mặt với nỗi sợ hãi cô độc. Một người gặp lại mối tình cũ của mình trên đường giữa một thành phố lớn. Nó chỉ có nghĩa là chính nó. Không hơn, không kém. Rồi anh viết: bước vào căn phòng là để biến mất giữa một địa điểm nơi quá khứ và hiện tại gặp nhau. Và rồi anh viết: như trong câu: “Anh viết Sách của Ký ức trong căn phòng này.”

    Khởi sinh của cô độc.

    Anh muôn nói. Chỉ để nói, ý anh là vậy. Như trong tiếng Pháp, “vouloir dire,” có nghĩa là, nghĩa đen, chỉ muốn nói, nhưng trên thực tế còn có nghĩa là, để ngụ ý. Anh định nói điều anh muốn. Anh muốn nói ra điều anh ngụ ý. Anh nói ra điều mình ngụ ý. Anh ngụ ý điều anh nói.

    Vienna, 1919.

    Không ý nghĩa gì, phải. Nhưng không thể nào nói ra rằng chúng ta không hề bị ám ảnh. Freud đã diễn tả trải nghiệm ấy là “thần bí,” hay unheimlich - đối lập lại với từ heimlich, có nghĩa là “thân quen”, “mẹ đẻ,” “thuộc về quê nhà.” Ẩn ý ở đó, vì thế, là chúng ta đã bị tống ra khỏi lớp vỏ bảo vệ của tri giác về lề thói, như thể chúng ta đột nhiên nằm bên ngoài chính mình, trôi nổi trong một thế giới mà chúng ta không hiểu. Bằng định nghĩa, chúng ta bị lạc trong thế giới ấy. Chúng ta thậm chí không thể hy vọng tìm ra lối đi trong nó.

    Freud tranh biện rằng mỗi bước phát triển của chúng ta đồng-tồn tại với những bước phát triển khác. Thậm chí khi là người trưởng thành, chúng ta vẫn chôn chặt trong mình ký ức về cách chúng ta tiếp nhận thế giới với tư cách một đứa trẻ.Và không chỉ đơn giản là ký ức về nó: bản thân cấu trúc ấy vẫn giữ y nguyên. Freud kết nối những trải nghiệm về sự thần bí với sự hồi sinh của cách nhìn vào thế giới quan đầy vị kỷ, duy linh từ thời thơ ấu. “Có vẻ như mỗi chúng ta đều đi qua một giai đoạn phát triển cá nhân tương tự như giai đoạn duy linh của người nguyên thủy, không có ai trong chúng ta có thể đi qua nó mà không mang theo chút dấu vết nào của nó, thứ có thể hoạt động trở lại, và tất cả mọi thứ giờ đấy khiến chúng ta thấy ‘thần bí’ đều đáp ứng các điều kiện để khuấy động những vết tích của hoạt động tinh thần duy linh trong chúng ta và đẩy chúng đến đoạn biểu hiện ra.” Ông

    kết luận: “Một trải nghiệm thần bí xảy ra hoặc là khi những phức cảm ấu thơ bị áp chế tái sinh bởi một ấn tượng nào đó, hoặc là khi các tín ngưỡng nguyên thủy mà chúng ta đã phủ nhận lại một lần nữa được khẳng định”.

    Tất nhiên, không có điều nào trong đó là một cách giải thích. Cùng lắm thì nó chỉ để diễn tả lại cho quá trình, để chỉ ra hoàn cảnh mà nó xảy ra. Nếu như thế, A. còn hơn cả hoan nghênh để chấp nhận nó như một thực tế. Sự lạc gốc, vì thế, với tư cách là ký ức về kẻ khác, là ngôi nhà có sớm nhất của tâm trí. Theo đúng cách mà một giấc mơ đôi khi sẽ không lý giải nổi cho đến khi một người bạn đề xuất ra một ý nghĩa đơn giản, gần như như hiển nhiên của nó, A. không thể chứng minh được quan điểm của Freud là đúng hay sai, nhưng anh cảm thấy nó hợp lý, và anh còn hơn cả hoan nghênh để chấp nhận nó. Tất cả những sự tình cờ liên tiếp quanh anh, đều có liên hệ theo cách nào đó với thời thơ ấu của anh, như thể bằng cách bắt đầu nhớ lại thời thơ ấu của anh, thế giới đã quay lại giai đoạn trước trong sự tồn tại. Điều ấy hợp lý đối với anh. Anh đang nhớ lại thời thơ ấu, và nó đang tự viết ra từ trong anh vào hiện tại. Có thể đó là điều anh muốn nói khi anh viết: “sự vô nghĩa là nguyên tắc tối thượng.” Có thể đó là điều anh muốn nói khi anh viết: “Anh ngụ ý điều anh nói.” Có thể đó là điều anh muốn ngụ ý. Và có thể không phải. Không có cách nào để chắc chắn về tất cả những điều này.

    Khởi sinh của cô độc. Hay là câu chuyện về sự sống và cái chết.

    Câu chuyện mở đầu bằng kết thúc. Nói hay chết. Và một khi bạn còn đang nói, bạn sẽ không chết. Câu chuyện mở đầu bằng cái chết. Vua Shehriyar đã bị cắm sừng: “và họ không ngừng hôn hít, bấu véo, làm tình và chè chén.” Ngài trốn khỏi thế giới, thề rằng sẽ không bao giờ thua cuộc trước sự cám dỗ của đàn bà thêm lần nào nữa. Sau đó, khi quay lại ngai vàng, ngài thỏa mãn nhu cầu sinh lý bằng cách đưa phụ nữ khắp vương quốc vào cung. Khi đã thỏa mãn, ngài ra lệnh xử trảm họ. “Và ngài làm việc đó không ngừng trong suốt ba năm, cho đến khi mảnh đất chôn đầy xác của những cô gái độ tuổi cập kê, và tất cả phụ nữ, các bà mẹ ông bố nức nở gào khóc phản đôi nhà vua, nguyền rủa ngài và phàn nàn với người kiến tạo thiên đường, trần gian và cầu xin sự cứu trợ từ người lắng nghe lời cầu nguyện và trả lời cho những ai gào khóc với họ; những người có con gái đã cùng chúng bỏ trốn, cho đến lúc cuối cùng chẳng có cô gái nào trong thành phố đủ tuổi kết hôn.

    Vào lúc đó, Shehrzad, con gái của tể tướng, tình nguyện đến gặp nhà vua. (“Trí nhớ của nàng đầy ắp các bài thơ, truyện kể, cổ tích và lời của những đức vua cùng các nhà hiền triết, và nàng minh triết, hài hước, khôn ngoan cũng như đoan chính.”) Người cha tuyệt vọng của nàng cố gắng ngăn cản nàng tìm đến với cái chết mười mươi này, nhưng nàng không nao núng. “Hãy gả con cho vị vua này, bởi hoặc con sẽ trở thành phương tiện giải thoát cho những

    cô gái Hồi giáo khỏi máy chém hoặc con sẽ chết và tàn lụi như những cô gái khác đã tàn lụi.” Nàng bước vào giường ngủ với nhà vua và biến kế hoạch trở thành hiện thực: “kể những câu chuyện vui vẻ để giết thời gian trong đêm của chúng ta...; nó sẽ trở thành phương tiện giải thoát của ta và chế ngự anh chàng gây tai họa này, nhờ nó ta sẽ khiến đức vua thoát khỏi lề thói của mình.”

    Đức vua đồng ý nghe nàng kể. Nàng bắt đầu câu chuyện của mình và điều nàng kể là một câu chuyện về nghệ thuật kể chuyện, câu chuyện chứa đựng bên trong nhiều câu chuyện khác, mỗi câu chuyện, trong chính nó, lại là về nghệ thuật kể chuyện — bằng cách đó một người đã được cứu khỏi cái chết.

    Ngày bắt đầu ló dạng, và mới nửa đường từ câu chuyện đầu tiên trong những câu chuyện, Shehrzad bỗng im lặng. “Đấy là điều thiếp sẽ kể vào tối ngày mai,” nàng nói, “nếu bệ hạ để thiếp được sống.” Và đức vua tự nhủ, “Vì Allah, ta sẽ không giết nàng, cho đến khi ta nghe nốt đoạn còn lại của câu chuyện.” Vì thế câu chuyện tiếp diễn trong ba đêm, mỗi đêm câu chuyện lại kết thúc ở đoạn trước đoạn kết thúc và tràn vào đoạn mở đầu cho câu chuyện trong đêm tiếp theo, vào lúc chuỗi truyện kể đầu tiên kết thúc thì một chuỗi mới lại bắt đầu. Đó thật sự là vấn đề giữa sống và chết. Trong đêm đầu tiên, Shehrzad bắt đầu với câu chuyện Vị thương gia và vị thần. Một người đàn ông dừng lại để ăn trưa trong một khu vườn (một ốc đảo giữa sa mạc), quẳng đi một cái hạt chà là và sững sờ khi “đứng sừng sững trước

    mặt ông là một vị thần khổng lồ, với một thanh gươm tuốt trần trong tay, ngài bước tới chỗ ông và nói, ‘Đứng lên, để ta có thể chém đầu ngươi, giống như ngươi đã giết chết con trai ta.’ ‘Sao tôi có thể giết con trai ngài được?’ vị thương gia hỏi, và vị thần trả lời, ‘Khi ngươi ném hạt chà là đi, nó đã văng trúng con trai ta đang tình cờ chạy ngang qua, vào giữa ngực, và nó đã chết ngay lập tức.”

    Đó là một tội lỗi nảy sinh từ sự vô tội (mô phỏng lại số phận của những cô gái ở độ tuổi kết hôn trong vương quốc), và cùng lúc đó sự thú vị được sinh ra — biến ý nghĩ thành một vật thể, biến sự vô hình thành sự sống. Vị thương gia xin tha thứ cho trường hợp của ông, và vị thần đồng ý trì hoãn việc xử tử ông. Nhưng chính xác một năm sau vị thương gia phải quay trở lại chỗ cũ, nơi vị thần sẽ ra tay thực hiện lời phán quyết, sẵn đó, một câu chuyện song trùng đã được sắp ra cho tình huống của Shehrzad. Nàng xin được trì hoàn việc xử trảm và bằng cách cấy ý tưởng đó vào đầu nhà vua, nàng đã bào chữa cho trường hợp của mình, nhưng theo một lối mà nhà vua không nhận ra được. Đó chính là chức năng của truyện kể: khiến một người nhìn thấy những điều ngay trước mắt anh ta bằng cách đưa ra một thứ khác cho anh ta nhìn.

    Một năm trôi qua, và người thương gia, tuân thủ đúng theo lời hứa, quay lại khu vườn. Ông ngồi xuống và bắt đầu khóc. Một cụ già lang thang qua, kéo theo một con linh dương bằng sợi xích, đã hỏi vị thương gia gặp chuyện gì. Ông cụ hứng thú với những gì vị thương gia kể (như

    thể cuộc đời của vị thương gia là một câu chuyện, có đầu, có giữa, có cuối, một chuyện hư cấu được ai đó dựng lên — mà thực tế đúng là như vậy), và quyết định ngồi chờ xem kết thúc ra sao. Rồi một ông cụ khác lại lang thang qua, dẫn theo hai con chó đen. Cuộc nói chuyện được lặp lại, và rồi ông, cũng ngồi xuống chờ. Rồi cụ già thứ ba lại lang thang ngang qua, dẫn theo một con la lông đốm, và rồi chuyện tương tự lại xảy ra. Cuối cùng, vị thần xuất hiện, trong “một đám mây bụi và một cột gió xoáy từ trung tâm sa mạc.” Ngay khi ngài kéo vật vị thương gia và toan giết chết ông bằng thanh gươm, “như ngươi đã giết chết con trai ta, người ta yêu bằng cả trái tim!,” ông cụ đầu tiên đứng dậy và nói với vị thần: “Nếu tôi kể cho ngài nghe câu chuyện của tôi với con linh dương này và ngài thấy nó tuyệt hay, ngài có thể ban cho tôi một phần ba lượng máu của vị thương gia này không?” Ngạc nhiên thay, vị thần đồng ý, y như cách đức vua đã đồng ý lắng nghe câu chuyện của Shehrzad: sẵn sàng, chẳng cần phải nài nỉ.

    Chú ý rằng: ông cụ không đề xuất việc bảo vệ vị thương gia như người ta vẫn làm trong tòa án của pháp luật, với các cuộc tranh biện, phản bác, hay trình ra các bằng chúng. Điều này chỉ khiến vị thần nhìn vào điều mà ngài đã thấy: và về điều đó thì ngài đã có quyết định sẵn rồi. Thay vào đó, cụ già xin ngài quay mặt khỏi các sự kiện, quay mặt khỏi những ý nghĩ về cái chết, và bằng cách đó kéo ngài vào ( theo nghĩa đen, “để dụ dỗ” từ từ Latin delectare) xúc cảm mới về sự sống, và kế đó sẽ khiến ngài từ bỏ nỗi ám

    ảnh phải giết vị thương gia. Một nỗi ám ảnh theo kiểu ấy sẽ nhốt chúng ta trong cô độc. Người ta không thấy gì khác ngoài những suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, một câu chuyện, trong đó lại không phải là sự tranh biện logic, đập vỡ những bức tường ấy. Vì nó hàm chứa sự tồn tại của những điều khác và cho phép người nghe tạo ra mỗi liên hệ với chúng — cho dù chỉ trong suy nghĩ của anh ta.

    Ông cụ mở màn một câu chuyện đầy phi lý. Con linh dương ngài thấy trước mặt, ông nói, trên thực tế chính là vợ tôi. Trong suốt ba mươi năm sống với tôi, bà ấy không thể đẻ ra được đứa con trai nào. (Một lần nữa: sự ẩn dụ về đứa trẻ vắng mặt - đứa trẻ đã chết, đứa trẻ chưa ra đời - gợi nhắc cho vị thần về nỗi đau khổ của chính ngài, nhưng cũng là dẫn vòng, tới một phần của thế giới nơi sự sống ngang bằng với cái chết.) Vì thế tôi kiếm cho mình một nàng thiếp và có một đứa con trai như trăng mới mọc với đôi mắt và lông mày đẹp hoàn hảo. Khi người con trai được mười lăm tuổi, ông cụ lên đường sang một thành phố khác (ông cũng là một thương gia) và sự vắng mặt của ông đã khiến người vợ ghen tuông dùng phép thuật biến cậu con trai và mẹ của nó thành một con bê và một con bò. “Ả nô lệ của chàng đã chết, còn con của ả thì bỏ đi rồi,” người vợ giải thích khi ông cụ quay về nhà. Sau một năm đầy đau buồn ấy, con bò bị giết để cúng tế - với âm mưu của người vợ ghen tuông. Khi ông cụ toan giết thêm con bê thì lòng thương cảm nơi ông đã ngăn ông lại. Lúc con bê nhìn tôi, nó giật đứt sợi dây rồi lại gần tôi mừng tủi, rền rĩ và nhỏ

    nước mắt, cho đến chừng tôi thấy tội nghiệp và nói rằng... ‘Dắt một con bò đến đây cho ta và thả con bê này đi.’” Cô con gái của người chăn bò, cũng biết về phép thuật, nhận ra thân phận của con bê. Sau khi người thương gia chấp thuận hai yêu cầu của cô (cho cô kết hôn với người con trai và để yểm bùa người vợ ghen tuông, cô đã biến bà ta thành một con thú - “còn không thì con không thể an toàn với ma thuật của bà ta”), cô biến người con trai trở lại hình dạng như cũ. Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó. Cô dâu của người con trai, ông cụ tiếp tục giải thích, “ở cùng chúng tôi nhiều ngày và đêm, nhiều đêm và ngày, cho đến khi Chúa trời gọi tên cô về với người; và sau cái chết của cô, con trai tôi lên đường tới xứ Ind, vốn là quê hương của người thương gia này; và sau đó tôi đưa con linh dương đi cùng mình hết từ nơi này sang nơi khác, dò la tin tức về con trai, cho đến khi số trời đưa tôi đến khu vườn này, nơi tôi thấy vị thương gia này ngồi đây khóc lóc; và đó là câu chuyện của tôi.” Vị thần đồng ý rằng đó là một câu chuyện thật li kỳ và hứa sẽ ban cho ông cụ một phần ba lượng máu.

    Lần lượt sau đó, hai ông cụ còn lại đề xuất được đổi chác tương tự với vị thần và bắt đầu câu chuyện của họ theo cùng cách đấy. “Hai con chó này thực ra là các anh trai của tôi,” ông cụ thứ hai nói. “Con la này là vợ tôi,” ông cụ thứ ba kể. Những câu mở đầu ấy hàm chứa toàn bộ cốt lõi của kế hoạch. Vì ngụ ý của nó là hãy nhìn vào điều gì đó, một vật thể có thật trong thế giới thật, một con vật chẳng hạn, và nói rằng nó là một thứ khác chứ không

    phải là chính nó. Nó nói lên rằng mỗi thứ có hai cuộc đời, cùng lúc trong đời sống thực và trong trí óc của chúng ta, và vì thế việc phủ nhận một trong hai cuộc đời ấy sẽ giết chết mất điều ở trong hai cuộc đời cùng lúc. Trong các câu chuyện của ba cụ già, hai tấm gương được đặt đối diện nhau, cả hai đều vừa là thực tế vừa là tưởng tượng, và mỗi cái lại tồn tại bởi tính ưu việt của cái kia. Và đó thực sự là vấn đề của sống và chết. Ông cụ đầu tiên đến khu vườn để đi tìm con trai, vị thần đến khu vườn để xử tử kẻ đã vô tình giết chết con trai ngài. Điều ông cụ nói với ngài là con trai chúng ta đều luôn vô hình. Đó là sự thật đơn giản nhất: sự sống chỉ thuộc về người sống với nó; bản thân việc sống sẽ khẳng định cho sự sống; sống là để sống. Và cuối cùng, thông qua ba câu chuyện này, tính mạng của vị thương gia đã được bảo toàn.

    Đó là cách Một ngàn lẻ một đêm bắt đầu. Vào đoạn cuối của toàn bộ biên niên sử ấy, câu chuyện sau câu chuyện sau câu chuyện, có một kết quả rõ ràng, và nó mang theo cùng mình sức hút không thể thay đổi của điều kỳ diệu. Shehrzad đã sinh hạ cho đức vua ba người con trai. Một lần nữa, bài học đã được nêu rõ. Một giọng nói cất lên, một giọng nói phụ nữ cất lên, một giọng nói kể câu chuyện về sự sống và cái chết, có sức mạnh để mang lại sự sống.

    ‘“Liệu thiếp có thể bạo gan cầu xin ân huệ của bệ hạ uy nghi?”

    “Cứ hỏi đi, nàng Shehrzad,” ngài trả lời, và điều ấy sẽ được ban cho nàng.

    “Và rồi nàng khóc với những bà vú và hoạn quan, nói rằng, ‘Mang các con đến đấy cho ta/

    Thế là họ vội vã mang chúng đến cho nàng, chúng là ba đứa con trai, một đứa đã biết đi, một đứa biết bò, một đứa còn đang bú mẹ. Nàng đưa chúng đến và đặt chúng trước mặt nhà vua, hôn lên mặt đất và nói rằng, ‘Hỡi đức vua vạn tuế, đấy là các con của ngài và thiếp cầu xin ngài hãy tha tội chết cho thiếp, vì lợi ích của những đứa trẻ bé bỏng này.’”

    Khi nhà vua nghe những lời này, ngài bắt đầu khóc. Ngài ôm gọn những đứa trẻ vào vòng tay và khẳng định tình yêu dành cho Shehrzad.

    “Và thế là họ trang hoàng thành phố theo một cách huy hoàng chưa từng thấy trước đấy, tiếng trống gõ nhịp và sáo thổi, trong khi tất cả các nghệ sĩ kịch câm, người bán hàng rong và những nghệ sĩ bày trò, nhà vua ban thưởng hậu hĩnh cho họ. Hơn nữa, ngài bố thí cho những kẻ khó, túng thiếu và ban lòng hào phóng của mình cho mọi thần dân và người sống trong vương quốc.”

    Văn bản trong gương.

    Nếu giọng kể của một phụ nữ có quyền năng đưa những đứa trẻ đến với cuộc đời, thì một đứa trẻ cũng có quyền năng mang những câu chuyện tới cuộc đời. Nếu ta nói một người đàn ông có thể phát điên nếu anh ta không thể mơ trong đêm. Theo đúng cách đó, nếu một đứa trẻ không được phép bước vào thế giới tưởng tượng,

    nó sẽ chẳng bao giờ thích ứng với đời thực. Nhu cầu cần có những câu chuyện của đứa trẻ cũng cơ bản như nhu cầu có thức ăn, và nó cũng biểu lộ ra theo lối mà cơn đói biểu lộ. Kể cho con một câu chuyện đi, đứa trẻ nói. Kể chuyện cho con đi. Kể chuyện cho con đi, cha ơi, đi mà. Người cha ngồi xuống và kể một câu chuyện cho con trai anh ta. Hoặc nếu không thì anh nằm xuống cùng bóng tối kề bên, hai cha con họ ở trên chiếc giường của đứa trẻ, và bắt đầu cất tiếng, như thể không có gì trên thế giới nữa ngoài giọng nói của anh, kể một câu chuyện cho con mình trong bóng tối. Thường thì đó là một câu chuyện thần tiên, hoặc câu chuyện phiêu lưu. Thường thì nó không cần gì hơn một bước chân vào thế giới tưởng tượng. Ngày xửa, ngày xưa có một cậu bé con tên là Daniel, A. kể cho cậu con cũng tên là Daniel, và những câu chuyện có cậu bé làm người anh hùng có thể là những câu chuyện khiến cậu hài lòng nhất. Theo đúng lối đó, A. nhận ra, khi anh ngồi trong căn phòng viết Sách của Ký ức, anh nói về bản thân như nói về một người khác để kể cho mình nghe một câu chuyện. Anh phải làm bản thân biến mất để có thể tìm thấy bản thân mình trong đó. Và vì thế anh gọi là A., dù anh có thể xưng là Tôi. Vì câu chuyện về ký ức là câu chuyện của việc nhìn thấy. Và thậm chí nếu mọi thứ không còn ở đó nữa, thì đó vẫn là câu chuyện của việc nhìn thấy. Giọng nói, vì thế, cứ tiếp tục. Và thậm chí khi cậu bé đã nhắm mắt chìm vào giấc ngủ, giọng của người cha vẫn tiếp tục vang lên trong bóng tối.

    Sách của Ký ức. Cuốn Mười Hai.

    Anh không thể đi xa hơn thế này. Trẻ con phải chịu đựng khổ sở dưới bàn tay của người lớn, chẳng vì bất kỳ lý do nào cả. Trẻ con bị bỏ rơi, bị bỏ mặc cho đói khát, bị sát hại, chẳng vì bất kỳ lý do nào. Sẽ không thể nào, anh nhận ra, đi xa thêm chút nào được nữa.

    “Nhưng rồi có những đứa trẻ,” Ivan Karamazov(17) nói, “và tôi phải làm gì với chúng đấy?” Lại một lần nữa: “Tôi muốn tha thứ. Tôi muốn bao dung. Tôi không muốn phải đau đớn thêm nữa. Và nếu sự khốn khổ của những đứa trẻ sẽ đưa đến đỉnh điểm của khốn khổ cần có để đánh đổi lấy sự thật, thì tôi có thể nói trước là toàn bộ sự thật chẳng đáng với cái giá phải trả ấy.”

    (17) Ivan Karamazov: nhân vật người anh cả trong bộ tiểu thuyết Anh em nhà Karamazor của nhà văn Nga Fyodor Dostoevsky.

    Mỗi ngày, không bỏ ra nỗ lực dù nhỏ nhất nào, anh vẫn cảm thấy nó đang nhìn chằm chằm vào mặt anh. Đó là những ngày Campuchia sụp đổ, và mỗi ngày nó ở đó, nhìn vào anh từ tờ báo, với những tấm ảnh không thể trốn tránh nổi của cái chết: những đứa trẻ gầy rộc, những người đã lớn không còn chút sự sống nào trong mắt. Chẳng hạn như Jim Harrison, một kỹ sư tại Oxfam, ghi lại trong nhật ký của ông: “Thăm một trạm xá nhỏ ở ki-lô-mét số 7. Hoàn toàn không có thuốc thang gì ở đấy hết — những trường hợp suy dinh dưỡng nghiêm trọng — rõ ràng chỉ đang chết

    mòn vì không có thức ăn... Hàng trăm trẻ em đều bị suy nhược — hầu hết đều bị ghẻ lở, trọc đầu, bạc tóc và nỗi sợ hãi bao trùm lên khắp dân chúng.” Hay sau đó, miêu tả lại những gì anh đã nhìn thấy trong chuyến thăm lần thứ bảy tại bệnh viện Tháng Giêng ở Phnom Penh:...điềukiện

    rất kinh khủng - trẻ con nằm trên giường lót những mảnh vải dơ bẩn đang chết dần vì đói khát — không thuốc men, không thức ăn... Chúng nhiễm khuẩn đi cùng với sự đói khát khiến mọi người đều mang hình dạng như dân ở trại tập trung Belsen. Tại một phòng bệnh, một cậu bé mười ba tuổi bị trói chặt xuống giường vì cậu đã bị phát điên - nhiều đứa trẻ giờ đây rơi vào tình cảnh mồ côi - hoặc không thể tìm thấy gia đình và có rất nhiều người bị co giật hay đau thắt vì căng thẳng. Gương mặt của một cậu bé mười tám tháng tuổi đang trong tình trạng phân rã vì bị nhiễm trùng da và máu, những bộ phận đã bị tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng phá hủy — mắt em đầy mủ, được ôm trong vòng tay của cô chị gái mới lên năm... Tôi cảm thấy cảnh tượng ấy thật kinh khủng — và tình trạng này có thể dùng để miêu tả cho hàng trăm ngàn người dân Campuchia hôm nay.”

    Hai tuần trước khi đọc những lời này, A. ra ngoài ăn tối với một người bạn của mình, P., tác giả và biên tập viên của một tờ tuần báo lớn. Cũng tình cờ là cô đang phụ trách “Câu chuyện Campuchia” cho tờ báo của mình. Gần như tất cả mọi thứ được viết ra tại nước Mỹ và các tờ báo nước ngoài về tình trạng đó đã từng lướt qua trước mắt

    cô, và cô kể cho A. nghe về câu chuyện được viết trên một tờ báo ở bắc Carolina— một bác sĩ tình nguyện người Mỹ làm việc tại một trong các trại tị nạn đóng dọc biên giới với Thái Lan. Bài báo bàn đến chuyến thăm viếng của phu nhân tổng thông Mỹ, Rosalynn Carter, tại các trại tị nạn ấy. A. vẫn có thể nhớ những tấm ảnh được đăng trên các tờ báo và tạp chí (Đệ nhất Phu nhân ôm một đứa trẻ Campuchia, Đệ nhất Phu nhân nói chuyện với bác sĩ), và bất chấp tất cả mọi việc mà anh từng biết về trách nhiệm của người Mỹ trong việc gây ra tình trạng mà bà Carter tới để phản đối, anh vẫn thấy cảm động trước những tấm ảnh ấy. Hóa ra rằng bà Carter tới thăm trại tập trung mà vị bác sĩ người Mỹ kia làm việc. Bệnh viện lưu động là một cấu trúc tạm bợ: mái lợp rạ, một vài cái cột chống, các bệnh nhân nằm trên chiếu trải dưới mặt đất. Phu nhân tổng thống đến, kéo theo một bầy quan chức, phóng viên, và nhà quay phim. Có nhiều kẻ như thế, và khi họ diễu qua bệnh viện, tay của các bệnh nhân bị những đôi giày phương Tây dẫm đạp lên, ống truyền bị long ra vì những cẳng chân bước qua, cơ thể bị vô tình đá phải. Có thể sự lộn xộn ấy có thể tránh được, có thể không. Dù sao đi nữa, sau khi những vị khách viếng thăm đã hoàn thành việc điều tra của họ, vị bác sĩ Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi. Làm ơn, anh nói, mọi người dành chút thời gian để hiến máu cho bệnh viện, thậm chí một người Campuchia khỏe mạnh nhất cũng quá gầy để hiến máu; nguồn cung cấp của chúng tôi đã cạn. Nhưng lịch trình của đệ nhất phu nhân đã bị trễ. Còn có những nơi khác phải

    đi, còn có những người khốn khổ khác để xem. Không còn thời gian đâu, họ đáp. Xin lỗi. Rất lấy làm xin lỗi. Và rồi, đột ngột như khi họ đến, các quan khách rời đi.

    Theo cách đó thế giới thật quái dị. Theo cách đó thế giới có thể đẩy một người đến ngưỡng không gì khác ngoài nỗi tuyệt vọng, và một nỗi tuyệt vọng quá trọn vẹn, quá chai lì, đến mức không điều gì có thể mở được cánh cửa của nhà ngục ấy, chốn vô vọng, A. nhìn qua những song sắt phòng giam của mình và chỉ tìm thấy một ý nghĩa có thể mang lại cho anh chút an ủi: hình ảnh của con trai anh. Và không chỉ con trai anh, mà bất cứ đứa con trai nào, đứa con gái nào, đứa con của bất cứ người đàn ông đàn bà nào.

    Theo cách đó thế giới thật quái dị. Theo cách đó nó dường như không hé ra chút hy vọng nào cho tương lai, A. nhìn vào đứa con trai và nhận ra rằng anh không được cho phép mình tuyệt vọng. Phải có trách nhiệm với sự sống non nớt này, và bằng cách đó anh đã đưa sự sống này vào thế giới, anh không được tuyệt vọng. Từng phút từng phút, từng giờ từng giờ, khi anh còn tồn tại trong sự hiện diện của con trai anh, quan tâm tới những nhu cầu của nó, cống hiến bản thân cho sự sống non nớt này, đó là một lệnh huấn thị không thời hạn yêu cầu phải bám lấy hiện tại, anh cảm thấy nỗi tuyệt vọng của mình tan biến. Và thậm chí kể cả khi anh tiếp tục tuyệt vọng, anh cũng không cho phép mình tuyệt vọng.

    Ý nghĩ về nỗi khốn khổ của một đứa trẻ, vì thế, thật quái dị đối với anh. Nó thậm chí còn quái dị hơn cả sự quái dị của bản thân thế giới. Bởi nó cướp được của thế giới sự an ủi, và theo cách ấy thế giới có thể được hình dung ra mà không cần sự an ủi, chuyện ấy thật quái dị.

    Anh không thể đi xa hơn nữa.

    Đó là nơi chuyện bắt đầu. Anh đứng một mình trong căn phòng trống và bắt đầu khóc. “Thật quá mức đối với tôi, tôi không thể đôi mặt với nó” (Mallarmé). “Vẻ ngoài như dân trại tập trung Belsen,” như một kỹ sư tại Campuchia ghi lại. Và phải, đó là nơi mà Anne Frank chết.

    “Quả là một điều kỳ diệu,” cô viết, chỉ ba tuần trước khi cô bị bắt, “khi tôi chưa từ bỏ bất cứ lý tưởng nào, vì chúng có vẻ thật lố bịch và không thể nào tin theo được nữa... Tôi thấy thế giới cuối cùng chuyển thành một chốn hoang tàn, tôi nghe thấy tiếng sấm sét đang vọng tới, và cũng sẽ hủy diệt chúng tôi, tôi có thể cảm nhận được sự đau khổ của hàng triệu người và chưa kể, nếu mình nhìn lên trời, mình nghĩ mọi điều sẽ đâu vào đó, sự bạo tàn này rồi cũng kết thúc...”

    Không, anh không định nói đó là điều duy nhất. Anh thậm chí không buồn giả vờ nói rằng chuyện đó sẽ được thấu hiểu, rằng bằng cách nói về nó rồi lại nói về nó thì sẽ có một ý nghĩa được khám phá ra. Không, đó không phải là điều duy nhất, và cuộc đời dù sao đi nữa cũng sẽ tiếp tục,

    với một số người, nếu không phải là với hầu hết mọi người. Và nữa, theo cách đó thì nó là một điều mãi mãi thoát khỏi giới hạn của sự hiểu, anh muốn nó đứng đó như một điều luôn đến trước sự khởi đầu. Như trong câu sau: “Đấy là nơi chuyện bắt đầu. Anh đứng một mình trong một căn phòng trống và bắt đầu khóc.”

    Quay trở lại bụng con cá voi.

    “Lời của Chúa vọng xuống Jonah... nói rằng, Đứng lên đi, tới Ninevah, thành phố tuyệt với ấy, và than khóc với nó...”

    Cũng trong lời yêu cầu này, câu chuyện của Jonah trở nên khác biệt so với các nhà tiên tri khác. Vì dân Ninevite không phải người Do Thái. Không giống như những người truyền tin khác của Chúa, Jonah không được yêu cầu đến gặp những người cùng dân tộc, mà là những người lạ. Thậm chí tệ hơn, họ là kẻ thù của dân tộc anh. Ninevah là thủ đô của Assyria, đế chế hùng mạnh nhất trên thế giới vào thời điểm ấy. Trong lời của Nahum (chủ nhân của những lời tiên tri cũng được lưu giữ lại trên cùng cuộn giấy ghi lại câu chuyện của Jonah): “thành phố đẫm máu... đầy rẫy dối trá và cướp bóc.”

    “Dậy đi, hãy tới Ninevah,” Chúa bảo Jonah. Ninenah nằm ở phía Đông. Jonah ngay lập tức đi về hướng Tây, tới Tarshish (Tartessus, ở chốn tận cùng của Tây Ban Nha).

    Không chỉ bỏ chạy, anh còn đi tới tận cùng giới hạn của thế giới đã biết. Cuộc bỏ chạy ấy không có gì là khó hiểu. Hãy tưởng tượng tới một trường hợp tương tự: người Do Thái được xui đến nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ Hai, và được tuyên truyền chống lại những kẻ theo Chủ nghĩa xã hội Dân tộc. Đó là một ý nghĩ cầu xin sự khả thể.

    Ngay đầu thế kỷ thứ hai, một nhà bình luận giáo lý Do Thái đã tranh biện rằng Jonah đã lên con tàu nhấn chìm bản thân mình vì lợi ích của Israel, chứ không phải để trốn tránh khỏi sự hiện diện của Chúa. Đó là cách nhìn nhận chính trị về cuốn sách, và các nhà phân tích Thiên chúa giáo mau chóng dùng nó để chống lại người Do Thái. Theodore của Mopsuestia, chẳng hạn, nói rằng Jonah đã được phái tới Ninevah vì người Do Thái từ chối lắng nghe những lời tiên tri, và cuốn sách về Jonah được viết ra để dạy cho những kẻ “cứng đầu cứng cổ” một bài học. Tuy nhiên, Rupert của Deutz, một nhà phân tích Thiên chúa giáo khác (thế kỷ mười hai), khẳng định rằng nhà tiên tri từ chối mệnh lệnh của Chúa vì lòng trung thành với dân tộc của mình, và vì lý do đó, Chúa không quá giận dữ đối với anh ta. Điều này na ná như quan điểm của bản thân Rabbi Akiba, người đã nói rằng “Jonah bị ganh ghét vì chiến công của đứa con trai (Israel) chứ không phải vì vinh quanh của người cha (Chúa).”

    Dù sao đi nữa, Jonah cuối cùng cũng đồng ý tới Ninevah. Nhưng chỉ sau khi anh đã chuyển đi được lời nhắn của mình, thậm chí sau khi người Ninevite hối lỗi và thay đổi cách sống, thậm chí sau khi Chúa tha thứ cho họ, và chúng ta vẫn học được rằng “nó khiến cho Jonah rất không hài lòng, và anh cảm thấy rất giận dữ.” Đấy là một cơn giận dữ ái quốc. Tại sao kẻ thù của Israel lại được tha thứ? Ở chính điểm đó Chúa đã dạy Jonah bài học của cuốn sách - như trong truyện ngụ ngôn về cây bầu sau đây.

    “Có sao mà con nổi giận?” ngài hỏi. Jonah liền cởi tấm áo khoác của Ninevah ra khỏi mình, “cho đến khi ngài thấy được thứ mà thành phố này trở thành”, ngụ ý rằng anh vẫn còn thấy có một cơ hội. Ninevah có thể bị hủy diệt, hoặc anh hy vọng dân Ninevite có thể quay lại với lối sống tàn ác của mình và tự chuốc lấy sự trừng phạt. Chúa lấy ra một cây bầu (một giống cây có bóng mát) để bảo vệ Jonah khỏi ánh nắng, và “Jonah rất lấy làm hài hòng về cây bầu”. Nhưng sáng hôm sau Chúa lại làm cho cái cây héo quắt đi. Một cơn gió đông khắc nghiệt thổi tới, mặt trời gay gắt chiếu thẳng xuống Jonah, và “anh choáng váng, ước gì mình chết đi, và nói, tôi thà chết còn hơn là sống” - chính những từ anh đã từng nói trước đấy, dấu hiệu cho thấy thông điệp của chuyện ngụ ngôn này cũng giống như đoạn đầu của cuốn sách. “Và Chúa nói với Jonah, Con có thấy mình cũng tức giận vì cây bầu không? Và anh đáp, Con thất rất giận, thậm chí giận muốn chết. Rồi Chúa trời nói, Con có lòng thương dành cho cây bầu, cho thứ con không hề sinh ra, thậm chí không nuôi lớn; thứ sinh ra trong đêm rồi tàn lụi trong đêm; và liệu ta không nên tha thứ cho Ninevah, thành phố vĩ đại ấy, nơi có hơn sáu ngàn người dân không thể phân biệt giữa tay phải và tay trái, cũng như rất nhiều gia súc ấy?”

    Những kẻ tội đồ này, những kẻ ngoại đạo — và thậm chí những con quái vật thuộc về họ - cũng là những sinh vật của Chúa không khác gì dân Do Thái. Đấy là một phát biểu độc đáo và đáng giật mình, đặc biệt khi nhìn lại niên đại của câu chuyện - thế kỷ thứ tám trước công nguyên (thời đại của Heraclitus). Nhưng điều này, cuối cùng, là cốt lõi mà các giáo sĩ phải diễn giảng. Nếu có chút công lý nào, thì đó phải là công lý dành cho tất cả mọi nguòi. Không ai có thể bị loại trừ, nếu không thì chẳng có thứ gì gọi là công lý cả. Kết luận đó là điều không thể tránh khỏi. Cuốn sách bé nhỏ nhất này, cuốn sách kể lại câu chuyện kỳ quặc hay thậm chí là khôi hài về Jonah, chiếm một vị trí trung tâm trong nghi thức tế lễ: nó được đọc đi đọc lại hàng năm tại giáo đường Do Thái vào ngày Yom Kippur, ngày Chuộc tội, là ngày lễ trang trọng nhất trong lịch Do Thái. Vì tất cả mọi điều, như đã viết phía trước, đều được nối kết với tất cả mọi điều khác. Và đã có tất cả mọi thứ, thì kéo theo sẽ có tất cả mọi người. Anh không quên lời cuối cùng của Jonah, “Con thấy rất giận, thậm chí cho đến chết.” Và vẫn thế, anh thấy mình đang viết ra những từ ấy trên tờ giấy trước mặt mình. Nếu đã có tất cả mọi thứ, thì kéo theo sẽ có tất cả mọi người.

    Các từ nối với nhau theo vần, và thậm chí nếu không có mối liên kết thực sự nào giữa chúng, anh vẫn không tránh khỏi việc nghĩ về chúng đang gắn cùng nhau. Căn phòng và hầm mộ, hầm mộ và dạ con và căn phòng. Thở

    hít và chết. Hoặc thực tế là cả những chữ cái trong từ ‘live” có thể sắp xếp lại để đọc thành “evil”. Anh biết chuyện này chẳng khác gì một trò chơi con nít. Tuy vậy, ngạc nhiên thay, khi anh viết từ con nít, anh có thể nhớ lại chính mình ở độ tám hay chín tuổi và phát hiện ra rằng mình có thế chơi với từ ngữ theo cách ấy - như thể anh vừa mới phát hiện ra được một lối đi bí mật đến với sự thật: sự tuyệt đối, phổ quát và sự thật không thể lay chuyển giấu trong trung tâm của thế giới. Trong tinh thần nhiệt huyết con nít ấy, tất nhiên, anh đã bỏ qua không buồn đếm xỉa đến sự tồn tại của những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, tòa tháp Babel vĩ đại đầy những chiếc lưỡi láo xáo, ồn ã thuộc về thế giới bên ngoài cuộc đời con nít của anh. Và làm sao mà sự tuyệt đối, phổ quát có thể thay đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác?

    Vẫn vậy, sức mạnh của những từ theo vần, của sự thay đổi hình thái trong mỗi từ, không thể nào hoàn toàn bị bỏ qua. Cảm giác về sự thần kỳ vẫn còn lại đó, thậm chí nếu nó có thể kết nối với việc tìm kiếm sự thật, thì chính phép thần kỳ ấy, chính mối liên hệ giữa những từ ngữ ấy vẫn xuất hiện trong tất cả các ngôn ngũ, cho dù cách kết hợp là khác nhau, ở trái tim của mỗi ngôn ngũ tồn tại một hệ thống vần điệu, sự đồng âm và đồng nghĩa, mỗi hiện tượng ấy lại có chức năng như một cầu nối nối liền những yếu tố đối lập tương phản trong thế giới. Ngôn ngữ, vì thế, không chỉ đơn giản là danh sách của những điều tách rời nhau được cộng lại và tổng dồn nó tương đương với thế giới. Thay vào

    đó, ngôn ngữ khi trải rộng ra trong từ điến: một cơ thể sinh học phức tạp kéo đến vô tận, toàn bộ các yếu tố - tế bào và gân, huyết cầu và xương, chân tay và chất nhờn... đều tồn tại trong thế giới cùng lúc, không có bất cứ thứ gì có thể tồn tại một mình. Từ này được định nghĩa bằng những từ kia, có nghĩa rằng bước vào một phần ngôn ngữ tức là đã bước vào toàn bộ thế giới ngôn ngữ ấy. Ngôn ngữ, vì thế, theo như thuyết đơn tử, nói theo khái niệm được Leibniz dùng. (“Khi tất cả đều là một hệ thông, tất cả các thành tố đều được nối kết và tất cả những dịch chuyển trong hệ thống đều tạo ra một số hiệu ứng lên các cơ thể ở khoảng cách xa, theo tỷ lệ thức về khoảng cách. Vì thế tất cả mọi cơ thể đều chịu ảnh hưởng không chỉ từ những thứ chúng có mối liên hệ, và như vậy cảm thấy ở một cách nào đó rằng tất cả đều xảy ra với chúng; mà qua đó chúng còn cảm nhận được những điều đã xảy ra với những thứ mà chúng có mối liên hệ trực tiếp. Vì thế, điều nối theo là sự ảnh hưởng này truyền rộng ra tới bất cứ khoảng cách nào. Hệ quả là, tất cả mọi người đều trải nghiệm tất cả mọi điều đã xảy ra trong thế giới, nhiều đến mức ai đã thấy tất cả mọi thứ có thể đọc được từ bất cứ ai chuyện gì đang xảy ra ở bất cứ đâu, và thậm chí điều đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Anh ta sẽ quan sát được trong hiện tại điều gì đang ở tít xa cả về thời gian và không gian... Tuy nhiên, một tâm hồn, chỉ có thể đọc được từ bản thân nó những thứ trực tiếp xuất hiện bên trong nó; nó không thể mở toang tất cả những khoang kín bên trong nó cùng lúc; vì những khoang ấy nhiều đến vô tận.”)

    Việc chơi với chữ nghĩa theo cách A. từng chơi thời là con nít, vì thế, không hẳn là việc tìm kiếm ra sự thật mà là một cuộc tìm kiếm thế giới như cách nó xuất hiện trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là sự thật. Nó là cách chúng ta tồn tại trong thế giới. Chơi với từ ngữ chỉ nhằm để xem xét cách trí não ta hoạt động, để phản chiếu lại một mảnh của thế giới theo cách trí não nhìn nhận nó. Theo cùng cách đó, thế giới không phải sự tổng dồn của những điều tồn tại bên trong nó. Đó là một mạng lưới phức tạp kéo dài vô tận của những mối liên kết giữa chúng. Như trong các ý nghĩa của từ ngữ, một điều chỉ có ý nghĩa khi ở trong mối quan hệ với điều khác. “Hai khuôn mặt giống nhau,” Pascal viết. “Chẳng có khuôn mặt nào buồn cười cả nhưng khi ở cạnh nhau thì sự giống nhau ấy khiến chúng ta cười.” Những khuôn mặt hiệp hòa với mắt, theo như cách hai từ ấy hiệp hòa với tai. Để đẩy sự xác nhận thêm một bước nữa, A. muốn nói rằng có thể cả các sự kiện trong đời một con người cũng có sự hiệp hòa. Một thanh niên thuê căn phòng tại Paris và rồi phát hiện ra cha anh đã từng trốn trong căn phòng ấy hồi chiến tranh. Nếu hai sự kiện này được tách ra khỏi nhau, thì chẳng có mấy sự để nói về cả hai. Sự hiệp hòa khi chúng được nhìn vào cùng lúc là thay đổi tính chất hiện thực của mỗi sự kiện. Cũng như hai vật thể, khi đưa lại gần nhau, gây ra một thứ lực điện từ không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc phân tử của chúng mà ngay cả khoảng không gian giữa chúng nữa, thay đổi, như phải thế, chính môi trường ấy, vì thế hai (hay nhiều hơn) sự kiện

    hiệp hòa với nhau tạo ra mối liên kết trong thế giới, thêm vào một hay nhiều khớp nối để được chuyển qua hệ thống mênh mông của các trải nghiệm.

    Những mối liên kết này thật quá phổ biến trong các tác phẩm văn học (để quay lại với luận điểm ấy), nhưng người ta thường không chịu nhìn vào chúng trong thế giới — vì thế giới quá lớn và đời người thì quá nhỏ bé. Chỉ có ở những khoảnh khắc hiếm hoi khi một nốt hòa trong thế giới giúp tâm trí có thể thoát ra khỏi chính nó và trở thành cây cầu nối cho mọi điều xuyên qua thời gian và không gian, nối liền cái đang nhìn thấy và ký ức. Nhưng vẫn còn nhiều điều hơn là sự hiệp hòa. Ngữ pháp của mọi sự tồn tại trong mọi dạng thể của ngôn ngũ: ví von, ẩn dụ, hoán dụ, tu từ - vì thế mỗi thứ xảy ra trong thế giới thực ra là rất nhiều thứ, những thứ lại tiếp tục sản sinh ra nhiều thứ khác nữa, tùy thuộc vào chuyện những thứ ấy đứng cạnh cái gì, thuộc vào trong cái gì, hay bị loại bỏ khỏi cái gì. Thông thường thì, phần thứ hai của một phép so sánh không xuất hiện. Nó có thể bị lãng quên, hoặc bị chôn vùi trong vô thức, hoặc bị giấu đi theo một cách nào đó. “Quá khứ giấu kín,” Proust viết trong một đoạn văn quan trọng trong cuốn tiểu thuyết của ông, “ngoài tầm với của trí tuệ, trong một vài vật thể nào đó (theo cách thức mà vật thể đó trao cho chúng ta) mà chúng ta chẳng hề để ý. Và với vật thể ấy, tất cả tùy thuộc vào cơ hội liệu chúng ta có bắt gặp được nó hay không trước khi chúng ta phải chết.”Tất cả mọi người đều trải qua theo cách

    này hay cách khác cảm giác lạ lùng về sự lãng quên, sức mạnh kỳ bí của những khái niệm đã lạc mất. Tôi bước vào căn phòng ấy, một người nói, và một cảm giác lạ lùng trùm lấy tôi, như thể tôi đã từng ở đó, cho dù tôi không thể nhớ ra nổi. Như trong thí nghiệm của Pavlov với nhưng con chó (điều mà, ở mức độ đơn giản nhất có thể, minh họa cho cách mà trí não có thể tạo ra mối liên hệ giữa hai thứ tương tự nhau, cuối cùng thì quên mất cái đầu tiên, và thế là biến thứ này thành thứ kia), điều gì đó đã xảy ra, chúng ta đã không kịp nói ra đó là cái gì. Điều A. đang cố diễn tả, có lẽ, là có những lúc không khái niệm nào lạc mất khỏi anh. Mỗi khi mắt anh hay tâm trí anh ngừng lại, anh lại phát hiện ra một mối liên hệ mới, một cây cầu mới đưa anh tới một mảnh đất khác, và thậm chí trong sự cô độc của căn phòng, thế giới vẫn tiếp tục ùa vào với anh với một tốc độ chóng mặt, như thể tất cả mọi điều đều hội tụ vào anh và xảy ra với anh cùng lúc. Tình cờ: xảy ra cùng lúc; xuất hiện tại cùng một địa điểm, thời gian hoặc không gian. Vì thế, tâm trí bao chứa nhiều hơn bản thân nó. Như trong đoạn trích từ Augustine: “Nhưng đâu là phần mà nó không chứa đựng bên trong chính mình.”

    Lần thứ hai quay lại bụng con cá voi.

    “Khi lấy lại được tri giác chú rối không thể nhớ ra nổi mình đang ở đâu. Xung quanh chú là bóng tối, bóng tối thật sâu thẳm và đen kịt tới mức thoạt tiên chú tưởng mình đã nhúng đầu vào một lọ mực.”

    Đó là đoạn miêu tả của Collodi khi Pinocchio lọt vào bụng con cá mập. Sẽ là một chuyện khác nếu chọn cách viết thông thường: “một bóng tối đen kịt như mực” — một thứ miêu tả văn vẻ cũ rích sẽ bị lãng quên ngay khi vừa được đọc. Nhưng đã có một điều khác lạ xảy ra ở đấy, điều gì đó vượt quá cả câu hỏi về chuyện viết hay hay dở (và rõ ràng đoạn này viết không hề dở). Hãy ghi chép lại cẩn thận: Collodi không đặt ra phép so sánh nào trong đoạn văn trên; không có từ “như thể” không có từ “giống như”, không có thứ gì đặt ngang bằng hay đối lập với thứ khác. Hình ảnh của bóng tối hoàn toàn ngay lập tức dẫn lối cho hình ảnh của một lọ mực. Pinocchio vừa mới vào trong bụng con cá mập. Cậu chưa biết là Gepetto cũng đang ở đấy. Mọi thứ, ít nhất trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, đã bị lạc mất. Pinocchio bị vây quanh bởi bóng tối, nơi mà chú rối cuối cùng cũng có được lòng dũng cảm để cứu cha và dẫn đến việc được biến thành một cậu bé thực sự, cũng là nơi hành động sáng tạo của cuốn sách diễn ra.

    Bằng cách quẳng con rối vào trong bóng tối của con cá mập, Collodi đang nói với chúng ta, ông đang nhúng đầu bút vào bóng tối của bình mực. Pinocchio, rốt cuộc, chỉ được làm ra từ gỗ. Collodi sử dụng chú như một công cụ (hiện thực thì là cây bút) để viết ra câu chuyện về chính mình. Đấy không phải là một câu chuyện để thưởng thức theo tâm lý nguyên thủy. Collodi không thể đạt được điều mà ông làm trong Pinocchio trừ phi cuốn sách với ông là cuốn sách của ký ức. Ông đã hơn năm mươi tuổi khi bắt

    đầu ngồi xuống viết lách, vừa mới nghỉ hưu từ một vị trí mờ nhạt trong bộ máy chính phủ, thứ đã được nhấn mạnh, theo như lời của cháu họ ông, “không phải là lòng nhiệt tình, không phải vì kỷ luật hay lệ thuộc.” Không thua kém cuốn tiểu thuyết đi tìm thời gian đã mất của Proust, câu chuyện của ông là việc tìm kiếm lại tuổi thơ đã mất. Thậm chí cái tên ông chọn để làm bút danh cũng được khai quật từ quá khứ. Tên thật của ông là Carlo Lorenzini. Collodi là tên của thị trấn nhỏ nơi mẹ ông sinh ra và là nơi ông đã trải qua những ngày nghỉ khi còn là một đứa trẻ. về thời thơ ấu ấy, chỉ có vài thông tin được biết đến. Ồng là người kể những câu chuyện kỳ bí, được bạn bè ngưõng mộ và có khả năng mê hoặc chúng với những câu chuyện. Theo lời của em trai ông - Ippolito, “Anh ấy kể chuyện rất tài với khả năng nhại khiến cả nửa thế giới phải say mê và trẻ con lắng nghe anh ấy với cái miệng há hốc.” Trong một cuốn tự truyện viết sơ sài ở đoạn cuối đời, rất lâu sau khi hoàn thành Pinocchio, Collodi chỉ để lại chút ít manh mối rằng ông coi bản thân mình là một phân thân của chú rối. Ông tự họa bản thân như một chú nhóc láu cá và một anh hề - ăn vụng dâu trong lớp học và khoét lỗ trên túi của các bạn cùng lớp, bắt ruồi rồi thả chúng vào tai người khác, vẽ hình lên áo của cậu bé ngồi trước ông: nhìn chung, quậy phá tất cả mọi người. Dù chuyện ấy có đúng hay không thì cũng chỉ là thứ yếu. Pinocchio là hình ảnh đại diện của Collodi, và sau khi chú rối đã được tạo ra, Collodi coi bản thân là Pinocchio. Chú rối đã trở thành hình ảnh của bản thân ông

    với tư cách một đứa trẻ. Nhúng chú rối vào trong lọ mực, vì thế, cũng là sử dụng khả năng sáng tạo của ông để viết câu chuyện về chính mình. Vì chỉ khi ở trong bóng tối của nỗi cô độc thì công việc của ký ức mới bắt đầu.

    (Những) lời đề từ có thể cho Sách của Ký ức.

    “Chúng ta chắc chắn phải nhìn vào một đứa trẻ để tìm kiếm dấu hiệu đầu tiên của hành động tưởng tượng. Thứ hoạt động được trẻ con yêu thích và say mê nhất chính là chơi. Có lẽ chúng ta có thể nói là mỗi đứa trẻ khi chơi đều hành động như một nhà văn giàu trí tưởng tượng, trong đó nó kiến tạo ra một thế giới riêng, hay chân thực hơn, nó sắp xếp lại mọi thứ trong thế giới của mình và đặt chúng theo những thứ tự mới... Thật sai lầm nếu nghĩ rằng nó không tiếp nhận thế giới này một cách nghiêm túc; ngược lại, nó chơi vai trò của nó một cách nghiêm túc và dồn một khối lượng xúc cảm đáng kể vào đó.” (Freud)

    “Bạn sẽ không quên rằng áp lực đè lên ký ức về thời thơ ấu của nhà văn, điều có vẻ lạ lùng, cuối cùng lại khởi nguồn từ giả thuyết cho rằng hành động sáng tạo tưởng tượng, như việc mơ ngày, là sự tiếp tục và thay thế cho hành động chơi của ngày thơ ấu.” (Freud)

    Anh quan sát con trai mình. Anh quan sát cậu bé con di chuyển quanh phòng và lắng nghe những gì anh nói. Anh thấy nó chơi đồ chơi và nghe nó tự nói chuyện với mình. Mỗi lần thằng bé chọn lấy một đồ vật, hoặc đẩy một cái xe

    tải đồ chơi trên sàn, hay lắp thêm một mảnh ghép vào cái tòa tháp của những mảnh ghép trước mắt nó, nó lại nói về việc nó đang làm, theo đúng cách người kể chuyện trong phim vẫn nói, hoặc nó bịa ra một câu chuyện để phục vụ cho những hành động nó đang thục hiện. Mỗi hành động lại sinh ra một từ, hoặc một chuỗi từ; mỗi từ lại thúc đẩy cho một hành động mới: một sự lặp lại, tiếp tục, một loạt hành động và từ ngữ mới. Không có trung tâm cố định nào cho bất kỳ hành động nào trong đó (“một vũ trụ trong đó trung tâm nằm ở tất cả mọi nơi, không có giới hạn bao quanh”) có lẽ chỉ ngoại trừ sự nhận thức của đứa trẻ, thứ mà bản thân cũng liên tục di chuyển bình diện của tiếp nhận, ký ức và cách thể hiện. Không có quy luật nào của tự nhiên không thể phá vỡ: xe tải biết bay, một mẩu lắp ghép trở thành một con người, kẻ đã chết được hồi sinh nếu muốn. Từ thứ này, trí não của đứa trẻ không ngần ngại đẩy nó sang thứ khác. Nhìn này, nó nói, bông súp-lơ của con là một cái cây. Nhìn này, mấy củ khoai tấy của con là một đám mấy. Nhìn vào đám mấy, đó lại là một con người. Hoặc không thì, cảm nhận thức ăn khi nó vừa chạm vào lưỡi, và nhìn lên, với một tia sáng lấp lánh trong mắt: “Cha có biết làm thế nào mà Pinocchio và bố cậu ấy thoát khỏi con cá mập không?” Ngừng lại, để câu hỏi được nuốt trôi. Rồi, thầm thì: “Họ im lặng nhón chân trên lưỡi nó.”

    Đôi khi A. thấy như tiến triển tâm lý của con trai anh khi chơi chính là hình ảnh quá trình của riêng anh qua mê cung của cuốn sách này. Anh thậm chí nghĩ rằng nếu anh

    có thể làm cách nào đó ghi lại biểu đồ về con trai khi chơi (một bản miêu tả thấu đáo, bao gồm tất cả những thay đổi, sự liên tưởng, và cử chỉ) và rồi làm một cái biểu đồ riêng cho cuốn sách của mình (ghi lại tỉ mỉ những gì chiếm chỗ những khoảng cách giữa các từ ngữ, các khe hở của cú pháp, các khoảng trống giữa các phần), hai biểu đồ ấy có thể giống hệt nhau: cái này có thể khớp hoàn hảo với cái kia.

    Trong khoảng thời gian anh viết Sách của Ký ức, anh cảm thấy hết sức thích thú khi được quan sát cách cậu bé nhớ. Như tất cả những đứa trẻ chưa biết chữ, trí nhớ của cậu bé thật đáng kinh ngạc. Khả năng ghi lại tất cả các chi tiết đã được quan sát, hoặc nhìn thấy một vật thể ở dạng đơn nhất, gần như là vô biên. Ngôn ngữ được viết ra là giúp người ta tránh khỏi việc phải nhớ phần lớn mọi điều thuộc về thế giới. Tuy nhiên, đứa bé, đứng trong một miền đất trước khi từ ngữ viết lách xuất hiện, ghi nhớ theo đúng cách Cicero đề xuất, theo cùng cách với nhiều tác giả kinh điển khi nói về chủ đề ấy chỉ ra: hình ảnh gắn với địa điểm. Ví dụ như một ngày nọ (và đấy là ví dụ duy nhất, được chọn ra từ vô số những khả thể), A. và con trai đang đi dọc phô. Họ tình cờ gặp một người bạn ở nhà giữ trẻ của cậu bé, đang đứng bên ngoài cửa hàng pizza với cha cậu. Con trairất vui khi được gặp bạn, nhưng cậu bé kia thì có vẻ khá e thẹn với cuộc gặp gỡ. Chào bạn đi, Kenny, cha cậu giục cậu, và cậu bé cố gắng nói ra được lời chào lúng búng. Rồi A. và con trai tiếp tục bước đi. Ba hay bốn thang sau, khi
    họ tình cờ đi ngang đúng nơi ấy cùng nhau, A. đột nhiên nghe thấy con trai đang thầm thì với chính mình, với một giọng chỉ nghe hơi rõ: Chào bạn đi, Kenny, chào bạn đi. A. chợt nhận ra rằng nếu theo một cách nào đó, thế giới ghi dấu bản thân nó lên trí óc ta, thì việc ta ghi dấu những trải nghiệm của ta vào thế giới cũng có tồn tại. Vì trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, khi họ bước qua cửa hàng pizza, cậu bé rõ ràng đã thấy lại quá khứ của mình. Quá khứ, để nhắc lại bằng từ ngữ của Proust, được giấu trong một vật thể nào đó. Việc dạo bước trong thế giới, vì thế, cũng là dạo bước trong chính chúng ta. Để nói rằng, khoảnh khắc chúng ta bước vào không gian của ký ức, chúng ta bước vào thế giới.

    Đó là một thế giới đã mất. Và anh kinh ngạc khi nhận ra rằng nó sẽ mất đi mãi mãi. Cậu bé sẽ quên đi mọi thứ đã xảy ra với mình. Sẽ không có gì sót lại ngoài một dạng ánh sáng hồi dương lờ mờ, và có thể thậm chí cả cái đó cũng không còn. Tất cả hàng nghìn giờ đồng hồ A. dành cho cậu bé trong suốt ba năm đầu tiên của cuộc đồi, tất cả hàng nghìn chữ anh đã nói với cậu, những cuốn sách anh đọc cho cậu nghe, những bữa ăn anh làm cho cậu, những giọt nước mắt anh đã lau cho cậu — tất cả những điều ấy sẽ biến mất khỏi ký ức cậu bé mãi mãi.

    Sách của Ký ức. Cuốn Mười ba.

    Anh nhớ rằng anh đã tự đặt cho mình một cái tên mới, John, bởi tất cả các anh chàng cao bồi đều có tên là John,

    và vì thế mỗi lần mẹ anh gọi anh bằng tên thật anh đều từ chối trả lời. Anh vẫn nhớ mình đã chạy ra khỏi nhà và nằm ra giữa đường với đôi mắt nhắm chặt, đợi một chiếc xe nghiến ngang người. Anh vẫn nhớ rằng ông ngoại đã tặng anh một tấm ảnh lớn chụp Gabby Hayes và nó được đặt trang trọng trên nóc chiếc tủ của anh. Anh vẫn nhớ mình tưởng thế giới là một mặt phẳng. Anh vẫn nhớ mình đã học cách buộc dây giày như thế nào. Anh vẫn nhớ quần áo cha anh được cất trong một ngăn kéo tại phòng anh và tiếng ồn của những chiếc móc áo va vào nhau mỗi buổi sáng đã đánh thức anh dậy. Anh vẫn nhớ hình ảnh cha thắt cà- vạt và nói với anh, Dậy và chạy nhảy đi nào cậu nhớc. Anh vẫn nhớ mình muốn thành một con sóc, bởi anh muốn trở nên nhẹ như một con sóc, có cái đuôi xù và có thể chuyền từ cây này sang cây kia như thể anh đang bay. Anh vẫn nhớ mình nhìn qua ô cửa lật và thấy cô em gái sơ sinh về nhà từ bệnh viện trong vòng tay mẹ. Anh nhớ cô y tá trong bộ đồ màu trắng ngồi cạnh cô em gái bé bỏng và đưa cho anh một miếng sô-cô-la Thụy Sĩ be bé. Anh nhớ rằng cô gọi chúng là hàng Thụy Sĩ dù anh không biết thế có nghĩa là gì. Anh vẫn nhớ mình nằm trên giường vào buổi nhá nhem giữa mùa hè và trông ra những cái cây qua ô cửa sổ, ghi nhận được những khuôn mặt khác nhau thành hình giữa những cành cây. Anh vẫn nhớ mình ngồi trong bồn tắm và giả vờ như đầu gối anh là nhữngngọn núi và bọt xà phòng trắng là những vệt sóng biển. Anh nhớ ngày cha anh đưa cho anh một quả mận và bảo anh ra ngoài đạp chiếc xe ba

    bánh đi. Anh vẫn nhớ rẵng anh không thích mùi vị của quả mận và anh đã quẳng nó vào ống nước rồi thấy tràn ngập cảm giác tội lỗi. Anh nhớ ngày mẹ anh đưa anh và cậu bạn

    tới một studio truyền hình ở Newark để xem một buổi chiếu của Junior Frolics. Anh nhớ rằng Chú Fred có đầy phấn hóa trang trên mặt, y như mẹ anh vẫn trang điểm, và rằng anh rất kinh ngạc với điều ấy. Anh nhớ rằng vở hoạt họa được chiếu trên một cái ti-vi, không lớn hơn cái ở nhà, và nỗi thất vọng anh cảm thấy thật não nề tới mức anh muốn đúng dậy và gào lên phản đối với Chú Fred. Anh nhớ rằng mình đã mong được thấy anh nông dân Gray và con mèo Felix chạy quanh sân khấu, to y như ngoài đời thực, về phía nhau với những cây chỉa và cái cào thật sự. Anh nhớ rằng màu sắc yêu thích của B. là màu xanh lá cây và cậu ấy khẳng định chú gấu bống của cậu có máu xanh chạy dọc mạch máu của nó. Anh nhớ rằng B. sống với cả hai người bà và để vào được phòng B. người ta phải đi qua một phòng ngồi chơi ở lầu trên nơi hai bà cụ tớc bạc dành toàn bộ thời gian của họ để xem ti-vi. Anh nhớ rằng anh và B. đi sục sạo khắp các bụi cây và sân sau của nhà hàng xóm để tìm xác động vật chết. Anh nhớ việc chôn chúng bên cạnh nhà mình, sâu trong bóng tối của cây thường xuân, và hầu hết trong số đó là chim, những con chim nhỏ như sẻ, chim cổ đỏ hay hồng tước. Anh nhớ mình làm cho chúng những chiếc thánh giá từ cành cây và đọc lời cầu nguyện trước xác chúng khi anh và B. đặt chúng vào cái hố hai đứa vừa đào trong vườn, đôi mắt đã chết chạm xuống mặt đất xốp ẩm.

    Anh nhớ việc đã gõ tanh bành cái đài radio của nhà một buổi chiều nọ với một cái búa và tuốc-nơ-vít rồi giải thích với mẹ rằng anh đang thực hiện một thí nghiệm khoa học. Anh nhớ những từ mình đã dùng và mẹ đã đét đít anh. Anh nhớ mình đã cố chặt một cái cây ăn quả trong sân sau với cái rìu cùn anh tìm thấy trong ga-ra và không chặt được quá vài nhát. Anh nhớ mình nhìn thấy màu xanh hiện lên sau lớp vở cây và cũng bị đét đít vì chuyện ấy. Anh nhớ hồi lớp Một mình đã ngồi ở một cái bàn tách xa khỏi cả lớp vì bị phạt cho tội nói chuyện trong giờ. Anh nhớ chuyện ngồi ở bàn đọc một cuốn sách với cái bìa đỏ và những hình minh họa đỏ và nền màu xanh lá cây và xanh dương. Anh nhớ cô giáo đã tới từ phía sau và khẽ khàng đặt bàn tay cô lên vai anh và thầm thì những câu hỏi vào tai anh. Anh nhớ rằng cô mặc một chiếc áo cánh màu trắng và cánh tay cô thô phủ đầy tàn nhang. Anh nhớ mình đã va chạm với một cậu bé trong trận đâu bóng mềm trên sân trưòng và bị xô xuống nền đất thô bạo đến mức trong vòng năm hay mười phút sau anh thấy mọi thứ trong tình trạng phim âm bản. Anh nhớ mình đứng dậy đi bộ về phía dãy nhà của trường và tự nhủ, mình mù mất thôi. Anh nhớ nỗi sợ hãi cuối cùng đã trở thành sự cam chịu và cuối cùng là sự khoái chí chỉ trong khoảng chừng vài phút, rồi khi thị giác của anh quay lại bình thường anh cảm thấy như có một điều phi thường đã xảy ra bên trong mình như thế nào. Anh nhớ mình vẫn đái dầm rất lâu sau độ tuổi mà chuyện ấy vẫn còn được chấp nhận và tấm khăn lót giường lạnh ngắt khi anh thức dậy môi sáng. Anh nhớ mình đã được mời tới nhà bạn ngủ qua đêm lần đầu tiên và anh thức cả đêm vì sợ sẽ đái dầm rồi bị chế giễu, nhìn chằm chằm vào mấy cây kim dạ quang của chiếc đồng hồ anh được tặng vào sinh nhật lần thứ sáu. Anh nhớ mình đã nghiên cứu những hình minh họa trong cuốn kinh thánh dành cho trẻ em và chấp nhận thực tế là Chúa có bộ râu dài màu trắng. Anh nhớ việc đã tưởng giọng nói anh nghe thấy trong đầu mình là giọng nói của Chúa. Anh nhớ mình đã tới một rạp xiếc ở Madison Square Garden với ông ngoại và gõ một chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay một người khổng lồ cao hai thước sáu mươi tại một cuộc biểu diễn bên lề với giá mười lăm xu. Anh nhớ mình đã giữ chiếc nhẫn ấy trên nóc tủ bên cạnh tấm hình Gabby Hayes và anh có thể thò tới bốn ngón tay của mình qua nó. Anh nhớ mình tự suy ra rằng có thể toàn bộ thế giới được gói gọn trong một hũ thủy tinh và đặt trên một cái giá bên cạnh hàng tá hũ-thế giới khác trong chạn bát của ngôi nhà khổng lồ. Anh nhớ mình từ chối hát mừng Giáng sinh tại trường bởi anh là người Do Thái và anh ở lại phòng học trong khi những đứa trẻ khác đi tập hát ở hội trường. Anh nhớ mình về sau ngày đi học đầu tiên tại trường Do Thái với bộ đồ mới và bị mấy thằng bé lớn mặc áo da gọi anh là đồ Cứt Do Thái rồi đẩy anh xuống một con lạch. Anh nhớ mình viết cuốn sách đầu tiên, một câu chuyện trinh thám anh thảo ra với mực xanh. Anh nhớ mình nghĩ rằng nếu Adam và Eve là những người đầu tiên trên thế giới,vậy thì tất cả mọi người đều có họ hàng với nhau. Anh nhớ mình muốn ném một đồng xu ra

    khỏi cửa sổ căn hộ nhà ông bà ngoại ở vòng xoay Columbus và bà anh bảo anh là nó sẽ xuyên thẳng qua đầu ai đó. Anh nhớ mình nhìn xuống từ chóp của tòa nhà Empire State và kinh ngạc nhận ra mấy cái xe taxi vẫn có màu vàng. Anh nhớ chuyến tham quan tượng nữ thần tự do với mẹ và nhớ rằng bà trở nên rất căng thẳng khi ở bên trong ngọn đuốc và bắt anh quay lại chỗ cầu thang để ngồi, bước từng bậc một thôi. Anh nhớ cậu bé bị sét đánh chết trong một buổi leo núi đợt cắm trại mùa hè. Anh nhớ mình nằm đó dưới mưa cạnh cậu bé và nhìn đôi môi cậu chuyển thành màu xanh. Anh nhớ bà ngoại đã kể anh nghe rằng bà vẫn nhớ chuyến đi tới Mỹ từ nước Nga khi bà năm tuổi. Anh nhớ bà kể anh nghe rằng bà đã tỉnh dậy giữa giấc ngủ sâu và thấy mình đang nằm trong vòng tay của một người lính đang bế bà lên một con tàu. Anh nhớ bà đã nói với anh đó là điều duy nhất bà nhớ được.

    Sách của Ký ức. Sau đó trong buổi tối ấy.

    Không bao lâu sau khi viết những từ “đó là điều duy nhất bà nhớ được”, A. đứng dậy khỏi bàn và rời khỏi phòng. Bước dọc con phố, cảm thấy kiệt quệ vì những nỗ lực đổ ra trong ngày hôm ấy, anh quyết định phải đi bộ một lát. Bóng tối đổ xuống. Anh tạt vào một chỗ để ăn tối, trải rộng một tờ báo trên mặt bàn trước mặt, và rồi, sau khi trả tiền, quyết định dành toàn bộ buổi tối để xem phim. Phải mất gần một tiếng anh mới đi bộ được đến rạp chiếu. Khi sắp mua vé, anh đổi ý, bỏ tiền lại vào túi, và bỏ đi. Anh lần lại bước đi của mình, theo đúng hành trình đã đưa anh tới đấy theo chiều ngược lại. Ở một đoạn trên đường đi anh dừng lại uống một ly bia. Rồi anh tiếp tục việc đi bộ. Đã gần mười hai giờ khi anh mở cánh cửa phòng.

    Đêm đó, lần đầu tiên trong đời mình, anh mơ rằng mình đã chết. Hai lần anh choàng tỉnh khỏi giấc mơ, run rẩy trong sợ hãi. Mỗi lần như vậy, anh lại cố lấy lại bình tĩnh, tự nhủ là thay đổi tư thế trên giường thì giấc mơ sẽ kết thúc, và cứ mỗi lần, khi chìm vào giấc ngủ thì giấc mơ lại bắt đầu, chính xác ngay ở đoạn nó bị cắt ngang.

    Không hẳn chính xác là anh đã chết mà là anh sắp sửa chết. Đó là một thực tế chắc chắn, tuyệt đối và nội tại. Anh nằm trên giường bệnh viện, chịu đựng một chứng bệnh khủng khiếp. Tóc anh rụng thành từng mảng, và đầu anh đã trọc một nửa. Hai người y tá mặc đồ trắng bước vào phòng và bảo anh: “Hôm nay anh sẽ chết. Đã quá muộn để cứu được anh rồi.” Họ gần như biến thành hai cỗ máy trong vẻ lạnh tanh họ dành cho anh. Anh khóc lóc và than van với họ, “Tôi hẵng còn quá trẻ để chết, tôi không muôn chết vào lúc này.” “Muộn quá rồi,” hai y tá trả lời. “Chúng tôi phải cạo đầu anh bây giờ.” Với nước mắt chảy dài, anh cho phép họ cạo đầu anh. Rồi họ nói: “Quan tài đang đặt ngay ngoài kia. Đi ra và nằm vào đó đi, nhắm mắt lại, và anh sẽ sớm chết thôi.” Anh muốn bỏ chạy. Nhưng anh biết anh không được phép chống lại lệnh của họ. Anh bước tới chỗ cái quan tài và trèo vào trong đó. Cái nắp được đậy lại ngay trên anh, nhưng một khi đã vào trong thì anh vẫn mở mắt.

    Rồi anh tỉnh giấc lần thứ nhất.

    Sau khi anh chìm lại vào giấc ngủ, anh đã trèo ra khỏi quan tài. Anh mặc một bộ đồ bệnh nhân màu trắng và chân không đi giày. Anh rời khỏi phòng, lang thang một lúc lâu qua các hành lang, và rồi bước ra khỏi bệnh viện. Ngay sau đó, anh gõ lên cánh của nhà vợ cũ. “Hôm nay anh phải chết,” anh nói với cô, “không còn cách nào nữa.” Cô nhận tin ấy một cách bình thản, cư xử y như cách của các y tá. Nhưng anh không tới đó để tìm kiếm lòng thương hại của cô. Anh muốn dặn dò cô làm những gì với các bản thảo. Anh soát qua một danh sách dài những gì anh đã viết và nói cho cô biết cần xuất bản chúng ở đâu và khi nào. Rồi anh nói, “Cuốn Sách của Ký ức vẫn chưa viết xong. Anh không làm gì được nữa. Không còn thời gian để hoàn thành nữa. Em hãy hoàn thành nó hộ anh và đưa nó cho Daniel. Anh tin tưởng vào em. Em hãy hoàn thành nó hộ anh.” Cô đồng ý làm thế, nhưng chẳng có mấy hào hứng. Và rồi anh bắt đầu khóc, như anh đã khóc trước đó: “Anh hẵng còn quá trẻ để chết. Anh không muốn chết vào lúc này.” Nhưng cô chỉ kiên nhẫn giải thích cho anh nghe chuyện cần phải thế, anh nên chấp nhận. Rồi anh rời khỏi nhà cô và quay lại bệnh viện. Khi anh tới được chỗ đậu xe, anh tỉnh giấc lần thứ hai.

    Sau khi anh chìm lại vào giấc ngủ, anh đã ở trong bệnh viện, trong một tầng hầm cạnh nhà xác. Căn phòng rất rộng, trống rỗng và có màu trắng, như một cái bếp kiểu cũ. Một nhóm các bạn anh từ thời thơ ấu, giờ đã trưởng

    thành, đang ngồi quanh một cái bàn ăn một bữa thật thịnh soạn, xa hoa. Họ đều quay đầu lại và nhìn anh khi anh bước vào. Anh giải thích với họ: “Nhìn này, họ vừa cạo đầu tớ. Hôm nay tớ phải chết, và tớ không muôn chết.” Bạn bè anh rất xúc động vì điều ấy. Họ mời anh ngồi và ăn cùng họ. “Không,” anh đáp, “tớ không thể ăn cùng các cậu được. Tớ phải đi sang phòng bên cạnh và chết.” Anh chỉ sang một cánh cửa đang đu đưa màu trắng có một cái ô hình tròn ở trên. Bạn bè anh đứng dậy và bước tới cạnh anh ở chỗ cánh của. Trong một chốc họ đều cùng hồi tưởng thời thơ ấu. Chuyện ấy động viên anh bước về phía họ, nhưng đồng thời cũng khiến anh thấy thêm khó khăn để lấy can đảm bước qua cánh cửa. Cuối cùng, anh tuyên bố: “Tớ phải đi đấy. Tớ phải chết bây giờ đấy.” Từng người một, với nước mắt chảy dài trên má, anh ôm các bạn mình, siết chặt họ với hết sức lực, và chào tạm biệt.

    Và anh tỉnh giấc lần cuối cùng.

    Những câu kết luận cho Sách của Ký ức.

    Từ lá thư của Nadezhda Mandelstam gửi cho Osip Mandelstam, đề ngày 22/10/38 và không bao giờ gửi.

    “Em không có lời nào, anh yêu quý, để viết lá thư này... Em viết nó vào không gian trống rỗng. Có thể anh sẽ quay lại và không tìm thấy em ở đấy. Vậy thì đấy là tất cả những gì còn lại để anh nhớ về em... Cuộc sống có thể kéo dài rất lâu. Thật khó khăn và mệt mởi cho mỗi người chúng ta khi phải chết một mình. Phải chăng đấy là số phận dành cho

    những người không thể tách rời như chúng ta? Những chú cún và bọn trẻ con, chúng ta liệu có xứng đáng với điều ấy? Anh có xứng đáng với điều ấy không, thiên thần của em? Mọi thứ vẫn tiếp tục như trước đấy. Em không biết gì cả. Nhưng em cũng biết tất cả - từng ngày và từng giờ trong cuộc đời anh đều rõ ràng với em như trong một cơn mê - Trong giấc mơ cuối cùng của em, em đang mua thức ăn cho anh tại một nhà hàng dơ bẩn. Những người đứng cùng em hoàn toàn xa lạ. Khi em đã mua được, em không biết phải mang tới đâu, vì em không biết anh ở đâu... Khi em tỉnh dậy, em nói với Shura: ‘Osia đã chết rồi.’ Em không biết liệu anh có còn sống hay không, nhưng từ sau giấc mơ ấy. Em đã lạc tin anh. Em không biết anh đang ở đâu. Anh có nghe thấy em không? Anh có biết em yêu anh nhiều đến thế nào không? Em không bao giờ có thể nói với anh em yêu anh nhiều thế nào. Thậm chí bây giờ em cũng không thể nói. Em nói với anh, chỉ với anh thôi. Anh luôn luôn ở bên em, và em luôn là người giận dữ, hoang dã và không bao giờ chịu học cách lau đi những giọt nước mắt giản đơn — giờ em khóc và khóc và khóc... Là em đây: Nadia Anh ở đâu?

    Anh trải tờ giấy trắng lên mặt bàn trước mặt và viết những từ ngữ này với cây bút của mình.

    Bầu trời xanh và đen và xám và vàng. Bầu trời không có ở đó và nó có màu đỏ. Tất cả những chuyện này là ngày hôm qua. Và tất cả là cả trăm năm về trước. Bầu trời màu trắng. Nó có mùi của đất, và nó không ở đó. Bầu trời có

    màu trắng như đất, và nó có mùi của ngày hôm qua. Tất cả những điều này là ngày hôm qua. Tất cả đã là một trăm năm từ lúc này. Bầu trời màu chanh và hồng và tím. Bầu trời là mặt đất. Bầu trời trắng và nó không có ở đó.

    Anh tỉnh dậy. Anh bước tới bước lui giữa cái bàn và cửa sổ. Anh ngồi xuống. Anh đứng lên. Anh bước tới bước lui giữa cái giường và cái ghế. Anh nằm xuống. Anh nhìn lên trần nhà. Anh nhắm mắt lại. Anh mở mắt ra. Anh bước tới bước lui giữa cái bàn và cửa sổ.

    Anh tìm một xấp giấy mới. Anh trải nó lên mặt bàn trước mặt và viết những từ ngữ này với cây bút của mình.

    Nó đã từng. Nó sẽ không bao giờ lại như thế nữa. Hãy nhớ lấy.

    1980-1981
     
    Last edited by a moderator: 5/10/15
    J.uyen, vinives, shen43 and 5 others like this.
  2. demongod

    demongod Lớp 2

    Đang soát chính tả...

    :rose:@demongod! Cám ơn Bạn!
    Tuy nhiên bài gởi mà tô đậm vậy là 'phạm quy' đó nhé!
    Bạn có thể dùng một bông hồng để đánh dâu đoạn đang soát lỗi...
    Mặt khác, cần thiết nên bổ sung bìa sách, nguồn sách,...
    Thân mến! @tducchau _ (tdc).
     
    Last edited by a moderator: 5/10/15
    QuangPhu and superlazy like this.
  3. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Phần text này đủ hết chưa? @demongod
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này