Giới thiệu sách Miền tháp cổ

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi machine, 2/8/20.

Moderators: CreativeIdiot
  1. machine

    machine Lớp 11

    Trên dải đất miền Trung, trải qua bao cuộc hưng phế, nhiều đền tháp Chăm đã biến mất hoặc chỉ còn trong ký ức, những đền tháp còn lại vẫn sừng sững thách thức với thời gian. Có đền tháp trở thành chốn thiêng liêng để người dân mọi miền hành hương, chiêm bái.

    Các đền tháp không chỉ là di sản vô giá của người Chăm mà còn là của chung cả nước, được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt.

    Có những nơi, trên nền cũ của các phế tích đền tháp Chăm lại chuyển hóa thành đình chùa miếu mạo; những tượng thần được bồi đắp, sơn son và khoác y trang mũ mão thành các vị thánh thần thiêng liêng. Và, trong văn tế lễ trọng khấn vái thần linh của nhiều nơi còn có các vị thần Champa.

    Những di duệ từ tổ tiên Chăm xưa đã hòa nhập vào cộng đồng Việt và cống hiến cho quê hương xứ sở.

    Tất cả như mạch ngầm giếng vuông Chàm kỳ diệu vẫn âm thầm lặng lẽ chảy trong đời sống đương đại sôi động và biến đổi không ngừng.

    Như gom nhặt vài mảnh vỡ của phế tích đền tháp trên hành trình qua miền tháp cổ mênh mông còn nhiều khuất lấp, những trang viết này đan xen giữa suy ngẫm và cảm xúc, quá khứ và hiện tại, nghi hoặc và dự cảm về những gì đã lắng đọng và hiện hữu góp phần làm nên chiều sâu lịch sử - văn hóa và sắc thái một miền đất thân yêu./

    Sách của tác giả Vũ Hùng. Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành tháng 10/2019.
     
    baothoa thích bài này.
  2. tuyencsn

    tuyencsn Lớp 1

    Đọc tới đây lại nhớ đến Diễm Xưa - "... Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ ...".
     
  3. machine

    machine Lớp 11

    Người ta viết về tác giả như vầy:
    "Vũ Hùng là tác giả không xa lạ với bạn đọc và giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa xứ Quảng, với các tác phẩm Truyện cổ Xơ Đăng, Truyện cổ Co... Anh tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Huế ở những khóa đầu tiên nên sẽ không có gì lạ khi trong các tác phẩm của anh, người ta thấy phong cách “văn - sử bất phân” trong cách thể hiện."

    Có những trích đoạn như này làm "mềm" đi tính chất khô khan của những khảo cứu văn hóa - lịch sử:
    "Từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, nhánh núi Hải Vân đâm ngang giáp biển Đông như bức tường thiên nhiên sừng sững hiểm trở ngăn chia nam bắc một dải đất hẹp miền Trung. Bên kia Hải Vân vài cây số về phía nam là một dòng sông lặng lẽ đổ ra cửa biển Nam Ô, để lại đôi bờ lắng đọng một lớp trầm tích phù sa lịch sử - văn hóa gắn liền với hai sự kiện ghi trong chính sử có địa danh Câu Chiêm và Cụ Đê."
    "Những dòng sông trong vắt đầy chất thơ lại nghèo phù sa. Tháng ngày mưa lũ dồi dào phù sa nhưng lại gấp gáp đổ ra biển cả. Sông của miền Trung là vậy. Con sông Thu Bồn trong xanh trải qua bao mùa lũ lụt miệt mài chắt chiu mới bồi tụ nên lớp màu mỡ đôi bờ, tạo nên những làng quê trù phú."
     
  4. tuyencsn

    tuyencsn Lớp 1

    ☕ Cám ơn bạn đã cho thêm kiến thức.
    1yoyo23
     
    machine thích bài này.
Moderators: CreativeIdiot

Chia sẻ trang này