Không Kịp Nói Yêu Em - Phỉ Ngã Tư Tồn

Thảo luận trong 'Sách ngôn tình Trung Quốc' bắt đầu bởi ThanhLong301, 8/12/13.

  1. ThanhLong301

    ThanhLong301 Lớp 7

    Không Kịp Nói Yêu Em


    [​IMG]



    [TABLE="class: table table-bordered table-detail table-striped"]
    [TR="class: first odd"]
    Công ty phát hành

    [TD="class: last"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TR]
    [TR="class: even"]
    Nhà xuất bản
    [TD="class: last"]NXB Văn Học[/TD]
    [/TR]
    [TR="class: odd"]
    Trọng lượng vận chuyển
    [TD="class: last"]500 grams[/TD]
    [/TR]
    [TR="class: even"]
    Kích thước
    [TD="class: last"]13,5×20,5cm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR="class: odd"]
    Số trang
    [TD="class: last"]431
    [/TD]
    [/TR]
    [TR="class: even"]
    Ngày xuất bản
    [TD="class: last"]09/2012[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Không Kịp Nói Yêu Em

    Trên chuyến tàu trở về nhà, Doãn Tĩnh Uyển đã gặp gỡ và giúp đỡ Mộ Dung Phong. Phút tạm biệt, anh để lại cho cô chiếc đồng hồ vàng khắc hai chữ “Bái Lâm”, và duyên phận của hai người cũng bắt đầu từ đó.

    Hứa Kiến Chương – người bạn thanh mai trúc mã và cũng là chồng chưa cưới của Doãn Tĩnh Uyển bị Thừa quân bắt xử, khép vào tội chết do buôn hàng cấm, mà Mộ Dung Phong chính là Cậu Sáu Mộ Dung – đại soái của Thừa quân, Tĩnh Uyển đã một mình vượt đường xa xôi, nắm giữ hy vọng mong manh tìm đến nhờ Mộ Dung Phong giữ lại mạng sống cho Hứa Kiến Chương… Hai người trùng phùng ở đây, rồi lại ly biệt.

    Hôn lễ của Tĩnh Uyển và Kiến Chương sắp diễn ra, Mộ Dung Phong vượt địch tuyến, bất chấp nguy hiểm để đến gặp Tĩnh Uyển, để nói cho cô biết rằng anh thực sự yêu cô: “Anh điên rồi mới thích em đến thế”. Họ gặp gỡ tạm thời, sau đó lại chia xa.

    Trái tim đã chiến thắng lý trí, trước hôn lễ, Tĩnh Uyển đã trốn nhà ra đi, cùng với chiếc đồng hồ vàng khắc tên Bái Lâm, vượt đường sá xa xôi, bom đạn thời chiến, trèo đèo lội suối, chỉ để được gặp Mộ Dung Phong, chỉ muốn ở bên Mộ Dung Phong. Và họ đã được bên nhau như thế.

    Nhưng rồi, “quốc gia vạn dặm, quan sơn như tuyết, loạn thế kinh mộng, nửa đời phồn hoa”, giữa giang sơn và người đẹp, người anh hùng luôn phải chọn một.

    Là Tĩnh Uyển hay là thiên hạ đại cục?

    Là tình yêu hay là lý tưởng?

    Lựa chọn đó sẽ đem lại hạnh phúc hay đau khổ cho Tĩnh Uyển và Mộ Dung Phong?






    [h=3]Nhận Xét
    [/h]Đúng vậy ! 2 nhân vật chính quả là dám yêu dám hận.. tình yêu của họ thật làm người ta ganh tị.. nhưng truyện thật éo le quá đỗi.. tôi rất buồn khi đọc truyện này.. Điều làm tôi không thể quên ở đây chính là nhiều tình tiết trong truyện Mẹ Phỉ viết " thấu đáo" quá làm tôi cứ suy nghĩ mãi đó chính là: thật ra đứa bé gái thật ra là con của Mộ Dung Phong hay là Trình Tín Chi, thật ra cô y tá em gái của người bạn lính, quân dưới trướng của Mộ Dung Phong nhờ giúp Dõan Tĩnh Uyển, mà giúp việc gì?? làm tôi cứ suy nghĩ mãi.. truyện này thật làm tôi " điên đầu" quá đi mất!!!



    Phỉ Ngã Tư Tồn quả không hổ danh là "Bi tình thiên hậu", tôi đọc quyển sách này trong một ngày, đọc đi đọc lại đoạn cuối mấy lần vẫn không cầm được nước mắt.
    Hai nhân vật chính dám yêu, dám hận bất chấp tất cả vì tình yêu tưởng mất đi lý trí nhưng vẫn kiên cường đối mặt với sóng gió và bình tĩnh can đảm khi phải lựa chọn. Họ yêu nhau, rồi đến với nhau tưởng như không có gì có thể chia cách nhưng đến cuối cùng lại phải âm dương cách biệt, khiến tôi phải tiếc thay cho cuộc tình đẹp như mơ ấy.
    Mộ Dung Bái Lâm tuy bề ngoài tham lam muốn giành cả thiên hạ mà bất chấp tất cả, nhẫn tâm bỏ rơi người mà anh yêu nhất. Nhưng trong thâm tâm anh, Tĩnh Uyễn vẫn là người quan trọng nhất, anh coi trọng cô hơn tất cả mọi thứ, hơn cả thiên hạ rộng lớn, hơn cả đứa con cô mang trong bụng. Lỗi duy nhất ở anh là anh quá tự tin, tin rằng mình sẽ có thể mang cả thiên hạ đến cho cô, tin rằng không ai có thể bảo vệ cô tốt hơn anh. Vì Tĩnh Uyển mà anh muốn có được thiên hạ nhưng cũng vì thiên hạ mà anh bỏ rơi Tĩnh Uyển, đến khi anh có được thiên hạ mà mãi mãi mất đi cô anh mới nhận ra tất cả đã không còn ý nghĩa và bản thân anh phải sống cả đời trong đau khổ và hối tiếc.
    Mộ Dung Bái Lâm thật sự là một con người quá đáng thương, nếu ngay từ đầu anh chấp nhận sở hữu một nữa giang sơn thì sự việc đã không đi từ tấm bi kịch này sang bi kịch khác.
    Cái kết quá buồn của Không Kịp Nói Yêu Em khiến người đọc quá hối tiếc nhưng cũng chính vì hối tiếc mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được câu chuyện này.




    Nửa đầu truyện là những phân đoạn rất hay, tôi thực sự rất thích những tình tiết do Phỉ Ngã Tư Tồn viết về Mộ Dung Phong và Tĩnh Uyển. Đến khi hạnh phúc tưởng chừng đã đến với họ thì bất trắc lại xảy ra.
    Cuối cùng chỉ còn lại tiếc nuối trong lòng độc giả. Nếu như Mộ Dung Phong nói thật về tất cả cho Tĩnh Uyển nghe thì liệu có một kết cục đau buồn như thế không? Thật tiếc nuối khi cuối cùng thiên thần của họ đã không thể chào đời, càng để lại nỗi đau khi sự thật về sự ra đi của đứa bé Tĩnh Uyển cũng không thể nào giải thích cho Mộ Dung Phong. Khi gặp lại nhau, một lần nữa lại gây đau đớn với kết cục là cái chết của Tĩnh Uyển và cả chồng con của cô. Mộ Dung Phong là người lí trí, và anh cũng quá kiên quyết, quá cố chấp trong tình yêu.
    Ước gì những hiêu lầm của Tĩnh Uyển và Mộ Dung Phong có thể được giải quyết để họ không phải xa nhau. Quyết định xem thêm phiên bản phim để có được cái kết có hậu vì tôi quá đau lòng với cái kết này.



    Ngày đó, anh không quản nguy hiểm, vượt địch tuyến, đến trước mặt cô, vừa như ra lệnh mà cũng vừa như cầu xin:
    "Tĩnh Uyển, đời này em chỉ có thể gả cho anh, anh muốn em gả cho anh."
    Đến nay, khi cô và anh đã không thể có kết quả nữa, anh lại dùng cách cực đoan nhất, hữu hiệu nhất, cũng vô hiệu nhất để mang cô về: Chấm dứt sinh mạng của Trình Tín Chi và Đô Đô.
    Anh làm thế đúng hay sai ? Tôi đâu có quyền nói. Vì tôi sao biết cái cảm nhận đau đớn đến tận xương tủy, cảm giác khao khát đến tận đáy lòng của một người đã không thể có hạnh phúc mình muốn nữa ? Có người nói anh thật tàn nhẫn, cũng có người nói anh quá đáng thương. Tôi lại thấy đó là con người của anh. Đúng sai ân oán dường như quá nhỏ bé với tình yêu của anh, anh lựa chọn không cho mình lối thoát, vì tình yêu của anh đã không còn lối thoát. Gánh nặng anh muốn mang đâu phải giang sơn sự nghiệp, dù cho anh rất hiếu thắng, dù cho anh chí lớn nhường nào, dã tâm biết bao, thì thứ anh muốn mang trên lưng cả đời lại là Doãn Tĩnh Uyển.
    "Anh muốn mang cả thiên hạ đặt trước mặt em." Sự tranh đấu của anh, mưu kế của anh phải chăng là để thực hiện câu nói này ?
    "Được. Anh cõng em cả đời." Sự không buông tay của anh, mù quáng của anh phải chăng là để giữ lời hứa này đến cuối đời.
    Tình vẫn nóng, chỉ tiếc lòng đã nguội.
    Yêu vẫn thế, chỉ tiếc người đã xa rồi.

    Khi Tĩnh Uyển có ý định tự sát, Bái Lâm đã nói:" Doãn Tĩnh Uyển, nếu em dám làm chuyện như thế này nữa anh sẽ khiến cả nhà em cùng chết với em." Từng câu chữ nói ra chứa bao tàn nhẫn thì cũng chứa bấy nhiêu bất lực. Tàn nhẫn vì yêu, bất lực cũng vì yêu. Thế gian mấy ai thoát được chữ "tình" ? Chỉ là với Lục Thiếu, tình chính là bi thảm, yêu càng sâu thì tổn thương càng lớn, tổn thương càng lớn thì càng chẳng thể quên, cả đời không cách nào dứt ra được. Nào có thể trách anh sinh ra đã định sẵn cho chức Tổng tư lệnh, nào có thể trách chàng lớn lên đã là thái tử đương triều ? Bế tắc, cùng đường, trách ta, trách người, hay trách số phận ?

    Anh chờ cô quay lại, cô đã quay lại, mang theo nỗi đau vô tận, tự sát trước mặt anh, để anh đời đời hối hận, kiếp kiếp hối hận. Cô mỉm cười nói với anh :"Đứa bé năm nay bảy tuổi...con bé là...con bé là...là của..."
    Cô cuối cùng đã có thể nhắm mắt. Cô cuối cùng đã có thể vĩnh viễn rời xa anh.
    Tám năm trước, anh đã mong đứa con của cô đến thế nào, không vì đứa bé, chỉ vì đó là con của cô và anh. Sự mong mỏi đó đã bị một câu nói của cô dập tắt:" Anh vĩnh viễn cũng đừng có mơ mộng hão huyền nữa." Đến nay, anh sẽ phải ôm câu nói của cô đau khổ cả đời.




    Sau "Thiên Sơn Mộ Tuyết" thì đây là tác phẩm thứ 2 mình đến với Phỉ Ngã Tư Tồn. Đúng là một cái kết buồn của mộtchuyện tình buồn. Ở “Không kịp nói yêu em”, mình cảm nhận giọng văn của Phỉ Ngã Tư Tồn tròn đầy hơn, sâu sắc hơn, khắc hoạ tâm lý nhân vật rõ nét hơn, khiến người đọc rung động nhiều hơn. Tuy nhiên, tác phẩm vẫn làm mình có cảm giác hẫng. Giá như có phần ngoại truyện để lý giải những tình tiết trong chính truyện thì tác phẩm sẽ trọn vẹn hơn.

    Ở phần đầu câu chuyện, tại sao Mộ Dung Phong lại vô tình gõ cửa phòng và tìm Ngọc My? (chi tiết này lại được bản phim truyền hình lý giải khá tốt). Kể cả chi tiết tạo phản của 2 thống chế bị Mộ Dung Phong bắt chết trong cơn bi phẫn khi Tĩnh Uyển bị trúng đạn.

    Từ sau khi Doãn Tĩnh Uyển quyết định trốn chạy khỏi hôn lễ để đi tìm Mộ Dung Phong cho đến cuối câu chuyện, kể cả Hứa Kiến Chương và gia đình cô đều không được nhắc đến 1 lần nào nữa, trừ chi tiết nghiệt ngã Doãn Sở Phàn đăng thông báo cắt đứt tình cha con.

    Cho đến tình tiết bi thương cuối cùng về cái chết của Tín Chi và Đô Đô. Liệu có phải là Mộ Dung Phong thực hiện? Mình không nghĩ Mộ Dung Phong lại có thể tàn độc như thế? Đô Đô cuối cùng là giọt máu của ai?

    Nói chung, mình vẫn chưa cảm thấy “mãn nguyện” với tác phẩm này.




    Lần đầu tiên mình biết đến PNTT chính là nhờ cuốn sách này.
    Truyện của chị có cách xây dựng chặt chẽ và hợp lý. Lối hành văn tinh tế của chị làm tính cách nhân vật không cần miêu tả vẫn có thể lộ rõ và để lại những dấu ấn rất riêng.
    Bái Lâm là nhân vật mà mình cực kì ấn tượng. Đây là tuyp nhân vật ngoài lạnh trong ấm, bề ngoài thì phong tình nhưng một khi đã yêu thương ai thì hết mực dịu dàng. Tuy vậy bên cạnh đó vẫn không thể không nói đến Mộ Dung Phong với một trái tim chân thành. Trong truyện mình cực thích đoạn cầu hôn của Bái Lâm, anh đưa cô đến biệt thự trên đồi và hồi hộp chờ đợi câu trả lời từ cô. Nhưng rồi cái đùng một cái, không một lời giải thích Bái Lâm đăng báo chấm dứt quan hệ với Tĩnh Uyển làm tôi cảm thấy uất ức thay cho cô. Đáng lí ra một khi đã yêu nhau thì phải toàn tâm toàn ý tin tưởng nhau chứ, Bái Lâm có thể nói sự thật để Tịnh Uyển có thể cảm thông cho anh ấy dù biết rằng lòng tự trọng của Tĩnh Uyển có thể không cho phép. Một kết cục buồn là tất yếu nhưng câu hỏi khiến tôi không khỏi trăn trở và có lẽ không ít bạn đọc cũng sẽ thắc mắc chính là rốt cuộc Đô Đô là con của ai




    Cuộc gặp gỡ tình cờ trên tàu chính là định mệnh, bắt đầu gắn kết Doãn Tĩnh Uyển và Mộ Dung Phong lại với nhau. Chiếc đồng hồ vàng anh để lại cho cô như 1 món kỷ vật tình yêu, là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu đậm sâu của họ.
    Mỗi người trong cuộc đời đều có chút ích kỷ.
    Một Mộ Dung Phong anh hùng, tuấn tú. Mộ Dung Phong yêu Tĩnh Uyển sâu sắc như vậy. Vì cô, anh có thể làm mọi thứ. "Chỉ có ở bên em, anh mới ngốc nghếch như thế". Nhưng chỉ vì tham vọng quá lớn của bản thân mà anh đã đánh mất cô mãi mãi.
    Một Doãn Tĩnh Uyển kiên cường, mạnh mẽ. Ở bên cạnh Mộ Dung Phong, cô dần dần yêu anh. Vào đêm tân hôn, trái tim chiến thắng lý trí, cô đi tìm anh. Không sợ hiểm nguy, bom đạn, cô chỉ mong gặp được anh. Lúc ấy, chỉ cần nghĩ đến anh, cơ cũng cảm thấy hạnh phúc. Vì anh, Tỉnh Uyển bỏ lại tất cả, bỏ cha mẹ, người thân và cả Hứa Kiến Chương. Cô chỉ còn mỗi hạnh phúc là anh, thế mà anh đang tâm cướp mất hạnh phúc cuối cùng của cô.
    "Anh sẽ cõng em cả cuộc đời", "Em đợi anh đến đón em"
    Những giây phút hạnh phúc ấy tưởng chừng kéo dài mãi hóa ra lại rất ngắn ngủi. "Không kịp nói lời yêu em" phải chăng chính là sự tiếc nuối, hối hận của Mộ Dung Phong về những tháng năm ấm áp với Tĩnh Uyển mà giờ đây anh đã không còn.
    Khép lại truyện, kết thúc chính là bi kịch. Là bi kịch của Doãn Tĩnh Uyển và cũng là bi kịch của Mộ Dung Phong. Nếu có thể quay trở lại, tôi tin Mộ Dung Phong có thể từ bỏ tất cả, chỉ để được ở bên cạnh Tĩnh Uyển, sống những ngày tháng yên bình, hạnh phúc nhất. Tiếc cho một mối tình đẹp!


     

    Các file đính kèm:

    meocon, Zenki07 and duongthuy0210 like this.

Chia sẻ trang này